SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy một số bài về Địa lí tự nhiên và kinh tế - Xã hội lớp 12

SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy một số bài về Địa lí tự nhiên và kinh tế - Xã hội lớp 12

Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học. Đối với môn Địa lí, một môn học đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ,.Trong đó kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat địa lí Việt Nam nói riêng là kỹ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kỹ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng địa lí đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat địa lí Việt Nam nói riêng là không thể thiếu khi học môn Địa lí.

Cho đến nay, việc khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam để vận dụng vào học tập và giảng dạy chưa được nhiều, đặc biệt là khai thác thông tin, trong đó nhiều giáo viên và học sinh chưa khai thác được hoặc còn lúng túng khi sử dụng. Để nhằm rèn học sinh kĩ năng làm việc với bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình học và ôn tập; cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các thầy cô giáo trong quá trình dạy học môn Địa lí. Vì những ý nghĩa đó, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy một số bài về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội lớp 12”.

 

doc 20 trang thuychi01 6381
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy một số bài về Địa lí tự nhiên và kinh tế - Xã hội lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học. Đối với môn Địa lí, một môn học đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ,...Trong đó kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat địa lí Việt Nam nói riêng là kỹ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kỹ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng địa lí đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat địa lí Việt Nam nói riêng là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
Cho đến nay, việc khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam để vận dụng vào học tập và giảng dạy chưa được nhiều, đặc biệt là khai thác thông tin, trong đó nhiều giáo viên và học sinh chưa khai thác được hoặc còn lúng túng khi sử dụng. Để nhằm rèn học sinh kĩ năng làm việc với bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình học và ôn tập; cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các thầy cô giáo trong quá trình dạy học môn Địa lí. Vì những ý nghĩa đó, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy một số bài về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội lớp 12”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Góp phần phát triển khả năng tư duy của học sinh, hình thành và phát triển vững chắc các kĩ năng thực hành, so sánh, tổng hợp..... từ bản đồ, tạo cho học sinh có thế chủ động trong việc khai thác các kiến thức địa lí từ Atlat.
Học sinh có khả năng vận dụng các kỹ năng khai thác Atlat vào giải quyết những bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi và thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Qua làm việc với Atlat sẽ có nhiều học sinh giỏi, thông minh, có khả năng diễn đạt tốt khi trình bày, so sánh các đối tượng địa lí trên bản đồ. Học sinh sẽ trở thành chủ thể hành động tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong khai thác bản đồ để kiến tạo kiến thức địa lí
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh THPT (Lớp 12); áp dụng đề tài qua việc thực hiện một số bài học, bài thực hành và ôn tập cho học sinh lớp 12.
Nghiên cứu việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy một số bài học Địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội ở lớp 12.
Nghiên cứu hệ thống câu hỏi lôgích, ngắn gọn, dễ hiểu, và phát huy trí tò mò và khả năng tư duy của học sinh, khắc sâu được kiến thức cơ bản.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để thấy được những ưu, nhược điểm của học sinh từ đó có những biện pháp, hướng thay đổi đúng như mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Phương pháp điều tra giáo dục: Giáo viên trò chuyện, trao đổi với học sinh để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc học tập với Atlat Địa lí Việt Nam, từ đó có biện pháp khắc phục để đem lại sự thành công cho bài giảng.
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng giảng dạy trên lớp để quan sát, theo dõi học sinh tham gia vào việc khai thác kiến thức địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam qua một số bài học trên lớp. Từ đó đánh giá những thành công và hạn chế qua việc áp dụng đề tài.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
	Trên cơ sở của lí luận dạy học, dựa vào điều kiện thực tiễn giảng dạy, đề tài đã xác định được nội dung cơ bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 12 THPT (theo Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa Lí lớp 12 THPT); xây dựng được cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam vào một số bài học, bài thực hành và ôn tập cho học sinh lớp 12 ở trường THPT. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổ thông nói chung và trong dạy và học môn địa lí lớp 12 THPT nói riêng. 
2. NỘI DUNG NGHIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN
Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THPT, nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh lớp 9 và lớp 12. Toàn bộ nội dung Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 31 trang được chia thành 3 phần, trình bày từ cái chung đến cái riêng, từ địa lí tự nhiên đến địa lí kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực. 
Phần địa lí tự nhiên: Địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, đất, thực vật và động vật và các miền tự nhiên. 
Phần địa lí kinh tế - xã hội: Dân số, dân tộc, kinh tế chung, các ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch).
Phần địa lí các vùng: Bảy vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm.
Các bản đồ trong bản Atlat Địa lí Việt Nam, tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên và các vùng kinh tế. Đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập môn Địa lý lớp 12.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN 
1. Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi hoc môn Địa lí. 
Trên thực tế trong chương trình Địa lí ở phổ thông, nội dung hay bài thực hành về hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam rất ít. Do vây, khi thi học sinh giỏi hay thi tốt nghiệp THPT, học sinh thường làm không chính xác so với yêu cầu của đề nên kết quả thấp. Để học sinh lớp 12 THPT nắm được các kỹ năng khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam và đạt được kết quả cao trong các kì thi, thì vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp để rèn luyện các kĩ năng địa lí đó cho học sinh. 
2. Để khai thác các kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải:
+ Hiểu hệ thống kí hiệu chung.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, )
3. Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các kí hiệu chung.
+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam: Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ; nêu đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc; trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như: khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị,; giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình,), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư,; đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ. 
4. Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chồng xếp các trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể. Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để viết một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của một vùng hay một tỉnh. Để làm được câu này, học sinh phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên.
5. Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh cần tái hiện vốn tri thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Về đại thể, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:
- Vị trí địa lí, phạm vi của lãnh thổ (thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn vị hành chính): Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào; Diện tích và phạm vi lãnh thổ; đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát triển kinh tế -xã hội.
- Địa chất: Sơ lược về lịch sử phát triển địa chất (những nét tổng quát về lịch sử địa chất kiến tạo đã diễn ra trong lãnh thổ, từ cổ nhất đến trẻ nhất); Đặc điểm và phân bố các loại đá (xét theo nguồn gốc phát sinh: mắc ma, biến chất, trầm tích; tỉ lệ các loại đá: loại chủ yếu, loại thứ yếu; tuổi của đá: Nguyên sinh (Pt), Cổ sinh (Pz), Trung sinh (Mz), Tân sinh (Kz); đặc điểm về cấu trúc kiến tạo (các đới kiến tạo, các tầng cấu tạo theo niên đại).
- Khoáng sản: Khoáng sản năng lượng (trữ lượng, chất lượng, phân bố); kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố); phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố).
- Địa hình: Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địa hình (đông, tây, nam, bắc), các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối), tính chất cơ bản của địa hình; một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với vận động kiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với kiến trúc địa chất (uốn nếp, đứt gãy), địa hình với khí hậu; các khu vực địa hình (khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung, sự phân chia thành các khu vực nhỏ hơn; khu vực đồi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung, các tiểu khu, vùng; khu vực đồng bằng: sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu (nếu có).
- Khí hậu: Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng (trong năm, ngày dài nhất, ngắn nhất), bức xạ tổng cộng (đơn vị: kcal/cm2/năm), cân bằng bức xạ (đơn vị: kcal/cm2/năm), độ cao Mặt Trời và ngày tháng Mặt Trời qua thiên đỉnh; xác định kiểu khí hậu với những đặc trưng cơ bản (kiểu khí hậu như: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều; hoặc khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa kéo dài, mùa khô ngắn nhưng sâu sắc; những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệt độ, biên độ nhiệt, cơ chế hoàn lưu các mùa, số đợt frông lạnh, số lần có hội tụ nhiệt đới, tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưa trung bình năm, phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian, tính chất mưa; tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa); ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống (tác động tích cực, tác động tiêu cực); các miền hoặc khu vực khí hậu.
- Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi; đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất sông ngòi (hình dạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông), chế độ nước, môđun lưu lượng (lít/s/km2), hàm lượng phù sa; các sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy, chiều dài, các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc lòng sông, nham gốc chảy qua, chế độ nước, hàm lượng phù sa); giá trị kinh tế (giao thông, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp.). Các vấn đề khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi. 
- Thổ nhưỡng: Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng, phân bố thổ nhưỡng); các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật).
- Tài nguyên sinh vật: Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loại cây, về cấu trúc thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây), tỉ lệ che phủ rừng, sự phân bố, đặc điểm các loại hình thực bì; động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia (khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển), mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.
- Các miền tự nhiên: Vị trí địa lí; đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thực vật và động vật); một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên; khai thác lâm sản; bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Dân cư và dân tộc: Biến động dân số: số dân, tốc độ gia tăng tự nhiện của dân số qua các năm; kết cấu sinh học (theo giới tính và độ tuổi); dân tộc: 54 thành phần dân tộc và sự phân bố theo lãnh thổ (theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ); phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư theo lãnh thổ; lao động và sử dụng lao động (hiện trạng phân bố lao động trong các ngành kinh tế).
- Quần cư: Các loại hình cư trú chính (đô thi, nông thôn); trong mỗi loại hình, nêu đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư.
- Đô thị: Quy mô dân số, phân cấp đô thị, chức năng đô thị, phân bố theo lãnh thổ.
- Công nghiệp: Vai trò và điều kiện phát triển (hoặc nguồn lực); tình hình phát triển; cơ cấu ngành công nghiệp (cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo ngành - chú ý tới các ngành công nghiệp trọng điểm; cơ cấu lãnh thổ); các phân ngành công nghiệp (tình hình phát triển và phân bố); phân bố công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp (phân theo giá trị sản xuất, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm) và các điểm công nghiệp.
- Nông nghiệp: Vai trò và điều kiện phát triển; tình hình phát triển; phân bố; các vùng nông nghiệp.
+ Ngành trồng trọt: Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp; sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính; đối với mỗi loại cây trồng, cần trình bày rõ tỉ trọng của nó trong tổng diện tích canh tác (hay gieo trồng); tốc độ tăng trưởng (hoặc giảm sút), năng suất, sản lượng, địa bàn tập trung sản xuất; các vùng chuyên canh: đối với mỗi vùng cần làm rõ về vị trí địa lí, quy mô (diện tích, lao động), cây trồng và vật nuôi chính (số lượng, tỉ lệ so sánh với toàn vùng và toàn tỉnh, tốc độ phát triển, địa bàn tiêu thu).
+ Ngành chăn nuôi: Vai trò, điều kiện phát triển; tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi; các loại vật nuôi (mục đích chính của chăn nuôi, số lượng, phân bố).
+ Ngành thủy sản: Vai trò, điều kiện phát triển; các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (tình hình phát triển, phân bố).
+ Ngành lâm nghiệp: Vai trò và điều kiện phát triển; khai thác lâm sản; bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước khoáng, bãi biển, thắng cảnh); tài nguyên du lịch nhân văn (di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền); tình hình phát triển (số lượng khác, cơ cấu khách, doanh thu...); các trung tâm du lịch quốc gia và vùng.
- Giao thông vận tải: Vai trò và điều kiện phát triển; các loại hình vận tải; các tuyến đường giao thông chính (đường bộ, đường sắt, đường sống, đường biển, đường hàng không); các đầu mối giao thông, các cảng (sông, biển), sân bay và chức năng vai trò của chúng.
- Thương mại: Nội thương (tình hình phát triển và phân bố); ngoại thương (tình hình phát triển, cơ cấu xuất nhập khẩu, thị trường).
- Các vùng kinh tế: Vị trí địa lí; quy mô (lãnh thổ, dân số); nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển); các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng; hướng chuyên môn hóa và các sản phẩm hàng hóa.
6. Khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ được. Thí dụ, các biểu đồ ở bản đồ du lịch bổ sung thêm nội dung tình hình phát triển và cơ cấu khách du lịch quốc tế của nước ta. Hoặc đối với bản đồ Các miền tự nhiên, các lát cắt địa hình trở thành minh chứng rất trực quan về hướng nghiêng và hình thái địa hình của từng miền.
2.3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 HỌC VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ
Phần: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI VÀ BÀI THỰC HÀNH 13
Xác định trên bản đồ vị trí các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam và chỉ ra hướng của các dãy núi đó.
Xác định vị trí các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. 
Xác định vị trí các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn la, Mộc Châu, Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh.
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Dựa vào Atlat trang 7 hoặc trang 13, 14 
Xác định trên bản đồ vị trí các dãy núi:
Tên dãy núi
Vị trí
Hướng núi
Hoàng Liên Sơn 
Thuộc vùng núi Tây Bắc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Tây Bắc - Đông Nam
Con Voi 
Phía tây bắc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Tây Bắc - Đông Nam
Hoành Sơn 
Dọc theo kinh tuyến 180B 
Tây - Đông
Bạch Mã 
Dọc theo kinh tuyến 160B 
Tây - Đông
Trường Sơn Bắc 
Vùng núi giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Tây Bắc - Đông Nam
Trường Sơn Nam
Vùng núi phía nam dãy Bạch Mã thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Vòng cung
Xác định các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Thuộc vùng núi Đông Bắc, phía tả ngạn sông Hồng.
- Cánh cung Đông Triều nằm ở ven biển.
- Cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn nằm kẹp giữa hai cánh cung Sông Gâm và Đông Triều.
Xác định vị trí các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn la, Mộc Châu, Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh.
- Cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn la, Mộc Châu thuộc vùng núi Tây Bắc, miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Cao nguyên Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh thuộc phía tây vùng núi Trường Sơn Nam, miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Xác định vị trí một số đỉnh núi:
Tên đỉnh
 núi
Độ cao (m)
Vị trí
Mẫu Sơn
1541
 Phía đông TP Lạng Sơn, gần biên giới Việt - Trung
Phanxipăng
3143
 Trên dãy Hoàng Liên Sơn, là đỉnh núi cao nhất nước ta
Pu Hoạt
2452
 Phía tây TP Thanh Hóa, gần biên giới Việt - Lào
Ngọc Linh
2598
 Phía bắc TP Kon Tum (là đỉnh núi cao nhất phía Nam nước ta).
Chư Yang Sin
2405
Trên cao nguyên Lâm Viên, phía bắc TP Đà Lạt 
Bài 11 –12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Trang Atlat sử dụng: Trang 13
1. Khái quát vị trí địa lí của miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
2. Đặc điểm chung của địa hình:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và đồng bằng.
- Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn ( hoặc 2/3) diện tích của miền. 
- Hướng nghiêng chung của địa hình của miền là hướng Tây Bắc - Đông Nam do vào thời kì tân kiến tạo phần phía bắc, tây bắc được nâng lên cao trong khi phần phía nam, đông nam lại là vùng sụt lún.
3. Đặc điểm từng dạng địa hình:
a. Miền núi:
- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền.
- Đồi núi phân bố ở phía Bắc.
- Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình chủ yếu dưới 1000m, bộ phận núi có độ cao trên 1500m chiếm tỉ lệ diện tích rất nhỏ phân bố ở phía bắc (vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn). Các dãy núi trong miền có hai hướng:
+ Hướng vòng cung: là hướng núi chính của miền, thể hiện rõ nét qua 4 cánh núi là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung núi này được giải thích là do trong quá trình hình thành chịu tác động của khối núi vòm sông Chảy (hay khối Việt Bắc). Cũng do càng về phía đông, đông nam thì cường độ nâng yếu dần nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần.
+ Đặc điểm hình thái địa hình: các núi trong miền chủ yếu là núi già trẻ lại, các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải. Ngoài ra, tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_giang_day_mot_so_ba.doc