SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh thanh hóa

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh thanh hóa

Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm xây dựng, đẩy mạnh phong trào học tập trong các nhà trường là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu, uy tín của nhà trường, tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập dành kết quả cao trong học sinh. Hằng năm, các buổi lễ tuyên dương học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp của UBND tỉnh, huyện là nguồn động lực mạnh mẽ để thầy và trò các nhà trường phấn đấu trong công tác giảng dạy, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của thế hệ học sinh, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Đây cũng là cơ hội để học sinh nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống hiếu học ngàn đời nay của dân tộc, củng cố niềm tự hào và phát huy những tài năng, sự cống hiến, đóng góp trí tuệ và năng lực của người học cho sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện giáo dục. Chương trình còn là dịp ghi nhận sự đóng góp trong công tác tuyển chọn bồi dưỡng của các thầy cô giáo và công lao của các bậc phụ huynh học sinh. Những học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi là niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, trong các năm qua Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân đã quan tâm chú trọng chỉ đạo đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện ở các nhà trường, qua đó thu được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, từ thực tế công tác trong nhà trường tôi nhận thấy những năm gần đây chất lượng HSG của huyện nói chung và của nhà trường THCS Thị Trấn nói riêng không ổn định: có năm đạt nhiều giải, có năm rất ít, số giải ở các môn không đồng đều. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG gặp nhiều khó khăn, trở ngại và có nhiều bất cập. Chính vì thế, nó đã tác động đến niềm tin của các cấp lãnh đạo, sự kì vọng của các bậc phụ huynh và cả đội ngũ GV và HS trong nhà trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống phù hợp với đặc thù của nhà trường là vấn đề cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Với cương vị là cán bộ quản lý, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh. Nhận thức rõ tính cấp bách và cần thiết phải nghiên cứu và đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường, bằng kinh nghiệm của mình và những kết quả mà trường đã đạt được tôi mạnh dạn được nêu ra kinh nghiệm. “Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

 

doc 20 trang thuychi01 21495
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh thanh hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Phan Đình Lượng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Thường Xuân 
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
3
2.1.1. Cơ sở lí luận
3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
3
2.2. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
4
2.2.1. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thị Trấn Thường Xuân.
4
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân
6
2.3. Những biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. 
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
3. Kết luận, kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm xây dựng, đẩy mạnh phong trào học tập trong các nhà trường là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu, uy tín của nhà trường, tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập dành kết quả cao trong học sinh. Hằng năm, các buổi lễ tuyên dương học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp của UBND tỉnh, huyện là nguồn động lực mạnh mẽ để thầy và trò các nhà trường phấn đấu trong công tác giảng dạy, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của thế hệ học sinh, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Đây cũng là cơ hội để học sinh nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống hiếu học ngàn đời nay của dân tộc, củng cố niềm tự hào và phát huy những tài năng, sự cống hiến, đóng góp trí tuệ và năng lực của người học cho sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện giáo dục. Chương trình còn là dịp ghi nhận sự đóng góp trong công tác tuyển chọn bồi dưỡng của các thầy cô giáo và công lao của các bậc phụ huynh học sinh. Những học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi là niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, trong các năm qua Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân đã quan tâm chú trọng chỉ đạo đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện ở các nhà trường, qua đó thu được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, từ thực tế công tác trong nhà trường tôi nhận thấy những năm gần đây chất lượng HSG của huyện nói chung và của nhà trường THCS Thị Trấn nói riêng không ổn định: có năm đạt nhiều giải, có năm rất ít, số giải ở các môn không đồng đều. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG gặp nhiều khó khăn, trở ngại và có nhiều bất cập. Chính vì thế, nó đã tác động đến niềm tin của các cấp lãnh đạo, sự kì vọng của các bậc phụ huynh và cả đội ngũ GV và HS trong nhà trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống phù hợp với đặc thù của nhà trường là vấn đề cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Với cương vị là cán bộ quản lý, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh. Nhận thức rõ tính cấp bách và cần thiết phải nghiên cứu và đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường, bằng kinh nghiệm của mình và những kết quả mà trường đã đạt được tôi mạnh dạn được nêu ra kinh nghiệm. “Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, đề xuất các biện pháp phù hợp tăng cường quản lý để từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, Thanh Hóa. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh Trung học cơ sở, mục tiêu dạy học học sinh giỏi. 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi. 
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
Phương pháp quan sát sư phạm. 
 	Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS Thị trấn.
Trao đổi với cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi của trường để làm rõ hơn những kết quả thu được, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. 
Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 	Thực nghiệm tại trường THCS Thị Trấn Thường Xuân nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu trong đề tài. 
	Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Vận dụng những lý luận khoa học quản lý giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường. Từ đó khái quát hoá, hệ thống hoá và rút ra những kết luận, bài học kinh nghiệm trong quá trình công tác.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Cơ sở lí luận
Ở bất cứ thời đại nào người tài cũng có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhân tài có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh. Những nước văn minh đều là những nước bồi dưỡng và sử dụng được nhiều nhân tài. Chính vì thế có thể coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm xây dựng đẩy mạnh phong trào học sinh giỏi trong các nhà trường và ngành giáo dục là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao trong học sinh.
Ở Việt Nam vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại coi là công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngày nay, theo “Chiến lược phát triển con người” thì mục tiêu “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” đã được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Đào tạo nhân tài được xác định là trách nhiệm chính của ngành giáo dục, trong đó bồi dưỡng HSG là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, ngày 06 tháng 05 năm 2013 UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định về việc phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1.Khái quát chung về kinh tế - xã hội Thị trấn Thường Xuân
Thị trấn Thường Xuân, được thành lập ngày 3 tháng 6 năm 1988. Là trung tâm chính trị của huyện miền núi Thường Xuân, tình hình An ninh - Chính trị - Kinh tế - Văn hoá xã hội của nhân dân Thị Trấn ngày một được cải thiện tốt hơn và không ngừng phát triển.
Tổng diện tích tự nhiên là: 259,8 ha. Trong đó: Đất ở chiếm 40%; Đất đồi chiếm 40%; Đất nông nghiệp chiếm 20 %.
Tính đến tháng 12 năm 2015 Thị trấn có số dân là: 5572/ 1407 hộ. Được phân bổ trong 5 khu phố. Nguồn thu chủ yếu của nhân dân trong huyện là trồng lúa và các cây lương thực khác. Thu nhập từ các ngành nghề và kinh doanh dịch khác chiếm tỉ lệ thấp.
	2.1.2.2. Khái quát chung về trường THCS Thị Trấn Thường Xuân.
	Trường được thành lập ngày 03 tháng 9 năm 1997, tiền thân là trường Chuyên - Năng khiếu của huyện. Là trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường là tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG lớp 6, 7, 8, 9. Chịu trách nhiệm về chất lượng mũi nhọn, đặc 
biệt là chất lượng HSG cấp tỉnh lớp 9 của huyện.
Năm học 2015 – 2016 nhà trường có 13 lớp với tổng số 369 HS. Tỉ lệ học sinh dân tộc là 12%, tỉ lệ học sinh nữ là 53% trong đó nữ dân tộc chiếm 6%. Số học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng HSG chiếm 1/3 số học sinh toàn trường. Số học sinh được chọn tham gia thi HSG cấp tỉnh thường chiếm 1/3 tổng số học sinh cả huyện. 
Hiện nay, nhà trường có 35 cán bộ nhân viên. Trong đó, ban giám hiệu có 02 người, hai tổ chuyên môn ( tổ Khoa học xã hội và tổ Khoa học tự nhiên) với 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp, một tổ văn phòng. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 98 % trên chuẩn và 70% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua các cấp.
2.2. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
2.2.1. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thị Trấn Thường Xuân.
2.2.1.1.Về tuyển chọn học sinh vào các đội tuyển 
 Hằng năm ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi vào các đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp, cụ thể: 
 	Khối 6, 7 gồm 02 môn: Ngữ Văn,Toán.
 	Khối 8, 9 gồm 09 môn: Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Tiếng Anh, GDCD. 
Các môn học đặc thù như: Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật được tổ chức thi tuyển chọn khi có công văn hướng dẫn của cấp trên.
2.2.1.2. Về nội dung bồi dưỡng.
Hiện nay cấp Trung học cơ sở không có nội dung chương trình dành riêng cho học sinh giỏi mà chỉ có cấu trúc đề thi các môn lớp 9 do Sở GD&ĐT Thanh Hóa ban hành và bộ cấu trúc đề thi các lớp 6, 7, 8 do PGD&ĐT huyện ban hành. Nên nhà trường chỉ đạo cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
2.2.1.3. Về bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhà trường đã chỉ đạo các tổ nhóm thảo luận xây dựng các chuyên đề nâng cao của các bộ môn ở các khối lớp.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm do Phòng GD&ĐT tổ chức định kì 02 tháng/lần.
2.2.1.4. Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
Nhà trường có đủ phòng học phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, 
hằng năm thường xuyên mua sắm, bổ sung các thiết bị phục vụ công tác dạy học. Tuy nhiên, phòng học và đồ dùng phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Số lượng sách tham khảo, tài liệu nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của giáo viên.
2.2.1.5. Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
 	Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội, ban đại diện cha mẹ học 
sinh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất, lập quỹ khuyến học ... thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi. Được phụ huynh tin tưởng, ủng hộ công tác dạy – học của nhà trường.
2.2.1.6.Về chế độ chính sách.
 	Nhà trường đã có những biện pháp khen thưởng, động viên giáo viên và học sinh có kết quả cao trong các kỳ thi các cấp. Tuy nhiên, mức động viên còn khiêm tốn, chưa tương xứng với công sức của giáo viên đề ra.
* Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường 
Mặt mạnh:
Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo sát sao tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của trường. Sự đầu tư về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về thiết bị đồ dùng luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Sự quan tâm đó đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cha mẹ học sinh, học sinh trong nhà trường. Được nhân dân, các đoàn thể ủng hộ tạo điều kiện, giáo viên và học sinh càng thấy được niềm tự hào và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Mặt yếu: 
Công tác xây dựng kế hoạch học tập chưa được giáo viên và học sinh quan tâm, kiểm tra, đánh giá công việc này còn có phần xem nhẹ. Vì vậy, mà một số môn học giáo viên và học sinh không biết phân phối thời gian cho học tập, do đó kết quả chưa được cao. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn ở mức độ khiêm tốn cũng một phần làm ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
 	Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa thực sự có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, lựa chọn học sinh giỏi mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn, nên kết quả chưa cao. 
 Một số giáo viên chưa tích cực trong việc trang bị cho học sinh phương pháp tự học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho học sinh, do đó học sinh nắm bắt kiến thức thụ động chưa linh hoạt, sáng tạo làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. 
Một số học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn với bộ môn học 
được thầy cô chọn.
Một số gia đình phụ huynh không muốn cho con học các đội tuyển môn khoa học xã hội, chỉ muốn con học các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên để có lợi cho việc học ở THPT sau này. Nên chất lượng các môn thuộc khoa học xã hội không cao, số lượng tham gia rất ít. Bên cạnh đó các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên thì dung luợng kiến thức phải ôn luyện quá rộng, quá tải, không được tập trung khoanh vùng thức trọng tâm. Học sinh phải học nhiều môn, giáo viên phải dạy nhiều tiết vì vậy việc BDHSG vô cùng vất vả, khó khăn.
Đề thi nhìn chung tất cả các môn còn dài. Vì vậy, việc kết hợp ôn tập kiến 
thức và rèn luyện kĩ năng làm bài sao cho tốt đáp ứng yêu cầu đề quả là khó khăn. Nhiều năm, đề thi có các câu ra quá khó, mang tính đánh đố học sinh. Kiến thức đề mở rộng quá, không có tài liệu chuẩn để bồi dưỡng nên có những câu đáp án không biết theo tài liệu nào cho chính xác, dẫn đến kết quả không 
động viên khuyến khích được giáo viên và học sinh.
 	2.2.2. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân
 Với mục tiêu nhằm bồi dưỡng nhân tài và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Nhà trường luôn chú trọng quản lý các khâu phục vụ tốt cho dạy và học, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể:
2.2.2.1. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm, chú trọng, nhất là tăng cường cải tạo trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có khi nguồn tài chính chưa cho phép. Mua các loại sách tham khảo phục vụ cho việc bồi dưỡng khi giáo viên có nhu cầu.
 	2.2.2.2. Quản lý kiểm tra đánh giá.
 Công tác kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường chú trọng góp phần thúc đẩy ý thức tự giác, tự phấn đấu học hỏi của thầy và trò góp phần nâng cao kết quả đội ngũ học sinh giỏi của nhà trường. 
Quản lý kiểm tra đánh giá học sinh: Nhà trường lập ra một ngân hàng đề với tất cả các môn học bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng chí Phó hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra học sinh bằng các đề thi trong ngân hàng đề có sự tham gia ý kiến của tổ trưởng tổ chuyên môn. Tất cả các bài kiểm tra đều được rọc phách rồi giao cho giáo viên chấm. Ban giám hiệu quản lý kết quả kiểm tra, từ đó đánh giá để chọn đội tuyển chính thức. 
Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Huy động cộng đồng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiểu được ý nghĩa đó, ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ giáo viên tham gia trực tiếp vào việc huy động cộng đồng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đã đạt được một số kết quả nhất định trong nhiều năm. Tuy nhiên, sự huy động đó còn chưa phát huy hết khả năng hiện có. 
Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý,chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân.
Mặt mạnh: 
Công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường, thầy cô và cha mẹ học sinh quan tâm. Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh, hội phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường xác định hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. 
Việc tạo động cơ cho học sinh học tập, phần lớn nhà trường đã dùng biện pháp biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đưa việc chấp hành các nội quy học tập và kết quả học tập vào tiêu chí đánh giá thi đua, yêu cầu xây 
dựng hệ thống bài tập tự học và giao cho học sinh có mức độ khó tăng dần. 
Công tác đảm bảo điều kiện cho quản lý các hoạt động bồi dưỡng của trường đã được ban giám hiệu quan tâm, chú trọng, nhất là tăng cường tham mưu với lãnh đạo các cấp để cải tạo trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có phục vụ tốt cho dạy và học của nhà trường. 
 	Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên phù hợp. Đặc biệt, đã có những đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đây là yếu tố không thể thiếu được trong quản lý. Thông qua đó, quản lý cả về nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bằng hình thức dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất; Kiểm tra giáo án dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên, vở viết của học sinh. 
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đã được chú trọng, có kế hoạch hoạt động và từng bước có hiệu quả. 
 Mặt yếu: 
 	Nhà trường chưa có biện pháp khuyến khích tốt nhất nhằm khơi dậy và phát huy hết nội lực của giáo viên và học sinh. 
Phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa thật thường xuyên. 
Một số giáo viên mới chỉ quan tâm tới kết quả học tập cụ thể của học sinh mà chưa quan tâm tới điều kiện, cách học, quá trình tự học của học sinh. Khả năng tự học của phần nhiều học sinh còn yếu, các em vẫn ỷ lại trông chờ vào việc hướng dẫn của thầy cô, việc quản lý học sinh tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chất hành chính, chưa đi sâu quản lý về chất lượng. Còn có hiện tượng chủ quan đánh giá chưa đúng trình độ học sinh, đôi khi mang tính ngộ nhận, nể nang.
2.3. Những biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. 
 	Xuất phát từ thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường còn có những hạn chế nhất định chưa đạt như mong muốn. Để khắc phục những hạn chế trên, trong công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
Một là: Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Hai là: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp.
Ba là: Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu. Đẩy mạnh việc xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất ,trang thiết bị cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bốn là: Tăng cường sự phối kết hợp các lực trong và ngoài nhà khi tổ 
chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo sự đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_sang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_hoat_dong_boi_duo.doc