SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An

SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An

 Mục tiêu của Giáo dục nước ta hiện nay là “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động đọc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học- kỹ thuật hiện đại, biết và tận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội”[3]

 Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.”[3]

 Để góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu trên thì phải có sự đổi mới đồng bộ của từng ngành học, cấp học, môn học.Trong đó có sự đổi mới của môn Sinh học - Đây là môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức hết sức sinh động, phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, sinh thái, giải phẫu, cũng như chức năng và mối quan hệ giữa cơ thể sinh vật với môi trường cơ bản được hình thành trên cơ sở quan sát mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, thí nghiệm Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên không những trang bị cho học sinh những kiến thức lý thuyết đơn thuần đã có sẵn trong chương trình SGK mà còn phải rèn cho các em kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành và đặc biệt giúp các em tìm tòi, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đời sống. Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đổi mới PPDH hiện nay là“ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học”

 

doc 23 trang thuychi01 18894
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
5
Những điểm mới của SKKN
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận SKKN
2
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1
Tăng cường thực hành thí nghiệm trong các bài học chính khóa
4
3.2
Tăng cường tổ chức các tiết học tập ngoại khóa
14
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
III
KẾT LUẬN
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 
 Mục tiêu của Giáo dục nước ta hiện nay là “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động đọc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học- kỹ thuật hiện đại, biết và tận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội”[3]
 Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...”[3]
 Để góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu trên thì phải có sự đổi mới đồng bộ của từng ngành học, cấp học, môn học...Trong đó có sự đổi mới của môn Sinh học - Đây là môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức hết sức sinh động, phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, sinh thái, giải phẫu, cũng như chức năng và mối quan hệ giữa cơ thể sinh vật với môi trườngcơ bản được hình thành trên cơ sở quan sát mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, thí nghiệmVì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên không những trang bị cho học sinh những kiến thức lý thuyết đơn thuần đã có sẵn trong chương trình SGK mà còn phải rèn cho các em kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành và đặc biệt giúp các em tìm tòi, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đời sống. Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đổi mới PPDH hiện nay là“ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học”
 Tuy nhiên, hiện nay trong các nhà trường THCS đa số học sinh chưa thực sự yêu thích, say mê môn học này, coi đây là môn học “phụ” nên học qua loa, đối phó, đủ điểm là xong.... Một số ít học sinh có ý thức học tập nhưng chưa tự chủ động tìm tòi kiến thức, phát huy tư duy sáng tạo mà còn thụ động vào SGK và kiến thức mà thầy cô cung cấp. Điều này có thể thấy rõ qua các tiết học các em còn lúng túng trong việc quan sát, sử dụng đồ dùng dạy học và đặc biệt rất yếu về kỹ năng thực hành trong các tiết thực hành. Do đó chất lượng dạy học môn sinh học chưa cao.
 Mặt khác qua thực tế giảng dạy, thường xuyên đi dự giờ giáo viên và tham gia chấm thi giáo viên dạy giỏi nhiều năm, tôi nhận thấy hầu như trong các tiết dạy, giáo viên là người chuẩn bị hết các loại đồ dùng, tranh ảnh, mô hình, mẫu vậtnhư thế rất vất vả cho bản thân giáo viên, mặt khác không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập, sưu tầm mẫu vật. Trong khi đó có nhiều loại mẫu vật dễ quan sát, tìm kiếm, thu thập ngay tại địa phương các em, đây là một nguồn mẫu vật vô cùng phong phú, giá trị, rất dễ kiếm mà lại không mất tiền mua, đem lại hiệu quả học tập cao. 
 Từ những lý do nêu trên, cùng với những kinh nghiệm vốn có của bản thân, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An ”.
 2. Mục đích nghiên cứu : 
 - Trang bị cho học sinh kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm thực hành từ đó để khai thác, ghi nhớ lâu kiến thức và vận dụng linh hoạt vào đời sống thực tế.
 - Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng trong học tập môn sinh học. 
 - Giáo dục ý thức tự học, lòng say mê, yêu thích môn học. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Nghiên cứu các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ỏ trường THCS Chu Văn An một cách khoa học, hiệu quả, nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới PPDH.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết về đổi mới phương pháp giáo dục. Các hiện tượng, mâu thuẫn hiện tại của giáo viên, học sinh và nhà trường.
 - Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: 
 Sử dụng câu hỏi để điều tra, khảo sát mức độ học tập, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng cơ bản về quan sát thực hành và cách làm thí nghiệm, kỹ năng làm các bài tập quan sát, xem băng hình,của học sinh 
 - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 
 Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân.
 - Thống kê, xử lý số liệu: 
  Để làm sáng tỏ hiệu quả của việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm, tổ chức kiểm tra, cuối cùng dùng phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm bằng thông kê toán học để rút ra những kết luận quan trọng. 
 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Chu Văn An và đã đem lại hiệu quả cao.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Luật giáo dục 2005 (Điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[3]
 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[3]
 Với những căn cứ nêu trên cho thấy, để đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay, người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải luôn nhạy bén, có cái nhìn mới sâu sắc, chú ý đến kĩ năng thực hành. Đặc biệt phải biết phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học để từ đó khai thác hiệu quả và đào sâu suy nghĩ, tư duy lôgíc của học sinh, giúp bồi dưỡng trí tò mò khoa học và lòng ham mê hiểu biết "thích phát minh "cần cù, chịu khó của các em. Từ đó hình thành nhu cầu sẵn sàng tích cực hoạt động sức lực và trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập .
 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
 2.1. Thực trạng về thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy môn Sinh học của nhà trường.
 - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn Sinh học còn thiếu thốn. Nhiều tranh ảnh, mô hình, đồ thí nghiệm hiện nay đã cũ, xuống cấp chưa được cấp mới bổ sung
 - Số lớp học đông, nhà trường chỉ có 1 phòng thực hành do đó nhiều tiết thực hành chồng chéo không tiến hành được.
 - Do diện tích trường hẹp nên việc thiết kế khu vườn sinh học còn nhỏ, số lượng sinh vật chưa phong phú, đa dạng
 2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng học tập môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An.
 * Về phía giáo viên: 
 - Giáo viên giảng dạy số tiết trong tuần còn nhiều (Bình quân 18 tiết thực dạy). Mặt khác nhà trường chưa có phụ tá thí nghiệm nên việc chuẩn bị cho một bài thực hành, một thí nghiệm... rất vất vả và khó khăn.
 - Do nội dung chương trình SGK mới biên soạn theo hướng ưu tiên thực hành, giảm lý thuyết hàn lâm dẫn đến một số giáo viên chưa bắt nhịp kịp thời nên việc vận dụng giảng dạy, hướng dẫn các em thao tác, kỹ năng thực hành còn lúng túng, chưa thường xuyên, chưa có hiệu quả. 
 - Một số giáo viên vốn hiểu biết kiến thức thực tế tự nhiên còn hạn chế. Trình độ sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy còn yếu nên việc hướng dẫn học sinh thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học chưa tốt.
*Về phía học sinh: 
 - Do đặc thù riêng của nhà trường, học sinh được tuyển chọn từ tất cả các xã trong huyện, có những học sinh nhà xa phải ở trọ lại, nhiều học sinh con nhà nông dân hoàn cảnh khó khăn các em phải vừa học, vừa lao động giúp đỡ bố mẹ nên thời gian dành cho học tập còn ít. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc phân công các cá nhân hoặc nhóm học sinh thu thập mẫu vật phục vụ tiết học. 
 - Trình độ của HS không đồng đều (Do nhà trường vẫn phải nhận cả đối tượng HS có hộ khẩu Thị Trấn nhưng không đủ điều kiện dự tuyển vào trường) nên tính tự giác, khả năng tư duy của các em còn hạn chế. Do đó các em ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ nại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham khảoĐiều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong việc cung cấp kiến thức, giao việc chuẩn bị đồ dùng, rèn kỹ năng thực hành trong các tiết học.
 Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS. Năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành điều tra cơ bản về mức độ tiếp thu bài, ghi nhớ kiến thức; kỹ năng quan sát và thao tác thực hành; kỹ năng làm bài tập (Bài tập quan sát, xem băng hình, thí nghiệm ở nhà); mức độ hứng thú với môn học của 43 học sinh lớp 6B. Kết quả thu được như sau: 
 - 33/43= 76,7% số HS học bài một cách thụ động, chỉ học thuộc lòng nội dung giáo viên cho ghi và sách giáo khoa 
 - 31/43 = 72,1% số HS chưa có kỹ năng cơ bản về quan sát thực hành và cách làm thí nghiệm
 - 35/43 = 81,4% số HS không có kĩ năng làm các bài tập quan sát, xem băng hình, thí nghiệm ở nhà
 - 33/43 = 76,7% số HS không có hứng thú học môn sinh học 
 Để khẳng định tính chính xác từ kết quả điều tra cơ bản trên, giữa HKI tôi tiến hành khảo sát tiếp 43 em học sinh lớp 6B, thông qua bài kiểm tra thường xuyên 15 phút. 
Nội dung đề kiểm tra như sau: 
 Câu 1: Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng đối với cây?
 Câu 2: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
 Kết quả thu được: 
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
0
0
20
46,5
15
34,9
8
18,6
 Từ chất lượng trên, cho thấy tỷ lệ học sinh yếu còn rất cao, điều này hoàn toàn không xứng với một trường chất lượng cao của huyện. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, tôi quyết định đưa ra “Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS Chu Văn An ” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 3.1. Tăng cường thực hành thí nghiệm trong các bài học chính khóa
 3.1.1. Đối với loại bài có thí nghiệm yêu cầu giáo viên biểu diễn: 
 - Đối với loại thí nghiệm yêu cầu giáo viên biểu diễn thường được sử dụng để nghiên cứu kiến thức mới. Ngoài việc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị trước giáo viên cũng phải chuẩn bị chu đáo, làm thử trước khi dạy, sau đó mới thực hiện các thí nghiệm trong giờ giảng. Để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải yêu cầu học sinh quan sát, theo dõi, so sánh với thí nghiệm của nhóm mình đã chuẩn bị để nêu hiện tượng xảy ra, sau đó GV tổ chức cho HS giải thích nguyên nhân xảy ra hiện tượng rồi rút ra kiến thức mới. 
 Thông thường để kích thích khả năng tìm tòi độc lập, chủ động của học sinh trong việc thu nhập thông tin, nêu giả thiết, dự đoán kết quả thì giáo viên thường nêu câu hỏi hoặc ra bài tập định hướng. Như vậy, học sinh sẽ được tự lực xử lý thông tin, thiết lập các mối quan hệ nhân quả để tìm ra bản chất, quy luật của hiện tượng....
- Đối với những bài tập thí nghiệm cần nhiều thời gian hơn 30 phút và khó với học sinh, giáo viên cần làm trước từ nhà, đến lớp chỉ nêu các bước tiến hành, yêu cầu học sinh dự đoán kết quả hoặc giáo viên đưa kết quả (hoặc làm bước cuối của thí nghiệm), yêu cầu học sinh nghiên cứu, phân tích kết qủa thí nghiệm.
- Trên cơ sở giáo viên làm thí nghiệm của giáo viên đã hướng dẫn yêu cầu từng nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm của các nhóm đã chuẩn bị và đối chiếu lại kết quả với thí nghiệm của giáo viên. 
 Ví dụ: Khi dạy bài 21- tiết 23- Sinh học 6: Quang hợp, có hai thí nghiệm quan trọng, khó tiến hành, khó thành công nên giáo viên phải làm thí nghiệm biểu diễn.
Thí nghiệm 1: Xác định chất lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
 Đây là thí nghiệm khó, tiến hành trong thời gian dài. Vì vậy để có kết quả cho học sinh quan sát thì giáo viên cần làm thí nghiệm trước ở nhà mấy tiếng, chuẩn bị lá cây bịt băng đen trước, đến lớp chỉ thao tác huỷ diệp lục và thử bằng iôt rồi cho học sinh quan sát kết quả, sau đó rút ra kết luận.
Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra khi cây quang hợp: 
 Giáo viên chuẩn bị làm thí nghiệm trước ở nhà, sao cho khí thu được hơn một nửa ống nghiệm thì đem đến lớp cho học sinh quan sát hiện tượng và thử khí trong lọ.... 
 Từ kết quả thực tế của thí nghiệm GV làm thì các em sẽ rút ra được kết luận kiến thức là khi có ánh sáng lá cây sẽ chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Nhưng điều quan trọng là qua thí nghiệm này các em được phát huy kĩ năng quan sát, tính tích cực, sáng tạo trong việc thu thập, sử dụng đồ dùng thí nghiệm. Mặt khác kích thích tính tò mò, tạo hứng thú học tập, từ đó khắc sâu kiến thức cho các em..
 3.1.2. Đối với loại bài có thí nghiệm, bài tập thực hành yêu cầu học sinh thực hiện: 
 3.1.2.1. Loại bài thực hành quan sát: 
 Loại bài thực hành này dễ tiến hành nên GV thường yêu cầu học sinh tiến hành quan sát mẫu vật để nhận biết về dạng thân, các loại quả, dạng lá, tập tính của động vật, môi trường sống của sinh vật ....
 Đối với loại bài này, để tổ chức thành công giờ dạy thì giáo viên phải biết kích thích, phát huy được tư duy, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập, sưu tầm mẫu vật. Bằng cách GV phân công nhóm HS về nhà sưu tầm trước mẫu vật để chuẩn bị cho tiết thực hành. Điều lưu ý ở đây là GV phải biết cách phân công, hướng dẫn, kích thích các nhóm để làm sao các em không những sưu tầm đầy đủ mà còn đa dạng các loại mẫu vật, đảm bảo yêu cầu quan sát được và không làm ảnh hưởng đến môi trường chung, không mang tính chất hủy hoại sinh vật
 Làm được như thế thì khi đến bài dạy, học sinh có đầy đủ mẫu vật để quan sát trực tiếp, từ đó rút ra được kiến thức và sẽ ghi nhớ được lâu hơn.
Ví dụ: 
 - Khi dạy bài 12- tiết 12- Sinh học 6: Thực hành Quan sát biến dạng của rễ
 Trước khi dạy bài này giáo viên phân công cho các nhóm (Tổ) chuẩn bị 1 số rễ biến dạng như: Rễ cây Cải củ, củ Đậu, củ Khoai lang, Trầu không, cành cây Si có mang rễ, Dây Tơ hồng, cây Tầm gửi, và ảnh của một số cây như Bụt mọc, Bần, Đước....Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sưu tầm thêm mẫu vật thật và tranh ảnh của một số rễ biến dạng mà các em khó tìm thấy ở địa phương như: Sắn, cây Tầm gửi, dây Tơ hồng
 Chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu vật thật về rễ biến dạng mà các em đã sưu tầm được tại địa phương để chuẩn bị cho tiết học:
 Củ Cải trắng Củ cà rốt
 Củ Sắn Củ Đậu 
 Củ Khoai lang Cành cây Si mang rễ
 Dây Tơ hồng Rễ Trầu không
 Một số tranh ảnh mà các em sưu tầm được như: 
 Tầm gửi Cây Bụt mọc 
 Cây Đước Cây Bần
 - Tương tự khi dạy bài 18- Tiết 18- Sinh 6: Quan sát biến dạng của thân
 Bằng cách phân công cho các nhóm (Tổ) sưu tầm mẫu vật thật: Củ dong, Củ Su hào, Củ gừng hoặc Riềng, xương rồngđể chuẩn bị cho tiết học. Có thể nói các em rất tích cực, hào hứng và sáng tạo trong việc thu thập, sưu tầm mẫu vật. 
 Chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu vật mà các em thu thập, sưu tầm được tại địa phương phục vụ tiết học: 
 Củ Su hào Củ Riềng
 Củ Dong ta Cây Hành
 Cây Xương rồng Cây Giao 
Chú ý: 
 Đối với bài khó sưu tầm, thu thập được mẫu vật thật như dạng bài: Thực hành quan sát tập tính hoạt động của động vật hoặc thực hành quan sát mối quan hệ dinh dưỡng của sinh vật ngoài việc giáo viên chuẩn bị một số tài liệu như: Tranh ảnh, băng hình, videothì để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập, sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên phải phân công cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh tự thu thập tài liệu để bổ sung cho tiết học (Tranh ảnh, mô hình, đoạn băng hình, Video) liên quan đến bài học.
 Đến tiết thực hành, giáo viên tổ chức cho các em xem các đoạn băng hình hoặc video kết hợp với tài liệu của các em thu thập được để trao đổi, thảo luận kết quả quan sát, tư liệu thu thập, trả lời các câu hỏi hoặc làm bài tập của giáo viên đưa ra...Từ đó các em tự rút ra kiên thức bài học dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên.
 Ví dụ: Khi dạy bài 29- Tiết 29 – Sinh học 7: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ
 - Giáo viên chuẩn bị sẵn băng hình về tập tính của lớp Sâu bọ 
 - Giáo viên phân công các nhóm học sinh về nhà sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về tập tính như: Môi trường sống, cách dinh dưỡng, cách làm tổ, tự vệ tấn công, sinh sảncủa một số sâu bọ thường gặp như: Dế mèn, Ong, Bướm, Kiến, 
Châu chấu , Bọ xít, Bọ ngựa, chuồn chuồn
 - Đến khi thực hành, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm để phân tích, sắp xếp các tranh theo chủ đề, so sánh những điều rút ra từ tư liệu sau đó các nhóm trao đổi tranh ảnh, tư liệu của nhóm mình với nhóm khác và tiếp tục thảo luận. Qua đó các em sẽ nắm vững được các tập tính của Sâu bọ.
 Chúng tôi xin giới thiệu một số tranh ảnh mà các em đã thu thập, sưu tầm được.
 - Tranh mô tả về tập tính bắt mồi và dinh dưỡng của một số sâu bọ:
Kiến bắt mồi
Bọ Ngựa bắt mồi
Sâu ăn tạp bắt mồi
Chuồn chuồn bắt mồi
- Tranh mô tả về tập tính làm tổ của một số sâu bọ:
Tổ Ong Mật
Tổ Kiến Đen
. 
Tranh mô tả về tập tính tự vệ, tấn công của một số sâu bọ:
Bọ ngựa tự vệ
Sâu Rọm dựng lông tự vệ
 3.1.2.2. Loại bài thí nghiệm thực hành 
 Đối với dạng bài này, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tiến hành đúng theo trình tự các bước của một bài thực hành (Rất nhiều GV xem nhẹ hay bỏ qua các bước làm thực hành vì thế mà các em không biết cách làm thực hành) 
 - Nêu mục tiêu, yêu cầu của thí nghiệm, hoặc tiết học thực hành.
 - Phân chia nhóm học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.
 - Nêu từng nội dung thực hành và hướng dẫn tỉ mỉ về phương tiện thiết bị, ý nghĩa của các dụng cụ, cách bảo quản và các điều kiện để thí nghiệm thành công. 
 - Hướng dẫn cả lớp tiến hành theo nhóm nhỏ.
 - Sau mỗi nội dung thực hành, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày các bước tiến hành và nêu kết quả thí nghiệm 
 - Tổ chức cho các nhóm thảo luận giải thích kết quả thí nghiệm, rút ra kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức đã học.
 Ở đây, học sinh đóng vai trò của người nghiên cứu thực sự, chủ động tìm hiểu, phát hiện các hiện tượng, sự thay đổi các hiện tượng trong quá trình thí nghiệm. Tự thiết lập các mối quan hệ nhân quả, giải thích các kết quả thí nghiệm để tìm ra kết luận. 
 Ví dụ: 1) Khi dạy bài 17- Tiết 17- Sinh 6: Vận chuyển các chất trong thân.
 - Để cho tiết học đạt kết quả tốt thì trước khi dạy bài này giáo viên cần chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ thực hành chu đáo: 
 + Mẫu vật: Hoa (Hồng trắng, huệ trắng....), cành cây đã cắt bỏ vỏ trước một tháng, cành làm thí nghiệm...
 + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, đũa dùng để khuấy dung dịch, dao nhỏ....
 + Hoá chất: Mực màu hoặc phẩm màu, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_hoc_sinh.doc