SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ

Sự phát triển của xã hội ngày nay đã đem lại cho con người một cuộc sống văn minh, hiện đại, tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội cũng kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội . Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng học sinh vô lễ với người lớn, sống thờ ơ vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình, đặc biệt hơn đó là bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề gây hoang mang cho dư luận xã hội. Biện pháp có hiệu quả khắc phục được hiện trạng này là cần giáo dục đạo đức cho học sinh.

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo Dục Công Dân bản thân tôi ý thức được vị trí vai trò của môn học, môn Giáo Dục Công Dân là môn học có vai trò trực tiếp hình thành ý thức, nhân cách hành vi đạo đức, pháp luật cho học sinh. Do đó để nâng cao nhận thức trau dồi đạo đức cho học sinh đáp ứng được yêu cầu xã hội ngày nay, cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh và gây hứng thú cho học sinh trong các tiết học môn Giáo Dục Công Dân là việc làm cần thiết. Một phương pháp dạy học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả đó chính là kể chuyện về Bác Hồ - Những câu chuyện có thật về cuộc đời sự nghiệp nhân cách của Bác sẽ giúp học sinh có ý thức trong từng việc làm, từng hành động giúp các em sống có lý tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ”

 

doc 24 trang thuychi01 17813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................2 2.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài.............................................. 2 
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài..... .........................................................3
5. Điểm mới của đề tài.........................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận.... ........................................................................................ .......4
2. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường THPT Hà Văn Mao.... ....... ........4
2. 1.Thuận lợi.......................................................................................................4
2. 2. Khó khăn......................................................................................................5
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.... ................................................... .......6
3. 1. Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp kể chuyện..............................................................................................................6
3. 2. Tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại khóa...............6
3. 3. Sử dụng những câu chuyện kể về Bác Hồ để giảng dạy một số bài ở phần công dân với đạo đức.............................................................................7 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận..........................................................................................................21
2. Kiến nghị.......................................................................................................22
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển của xã hội ngày nay đã đem lại cho con người một cuộc sống văn minh, hiện đại, tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội cũng kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội . Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng học sinh vô lễ với người lớn, sống thờ ơ vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình, đặc biệt hơn đó là bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề gây hoang mang cho dư luận xã hội. Biện pháp có hiệu quả khắc phục được hiện trạng này là cần giáo dục đạo đức cho học sinh.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo Dục Công Dân bản thân tôi ý thức được vị trí vai trò của môn học, môn Giáo Dục Công Dân là môn học có vai trò trực tiếp hình thành ý thức, nhân cách hành vi đạo đức, pháp luật cho học sinh. Do đó để nâng cao nhận thức trau dồi đạo đức cho học sinh đáp ứng được yêu cầu xã hội ngày nay, cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh và gây hứng thú cho học sinh trong các tiết học môn Giáo Dục Công Dân là việc làm cần thiết. Một phương pháp dạy học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả đó chính là kể chuyện về Bác Hồ - Những câu chuyện có thật về cuộc đời sự nghiệp nhân cách của Bác sẽ giúp học sinh có ý thức trong từng việc làm, từng hành động giúp các em sống có lý tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ” 
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh học lớp 10 trường THPT Hà Văn Mao năm học 2018- 2019.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số mục trong các bài 13,14,16- phần công dân với đạo đức ( Giáo Dục Công Dân lớp 10 ) và một số giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp .
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ” là nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục cho các em có ý thức trong từng việc làm, việc học, việc ứng xử với mọi người xung quanh.
Qua các câu chuyện kể về Bác để học sinh thấy được những đức tính giản dị, mẫu mực cũng như nhân cách lối sống của Bác. Từ đó các em soi rọi lại bản thân mình và biết tu dưỡng rèn luyện đạo đức để hoàn thiện bản thân mình hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
 Ở đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
 - Khảo sát thống kể.
 - Phân tích, so sánh, đối chiếu.
 - Tổng hợp đánh giá liên hệ.
 5. Điểm mới của đề tài.
Đây là đề tài mới mẽ, mang tính nhân văn cao, có giá trị giáo dục thiết thực. Mặc dù việc thực hiện sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những câu chuyện về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” mới được áp dụng trong năm học 2018-2019, nhưng bản thân tôi đã thực hiện nội dung này từ khá lâu rồi, từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức năm 2007 nên đây là thời điểm để tôi đánh giá lại những gì mình đã làm được, những gì còn tồn tại để có định hướng cho công tác giảng dạy nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những câu chuyện kể về Bác trong môn Giáo dục công dân ngày càng có hiệu quả cao hơn, vì vậy tôi càng có niềm tin to lớn vào sự thành công của mình hơn.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận
 Đã có một thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là cần dạy cho học sinh “ học làm người” quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, các em không được cung cấp những kĩ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại nhiều học sinh lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng vô cảm chỉ sống cho riêng mình. Đã có nhiều bài báo, phản ánh hiện thực, phê phán lối sống của học sinh hiện nay. Đó là các em có thể thanh toán nhau chỉ vì một cái nhìn không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn chỉ vì không ăn mặc giống mình, không chơi bời giống mình ... Tất cả những hành động đó đã như một hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục.
 Thực hiện chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5 / 2016 của Bộ Chính Trị khóa XII về “ Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ; Công văn số 4634/ BGDĐT - CTHSSV ngày 21/9/ 2016 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo về việc sử dụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học đạo đức cho học sinh trong nhà trường ” ; Công văn 624-CV/TU Ngày 30/8/2017 của tỉnh ủy ; Công văn số 10946/UBND-VX ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai học tập làm theo tư tưởng phong, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Là cơ sở thôi thúc tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ” 
 2. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường THPT Hà Văn Mao
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
 2.1 Thuận lợi .
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo Dục Công Dân đã hơn 15 năm, được tham gia hầu hết các lớp tập huấn về chuyên môn dành cho giáo viên . 
Từ năm học 2015 đến nay môn Giáo Dục Công Dân đã được đưa vào làm môn thi THPT quốc gia.Vì vậy nhiều học sinh và phụ huynh đã có sự quan tâm đầu tư thời gian cho môn học hơn .
Được sự quan tâm chỉ đạo về mặt tư tưởng của chi bộ Đảng, hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí cùng tổ chuyên môn và sự tín nhiệm tin yêu của hầu hết học sinh trong nhà trường, đây là động lực lớn giúp tôi có nhiều điều kiện để thực hiện tốt nội dung : “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ” 
2.2. Khó khăn.
Trường THPT Hà Văn Mao là trường thuộc huyện miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một số gia đình bố mẹ phải đi làm ăn xa nhà do đó không qua tâm giáo dục được con cái. 
Học sinh THPT là độ tuổi mà các em đang có sự chuyển biến về tâm lí của bản thân. Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lí không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao, độ tuổi này các tác động xấu bên ngoài dễ dàng ảnh hưởng đến hành vi, việc làm của các em. Vì vậy, nhiều học sinh đã có những việc làm vi phạm nội quy nhà trường như: đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia, nói tục chửi thề, trốn học ....cá biệt hơn có em còn vi phạm pháp luật.
Khi chưa áp dụng phương pháp này, qua kiểm tra tổng hợp về mặt hạnh kiểm của học sinh ở một số lớp đã cho kết quả như sau:
TT
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
10A2
39
30
77,5
8
20
1
2,5
2
10A4
41
22
50,5
13
31
4
9,5
2
5
3
10A5
47
24
51
15
31,5
5
10,5
3
7
4
10A6
45
25
55,5
10
21,5
5
11,5
5
11,5
5
10A7
45
23
51
14
32
4
8,5
4
8,5
 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1.Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp kể chuyện.
 * Đối với giáo viên: 
 - Cần tìm hiểu kĩ càng , sâu sắc câu chuyện muốn vậy giáo viên cần đọc kĩ, phân tích tìm ra chiều sâu ý nghĩa của câu chuyện.
 - Giáo viên phải biết lựa chọn câu chuyện phù hợp với mục đích yêu cầu của bài học .
 - Giáo viên phải tạo được sự cuốn hút, hấp dẫn với người nghe. Giọng kể phải vang, rõ ràng, kể diễn cảm và biểu cảm thông qua nét mặt cử chỉ hành động. Đối với những lớp mà học sinh có năng khiếu kể chuyện giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể. 
 - Sau mỗi câu chuyện giáo viên cần rút ra ý nghĩa của câu chuyện qua đó giáo dục, định hướng tâm tư tình cảm cho học sinh.
 * Về phía học sinh.
 - Cần tìm hiểu trước truyện đọc, có khả năng phát hiện, theo dõi, lắng nghe truyện.
 - Phải biết khai thác các câu chuyện tương ứng với các đơn vị kiến thức trong bài học, phải rút ra được ý nghĩa câu chuyện gắn liền nội dung kiến thức.
 - Phải rèn luyện cách đọc, cách kể, sự tự tin trước đám đông. 
 3.2. Tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại khóa.
 Tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi kể chuyện về Bác Hồ, thực hiện và triển khai vào dịp nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ đề mừng Đảng mừng xuân. Đây là hoạt động mới, được tổ chức lần đầu nên tôi xây dựng kế hoạch cho mỗi lớp chọn cử một học sinh đại diện dự thi, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng học sinh dự thi chọn câu chuyện kể, giáo viên chủ nhiệm xây dựng đề cương câu chuyện kể, ý nghĩa bài học rút ra từ câu chuyện kể liên hệ bản thân mình qua câu chuyện kể.
 Sau khi đại diện các lớp đã hoàn thành đề cương nộp về ban tổ chức hội thi, bản thân tham mưu cho ban tổ chức kiểm tra kỹ đề cương để đạt được độ chính xác trước khi tổ chức hội thi .
 Hội thi diễn ra ở vòng sơ khảo sau đó mới chọn các tiết mục đạt giải cao vào vòng chung kết. Những tiết mục được vào vòng chung kết bản thân sẽ cùng học sinh tiếp tục hoàn thiện đề cương sau đó hội thi chung kết diễn ra với sự tham gia cổ vũ của tập thể giáo viên và học sinh toàn trường. Trong đêm chung kết các tiết mục được giải sẽ được trao giải thưởng luôn nhằm khuyến khích động viên khích lệ tinh thần của các em.
 Hội thi kể chuyện về Bác Hồ đã giúp học sinh học tập và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là làm theo đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, chống tham nhũng lãng phí của người. Qua các câu chuyện học sinh được nghe kể cũng đã tạo sự chuyển biến tốt về ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cá nhân học sinh.
 3.3. Sử dụng những câu chuyện kể về Bác Hồ để giảng dạy một số bài ở phần công dân với đạo đức - Giáo Dục Công Dân 10.
Bài 13. Công dân với cộng đồng.
 Ở bài học này phần kiến thức mục 2 trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng giáo viên có thể kể câu chuyện: Một lần hành quân với Bác.
 “ Lần ấy, đồng chí Vương Văn Long, người dân tộc Tày được đi theo bảo vệ Bác khi người về thăm Tuyên Quang. Hôm đến Mĩ Lâm, lẽ ra vào nhà cơ sở ăn cơm, nhưng vì có tiếng máy bay nên Bác bảo đem cơm ra bãi cỏ trong rừng ngồi ăn. Đồng chí Long vào làng mượn chiếc chiếu đẹp mang ra trải, mời Bác ngồi. Bác nói :
 - Các chú không được làm phiền đến dân, chú mang chiếu trả lại cho đồng bào.
 Sau đó, Bác và đồng chí bảo vệ bẻ lá rừng lót làm chiếu. Cơm mang ra, có gà luộc, cá và hai bát canh. Thấy vậy, Bác không vui và bảo :
 - Trong khi nhân dân đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, mình ăn cơm thế này là cơm quan đấy!
 Bác chia đôi tất cả các món ăn. Cả đoàn ăn một nửa, một nửa còn lại Bác bảo mang vào trong làng chia cho các gia đình nghèo. Nửa con gà còn lại, Bác lại đòi chia lần nữa, Bác cháu ta ăn một nửa còn một nửa Bác dặn lấy lá gói lại để chiều ăn”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 4: Thuyết trình kể truyện để tìm hiểu nội dung sống hòa nhập.
* Mục tiêu : 
- Học sinh hiểu được khái niệm hòa nhập và nêu được trách nhiệm của bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán , năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác 
 * Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể truyện một lần hành quân với Bác.
 - Học sinh kể chuyện.
 - Giáo viên: Qua câu truyện cho thấy chi tiết Bác Hồ yêu cầu đồng chí bảo vệ trả chiếc chiếu đẹp cho dân, bẻ lá cây lót làm chỗ ngồi thể hiện những đức tính gì của Bác ?
- Học sinh trả lời.
 - Giáo Viên : Chi tiết Bác Hồ Không vui khi được ăn một bữa cơm thịnh soạn, Bác yêu cầu chia cho dân một nứa, một nửa còn lại ăn thành hai bữa thể hiện điều gì ở Bác?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên: Em hãy suy nghĩ để tìm ra một số từ khóa thể hiện được tinh thần của câu chuyện này ? Trong các từ khóa đó theo đâu là từ khóa quan trọng nhất?
- Học sinh trả lời.
 - Giáo viên kết luận: Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với nhân dân , Bác luôn sống gần gũi, chan hòa với nhân dân.
- Học sinh trả lời 
 - Giáo Viên : Theo em thế nào là sống hòa nhập?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận 
- Giáo viên: Khi chúng ta sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì?
 - Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận:
 - Giáo viên: Học sinh cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội?
- Học sinh trả lời .
- Giáo viên kết luận 
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
b. Hòa nhập
- Khái niệm: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; Không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác ; Có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
 - Ý nghĩa : Sẽ có thêm niềm vui, niềm tin và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 
- Học sinh cần phải : 
 Tôn trọng đoàn kết, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa với bạn, thầy cô, mọi người xung quanh. 
Học sinh Hà Quốc Triệu lớp 10A2 đang kể câu chuyện “ Một lần hành quân với Bác”
 Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
 Ở bài này phần kiến thức mà giáo viên có thể kể chuyện về Bác đó là mục 1b : Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Mục này giáo viên có thể kể câu chuyện : Tình yêu Bác Hồ dành cho những khúc dân ca.
 “Buổi sáng ngày 2- 9-1969 là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy, Người thực sự bước vào “ cuộc trường trinh nhẹ cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một niềm đau thương, mất mát không thể nào diễn tả nổi bằng mọi ngôn từ.
 Không gian của câu chuyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67, căn phòng này cách ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của bác sĩ, để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe của Người , ngày 8-8-1969, các đồng chí trong Bộ Chính trị và những đồng chí trực tiếp chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống căn phòng này.
 Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở Miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui , phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng , đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn vong. Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “ nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh , sáng 2-9, lúc này Người đã rất mệt , mong muốn cuối cùng của người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được , hơi thở của Người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ chính trị và các bác sĩ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút . Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi: 
 - Trong Các chú có ai biết hò Huế không?
 Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “ Miền Nam trong trái tim tôi” , thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng người suốt một thời gian dài tuổi thơ . Giờ đây, trong những phút cuối cùng , có lẽ người muốn mang hình ảnh miền nam yêu thương , hình ảnh núi Ngự , sông Hương với kỉ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử . Nỗi niềm ấy của Người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sĩ hò Huế lúc này thật khó .
 Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều :
 - Trong các chú có ai hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm NghệTĩnh được không?
 Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví Dặm, câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thuở lọt lòng . Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hóa Quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giấy phút sắp biệt li, Người khao khát được nghe , được sống trong hơi ấm quê hương.
 Lần thứ ba tỉnh lại , Người muốn nghe khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác “ Thưa Bác, cháu xin hát cho bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “ Người ở đừng về ”... Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát . Tiếng hát hay tiếng lòng.! không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng , tha thiết quá “ Người ơi người ở đừng về . Mà người ơi , người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng nghẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969, trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôn vàn tình thươg yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng dân ca.
 Sau này, trong một bài báo tôi còn được biết chị Ngô Thị Oanh, cô y tá viện quân y 108, người hát khúc dân ca “ Người ở đừng về ” vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời bác kể lại : Sau khi hát xong, Bác nhìn chị, chị cảm giác như Bác đang mỉm cười. Người còn bảo lấy bông hồng bạch trên bàn tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý ghĩa thật to lớn .Cho đến phút cuối đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn dành trọn niềm yêu thương, sự quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ .Và bông hoa hồng nhỏ bé ấy chị dã ép khô để luôn giữ và xem nó là kỉ niệm thiêng liêng theo chị suốt cả cuộc đời:
Giấu mình Người đi chẳng làm phiền ai cả
Dép một đôi, áo quần vài bộ.
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài.
 Câu chuyện giản dị mà sâu lắng như biết bao câu chuyện kể về Người. Từ những tình tiết của câu chuyện ta nhận thấy ở Người một tình yêu lớn - bao la và đặc biệt . Người không chỉ yêu cuộc sống , yêu con người, không những chẳng làm đau một chiếc lá trên cành, thích sống hòa nhập với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá mà Người còn yêu biết mấy những khúc dân ca .Người thèm nghe một câu hò Huế, một làn điệu ví dặm hay một khúc quan họ đâu phải chỉ là nghe hát mà chính là để mang cả hình ảnh quê hương xứ sở, hình ảnh miền Nam yêu thương vào cuộc trường sinh. Cả cuộc đời, Người sống cho nhân dân, cho dân tộc, không gợn chút riêng tư, hành trang mà Người mang theo về thế giới người hiền chỉ là ước nguyện bình dị: Mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào cõi bất tử. Người để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, thấm thía rằng, muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những câu hát dân ca. B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_thong_q.doc