SKKN Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu công tác chủ nhiệm ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu công tác chủ nhiệm ở trường THPT

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đã và đang xảy ra trên phạm vi rộng với nhiều lứa tuổi, đối tượng hoàn cảnh khác nhau: từ nông thôn tới thành thị, từ mầm non tới THPT, từ những đứa con trong gia đình khó khăn đến gia đình giàu có đều có thể mắc phải. Hiện tượng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng vì một lý do nào đó không can ngăn mà còn quay clip tung lên mạng với sự hả hê thích thú, cho đến việc lôi kéo người thân bạn bè đánh đối phương hoặc như việc cô giáo tát học sinh vài chục cái, thầy giáo ấu dâm học sinh không còn là chuyện hiếm

Trước thực trạng này nghị quyết Trung Ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã ra đời. Trong đó quan điểm chỉ đạo của đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục.

 

docx 18 trang thuychi01 42915
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu công tác chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
------ooOoo--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài.. 2	
1.2. Mục đích nghiên cứu . . 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.. 3	
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3
1.5. Thời gian thực hiện.. 3 
1.6. Những điểm mới của SKKN 3
	2. Nội dung . 4
2.1. Cơ sở lí luận . 4
2.2. Thực trạng  5
2.3. Các biện pháp .. 6 - 16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 17
3. Kết luận.. `17
MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài
Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đã và đang xảy ra trên phạm vi rộng với nhiều lứa tuổi, đối tượng hoàn cảnh khác nhau: từ nông thôn tới thành thị, từ mầm non tới THPT, từ những đứa con trong gia đình khó khăn đến gia đình giàu có đều có thể mắc phải. Hiện tượng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng vì một lý do nào đó không can ngăn mà còn quay clip tung lên mạng với sự hả hê thích thú, cho đến việc lôi kéo người thân bạn bè đánh đối phương hoặc như việc cô giáo tát học sinh vài chục cái, thầy giáo ấu dâm học sinh không còn là chuyện hiếm
Trước thực trạng này nghị quyết Trung Ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã ra đời. Trong đó quan điểm chỉ đạo của đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục.
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn thay đổi quan niệm nhận thức hành vi trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp kỷ luật tích cực.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp học sinh liên tục trong hai năm từ lớp 11 đến lớp 12 nên việc giải quyết các tình huống trong và ngoài nhà trường liên quan đến các em là điều không hề dễ trong hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh đó tài liệu để học tập, nghiên cứu, áp dụng cũng rất ít, tìm hiểu trên mạng thì phần lớn là những clip phản cảm nhố nhăng, không có tính giáo dục mà chỉ gây tò mò ăn theo, lôi kéo một bộ phận không nhỏ trong giới học sinh từ những em ngoan đến những em chưa ngoan đi theo để áp dụng trên chính cơ thể của mình như: cắt tóc, cạo tóc, mặc quần áo giống một nhân vật mà mình gọi là thần tượng mặc dù thần tượng đó không có gì tốt đẹp về đạo đức, hình thức, thậm chí là vi phạm pháp luật mà gần đây nhất là nhân vật Khá Bảnh.. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn nêu sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT” để giải quyết các tình huống trên lớp học,giúp các em có định hướng rõ ràng hơn trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân cũng như trong việc rèn luyện đạo đức, học tập để các em có hành trang đầy đủ hơn trong lứa tuổi học sinh sắp trưởng thành.
. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát huy tính kỷ luật, tự giác của học sinh trong giới hạn và những quy tắc phải tuân thủ để hoàn thiện bản thân
. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp chủ nhiệm trong hai năm từ lớp 11 đến lớp 12
. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của kỷ luật tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiên thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet 
Phương pháp quan sát: 
Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh 
Phương pháp điều tra
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè, hàng xóm của học sinh 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn
+ Tham khảo những kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường.
Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực ở lớp 12A2 năm học từ 2018 - 2019 trường THPT Đặng Thai Mai - Quảng Xương Thanh Hóa
.Thời gian thực hiện:
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 đến 15 tháng 5 năm 2019
. Những điểm mới của SKKN
Thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục kỷ luật như: sũy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, quan tâm chăm sóc bản thân, luôn tạo niềm vui cho bản thân, suy ngẫm về những điều mình đã trải qua tự đặt mình
Thay đổi cách cư xử trong lớp học, quy tắc nhất quán, khuyến khích động viên, áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng, quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh, giám sát nội quy lớp học, xây dựng tập thể thân thiện, gắn bó.
NỘI DUNG
. Cơ sở lí luận
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong thời kì hội nhập, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0. Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế xã hội, nhu cầu kết bạn, giao lưu, ảnh hưởng theo trào lưu văn hóa ngày càng đa dạng, phức tạp nhưng việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ cá nhân ngày càng khó khăn nên nảy sinh nhiều bất đồng về quan điểm, cách sống cũng như sự kết nối tập thể và giữa các tập thể không giống nhau nên các em học sinh nhất là lưa tuổi trung học phổ thông có xu thế tự khẳng định mình mà phá bỏ mọi không gian giới hạn cho phép để phát triển theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến một số học sinh nếu không ngăn chặn kịp thời và đúng cách sẽ xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vi phạm pháp luật và cao nhất là tự tử ở cả đối tượng học sinh ngoan học giỏi, con nhà gia giáo nề nếp, có điều kiện kinh tế.
Xuất phát từ thực tế đó, bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục kỷ luật tích cực trong khuôn khổ dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn II năm 2018, qua thực tế tôi đã có cơ sở nghiên cứu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt nhất trong lớp chủ nhiệm suốt những năm học qua.
Trong giáo dục kỷ luật tích cực chúng ta phải thấy được sự cần thiết của các biện pháp đó là: hiểu được tâm, sinh lý của học sinh, việc phát triển thể chất, trí tuệ nhân cách thông qua các hoạt động giao tiếp, sự hình thành thế giới quan trong mỗi cá nhân. Thấy được nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể, xúc phạm tinh thần của học sinh từ đó đặt ra yêu cầu đối với giáo viên trong việc thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực.
Vậy giáo dục kỷ luật tích cực là gì? Là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác, tinh thần của các học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh.
Giáo dục kỷ luật tích cực: là các biện pháp kỹ thuật không mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành ý thức tự giác, giúp các em có sự tự tin khi đến trường học tập và rèn luyện. Giáo dục kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục giúp học sinh tiến bộ hơn trên cơ sở học sinh tự tìm, tự nhận ra và tự sữa chữa những khuyết điểm của mình.
Ý nghĩa của giáo dục kỉ luật tích cực: Học sinh phát huy được tính tính cực, phát triển ưu điểm của mỗi cá nhân, giáo dục học sinh bằng tình thương, ý thức trách nhiệm và sự công bằng.
. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng 
Vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 12A2 - trường THPT Đặng Thai Mai – Quảng Xương – Thanh Hóa. Đây là lớp học mà năm trước (2017- 2018) tôi cũng đã được nhà trường phân công chủ nhiệm, bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp những khó khăn.
Thuận lợi
Bản thân tôi đã có nhiều năm công tác trong nghành và cũng có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Có long yêu nghề, mến học sinh và luôn học hỏi những đồng nghiệp để đưa các mặt chất lượng của lớp lên cao và quan trọng nhất là kết nói để tạo nên một tập thể đoàn kết, chia sẻ,giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.
Bản thân tôi đã chủ nhiệm năm lớp 11 nên năm học này giữa giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu nhau
Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức
Học sinh trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp
Giữa Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục
Khó khăn
Trường Đặng Thai Mai khi mới thành lập là một trường bán công và sau khi trở thành trường công lập cho đến nay đã có nhiều thành tích đáng kể trong công tác dạy - học nhưng trong tiềm thức của một số phụ huynh, học sinh vẫn là trường chưa phải là lựa chọn của đại bộ phận học sinh khá, giỏi trên địa bàn toàn huyện.
Trong lớp học đa số là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (như Mai Ngọc Đạt, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Khắc Trí), một số có bố, mẹ đi làm ăn xa nhiều năm không về mà gửi con cho người thân chăm nom (em Nguyễn Hữu Dân, em Nguyễn Khắc Trí), không có bố, mẹ lập gia đình mới, ở với bà ngoại từ bé đến giờ em Lê Nhật Hạ), em bị khuyết tật về mắt( Lê Trung Kiên), bố mẹ ly hôn ở với bố trong hoàn cảnh nghèo túng(em Nguyễn Văn Dũng)
Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường tới 13km (em Nguyễn Văn Dũng), 14 km (em Phạm Văn Trung)
Vào đầu năm lớp 11 đã có nhiều cuộc gây gỗ đánh nhau trong lớp do chưa quen chưa hiểu tính nết của nhau, cái tôi cá nhân quá cao (em Lê Đình Chiến, Lê Văn Trường) tinh thần tập thể yếu, thụ động ( em Mai Ngọc Đạt, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Khắc Trí, Nguyễn Văn Sỹ, Lê Thị Nhung, Phạm Thị Ngọc), công việc tập thể chưa hoàn thành đúng kế hoạch, thường xuyên vi phạm (em Lê Tú Hoàng) .
Tuy phụ huynh có quan tâm đến con em mình về việc học tập, nền nếp song vì bận đồng ruộng  nên nhiều gia đình không có thời gian kèm cặp con em mình tốt.
.Biện pháp thực hiện
Thay đổi cách cư xử trong lớp
Cơ sở:
Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc học sinh có hành vi, thái độ cư xử đúng đắn.
Cách tiến hành: 
Xây dựng những quy tắc, rõ ràng và nhất quán: 
Mục đích: 
+ Đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các học sinh với nhau, đảm bảo đúng luật đã thống nhất từ đó chủ động thực hiện có ý thức đảm bảo giảm căng thẳng , tập trung và dễ theo dõi.
- Lưu ý:
+ Không đề ra quá nhiều quy tắc vì nếu quá nhiều sẽ giảm tập trung, gò bó, rối, chọn các quy tắc quan trọng.
+ Quy tắc cần cân bằng giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân
+ Đề cập đến những giá trị cơ bản: an toàn, tôn trọng, lẫn nhau, lòng nhân ái và trung thực.
Ví dụ: Họp lớp thống nhất nội quy chi Đoàn 
+ Cả lớp cùng hát bài: nối vòng tay lớn.
+ Chọn thư kí: bạn Phạm Thị Hương ( chuyên trách giữ sổ đầu bài)
+ Chủ tọa: lớp trưởng
+Các phát biểu và đóng góp ý kiến sau đó thống nhất nội quy chung:
* Xếp hạnh kiểm theo tổng điểm thi đua được xây dựng theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu.
* Phân chia tổ, cử tổ trưởng theo dõi, ghi chép rõ rang cuối tuần báo cáo kết quả và thống nhất điều chỉnh hợp lí những điều chưa phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh xảy ra.
+ Đi học chậm, sai đồng phục, vắng học có phép trừ :2 điểm.
+ Nghỉ học không lí do, mặc sai đồng phục, không học bài cũ, làm trực nhật muộn, không làm đủ bài tập về nhà trừ 5 điểm.
+ Nếu vi phạm 2 lần trở lên phải viết bản kiểm điểm và cam kết có ý kiến của gia đình.
+ Đánh bạn, gây gổ làm mất đoàn kết, ăn trộm tiền mặt, đồ đạc trừ 20 điểm 
+ Làm việc tốt như nhặt được của rơi trả lại người mất được cộng 20 điểm
+ Giúp đỡ bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn: 20 điểm
+ Vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm nhân phẩm của người giáo viên: họp xét kỉ luật trên lớp và đưa ra hội đồng kỉ luật của nhà trường.
+ Tham gia tích cực các phong trào thể dục, thể thao, văn nghê, văn hóa của lớp, trường và đoàn trường tổ chức: 10 điểm
+ Mỗi tổ có một sổ theo dõi riêng và tổng hợp xếp loại vào tiết sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng và cuối kỳ
*Xếp loại hạnh kiểm hàng tháng theo căn cứ điểm theo dõi:
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Điểm
Dưới 5 điểm 
Từ 5 – 10 điểm
Trên 10 điểm( có xem xét)
Trên 20 điểm
Khuyến khích, động viên tích cực
Mục đích: côngnhận về những gì mà bạn nào đó đã làm được, tạo động lực cho việc tiếp tục những hành vi tương tự từ đó giảm việc phải dùng đến những hình thức kỉ luật hình phạt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực.
Lưu ý:
 + Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: một nụ cười, một lời khen, động viên trước lớp, tặng phiếu khen, thư khen gửi về gia đình, cá nhân hoặc huy động mạnh thường quân là một phụ huynh trong lớp để khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc, nổi bật. 
+ Khen ngợi đối với học sinh cá biệt là đặc biệt quan trọng dù là một việc làm nhỏ nhưng tạo ra giá trị lớn.
Ví dụ: Khen thưởng học sinh tiêu biểu của tuần:
 + Em Nguyễn Khắc Trí ở xã Quảng Khê thường xuyên đi muộn do bố, mẹ đi làm ăn xa chỉ có hai anh em tự bao ban nhausau đó lớp họp lại và thống nhất đề xuất là cử một bạn gần nhà, có thói quen dậy sớm, rất nhanh nhẹn là em Nguyễn Thị Duyên đến rủ bạn đi cùng giúp Trí đỡ tủi thân và khắc phục được thói quen đi học muộn.
 + Cuối tuần sinh hoạt lớp tuyên dương bạn Duyên vì tinh thần đồng đội và bạn Trí hết đi học muộn bằng một tràng pháo tay thật to của các bạn trong cho đôi bạn cùng tiến.
Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán
Mục đích: Cho học sinh thấy được ảnh hưởng không tốt khi không tuân thủ nội quy lớp học.
Lưu ý:
+ Các hình phạt nhằm mục đích dạy các em biết cách cư xử chứ không nhằm đưa ra lời nhận xét về các em
+ Tuyệt đối không đưa ra hình phạt mang tính bạo lực.
+ Cần công bằng, khoan dung, tránh căng thẳng, đối đầu
+ Cần tìm hiểu nguyên nhân và phải xem xét bối cảnh, không phạt học sinh vì những điều chưa quy định.
 - Ví dụ:Xin lỗi những người bị xúc phạm sau khi được giáo viên gặp gỡ riêng sau giờ học để giải thích về nguyên nhân sai phạm và biện pháp sữa chữa.
 + Khi em Lê Văn Trường và Lê Đình Chiến có đánh nhau vì Trường báo cáo cô giáo về việc Chiến đi chậm thì bạn ấy cho là mách lẻo sau đó lời qua tiếng lại đến mức cả hai bạn đều không đủ kiên nhẫn và xông vào đánh nhau mặc dù các bạn đã can ngăn. 
+Cả lớp chứng kiến và sau khi nghe lớp trưởng báo cáo tình hình, tôi phải phân xử ngay lập tức trên lớp sau giờ học, hai em vẫn không xin lỗi nhau, tôi tiếp tục phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người và tâm lí lứa tuổi học đường. Cuối cùng cả hai bạn đã bắt tay xin lỗi giảng hòa.
+ Vì phạm lỗi đánh nhau nên cả hai đều tự nhận hạnh kiểm yếu của tháng đồng thời vui vẻ nhận phạt trực nhật một tuần.
+ Từ đó đến nay, trong lớp có công việc là cả hai bạn đều tham gia rất tích cực, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý trong lớp khi có vướng mắc và nhận được sự ủng hộ của đại đa số các bạn, trong giờ ra chơi, các em vui vẻ, hòa động chọc cười nhau thoải mái
Ảnh: Vui đùa sau giờ học của các bạn: Chiến, Trường, Dương, Sỹ. 
Quan tâm đến hoàn cảnh và những khó khăn của học sinh 
2.3.2.1.Cơ sở:
Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lý để giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp từ đó giúp học sinh cân bằng, vui vẻ, hòa nhập với các thành viên trong lớp để tạo động lực học tập, long tự tin về bản thân, kĩ năng xã họi của học sinh và đặc biệt là có cảm xúc khi được quan tâm.
2.3.2.2.Cách tiến hành: 
* Tìm hiểu những khác biệt trong môi trường gia đình, những trải nghiệm tiêu cực mà học sinh có thể đã phải chịu đựng.
* Tìm hiểu những khác biệt về thể chất, năng khiếu, sở thích
* Lưu ý: Nên lắng nghe tích cực biểu lộ sự thông cảm thông qua nét măt, cử chỉ, tránh quan liêu hồ đồ khi chưa tìm hiểu kĩ mà nhanh chóng đưa ra lời chỉ trích. Có thể chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía nhà trường.
 * Ví dụ: Tronglớp có những em học sinh đặc biệt là em Mai Ngọc Đạt, Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khắc Trí.
+ Mai Ngọc Đạt là học sinh nhà nghèo nhất xã Quảng Chính, nhà có ba anh chị em nhưng có chị gái 22 tuổi và em trai 12 tuổi bị bại não, gia đình rất nghèo, bố làm thợ xây, mẹ bán rau ngoài chợ nhưng không đủ trang trải cuộc sống. Đến lớp rất ít nói, ngại giao tiếp vì tự ti, quần áo đi học hạn chế, không có xe đạp đi học, mùa đông đến không có giầy để đi.
+ Giữa cuối năm học lớp 11 tập thể lớp đã đến thăm và biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lớp đã kịp thời động viên bạn ấy bằng cách hỏi ý kiến và kêu gọi các bạn trong lớp. Cả lớp đã thống nhất ủng hộ bạn bằng những món quà đặc biệt mà bạn không từ chối được: nhân dịp tết đến xuân về, cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp đã góp nhau ủng hộ gia đình bạn món quà hơn hai triệu đồng, một số bạn tặng quần áo, bạn lớp trưởng Nguyễn Xuân Ý tặng 1 đôi giày.
 Ảnh: Lớp trưởng Nguyễn Xuân Ý (măc bộ quần áo thể dục) tặng giày cho bạn Mai Ngọc Đạt
+ Các bạn như Nguyễn Khắc Trí và Nguyễn Văn Dũng cũng là hai em có hoàn cảnh khó khăn được các bạn và cô giáo chủ nhiệm quyên góp động viên các em mỗi khi tết đến, xuân về bằng một món quà nhỏ nhưng nghĩa cử rất lớn.
Ảnh: lần lượt từ trái sang phải gồm các bạn: Trí, Đạt, Dũng, Sỹ.
+ Một bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác là: Lê Trung Kiên bị khuyết tật nặng về mắt ở xã Quảng Ninh: Do chỉ nhìn thấy vật ở khoảng cách khoảng 1- 2 m nên thời gian đầu đến lớp em ít nói chuyện, bị bạn bè trêu chọc, sống khép kín nhưng sau đó qua tìm hiểu ở bạn bè, thăm gia đình học sinh và đưa ra các giải pháp phù hợp thì đã có những thay đổi lớn. Trong hai năm học trung học, em đều được bạn Nguyễn Hữu Thành, cùng xóm đưa đi học, tuy khó khăn về mắt nhưng em luôn nhận được sự giúp đỡ từ các bạn như: luôn được xếp ngồi trên, các bạn luôn hỗ trợ em ghi chép bài trên lớp, được sự động viên khuyến khích của các bạn trong lớp, em Kiên đã tích cực tham gia các chương trình văn nghệ của lớp, của trường. Đặc biệt, Kiên đã vượt qua giới hạn của chính mình, được các bạn động viên là đã tham gia đá bóng tranh giải bong đá nam chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3, tuy không đặt nặng về thành tích giải nhưng điều lớn hơn là các em đã mang đến niềm vui không nhỏ cho bạn học sinh khuyết tật nặng về mắt.
Ảnh: bạn Kiên (ngồi thứ 2 từ trái sang) trong đội bóng của lớp) tham gia giải bóng đá nam chào mừng 26 - 3 
Xây dưngthể lớp học thân thiện, gắn bó
Cơ sở:
+Thiết lập một tập thể lớp thân thiện, gắn bó là tập thể có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cùng nhau giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
+ Vai trò của giáo viên: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh đồng thời là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
+ Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng và thực hiện nội quy, thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi của mình, biết cách giải quyết các mâu thuẫn, có ý thức hợp tác nhóm, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, biết thực hiện quyền và bổn phận của mình.
2.3.3.1. Cách tiến hành
- Xây dựng các hoạt động tập thể lớp: bằng cách tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau như dã ngoại, trò chơi ngoài giờ học, tham gia văn nghệ, thể thao do đoàn trường phát động, hoặc tổ chức đi thăm gia đình có hoàn cảnh khó khăn
+ Ví dụ: thông qua việc hàng tháng đi thăm một số gia đình theo kế hoạch đầu năm hoặc đột xuất sẽ cùng một nhóm học sinh từ 10 -15 bạn trong đó có ban cán sự lớp.Đã nắm bắt được tình hình thực tế, hoành cảnh của từng gia đình, từ đó giúp các em biết, hiểu, thông cảm và chia sẻ giúp đỡ nhau từ đó có thêm thiện cảm và tinh thần tương thân, tương ái gắn kết nhau
+ Tham gia tích cực các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của lớp, trường do đoàn phát động
 Ảnh: Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11
+ Ủng hộ nhiệt tình các hoạt động thiện nguyện do các tổ chức trong nhà trường phát động hoặc thăm các gia đình có những biến cố đặc biệt trong cuộc sống
+ Các bạn nam trong lớp tổ chức ngày 20/10 cho các bạn nữ trong và các bạn nữ thi cắm hoa cắm hoa giữa các tổ theo chủ đề.
Ảnh: hướng dẫn các bạn nam nữ công gia chánh
Ảnh: sản phẩm đạt giải của tổ 1
 Ả

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_luat_tich_cuc_nham_nang_ca.docx