SKKN Rèn luyện kĩ năng làm đề nghị Luận văn học dạng so sánh, liên hệ cho học sinh lớp 12 trường thpt Ngọc Lặc nhằm đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT QG năm 2018
Nghị quyết trung ương 6 khóa XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm đó, trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có những đổi mới tích cực về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học,. đặc biệt Bộ GD đã thay đổi cấu trúc đề thi. Với môn Ngữ văn đây là một trong trong những môn học quan trọng trong ban Khoa học xã hội, nhưng để đạt được điểm cao trong các kì thi lại không hề dễ dàng. Từ những năm 2014 đến 2017 thi THPTQG thời gian làm bài từ 150 phút rút xuống còn 120 phút; năm 2017 từ bài văn nghị luận xã hội 600 chữ xuống đoạn văn 200 chữ, câu 5 điểm vận dụng khả năng đọc hiểu về kiến thức văn học viết bài nghị luận văn học. Việc ra đề thi thay đổi 120 phút mục đích là để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và kiểm tra việc học tập, vận dụng của học sinh thông qua bài thi.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG SO SÁNH, LIÊN HỆ CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KỲ THI THPT QG NĂM 2018 Người thực hiện: Ngô Thị Thanh Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Ngọc Lặc SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài: Nghị quyết trung ương 6 khóa XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm đó, trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có những đổi mới tích cực về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học,... đặc biệt Bộ GD đã thay đổi cấu trúc đề thi. Với môn Ngữ văn đây là một trong trong những môn học quan trọng trong ban Khoa học xã hội, nhưng để đạt được điểm cao trong các kì thi lại không hề dễ dàng. Từ những năm 2014 đến 2017 thi THPTQG thời gian làm bài từ 150 phút rút xuống còn 120 phút; năm 2017 từ bài văn nghị luận xã hội 600 chữ xuống đoạn văn 200 chữ, câu 5 điểm vận dụng khả năng đọc hiểu về kiến thức văn học viết bài nghị luận văn học. Việc ra đề thi thay đổi 120 phút mục đích là để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và kiểm tra việc học tập, vận dụng của học sinh thông qua bài thi. Đầu tháng 01/2018 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa THPTQG là động thái cần thiết, là cơ sở để nhà trường, tổ bộ môn chủ động kế hoạch ôn tập cho học sinh làm quen với dạng đề thi này đạt hiệu quả. Câu đọc hiểu và nghị luận xã hội giống như năm trước, riêng nghị luận văn học (5 điểm) có sự tích hợp trong đề thi với chương trình lớp 11. Ở chương trình lớp 11 học sinh phải học nhiều gồm văn học trung đại và văn học hiện đại giai đoạn 1930-1945 với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu; thể loại phong phú (thơ, truyện ngắn, kịch...). Đề tích hợp cho nên cách hỏi cũng theo hướng mở và cũng có nhiều dạng đề khảo sát, tổng kết toàn bộ chương trình 12 và 11 nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường để có thể hội nhập toàn cầu. Ở đề tài này tôi không bàn sâu về cấu trúc đề thi minh họa 2018 môn Ngữ văn mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm, sự quan sát của mình về câu nghị luận văn học (5 điểm) trong sự tích hợp với chương trình 11 phần văn học hiện đại. Đề thi theo kiểu tích hợp ở đây là gộp nội dung chương trình 12 và 11 vào một yêu cầu câu hỏi của đề. Trong định hướng của Bộ GD thì chương trình lớp 12 là chủ yếu, chiếm 60% nên trong cấu tạo của câu hỏi này thường là nội dung lớp 12 trước, lớp 11 sau, chiếm khoảng 40%. Dạng đề thi này là một dạng đề so sánh nhưng ở mức độ vừa phải; liên hệ là để bình luận, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó. Dạng bài so sánh thường rất dài và khó đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức, tư duy lôgic và khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề, có chiến lược hợp lý khi làm bài. Nếu học sinh không nắm rõ cách thức làm bài văn so sánh thì sẽ dễ rơi vào liệt kê, bài viết không có trọng tâm, xa vấn đề. Do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh kỹ năng và rèn luyện nhiều đề dạng so sánh, liên hệ để học sinh tự tin hơn khi gặp đề bài dạng này nghĩa là học sinh chỉ ra được nét tương đồng và khác biệt là đạt yêu cầu 3-4 điểm dễ dàng. Vậy ta hiểu so sánh là gì? So sánh là một thao tác lập luận vô cùng quan trọng trong văn học lẫn đời sống. Trong văn học so sánh được hiểu như một kiểu bài nghị luận văn học, một cách thức trình bày. Ở đây có ba cách hiểu về so sánh: thứ nhất, so sánh là biện pháp tu từ “tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh những thao tác lập luận khác đã học trong chương trình lớp 11. Thứ ba, so sánh được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài văn nghị luận. Tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ hay văn xuôi... đã được học trong chương trình Ngữ văn 12( Ghi chú: - Ở mục 1.1 Lí do chọn đề tài: Đoạn “Ở đây có ba cách hiểuchương trình Ngữ văn 12” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1. )[1]. Ở đề tài này tôi chú ý ở góc nhìn thứ 3, nghĩa là một kiểu bài nghị luận. Việc giáo viên rèn luyện cho học sinh tư duy so sánh tốt sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, sắc bén, nhiều mặt về các vấn đề trong văn học. Thông thường, lập luận so sánh trong văn học là sự đối chiếu hai hay nhiều tác phẩm, tác giả, hình tượng, chi tiết nghệ thuật... để thấy được điểm giống và khác nhau; từ đó thấy rõ giá trị của các đối tượng được phân tích, đánh giá. Để có thể làm tốt dạng đề này học sinh phải có những hiểu biết cơ bản về tác phẩm, tư duy nhạy bén, phát hiện vấn đề một cách đầy đủ (đúng và trúng). Gần đây trong các đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, thi học sinh giỏi câu nghị luận văn học cũng thường xuất hiện đề so sánh. Vì thế dạy học sinh kỹ năng làm bài so sánh là vô cùng cần thiết trong việc ôn luyện của các thầy cô giáo để nâng cao chất lượng bài làm của học sinh. Năm nay Bộ GD có sự thay đổi ở câu nghị luận văn học dạng tích hợp cả chương trình 12 và 11 nên cả thầy và trò đều lo lắng, lúng túng. Là một giáo viên dạy ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi và khối 12 nhiều năm, từ thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi xin mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp chuyên đề nhỏ của mình: “Rèn luyện kĩ năng làm đề nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ cho học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc nhằm đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPTQG năm 2018” giúp học sinh tự tin với những kiến thức, kỹ năng mà mình có được để làm bài thi đạt kết quả như mong muốn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh hiểu vấn đề như thế nào là tích hợp so sánh văn học, các loại so sánh văn học thường gặp trong đề thi. - Thông qua đề tài, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ năng, phương pháp để các em học sinh trường THPT Ngọc Lặc nhất là những học sinh thi ĐH, CĐ khối C, D có thể tự tin bước vào kì thi THPTQG năm 2018 làm bài đạt chất lượng tốt nhất. - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Thông qua đề tài này có thể để các giáo viên trong tổ dùng để thực hành khi ôn luyện học sinh giỏi, ĐH, CĐ và thi THPTQG hàng năm. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 12A3, 12A7 trường THPT Ngọc Lặc năm học 2017-2018. - Các đề so sánh, liên hệ theo đề minh họa thi THPTQG năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng hợp, phân tích. - Phương pháp thực nghiệm, điều tra. II. NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận của đề tài: So sánh là một thao tác quan trọng không chỉ trong văn học mà cả trong cuộc sống hàng ngày. So sánh là một phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một sự vật khác để đối chiếu nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, rõ nét, sâu sắc hơn. Ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu khía cạnh so sánh như một kiểu bài nghị luận văn học, một cách thức trình bày khi viết văn nghị luận.( Ghi chú: - Ở mục II.1 Cở sở lý luận của đề tài: Đoạn “So sánh là một thao tácviết văn nghị luận” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2. ) [2] Việc rèn kỹ năng so sánh cho học sinh vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi bắt buộc đối với giáo viên trong dạy học ở môn Ngữ văn. Đối với đối tượng học sinh THPT lại càng cần thiết, đặc biệt học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPTQG. Tuy nhiên trong chương trình sách giáo khoa chính khóa so sánh văn học xuất hiện với tư cách như một kiểu bài nghị luận văn học độc lập để dạy học sinh thì chưa có. Nếu câu nghị luận văn học chỉ là một tác phẩm, đoạn trích, nhân vật... thì còn đơn giản, học sinh dễ dàng đạt mức 5-6 điểm của tổng bài thi. Nhưng nếu gặp câu hỏi về nhóm tác phẩm, nhóm nhân vật... thì sẽ khó và phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh tư duy tổng hợp so sánh. Dạng đề tích hợp, so sánh này chỉ phù hợp với học sinh giỏi, học sinh thi ĐH, CĐ. Việc ghi nhớ chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để so sánh, nâng cao, liên hệ thực tiễn là quá khó đối với học sinh trung bình, gần như các em buông xuôi chủ yếu chỉ viết ở chương trình 12. Vì vậy trong quá trình ôn tập giáo viên phải có một phương pháp dạy học thích hợp cho các em và chủ yếu trang bị kiến thức cơ bản nhất là phần đọc- hiểu để được cộng điểm. Đối với phần nghị luận văn học học sinh phải học hết, học kĩ kiến thức cơ bản của các tác phẩm văn 11 (chú ý phần văn học hiện đại) và chương trình lớp 12. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình 12 trước, sau đó liên hệ tới chương trình 11. Như vậy học sinh phải học kĩ các hình ảnh, chi tiết, nhân vật trong tác phẩm để khi gặp dạng đề so sánh, liên hệ thực tiễn học sinh không mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra học sinh cần phân chia thời gian hợp lý để làm bài, thông thường nên dành 30 đến 40 phút hoàn thành phần đọc hiểu và câu nghị luận xã hội, còn lại 80 đến 90 phút dành làm câu nghị luận văn học để tổng bài thi đạt kết quả cao hơn. Như vậy mục đích cuối cùng của kiểu bài so sánh, liên hệ là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm, tác giả,... từ đó thấy được mặt kế thừa, sáng tạo của từng tác giả, vẻ đẹp riêng từng tác phẩm... Thực trạng đề thi có dạng so sánh, tích hợp ở chương trình 12 và 11 trong năm nay dù đã có định hướng từ trước nhưng cả thầy và trò trường THPT Ngọc Lặc vẫn còn tỏ ra băn khoăn, lúng túng khi triển khai bài viết. Đứng trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân và sự quan sát tổng kết các đề thi ĐH, CĐ, tốt nghiệp trong những năm gần đây, qua những năm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc có được kỹ năng làm đề nghị luận văn học trong kỳ thi THPTQG năm 2018 đạt hiệu quả. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Thuận lợi: - Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên trường THPT Ngọc Lặc cũng đã lồng ghép các đề dạng này trong các tiết kiểm tra học kì, khảo sát đội tuyển học sinh giỏi, thi thử tốt nghiệp. - Học sinh cơ bản đã được học những kiến thức lý luận về thao tác lập luận so sánh ở chương trình 11 và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ/văn xuôi ở chương trình 12. Học sinh cũng đã có sự vận dụng chúng trong đời sống thực tế, khi làm đề thi. b. Khó khăn: - Về phía học sinh: trường THPT Ngọc Lặc là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với khoảng 80-85% là dân tộc Mường, chủ yếu ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, đến trường đi học đầy đủ là cả một vấn đề. Môn Ngữ văn là một môn học đặc thù, yêu cầu học sinh đọc hiểu, phát huy trí tưởng tượng của học sinh trong khi đầu vào thấp cũng là một thách thức. Số lượng học sinh đăng ký thi ĐH, CĐ khối C, D không nhiều vì không có nhiều ngành nghề để học sinh lựa chọn và nhiều em không có hứng thú học văn. Mục đích chủ yếu học sinh chỉ cần thi đậu tốt nghiệp để có thể xin việc ở các công ty may, công ty Sam Sung... Hơn nữa thời gian ôn thi gấp rút, học sinh chưa được học tập rèn luyện nhiều đề dạng này, nhiều em quên chương trình lớp 11, thiếu kỹ năng làm bài rất nhiều. - Ban chuyên môn, tổ chuyên môn chưa tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi để giáo viên có nhiều tiết dạy ôn thi dạng này trên trường như việc ôn thi học sinh giỏi 1 tiết/tuần, ôn thi THPTQG 3 tiết/tuần với một lượng kiến thức khổng lồ cả khối 12 và 11 là điều vô cùng khó khăn đối với cả người dạy lẫn người học. - Một lý do khác nữa là trong phân phối chương trình, sách giáo khoa không có hẳn một tiết dạy cụ thể nào về dạng nghị luận tích hợp so sánh. Trong gần suốt cả năm học, Bộ GD chưa có một hướng dẫn cụ thể nào, bộ đề hướng dẫn luyện thi THPTQG năm 2018 ở câu nghị luận văn học thì khác hẳn đề thi minh họa cũng là một thách thức. - Về phía giáo viên: chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh ôn tập nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài thi của học sinh. c. Thống kê số liệu: Thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và cá nhân khi dạy ôn thi học sinh giỏi, thi THPTQG tôi đã đưa một số đề thi theo đề minh họa của Bộ GD yêu cầu học sinh luyện tập và một số câu hỏi điều tra sơ bộ về dạng đề này cho 85 học sinh 12A3, 12A7 trường THPT Ngọc Lặc thì thu được một số kết quả sau: - Câu 1: Bản chất câu nghị luận văn học theo đề thi minh họa THPTQG năm 2018 của Bộ GD có gì khác năm 2017? Em hiểu khái niệm so sánh trong văn học là như thế nào? Em đã vận dụng được bao nhiêu % kiến thức đã tiếp thu được vào bài làm của mình?. Kết quả 35 em hiểu bản chất đề thi minh họa năm 2018 khác phần NLVH dạng so sánh, liên hệ 12 với 11 và có thể vận dụng kiến thức đã học khi làm bài được. Số còn lại lúng túng, chưa hiểu rõ để vận dụng kiến thức viết như thế nào cho hợp lí. - Câu 2: Bài tập luyện tập: Cảm nhận của em về đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu...Hướng về anh một phương” (Sóng - Xuân Quỳnh). Liên hệ đoạn thơ sau “Mơ khách đường xa, khách đường xa... Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử). Kết quả thu được: 85 học sinh của hai lớp 12A3, 12A7 đó là: 13 học sinh hiểu được yêu cầu của đề, nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ năng, vận dụng linh hoạt; 39 học sinh vận dụng hiểu biết, kĩ năng làm bài đạt mức 2-2,5 đ; 33 học sinh còn lại lúng túng, không hiểu vấn đề, không biết cách trình bày bài văn rơi vào học sinh trung bình, yếu. Số học sinh này gần như chỉ nói chương trình 12, còn chương trình 11 bỏ qua. Như vậy thông qua kết quả thu được số học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức không nhiều, số học sinh đạt điểm khá, giỏi lại càng ít hơn. Có nhiều nguyên do: vì các em tích lũy kiến thức chưa nhiều, chưa có kỹ năng làm đề, phân bố thời gian chưa hợp lí, các em thật sự cố gắng trong học tập đối với môn Ngữ văn... Vì thế giáo viên ngoài dạy cho học sinh kiến thức còn phải dạy cả kĩ năng làm bài, cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề tích hợp so sánh. Ngoài ra học sinh phải tự học, tự tìm cho mình nhiều kênh thông tin khác nhau để bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPTQG năm 2018. 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Những dạng đề so sánh, liên hệ văn học thường gặp: - So sánh hai đoạn thơ: Ví dụ: Cảm nhận của em về đoạn thơ “Cuộc đời tuy dài thếĐể ngàn năm còn vỗ” (Sóng - Xuân Quỳnh). Liên hệ so sánh với đoạn thơ sau “Ta muốn ôm.Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng - Xuân Diệu) - So sánh hai chi tiết: Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao). - So sánh hai đoạn văn: Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” (Chí Phèo - Nam Cao). - So sánh hai nhân vật: Ví dụ: Cảm nhận của em về người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” - Kim Lân. Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong “Chí Phèo” - Nam Cao. - So sánh cách kết thúc hai tác phẩm: Ví dụ: Cảm nhận của em về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân. Liên hệ với kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao. - So sánh phong cách tác giả: Ví dụ: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở trường về thể tùy bút, bút ký. Qua hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường anh/chị hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Ví dụ: Khi bàn về nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có ý kiến cho rằng “Tràng là một gã trai quê nông nổi, thiếu suy nghĩ nhưng cũng đầy khát khao và có trách nhiệm với cuộc đời”. Bằng hiểu biết của anh/chị về truyện ngắn “Vợ nhặt” hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong đoạn kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao để nhận xét về số phận người nông dân qua hai truyện ngắn này. 3.2. Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học. So sánh văn học là một thao tác tư duy, được rèn luyện để trở thành một thói quen trong cảm thụ văn chương được sâu sắc và tinh tế đòi hỏi phải có một phương pháp, một cách thức trình bày tương ứng. Khi làm bài văn nghị luận văn học có nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề. Nhưng với dạng đề so sánh văn học thông thường có hai cách: a. Cách 1: Kiểu bài so sánh nối tiếp: - Khái quát gọn những nét tương đồng và khác biệt, nét chung và nét riêng của đối tượng so sánh. - Lần lượt khai thác cụ thể từng đối tượng được so sánh, hết đối tượng này chuyển sang đối tượng khác (chú ý khai thác, phân tích trong sự so sánh). - Đánh giá, tổng hợp. * Chú ý: cách này dùng cho đối tượng so sánh ở cấp độ nhỏ như hình ảnh, chi tiết, kết cấu, đoạn trích ngắn... khảo sát từ 1 đến 2 tác phẩm. Ví dụ: vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử. b. Cách 2: Kiểu bài so sánh song song: - Khái quát gọn như kiểu bài thứ nhất. - Chia tách đối tượng thành nhiều bình diện, khai thác trong sự đối sánh. Lấy cái chung làm nền tảng, làm tiêu chí so sánh; từ những nét giống nhau đó mà chỉ ra, phân tích những nét khác biệt của đối tượng so sánh. - Đánh giá, tổng hợp. + Đây là cách làm khó nhưng hay, thể hiện được khả năng tư duy, năng lực khái quát và cảm thụ tinh tế, sắc nét của học sinh giỏi, khá. Cách làm này sử dụng cho các cấp độ so sánh lớn như hình tượng nghệ thuật, tác phẩm, phong cách tác giả, thời đại văn học... được khảo sát trong hai hay nhiều tác giả, tác phẩm( Ghi chú: - Ở mục 3.2 Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học: Đoạn “a. Cách 1hai hay nhiều tác giả tác phẩm” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3. ) [3]. Ví dụ: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua các thi phẩm Chí Phèo - Nam Cao, Vợ nhặt - Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Căn cứ vào thực tế về trình độ, yêu cầu ở trường THPT Ngọc Lặc học sinh chỉ có thể làm theo cách 1 và cũng là theo định hướng chấm của Bộ GD, giáo viên chúng tôi dạy theo hướng này. 3.3. Đề thực nghiệm, minh họa. Để minh họa cho các bước làm bài so sánh, liên hệ ở trên tôi đưa ra hai ví dụ để minh chứng về việc ôn luyện của mình cho học sinh tại trường THPT Ngọc Lặc và chất lượng học tập đã được cải thiện. Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “Cuộc đời tuy dài thế . Để ngàn năm còn vỗ” (Sóng - Xuân Quỳnh) và “Ta muốn ôm Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng - Xuân Diệu). Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu (Chí Phèo - Nam Cao) để nhận xét về cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ. 3.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Với bất cứ một đề ra nào, bước tìm hiểu đề vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta xác định đúng yêu cầu của đề ra. Khâu tìm hiểu đề gồm 4 ý: Thứ nhất là xác định kiểu đề; thứ 2 là tìm hiểu nội dung, ý cơ bản; phạm vi dẫn chứng; các thao tác lập luận sử dụng. Với cách ra đề mới theo hướng mở của Bộ những năm gần đây, đặc biệt là để thi minh họa tháng 1/2018 thì học sinh phải biết cách nhận thức đề đúng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_luyen_ki_nang_lam_de_nghi_luan_van_hoc_dang_so_sanh.docx