SKKN Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường”

SKKN Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường”

Hiện nay, một số học sinh xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống Nhiều học sinh sống ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên, không có nghị lực và kĩ năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống đã và đang được trú trọng trong nhà trường, nhằm giúp các em có một kĩ năng sống tốt, có ích cho bản thân và cho xã hội.

Học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh của toàn trường nói chung, được giáo dục đạo đức nhiều thông qua các môn học và các hoạt động khác của nhà trường và địa phương. Nhưng các em chưa từng được nghiên cứu sâu, cụ thể một tấm gương gần gũi là học sinh trong trường, trong huyện của mình.

Em Nguyễn Quốc Trí học lớp 12C1 ở trường tôi năm học 2013- 2014 là một học sinh điển hình về ý trí, nghị lực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Nhà em Trí lại cách trường chỉ gần 1km, thuận lợi cho việc đi thực tế của học sinh.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là “Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường””

 

doc 17 trang thuychi01 7012
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH 
THÔNG QUA BUỔI NGOẠI KHÓA “TÌM HIỂU VỀ 
TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG” 
 Người thực hiện: Lê Hải Lý
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2017
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH 
THÔNG QUA BUỔI NGOẠI KHÓA “TÌM HIỂU VỀ TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG” 
 Người thực hiện: Lê Hải Lý
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU 4
B.NỘI DUNG 5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 5
III. CÁC GIẢI PHÁP. 5
1. Lập kế hoạch buổi ngoại khoá
2. Công tác chuẩn bị của giáo viên 5
3. Công tác chuẩn bị của học sinh 6
4.Tiến trình buổi ngoại khóa
4.1. Ổn định tổ chức lớp. 6
4.2. Kỉ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
 Minh, mạc niệm tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu. 6
4.3.Giáo viên trình chiếu Powerpoint trên máy cho bài viết 
“Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT
 Hoằng Hóa 4” 6
4.4.Giáo viên chủ nhiệm và học sinh đến thăm gia đình em Trí 12
4.5. Câu hỏi bài thu hoạch của học sinh 12 
 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 13
1.Đối với học sinh: 13
2.Đối với bản thân tôi 14
3.Đối với đồng nghiệp 14
 4. Đối với Đoàn trường, nhà trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, một số học sinh xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sốngNhiều học sinh sống ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên, không có nghị lực và kĩ năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống đã và đang được trú trọng trong nhà trường, nhằm giúp các em có một kĩ năng sống tốt, có ích cho bản thân và cho xã hội. 
Học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh của toàn trường nói chung, được giáo dục đạo đức nhiều thông qua các môn học và các hoạt động khác của nhà trường và địa phương. Nhưng các em chưa từng được nghiên cứu sâu, cụ thể một tấm gương gần gũi là học sinh trong trường, trong huyện của mình.
Em Nguyễn Quốc Trí học lớp 12C1 ở trường tôi năm học 2013- 2014 là một học sinh điển hình về ý trí, nghị lực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Nhà em Trí lại cách trường chỉ gần 1km, thuận lợi cho việc đi thực tế của học sinh.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là “Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường””
2. Mục đích nghiên cứu: 
Giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm.
Góp phần đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3.Đối tương nghiên cứu:
- Nghiên cứu quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của em Nguyễn Quốc Trí.
- Nghiên cứu thái độ học tập và đánh giá bài thu hoạch của học sinh sau buổi ngoại khoá.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê sử lí số liệu. 
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
	Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. [1]
 	Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. [1]
	Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, đặc biệt là giáo dục đạo đức của học sinh thông qua các hoạt động như: tiết sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, dã ngoại
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Ý thức thực hiện nội quy của một bộ phận học sinh trong lớp còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra 
Các em chưa có ý chí, nghị lực để vươn lên khi gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống thường ngày ở gia đình.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa được cụ thể hoá thành việc làm của mỗi học sinh.
III. CÁC GIẢI PHÁP.
1. Lập kế hoạch buổi ngoại khoá
1.1. Đối tượng tham gia:
	- Tập thể học sinh lớp chủ nhiệm: 10A11
	- Tôi (giáo viên chủ nhiệm lớp 10A11)
1.2. Thời gian ngoại khoá: 
 	Chọn vào ngày sinh nhật Bác – 14 giờ thứ 6 ngày 19/05/2017
2.3. Địa điểm:
	- Phòng học đa năng. 
	- Nhà em Nguyễn Quốc Trí, thôn Đông Phú, xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa (cách trường học gần 1km)
2.4. Nội dung: “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4”
2. Công tác chuẩn bị của giáo viên
 2.1. Thu thập thông tin, bằng chứng về quá trình phấn đấu và kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của em Trí. 
 Đến nhà em Trí gặp trực tiếp phụ huynh để tìm hiểu thông tin, chụp ảnh các giấy khen, bằng khen ...
Gặp và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên giảng dạy em Trí.
Thu thập các tranh ảnh liên quan trong phòng truyền thống của nhà trường.
2.2.Thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu, tin tức thu được.
2.3.Viết bài “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4” dạng Powerpoint để trình chiếu trên phòng Đa năng vào ngày 19/05/2017.
3. Công tác chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh có trang phục đẹp giản dị trong buổi ngoại khóa.
- Chuẩn bị món quà nhỏ để thăm hỏi, động viên mẹ em Trí.
4.Tiến trình buổi ngoại khóa.
4.1. Ổn định tổ chức lớp.
4.2. Kỉ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, mạc niệm tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu.
Hình ảnh được chụp trong buổi ngoại khoá
4.3.Giáo viên trình chiếu Powerpoint trên máy bài viết “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4”
Ngày 19/05/2017
GVCN: Lê Hải Lý
NGOẠI KHÓA:
“TÌM HIỂU VỀ TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4”
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 4
 LỚP: 10 A11
 -----------*--*--*----------
Sáng ngày 14 tháng 4 năm 2014 cũng như những buổi sáng đầu tuần trong năm học, nhà trường tổ chức lễ chào cờ. Nhưng hôm ấy hơn hẵn những hôm khác, lễ diễn ra long trọng hơn, cờ hoa rực rỡ, thầy trò mặc đồng phục đẹp và lịch sự. Bởi hôm nay là một ngày đặc biệt- Lễ trao giải thưởng học sinh giỏi quốc gia .
Người vinh dự nhận giải thưởng ấy là em Nguyễn Quốc Trí, học sinh lớp 12C1 trường THPT Hoằng Hoá 4. Em đạt giải ba môn Hóa học trong kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014.
 ( Tính từ trái qua phải em Nguyễn Quốc Trí đứng ở vị trí thứ hai)
 Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ là giáo viên tiểu học (lại bị bệnh ung thư), bố là công nhân đường sắt (có sức khỏe yếu, hay ốm đau). Nhưng ngay từ nhỏ Trí luôn là đứa con ngoan, trò giỏi. Mười hai năm học phổ thông năm nào em cũng là học sinh xuất sắc.
Năm năm học Tiểu học, em đạt nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt huy chương bạc trong cuộc thi giao lưu Toán học tuổi thơ.
 Càng lớn, Trí càng có ý thức hơn, càng chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và thầy cô giáo. Bốn năm học tại trường Nhữ Bá Sỹ (Thị trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hoá ),Trí vẫn là tấm 
gương sáng trong học tập và rèn luyện đạo đức, tác phong. Em tiếp tục đạt nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học 2010- 2011 em được giải nhất học sinh giỏi môn Toán cấp huyện và giải nhì môn Toán học sinh giỏi cấp tỉnh.
Không chỉ gương mẫu trong học tập mà em còn là tấm gương sáng về tinh thần tự lập cao và rất có trách nhiệm với gia đình, với trường, với lớp, với bạn bè. Ngoài việc miệt mài học tập, em còn tranh thủ thời gian để giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình, chăm sóc bà và em gái nhỏ. 
	Năm em học lớp 9 bố mẹ em đều bị bệnh, gia đình gặp nhiều khó khăn, những em vẫn cố gắng vươn lên để học tập tốt. Đúng lúc em đang ôn thi vào lớp 10 thì bệnh viện kết luận mẹ em bị ung thư. Như xét đánh bên tai, cả nhà choáng váng, em cung bị suy sụp.Thương mẹ quá, em đã ôm mẹ và khóc rất nhiều. Sau đó được bố mẹ an ủi, đông viênđêm đó em không ngủ, suy nghĩ miên man và cuối cùng em vẫn quyết định tiếp tục ôn tập thi vào lớp 10, nhưng không phải là trường chuyên Lam Sơn mà em dự định từ trước mà là trường gần nhà để có điều kiện chăm sóc mẹ. Kết quả em đã đạt thủ khoa kì thi vào lớp 10 trường THPT Hoằng Hoá 4 ( huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Lúc này em đã lớn khôn hơn, vững vàng hơn. Tuy hoàn cảnh gia đình ngày một khó khăn, nhưng em không lùi bước. Thương mẹ bao nhiêu em càng cố gắng bấy nhiêu. Em biết bây giờ, tuy chưa làm được gì nhiều cho gia đình, nhưng em vẫn là nguồn động viên, an ủi lớn nhất cho mẹ. Em đã phấn đấu trở thành Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Là một Đoàn viên em xác định rõ con đường phấn đấu đi lên của mình. Trong em luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ:
 “ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
	 Quyết trí ắt làm nên.”
	Trí đã sắp xếp lại thời gian biểu cho phù hợp hơn. Song song với việc nỗ lực học tập, em lên kế hoạch giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Những ngày bố đưa mẹ đi chữa bệnh ở Hà Nội, em vừa chăm sóc bà và em gái nhỏ, vừa làm mọi việc trong nhà .. 
Ngày ngày chứng kiến mẹ đau đớn và nỗi lo lắng đè nặng trên vai bố, khó khăn ngày càng nhiều nhưng em không nản chí. Được bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè tiếp sức, động viên nên em càng có nghị lực hơn. Chính tình yêu thương mẹ, lo cho gia đình là nguồn động lực lớn để em vượt khó, vươn lên. Tuy bản thân cũng bị sỏi thận, dáng người gầy, khuôn mặt suy tư, đượm buồn. Nhưng bên trong là cả một tâm hồn trong sáng đầy nghị lực. Cả ba năm học THPT em đều là học sinh giỏi toàn diện. Với nụ cười hiền hậu, tính khiêm tốn, thật thà Trí được thầy cô và bạn bè rất yêu mến. Từ khi em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Hoá học. Những ngày ôn thi chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi quốc gia là những ngày thật gian nan đối với em. Ngày ngày trên xe buýt tới bốn lần đi về từ nhà đến trường chuyên Lam Sơn để học ôn thi môn Hóa. Tối về em lại vùi đầu học môn Sinh học. Nhiều khi không kịp ăn uống gì nên trông em gầy yếu hơn. Mẹ thương em nên cũng cố chịu đựng, vượt lên nỗi bất hạnh của cuộc sống để làm chỗ dựa cho Trí vươn lên. Mẹ thương em nên cũng cố chịu đựng. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành chỗ dựa cho cả hai mẹ con vượt qua tất cả khó khăn. Và điều tốt đẹp đã đến với em, năm 2014 em đạt giải ba môn Hóa học trong kì thi học sinh giỏi quốc gia, đạt thủ khoa trường Học viện tài chính (với 27,5 điểm khối A) và đậu trường đại học Y Hà nội (với 28 điểm khối B).
Em đã chọn trường đại học Y Hà nội để thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi, chữa bệnh cho mẹ và người dân, tìm lại hạnh phúc cho họ. Bây giờ, em đã là sinh viên năm thứ ba, chi phí học tập và sinh hoạt tốn kém, thương bố mẹ nên em sống rất giản dị và tiết kiệm. 
Hè năm trước, bệnh thận của em bị tái phát đến mức bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật, cùng lúc đó mẹ em lại xuất hiện thêm một khối u ở ổ bụng. Trong hoàn cảnh gia đình như thế, em đã kiên trì lựa chọn phương pháp luyện tập và dùng thuốc kết hợp với sinh hoạt hợp lí để tự chữa bệnh cho mình. Đến nay, bệnh của em đã thuyên giảm. Vậy mà trong ba năm qua em luôn là sinh viên khá giỏi của 
trường Đại học Y khoa Hà nội. Chặng đường phía trước của em còn dài, còn gian nan vất vả nhiều, nhưng em luôn quyết tâm học tập tốt để trở thành một bác sĩ giỏi. Em đang cố gắng phấn đấu để sau khi tốt nghiệp sẽ thi đậu vào lớp bác sĩ nội trú. Sau này hoàn thành việc học tập, ra đời cống hiến được nhiều hơn, tốt hơn cho xã hội.
Em là tấm gương sáng của đoàn viên Đoàn trường THPT Hoằng Hóa 4 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong tương lai tôi tin em sẽ là một bác sĩ có tay nghề giỏi, lại nhân từ. Đúng như lời Bác Hồ dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
 Địa chỉ: thôn Đông Phú, xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa (cách 
 trường học gần 1km)
 Tặng quà thăm hỏi sức khoẻ cô giáo Lê Thị Cúc (mẹ em Trí).
 Học sinh nghe gia đình em Trí nói về phương pháp học tập của em Trí
4.4.Giáo viên chủ nhiệm và học sinh đến thăm gia đình em Trí
Ảnh chụp tại gia đình em Trí trong buổi ngoại khoá
4.5. Câu hỏi bài thu hoạch của học sinh
Mỗi học sinh về nhà viết bài và nạp lại vào sáng thứ hai (ngày 22/05/2017) để giáo viên đánh giá, phân tích, tổng hợp kết quả bài thu hoạch. Nhận xét kết quả cho học sinh vào sáng 23/05/2017 .
 	Câu 1: Qua buổi ngoại khoá em học tập được những gì cho bản thân?
	Câu 2: Nêu những việc cụ thể mà em tự nhận thấy mình đã làm được và chưa làm được ?
 Câu 3: Nêu kế hoạch của em trong thời gian hè để hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh ?
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Đối với học sinh
Các em học sinh rất háo hức, phấn khởi chuẩn bị và tham gia buổi ngoại khoá, vì đây là một hình thức học mới mà lại rất thực tế.
Hình ảnh được chụp trong buổi ngoại khoá
Kết quả sau buổi ngoại khoá (thông qua kết quả đánh giá bài bài thu hoạch)
a) Đánh giá mức độ hiểu và vận dụng của học sinh. 
100% học sinh nắm được hoàn cảnh, sự phấn đấu vươn lên và các thành tích đáng tự hào của em Nguyễn Quốc Trí. Đồng thời các em biết vận dụng bài học cho bản thân mình.
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ %
Học lực cả năm của học sinh
Hiểu
42
100%
Vận dụng thấp
0
0%
Vận dụng trung bình
9
22%
9 em học lực trung bình
Vận dụng khá
28
66%
7 em học lực TB
21 em học lưc khá
Vận dụng cao
5
12%
5 em học lực giỏi
b) Đánh giá kết quả tự nhận thức đánh giá bản thân của học sinh. 
100% học sinh đã có nhận thức rõ ràng, cụ thể và sâu sắc hơn việc đã làm được, việc chưa làm được so với bản tự đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cuối năm. Đặc biệt những học sinh thực hiện nội quy chưa tốt đã mạnh dạn chỉ ra những việc chưa làm được và việc cần phải làm ngay, sửa sai ngay.
c) Đánh giá việc lên kế hoạch phấn đấu của học sinh trong dịp hè: 
92,85% học sinh có kế hoạch cụ thể và có ý nghĩa trong dịp hè để hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như:
Tự học ở nhà, tham gia học nhóm, giúp đỡ các bạn học trung bình vươn lên.
Tham gia trại hè và các công tác Đoàn tại địa phương.
Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, ông bà.
Thăm lăng Bác Hồ.
2.Đối với bản thân tôi
Buổi ngoại khoá, đi thực tế là điều kiện để tình cảm cô trò được gắn bó hơn.
Thông qua bài thu hoạch của học sinh tôi nắm thêm được ý thức học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh lớp mình ở hiện tại và trong dịp hè sắp tới. Từ đó có
biện pháp định hướng, động viên, khích lệ và uốn nắn kịp thời các sai phạm của học sinh.
Tôi được làm quen và có kinh nghiệm hơn với hình thức tổ chức dạy học mới nhưng lại phổ biến trong tương lai.
3.Đối với đồng nghiệp
 Tôi sẽ gửi bài viết “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4” dạng Powerpoint lên gmail của trường. Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng nó để tổ chức một buổi ngoại khoá cho lớp của mình, hoặc theo cách này tự viết bài và tổ chức ngoại khoá.
4. Đối với Đoàn trường, nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao kết quả giáo dục đạo đức của đoàn viên thanh niên trong trường.
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần hưởng ứng và đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ Hoằng Hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Huyện Đoàn đang phát động tháng 4/2017.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp học sinh tìm hiểu được một tấm gương tiêu biểu trong chính trường học của mình. Qua đó các em nhận thức được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân và tìm cách khắc phục. Mỗi em tự lập được kế hoạch cụ thể và có ý nghĩa trong dịp hè.
Giáo viên có điều kiện tìm hiểu và uốn nắn kịp thời việc làm của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong lớp, trong trường; góp phần thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, đi thực tế đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới.
2.Kiến nghị:
Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi (tải bài viết “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4” dạng Powerpoint trên gmail của trường)
	Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành một tài liệu học ngoại khóa của trường với chủ đề: “Tìm hiểu về các tấm gương học sinh tiêu biểu của trường THPT Hoằng Hóa 4” bằng cách thêm nhiều bài viết của giáo viên và học sinhvề các tấm gương học sinh trong trường như: 
+ Tấm gương học sinh tàn tật vượt lên chính mình.
+ Tấm gương học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng vẫn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Tấm gương học sinh vì bạn, làm việc tử tế
Tôi là giáo viên bộ môn Toán nên khi viết bài, tổ chức ngoại khóa, viết và hoàn thành SKKNmặc dù có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các đồng chí để bản thân tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2017
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
 Lê Hải Lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 4/2017 
Ảnh Bác Hồ trên mạng internet.
Báo cáo các đề tài SKKN 
đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại.
Họ tên: Lê Hải Lý
Ngày sinh: 12/09/1980
Ngày vào ngành: 01/12/2002
Chức vụ: Giáo viên
Môn giảng dạy: môn Toán.
Đơn vị: Tổ Toán, Trường THPT Hoằng Hóa 4.
TT
Tên đề tài
Cấp ĐG
Kết quả XL
Năm ĐGXL
1
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 1,chương 2 đại số 12
HĐKH ngành
C
2006 - 2007
2
Phương pháp tổ chức và dạy phụ đạo học sinh yếu kém
HĐKH ngành
C
2008 – 2009
3
Tạo ngân hàng hình vẽ Powerpoint làm đồ dùng dạy học
HĐKH ngành
C
2010 - 2011
4
Tạo ngân hàng hình vẽ Powerpoint làm đồ dùng dạy hình học không gian
HĐKH ngành
C
2012 - 2013
 Hoằng Hóa, ngày 30/05/2017
 Lê Hải Lý

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_thong_qua_buoi_ngoai_khoa_tim.doc