SKKN Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

SKKN Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn khoa học xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Học Ngữ văn vừa giúp người học có trình độ học vấn phổ thông vừa giúp người học phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, giúp các em biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách ăn nói, giao tiếp . trong cuộc sống hàng ngày. Giúp học sinh cảm nhận và bày tỏ ý kiến về cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương là một trong những sứ mệnh của người giáo viên để hoàn thành mục tiêu giáo dục ấy. Làm sao để từ những nội dung vấn đề của tác phẩm các em có thể bộc lộ những đánh giá, suy nghĩ riêng của cá nhân mình qua các bài viết một cách sâu sắc, toàn diện ?

 Tác phẩm truyện có ảnh hưởng rất lớn trong nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn không chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu các tác phẩm truyện, mà từ đó còn rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về tác phẩm. Đó chính là kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Thực tế, trong các đề bài trong sách giáo khoa hay các đề thi vào THPT yêu cầu tái hiện kiến thức về các văn bản văn học (nghị luận văn học) luôn chiếm 50% số điểm của bài thi. Trong đó phần nghị luận văn học về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một trong những đơn vị kiến thức thuộc cấu trúc đề thi. Từ tầm quan trọng đó đã đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ văn. Làm sao để học sinh cảm thụ văn bản truyện tốt, làm sao để các em vận dụng tốt các kĩ năng và kiến thức về tác phẩm truyện vào bài nghị luận văn chương, Người giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh bám vào đặc trưng thể loại, vào kiến thức cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) mà còn phải hướng dẫn cho các em những cách vận dụng những kĩ năng hợp lí để giúp bài văn hay, sinh động hơn.

 Trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), kĩ năng so sánh không phải là một kĩ năng mới lạ. Song trên thực tế trong khung kiến thức chương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt, bài bản. Chính vì vậy, khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) việc sử dụng kĩ năng so sánh học sinh thường lúng túng, nhiều em không làm được, nếu có thì hiệu quả đạt được chưa cao. Bởi vậy, với học sinh khối 9, để thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện bằng kĩ năng so sánh là một nhu cầu bức thiết đối với học sinh và cả với người dạy.

 

doc 23 trang thuychi01 10422
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh nhân vật văn học ở tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
7
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh ở cấp độ tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
9
2.3.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh ở cấp độ đề tài.
12
2.3. 4. Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh ở cấp độ khuynh hướng tư tưởng ( Đối với học sinh giỏi).
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
I. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn khoa học xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Học Ngữ văn vừa giúp người học có trình độ học vấn phổ thông vừa giúp người học phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, giúp các em biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách ăn nói, giao tiếp ... trong cuộc sống hàng ngày. Giúp học sinh cảm nhận và bày tỏ ý kiến về cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương là một trong những sứ mệnh của người giáo viên để hoàn thành mục tiêu giáo dục ấy. Làm sao để từ những nội dung vấn đề của tác phẩm các em có thể bộc lộ những đánh giá, suy nghĩ riêng của cá nhân mình qua các bài viết một cách sâu sắc, toàn diện ? 
 Tác phẩm truyện có ảnh hưởng rất lớn trong nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn không chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu các tác phẩm truyện, mà từ đó còn rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về tác phẩm. Đó chính là kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Thực tế, trong các đề bài trong sách giáo khoa hay các đề thi vào THPT yêu cầu tái hiện kiến thức về các văn bản văn học (nghị luận văn học) luôn chiếm 50% số điểm của bài thi. Trong đó phần nghị luận văn học về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một trong những đơn vị kiến thức thuộc cấu trúc đề thi. Từ tầm quan trọng đó đã đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ văn. Làm sao để học sinh cảm thụ văn bản truyện tốt, làm sao để các em vận dụng tốt các kĩ năng và kiến thức về tác phẩm truyện vào bài nghị luận văn chương, Người giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh bám vào đặc trưng thể loại, vào kiến thức cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) mà còn phải hướng dẫn cho các em những cách vận dụng những kĩ năng hợp lí để giúp bài văn hay, sinh động hơn. 
 Trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), kĩ năng so sánh không phải là một kĩ năng mới lạ. Song trên thực tế trong khung kiến thức chương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt, bài bản. Chính vì vậy, khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) việc sử dụng kĩ năng so sánh học sinh thường lúng túng, nhiều em không làm được, nếu có thì hiệu quả đạt được chưa cao. Bởi vậy, với học sinh khối 9, để thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện bằng kĩ năng so sánh là một nhu cầu bức thiết đối với học sinh và cả với người dạy. 
 Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS thị trấn Cành Nàng nhiều năm ôn thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt nhiều học sinh giỏi cho trường, bản thân thấy được vai trò ý nghĩa lớn của đổi mới phương pháp trong dạy và học hiện nay. Để góp phần nho nhỏ trong việc nâng cao kiến thức cho học sinh và việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy và ôn luyện cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn, tôi xin góp một phần cách hiểu, cách rèn luyện học sinh qua đề tài: Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước. Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn THCS. Vì vậy rất mong được sự ủng hộ và chia sẻ của các đồng nghiệp! 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với đề tài Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tôi mong muốn nâng cao chất lượng giờ học tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn chương về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cũng như tạo được niềm yêu thích của các em học sinh với bộ môn Ngữ văn. Hơn thế, tôi cũng mong được chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu giáo dục mà cả xã hội đang kỳ vọng.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tôi sẽ tập trung nghiên cứu các khai thác, sử dụng kĩ năng so sánh có hiệu quả cho học sinh lớp 9 khi làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết : Nghiên cứu tài liệu, để nắm rõ như thế nào là dạy học so sánh và áp dụng vào bài học ra sao.
	 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong công tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lí, năng lực của từng đối tượng học sinh, thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh, điều tra khảo sát thực tế giáo viên và học sinh về tình hình tiếp cận, sử dụng kĩ năng so sánh để thu thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu
	Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu kết quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kiểu bài văn nghị luận là một kiểu bài chiếm thời lượng lớn trong chương trình THCS. Các em được học văn nghị luận từ học lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Ở lớp 7, các em được học kiến thức khái quát chung về văn nghị luận và chú trọng hai phép lập luận chứng minh và giải thích. Lớp 8, học sinh được học tiếp về văn nghị luận ở nội dung cách viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Đó là cung cấp cho các em phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận; là kiến thức và kĩ năng về kiểu bài nghị luận văn chương và nghị luận xã hội. 
 Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Mỗi một bài nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. Luận điểm được xem là linh hồn của bài văn nghị luận. Bởi luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Để làm sáng tỏ luận điểm phải cần tới lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) là đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Và lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục [7]. Với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học sinh tiếp tục cần phải nắm vững vừa phải vận dụng linh hoạt những kiến thức chung về văn nghị luận vào bài làm. Vì nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là “trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.” [9]. Từ đó, ta thấy bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là kiểu bài có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi người viết không chỉ nắm vững tác phẩm truyện mà còn phải biết bày tỏ chính kiến riêng của mình về vấn đề nghị luận. Vì vậy khi viết bài phải sử dụng nhiều thao tác nghị luận. Trong chương trình THCS, học sinh được học các thao tác lập luận thành bài riêng biệt là phép lập luận chứng minh, phép lập luận giải thích, phép lập luận phân tích và tổng hợp. Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy [7]. Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người [7]. Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh [9]. Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản [9]. Ngoài ra khi tìm hiểu các bài văn mẫu làm ngữ liệu các em còn được làm quen với phép lập phép lập luận so sánh. 
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”. Theo “Từ điển Tu từ – phong cách học – thi pháp học” của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì “so sánh là phương thức diễn đạt  tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. Trong thực tế đời sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh. Với môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, khái niệm so sánh cần phải được hiểu theo theo những lớp nghĩa cơ bản. Thứ nhất, so sánh ở phạm vi là một phép tu từ từ vựng ở phần kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt [6] chủ yếu giúp các em phát hiện ra các phép so sánh có trong tác phẩm văn học. Từ đó học sinh tìm ra tác dụng của biện pháp so sánh trong khả năng biểu đạt nội dung của văn bản cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Thứ hai, trong văn nghị luận kĩ năng so sánh trong nghị luận văn học là một thao tác lập luận như các thao tác lập lụân mà các em đã được học (phép lập luận chứng minh, phép lập luận giải thích, phép lập luận phân tích và tổng hợp): So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình đang bàn luận [11]. Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình Ngữ văn THCS. Từ những khái niệm trên khi vận dụng so sánh vào việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm, ), cảm nhận được những mới mẻ, độc đáo của đối tượng văn học cũng như những sáng tạo của nghệ sĩ. Để rèn luyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt kĩ năng này nói riêng, cảm thụ văn học nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần phải chỉ đường cho học sinh biết cách sử dụng so sánh khi làm bài một cách cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Tình hình địa phương:
Thị trấn Cành Nàng là đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Bá Thước, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 110 km về phía Tây. Là một Thị trấn huyện lỵ, là một trung tâm buôn bán sầm uất của huyện Bá Thước. Thị trấn Cành Nàng được chia thành 5 đơn vị khu dân cư ( 5 khu phố) trải dài theo Quốc lộ 217 với chiều dài khoảng 3 km. Trường THCS Thị trấn Cành Nàng đóng tại phố 3 thị trấn Cành Nàng.
2.2.2 Tình hình nhà trường:
- Từ ngày 01/10/ 2014 UBND Huyện phê duyệt đề án: Thành lập trường trung tâm các lớp chất lượng cao ở Trường THCS Thị trấn Cành Nàng, nhà trường đã tuyển sinh thu hút nhiều học sinh năng khiếu trên địa bàn huyện về học tại trường nên đa phần đối tượng học sinh nói chung, học sinh khối lớp 9 nói riêng đều chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.
- Tình hình đội ngũ giáo viên: Ban giám hiệu: 03, giáo viên 22, nhân viên 03. Có 2 tổ chuyên môn: Tổ Tự nhiên 13, tổ Xã hội 9 ( trong đó môn Ngữ văn có 4 đồng chí).
- Thực trạng chương trình: Trong chương trình Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở, phần đọc hiểu văn bản chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình. Với chương trình lớp 9, đọc hiểu văn bản là 59 tiết/175 tiết (chiếm 33.7%) thì đọc hiểu tác phẩm truyện là 29/59 (chiếm 49.2% thời lượng), đọc hiểu tác phẩm thơ là 15/175 tiết (chiếm 25.4% thời lượng), còn lại các thể loại khác là 15/175 tiết (chiếm 25.4% thời lượng).
- Thực trạng nhận thức của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường khi giảng dạy kĩ năng so sánh:
Nội dung
Mức độ
GV đã hiểu, hướng dẫn, vận dụng
Chưa thực hiện
SL
%
SL
%
Hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
4
100%
0
0%
 Hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2
50%
2
50%
Hướng dẫn HS vận dụng kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có tính bài bản, hệ thống.
1
25%
3
75%
Qua điều tra và thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy: Với giáo viên dạy Ngữ văn, rèn kĩ năng so sánh cho học sinh thật sự rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên thực tế việc hướng dẫn học sinh kĩ năng này còn mang tính chủ quan tìm kiếm, mày mò từ kinh nghiệm cá nhân nên một số giáo viên còn e ngại và chưa rèn học sinh vận dụng kĩ năng này nhiều. 	
Thực trạng nhận thức của học sinh đối với môn Ngữ văn về việc thực hiện kĩ năng so sánh:
Nội dung
Mức độ
HS đã sử dụng, hiểu, vận dụng
Chưa thực hiện
SL
%
SL
%
HS đã hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
60
100%
0
0%
HS hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
20
33%
40
62%
HS vận dụng kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có tính bài bản, hệ thống
9
15%
51
85%
Về phía học sinh ở bậc trung học cơ sở nói chung và học sinh khối 9 nói riêng khả năng cảm thụ tác phẩm bằng kĩ năng so sánh chưa tốt. Phần lớn các em chỉ cảm nhận bằng cảm tính vai trò của kĩ năng này và vận dụng nó còn tùy tiện mà chưa có bài bản, khoa học. Hơn nữa trong xu thế xã hội hiện nay, việc hứng thú với văn chương và tạo nên những sản phẩm cảm thụ văn chương của học sinh có giá trị thật sự chưa nhiều ... 
 Kết quả qua bài kiểm tra của học sinh: Sau khi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong năm học 2015 - 2016, kết quả bài kiểm tra nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) của học sinh lớp 9 chưa được cao. Qua bài kiểm tra tiết 48 (Kiểm tra truyện trung đại - học kỳ I) và tiết kiểm tra 120 (Viết bài tập làm văn số 6- học kỳ II) với đề bài có một câu yêu cầu học sinh cảm thụ tác phẩm truyện thì kết quả chưa đạt như kì vọng của giáo viên.
Lớp
Sĩ số
Điểm
9 - 10
Điểm
6,5 – 8,5
Điểm
5,0 – 6,0
Điểm 3,0 – 4,5
Điểm dưới 3
Tổng số
%
Tổng
số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
30
0
0
4
13
20
66
6
20
1
3
9B
30
0
0
6
20
20
67
4
13
0
0
Thực trạng về vận dụng kĩ năng so sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) còn tồn tại như trên đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu, cảm nhận tác phẩm văn chương khi các em vận dụng vào làm bài tập. Bởi vậy, trên thực tế hàng năm khả năng lĩnh hội cũng như kĩ năng làm bài văn ở các em đạt kết quả chưa cao như mong muốn của người dạy. Trong các bài kiểm tra văn về phần truyện hay các bài viết nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9, xa hơn là kì thi vào PTTH chất lượng bài làm chưa cao, nhiều em bài thi môn Ngữ văn chỉ đạt dưới 5. Thậm chí một số em trong đội tuyển học sinh giỏi khi làm bài này chưa hay, sâu sắc. Một phần là do các em chưa chịu tích luỹ kiến thức giữa các tác phẩm văn chương với nhau, chưa có ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tạo mà còn mang thói quen ỷ lại, thụ động vào sự hướng dẫn của thầy cô, hoặc tài liệu tham khảo. Ngoài ra còn nguyên nhân chính khác là các em chưa hiểu so sánh giữa các tác phẩm là phải so sánh cái gì ? So sánh như thế nào?
Ngoài kết quả chưa cao từ các đề kiểm tra trên thì khi kiểm tra vở bài tập của học sinh, tôi nhận thấy các bài tập trong sách giáo khoa có vận dụng kĩ năng so sánh các em đều làm chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh kết quả chưa mấy khả quan trên của học sinh đại trà, thì chất lượng học sinh giỏi cũng đạt chưa cao.
Về phía học sinh ở bậc THCS nói chung và học sinh khối 9 nói riêng khả năng sử dụng kĩ năng so sánh chưa tốt. Phần lớn các em chỉ cảm nhận bằng cảm tính vai trò của những kĩ năng này và vận dụng nó còn tùy tiện mà chưa có bài bản, khoa học. Hơn nữa kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đòi hỏi học sinh phải có những nhận xét, đánh giá về truyện. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Đồng thời phải được trình bày rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Tuy nhiên thực tế, trong xu thế xã hội và tình hình học Ngữ văn hiện nay, học sinh chưa thực sự ham học chịu khó tìm tòi, góp nhặt, tích lũy để xâu chuỗi thành hệ thống kiến thức mà còn bị các thú tiêu khiển hấp dẫn từ đời sống mạng ảo lôi kéo ... Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh nhân vật văn học ở tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình tượng cá thể người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương diện riêng. Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" [3]. Vì vậy, nghị luận về nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_so_sanh_nham_nang_cao_hieu_qua_viet_v.doc