SKKN Rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực trồng cây xanh trong nhà trường

SKKN Rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực trồng cây xanh trong nhà trường

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra.

Và để hưởng ứng tích cực công văn số 194/GD&ĐT huyện Ngọc Lặc về việc tổ chức hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường" năm 2018 càng thôi thúc tôi chọn đề tài “

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN, NƯỚC VÀ TÍCH CỰC TRỒNG CÂY XANH TRONG NHÀ TRƯỜNG" để góp phần làm cho ngôi trường ngày càng XANH - SẠCH - ĐẸP.

 

docx 3 trang thuychi01 5630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực trồng cây xanh trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra.
Và để hưởng ứng tích cực công văn số 194/GD&ĐT huyện Ngọc Lặc về việc tổ chức hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường" năm 2018 càng thôi thúc tôi chọn đề tài “
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN, NƯỚC VÀ TÍCH CỰC TRỒNG CÂY XANH TRONG NHÀ TRƯỜNG" để góp phần làm cho ngôi trường ngày càng XANH - SẠCH - ĐẸP. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Thông qua các môn học và các buổi hoạt động ngoại khóa để giúp các bạn học sinh hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và môi trường xung quanh.
- Thứ hai: Từ việc thông hiểu về vai trò và tầm quan trọng của thiên nhiên sẽ giúp các bạn sống gần gũi, yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên bằng những việc làm thiết thực đó là sử dụng tiết kiệm điện, nước, biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, dọn vệ sinh môi trường...
- Thứ ba: Giúp các bạn học sinh hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua trong nhà trường như: Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện, học
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Phúc Thịnh bằng việc sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực trồng cây xanh trong nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
  2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định, tắt điện khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước dùng vừa phải, tích cực chăm sóc cây xanh... hành động nhỏ, ý nghĩa lớn nhưng không phải bạn học sinh nào cũng làm được điều đó. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra sân trường, ngay trong lớp học hay ở ngoài đường, làm cho sân trường mất cảnh quan. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, ngoài việc trang bị kiến thức văn hóa cho học sinh, thì việc rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học là cực kì quan trọng. Sau nhiều buổi học, tôi đã ghi lại được những hình ảnh sau tại trường THCS Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa - nơi mà tôi đang công tác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ nhất: Tìm hiểu về vai trò của điện, nước, cây xanh đối với sức khoẻ của con người, với môi trường vui chơi và học tập.
Giải pháp thứ hai: Phát động phong trào trồng cây xanh trong nhà trường.
Phong trào thứ nhất: Phát động phong trào trồng cây xanh trong khuôn viên trường và trong lớp học.
Phong trào thứ hai: Phát động phong trào trồng rau sạch trong nhà trường.
Giải pháp thứ hai: Phát động phong trào trồng cây xanh trong nhà trường.
Giải pháp thứ ba: Thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên thiên nhiên (điện, nước), chúng tôi đã nghiên cứu và hưởng ứng tích cực cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh Trung học do Phòng GD & ĐT huyện Ngọc Lặc tổ chức. Tên dự án dự thi là: "Thiết bị báo khi có điện và khi mất điện".
Giải pháp thứ tư: Tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: "Sử dụng tiết kiệm năng lượng và vệ sinh môi trường".
Giải pháp thứ năm: Tuyên truyền thông qua các câu băng zôn, khẩu hiệu trong nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giúp các em học sinh nhìn xa hơn, thấy rõ hơn tác hại của việc làm môi trường bị ô nhiễm. Đồng thời thấy được tính tích cực và ý nghĩa sâu sắc, to lớn cho việc trồng và tái tạo cảnh quan tự nhiên.
Mặt khác, thông qua tình huống, giúp các em có sự hiểu biết hơn về vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Từ đó hình thành tư tưởng, trân quý những giá trị mà tài nguyên thiên nhiên mang lại cho con người. Đồng thời, học sinh có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường:
+ Ngay từ đầu năm học nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về vấn đề bảo vệ môi trường ngay trong trường học, ở địa phương và phải được phổ biến tới từng học sinh.
+ Cần tăng cường phát động phong trào trồng cây xanh, trồng rau sạch trong nhà trường.
+ Phải có biện pháp xử lí đối với những cá nhân và tập thể vi phạm vấn đề bảo vệ môi trường trong trường học.
+ Kết hợp với tổ chức Đoàn đội về tăng cường công tác hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề : "Cùng chung tay bảo vệ môi trường".
- Đối với Phòng giáo dục
+  Quan tâm chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở giáo dục trong huyện.
+ Cần cung cấp tài liệu và tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn cho giáo viên về chủ đề Bảo vệ môi trường.
 	+ Đưa những bài viết về môi trường vào trong sách giáo khoa, giúp cho học sinh có thái độ và có cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường đang sống.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không copy, sao chép dưới mọi hình thức. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Thanh Hóa, tháng 4 năm 2018
 Giáo viên
 Lê Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_bang_cac.docx