SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở môn Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở môn Giáo dục công dân lớp 10

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI về: “Đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” ; toàn ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang tích cực thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp, dạy học tích hợp kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

 Ở trường THPT, nội dung môn GDCD là một hệ thống kiến thức về nhiều lĩnh vực giúp học sinh có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, những cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống nhưng thực sự chưa được coi trọng, nhiều học sinh chưa thích học, chất lượng giảng dạy của bộ môn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã nghiên cứu vấn đề sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung, dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học nói riêng.

 

doc 23 trang thuychi01 19522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Mục
 Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chon đề tài
1
2.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
5
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
2
9
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
3
10
2.3.1. Xây dựng hồ sơ tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
3
11
2.3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, phần Công dân với việc hình thành thể giới quan, phương pháp luận khoa học.
9
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
13
2.4.1.Hiệu quả của sáng kiến 
14
14
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
16
3.1.Kết luận
16
17
3.2. Kiến nghị.
17
1. Mở đầu:
 1.1. Lí do chọn đề tài	
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI về: “Đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” ; toàn ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang tích cực thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp, dạy học tích hợp kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
	Ở trường THPT, nội dung môn GDCD là một hệ thống kiến thức về nhiều lĩnh vực giúp học sinh có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, những cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống nhưng thực sự chưa được coi trọng, nhiều học sinh chưa thích học, chất lượng giảng dạy của bộ môn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã nghiên cứu vấn đề sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung, dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học nói riêng. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu
	 - Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về việc xây dựng hồ sơ tư liệu tục ngữ, ca dao Việt Nam trong các bài dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
- Một số biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực qua dạy phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học môn GDCD lớp 10 phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở trường THPT nơi tôi giảng dạy 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp sưu tầm và xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học
	- Phương pháp tư duy lôgic
	- Phương pháp đối chứng nghiên cứu
	- Phương pháp so sánh
1.5. Những điểm mới của SKKN
Sáng kiến đã vận dụng những lý luận cơ bản về PPDH, sử dụng sáng tạo sự kết hợp các PPDH tích cực, tích hợp kiến thức liên môn để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp nhằm đạt được mục tiêu chuyển từ giáo dục tri thức sang giáo dục tri thức kết hợp với rèn kỹ năng sống và định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ca dao, tục ngữ Việt Nam là thể loại văn học được nhiều người ưa thích. Có thể nói, đó là thể loại được yêu thích nhất của văn học dân gian. Ca dao tục ngữ là sản phẩm kết tinh trí tuệ Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, cốt cách Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thể hiện tâm tư tình cảm của quần chúng nhân dân lao động. Nó là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lao động sản xuất, từ quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của cha ông ta, là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta.
 Ca dao, tục ngữ và triết học là hai lĩnh vực khác nhau. Ca dao, tục ngữ Việt Nam là một thể loại văn học dân gian, thuộc lĩnh vực nghệ thuật; còn triết học là khoa học về thế giới quan, phương pháp luận. Tri thức của ca dao, tục ngữ là những tri thức kinh nghiệm dựa trên sự quan sát các hiện tượng tự nhiên và xã hội, là sản phẩm văn hóa tinh thần mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam; còn tri thức triết học là hệ thống những quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp khái quát chung nhất những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên giữa chúng lại có quan hệ gần gũi với nhau. Ca dao, tục ngữ phản ánh tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan, thể hiện nét đẹp nội sinh của văn hóa Việt Nam với tinh thần lạc quan, yêu người, yêu đời tha thiết. Với màu sắc dân gian, thiên nhiên, cuộc sống, truyền thống dân tộc, các quan hệ xã hội hiện lên một cách rất sinh động trong ca dao, tục ngữ. Do đó, nhiều người còn gọi nó là triết lý dân gian hay triết học của nhân dân lao động Việt Nam.
 Những triết lí giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng làm cho các bài học Giáo dục công dân, những kiến thức triết học trở nên gần gũi, thân thương sâu sắc như những lời ru của mẹ, những câu chuyện kể của bà.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) thì việc vận dụng tục ngữ, ca dao những yếu tố dân gian vào giảng dạy nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh, góp phần giữ gìn và bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc là một trong những nội dung hết sức quan trọng được đưa vào giảng dạy trong các cấp học, bậc học nói chung và ở trường trung học phổ thông nói riêng. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế giảng dạy những năm qua ở trường THPT các bộ môn nói chung, môn GDCD nói riêng, bản thân tôi và nhiều giáo viên đã rất tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, đã có nhiều bài giảng hay, nhiều tiết học sinh động, nhưng việc rèn kỹ năng sống, định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua từng bài dạy cụ thể hiệu quả chưa thật cao. 
Với tâm huyết và trách nhiệm của người trực tiếp giảng dạy, trong những năm qua tôi đã nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học với mong muốn thực hiện hiệu quả mục tiêu định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong từng bài dạy và đã đạt được những kết quả tốt. Trong phạm vi sáng kiến này chỉ xin trình bày với bạn đọc nội dung: "Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" ở môn Giáo dục công dân lớp 10.
Đây là một phần dạy về những tri thức triết học có nội dung rất trìu tượng, sâu sắc, liên quan đến những quy luật cơ bản về sự vận động, phát triển của thế giới, đồng thời giúp học sinh hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, định hướng phát triển các năng lực cơ bản của con người. 	
 2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
2.3.1. Xây dựng hồ sơ tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ là một trong những nội dung đặc sắc nhất thể hiện trí tuệ con người. Ca dao, tục ngữ được sinh ra từ thực tế cuộc sống lao động, thể hiện trong nhiều mảng đề tài của cuộc sống và hết sức phong phú, đa dạng, tinh tế. Để sử dụng tục ngữ, ca dao trong dạy học các tri thức triết học đòi hỏi phải có sự chọn lọc cho phù hợp. Vì vậy để thiết kế bài dạy, lựa chọn các PPDH phù hợp, trước hết cần xây dựng hồ sơ tư liệu về ca dao, tục ngữ dùng để dạy các nội dung thuộc đơn vị kiến thức: Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.
Ở đây, tôi hạn chế sự phân tích, diễn giải. Trong quá trình tìm hiểu ca dao, tục ngữ, chúng ta thấy không phải đơn vị kiến thức triết học nào cũng tìm được dẫn chứng từ ca dao, tục ngữ phù hợp để minh họa. Như vậy có nghĩa là không phải ở bất kì nội dung nào chúng ta cũng dùng ca dao, tục ngữ làm phương tiện giảng dạy. Chúng ta chỉ sử dụng ca dao, tục ngữ trong trường hợp mà ở đó chúng có thể phát huy hiệu quả cao nhất, diễn đạt một cách tốt nhất những tri thức triết học trong bài.
 Triết học Mác - Lê-nin mang tính lý luận chung còn ca dao, tục ngữ là những tri thức kinh nghiệm của nhân dân lao động Việt Nam, do đó việc sưu tầm, phân loại ca dao, tục ngữ cho từng đơn vị kiến thức TGQ, PPL chỉ mang tính tương đối.
	2.3.1.1. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
	- Quan niệm duy vật về thế giới: Ca dao, tục ngữ Việt Nam phản ánh những nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại, vận động khách quan của thế giới vật chất:
	 	- "Trăng đến rằm thì trăng tròn
Sao đến tối thì sao mọc"
	 - "Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây”
- "Nước non là nước non trời
	Ai phân được nắng, ai dời được non"
	Thế giới vật chất dưới con mắt của nhân dân lao động được thể hiện trong ca dao tục ngữ chính là trời đất, núi sông, cây cỏ... Đó là những sự vật, hiện tượng rất gần gũi với con người, quyết định đời sống con người. Tư tưởng duy vật còn mang tính trực quan, tự phát nhưng nó đã cho thấy cách nhìn tích cực của con người về thế giới khách quan.
	- Quan điểm duy tâm về thế giới:
	"Sống chết có mệnh, giàu sang do trời"
	"Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"
	- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
	Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức, tuy nhiên ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động trở lại vật chất.
	Ý thức là hình ảnh thuần túy tinh thần, là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc người, do đó, ý thức là cái không thể cân, đo, đong, đếm được.
	-"Lòng sông lòng biển dễ dò
	Nào ai bẻ thước mà đo lòng người"
	Vật chất quyết định ý thức:
	-"Có thực mới vực được đạo"
	-"Phú quý sinh lễ nghĩa"
	-"Thực túc, binh cường"
	Đây là những triết lý xuất phát từ chính hiện thực đời sống. "Thực", "phú quý" được xem là thuộc lĩnh vực vật chất, nằm trong tồn tại xã hội; "đạo", "lễ nghĩa" được xem là thuộc lĩnh vực tinh thần, nằm trong ý thức xã hội. Suy ra "thực" vực "đạo", "phú quý" sinh "lễ nghĩa" chính là "vật chất quyết định ý thức", "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội".
	Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động trở lại vật chất:
	- "Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
	Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông"
	- "Thương nhau nước đục cũng trong,
	Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ"
	- "Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
	Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng"
	- "Yêu nên tốt, ghét nên xấu"
	2.3.1.2. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 2: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
	Thế giới vật chất luôn luôn vận động, phát triển. 
	Tính khách quan: Sự phát triển mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng của con người. Dù con người có muốn hay không thì sự vật vẫn vận động, phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất.
	- "Trăng đến rằm thì trăng tròn,
	 Sao đến tối thì sao mọc"
	- "Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng"
	Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực: cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
	+ Trong tự nhiên: 
	-"Tre già măng mọc"
	- "Rút dây động rừng"
	- "Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”
	+ Trong xã hội:
	-"Người có lúc vinh, lúc nhục,
	Nước có lúc đục, lúc trong”
	-"Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
	- "Hết cơn bĩ cực đến kì thái lai”
	+ Trong tư duy:
	-"Dốt đến đâu học lâu cũng biết”
	- "Học một biết mười”
	- "Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
	Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau lại có sự phát triển không giống nhau. Đồng thời, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau lại có quá trình phát triển không giống nhau.
	- "Mía có đốt sâu đốt lành”
	- "Người có lúc hay lúc dở,
	Sông có bên lở bên bồi”
	- "Người đời khác nữa là hoa,
	Sớm còn tối mất, nở ra lại tàn”
	- "Trời còn khi nắng khi mưa,
	Ngày còn khi sớm khi trưa nữa người”
	- "Bàn tay có ngón ngắn ngón dài,
	 Một cây có cành bổng cành la,
	 Một nhà có anh giàu anh khó”
	2.3.1.3. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 3: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Mặt đối lập: Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau. Chúng vừa thống nhất, lại vừa đấu tranh với nhau, cùng nằm trong một chỉnh thể, có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Quy luật mâu thuẫn thể hiện trong ca dao, tục ngữ là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cùng nằm trong một sự vật, hiện tượng.
	"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
	Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
	"Được mùa mua, thua mùa bán"	
	Ở đây " sáng" và " tối", "mua" và "bán", là hai mặt đối lập có xu hướng biến đổi trái ngược nhau: "đươc mùa mua" thì lại "thua mùa bán" nhưng chúng lại có mối quan hệ thống nhất với nhau trong quan hệ cung cầu của nền sản xuất hàng hóa.
	2.3.1.4. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 4: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. 
	Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về "lượng" và "chất" được ca dao, tục ngữ thể hiện khá phong phú, sinh động, mang tính đặc thù.
	* Sự thống nhât giữa chất và lượng
	- "Già néo đứt dây"
	* Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất: khi sự vật tích lũy đủ về lượng, đến điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.
	- "Tích tiểu thành đại"
	- "Góp gió thành bão"
	- "Năng nhặt chặt bị"
	- "Kiến tha lâu đầy tổ"
	- "Nhổ một sợi tóc thành hói đầu"
	- "Cả đống lấy đi một hạt"
	- "Chín quá hóa nẫu"
	- "Nước chảy đá mòn"
	- "Có công mài sắt có ngày nên kim"
	- "Năng mưa thì giếng năng đầy
	Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương"
	* Những thay đổi về chất dẫn đến thay đổi về lượng: Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật.
	"Yêu nhau chả lấy được nhau,
	Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
	Bao giờ sum họp một nhà,
	Con lợn lại béo, cau già lại non"
	Từ việc "không lấy được nhau" đến chỗ "lấy được nhau" - "sum họp một nhà" đã làm cho: lợn "gầy" thành "béo" cau " già" thành "non".
	2.3.1.5. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 5: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
	 Khái niệm phủ định: Là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
	- "Có mới nới cũ"
	- "Sông lở cát bồi"
	- "Tre già măng mọc"
	 Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng:
	Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân của sự vật. Đó chính là kết quả của việc đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết trong bản thân sự vật, hiện tượng.
	-"Người có lúc vinh, lúc nhục,
	Nước có lúc đục, lúc trong"
	Sự phủ định nằm ngay chính trong bản thân sự vật: Trong cuộc đời của một con người thì có cả "lúc vinh" "lúc nhục"; trên một dòng nước thì cũng có "lúc đục", "lúc trong". Sự biến đổi của đời người là kết quả của việc tự thân giải quyết những mâu thuẫn trong chính bản thân con người. Sự biến đổi của dòng nước là do sự vận động, biến đổi theo quy luật tự nhiên nội tại trong bản thân dòng nước.
	 Tính kế thừa: Sự phát triển mang tính thừa kế. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời của cái cũ và chọn lọc giữ lại những mặt thích hợp và hiện thực.
	"Tre già măng mọc"
	"Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"
	Sự vật mới ra đời, dần thay thế cho sự vật cũ: "tre già" thì "măng mọc". Tuy nhiên sự vật mới ra đời không phải trên mảnh đất trống không mà phải trên cơ sở kế thừa nền tảng, yếu tố tích cực của sự vật cũ. "Măng" ra đời trên nền tảng, từ gốc rễ của khóm tre già có từ trước đó, "lông" mọc trên "da", "cây" nảy từ "chồi", nó không thế xuất hiện từ hư vô, không thể đứng độc lập một mình mà chỉ có thể phát triển trong sự bao bọc, chở che của đồng loại, cùng tồn tại với đồng loại.
	2.3.1.6. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
	Quá trình nhận thức con người gắn liền với quá trình sống và lao động. Do đó ca dao tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn đã thể hiện triết lý về vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức.
	-"Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
	-"Đi một bữa chợ học một mớ khôn"
	-"Trăm nghe không bằng một thấy”
	Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
	- "Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa"
	- "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
	Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm".
	- "Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống"
	- "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
	- "Thức khuya mới biết đêm dài
	Sống lâu mới biết lòng người có nhân”
	-“Lên non mới biết non cao
	Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu”
	-"Có gió rung, mới biết tùng bách cứng
	Có ngọn lửa hừng, mới rõ thức vàng cao"
	Trong nhận thức và hành động, thực tiễn là động lực của nhận thức, con người cần quán triệt quan điểm thực tiễn, phải tính đến đặc điểm của đối tượng, của hoàn cảnh cụ thể :
	-"Liệu bò đo chuồng "
 	"Liệu người thổi cơm" 
	"Liệu gió phất cờ" 
	"Dòm giỏ bỏ thóc" 
	Trong thực tiễn con người phải biết thích ứng thay đổi với hoàn cảnh:
	- "Gặp cảnh nào chào cảnh ấy"
	-" Mềm nắn, rắn buông"
	- "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"
	Có thể nói, quan điểm về nhận thức, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được truyền tải qua ca dao tục ngữ chứa đựng những nội dung hết sức sâu sắc, thể hiện cách nhìn biện chứng của ông cha ta dựa trên sự đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn.
	2.3.1.7. Tư liệu ca dao, tục ngữ Việt Nam trong chủ đề 7: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
	Khi bàn về nguồn gốc con người ca dao, tục ngữ đứng trên lập trường duy vật khẳng định con người có nguồn gốc tự nhiên, là bộ phận của giới tự nhiên :
	-"Người ta là hoa của đất"
	Con người không phải do thần thánh sinh ra, cha ông có câu :
	-"Con người có tổ có tông
	Như cây có cội, như sông có nguồn"
	- "Chim có tổ, người có tông"
	Con người là chủ thể của lịch sử: Con người sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Trong ca dao, tục ngữ, con người thường được so sánh với của cải và bao giờ ông cha ta cũng đặt con người lên trên hết:
	-"Người làm ra của, của không làm ra người"
	-"Một mặt người bằng mười mặt của"
	-"Người sống hơn đống vàng"
	Ca dao, tục ngữ đặc biệt coi trọng những giá trị tốt đẹp của con người :
	-"Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,
	Người khôn ai nói nặng lời làm chi"
	-"Người khôn ai nỡ roi đòn
	Một lời nhẹ nhẹ, hãy còn đắng cay"
	Thông qua những tư liệu trên đây, tôi đã vận dụng phối hợp các PPDH tích cực để định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng cần lựa chọn những câu ca dao, tục ngữ cho phù hợp, tránh lạm dụng có thể sẽ làm mất đi tính khái quát, tính trìu tượng của tri thức triết học.
2.3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, phần Công dân với việc hình thành thể giới quan, phương pháp luận khoa học.
	Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực. Như chúng ta đã biết, dạy học theo định hướng phát 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ca_dao_tuc_ngu_viet_nam_trong_day_hoc_theo_dinh.doc