SKKN Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

SKKN Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

1. Về nội dung của sáng kiến

1.1. Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và giới hạn đề tài

1.1.1. Mục đích nghiên cứu

 - Hướng dẫn học sinh cách thức rèn luyện dạng đề cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

 - Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp, đặc biệt các em học sinh cùng những người quan tâm những dạng đề thi cảm nhận một đoạn trích văn xuôi trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và các bài đọc - hiểu văn bản truyện ngắn và bài làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự nói chung.

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

- Các dạng bài tập cảm nhận một đoạn trích văn xuôi.

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu

 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

 - Phương pháp khảo sát, điều tra

 - Phương pháp đọc sáng tạo

 - Phương pháp phân tích, tổng hợp

 - Phương pháp so sánh, đối chiếu

 1.1.4. Giới hạn đề tài

- Từ mục tiêu nghiên cứu tôi đã lựa chọn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Đây là tác phẩm tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12.

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 12B, 12H khóa học 2019 - 2020 tại trường THPT Trần Phú.

1. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề

Để cảm nhận được một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi, giáo viên cần nắm được những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học như: tác phẩm văn học là gì? Thế nào là truyện ngắn và đặc trưng của thể loại truyện ngắn, để rồi từ đó có thể cảm nhận được một đoạn trích văn xuôi.

1.2. 1. Truyện ngắn và đặc trưng của truyện ngắn

a. Khái niệm truyện ngắn

Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người - con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Đặc biệt thể loại truyện ngắn mang những đặc trưng cơ bản đó.

Vậy, truyện ngắn là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về truyện ngắn. Theo từ điển Tiếng Việt: Truyện ngắn là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Truyện có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật.

b. Đặc trưng thể loại truyện ngắn

 Truyện ngắn là một tác phẩm văn xuôi tự sự, có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện, nhà văn thường tập trung vào những tình huống đặc biệt để làm nên một lát cắt của cuộc sống, qua đó khám phá, phát hiện, giải mã cuộc sống.

- Dung lượng ngắn: Không đơn thuần là chữ nghĩa ngắn mà cái chính là cách nắm bắt, thể hiện cuộc sống theo đặc trưng truyện ngắn: nhà văn nắm lấy một hiện tượng, một nét bản chất của cuộc sống, thể hiện nó một cách cô đọng, đầy tính nghệ thuật và mang ấn tượng sâu đậm.

- Tình huống: Vì truyện ngắn không có sức mạnh như tiểu thuyết hay truyện dài nên nhà văn phải tìm một lát cắt của cuộc sống. Lát cắt đó là tình huống truyện. Tình huống truyện hoàn cảnh xảy cụ thể xảy ra câu chuyện, được làm nên bởi một sự kiện mà ở đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và chủ đề của truyện, tư tưởng của tác giả cũng được thể hiện rõ nét nhất. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gọi tình huống là cái khoảnh khắc chứa đựng cả đời người.

- Có 3 loại tình huống:

+ Tình huống hành động.

+ Tình huống tâm trạng.

+ Tình huống nhận thức.

Các tình huống kể trên chỉ là sự phân chia tương đối. Một truyện ngắn có thể có một hoặc nhiều tình huống.

- Truyện ngắn còn có đặc trưng là chất thơ.

- Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn: Trong truyện ngắn thường ít nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện hiện lên dần dần qua các chi tiết cụ thể trong suốt quá trình đọc tác phẩm. Nhìn chung đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện qua các khía cạnh hình dáng bên ngoài, gương mặt, dáng dấp; lời nói, cách nói, cử chỉ; thế giới nội tâm; quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác; cảnh bên ngoài, môi trường sống.

 

docx 35 trang cucnguyen11 11274
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
---🙠🕮🙢---
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 	 	 Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích 
	 văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) 
 Người thực hiện: Cao Thị Phương Lan
 	 Môn: Ngữ văn - Mã môn: 02.51
 Trường THPT Trần Phú
 Vĩnh Phúc, năm 2020
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 	 	 Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích 
	 văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) 
	 Người thực hiện: Cao Thị Phương Lan
 	 Môn: Ngữ văn - Mã môn: 02.51
 Trường THPT Trần Phú
 Vĩnh Phúc, năm 2020
MỤC LỤC
TRANG
I. Lời giới thiệu
4
II. Tên sáng kiến
4
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
4
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
4
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
4
1. Về nội dung của sáng kiến
4
1.1. Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và giới hạn đề tài.
5
1. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề
5
1.3. Thực trạng của vấn đề
6
1.4. Các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học nhằm nâng cao hiệu quả tìm hiểu nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
7
1.5. Luyện đề
8
VI. Những thông tin cần được bảo mật
27
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
27
VIII. Đánh giá lợi ích thu được
28
IX. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
32
X. Kết luận và kiến nghị
32
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu 
1. Lí do chọn đề tài
-Trước hết do những thay đổi của kì thi THPT QG: Đổi mới thi là bước quan trọng trong đổi mới giáo dục. Song những thay đổi gần đây của Bộ trong việc tổ chức thi THPT quốc gia luôn luôn có sự đổi mới trên nhiều phương diện từ hình thức thi, cách thức ra đề thi, thời gian thi, Trong đó, sự điều chỉnh trong môn thi có liên quan đến bộ môn Ngữ văn. Đề thi môn Ngữ văn luôn có sự thay đổi trong một số năm gần đây và dạng đề cảm nhận một đoạn trích là dạng phổ biến (kì thi THPT QG năm học 2016 - 2017, 2018 - 2019).
- Do đặc trưng của bộ môn học với những đổi mới về phương pháp: Nếu trước đây, học văn chỉ đơn thuần là thụ động, một chiều thì những năm gần đây môn Ngữ văn hướng tới cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá.
Ngoài các năng lực chung, chương trình môn Ngữ văn tập trung giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ.
Đặc biệt, mục tiêu và phương pháp dạy học ngữ văn phải thay đổi theo hướng mới. Văn học tập trung phát triển phẩm chất và năng lực. Năng lực ngữ văn thể hiện rõ nhất ở việc học sinh (HS) đọc, viết, nói và nghe như thế nào. 
Với những đổi mới đó, cách ra đề thi THPT QG cũng hướng học sinh vào những năng lực vừa nêu trên. Điều đó đòi hỏi, GV giảng dạy cần có sự định hướng, rèn luyện kĩ năng cho HS sao cho HS trong quá trình học tập và dự thi đạt kết quả cao nhất. Về phía HS, trước những đoạn trích văn xuôi, HS nếu thực sự không có năng khiếu, năng lực sẽ rất khó triển khai, thậm chí không có gì để viết do học sinh chưa có năng lực cảm thụ, chưa biết phân tích nội tâm, nhiều bài văn sa vào tóm tắt tác phẩm, kể lại về cuộc đời nhân vật.
Trước thực trạng đó, bản thân tôi sau nhiều năm đứng lớp 12 đã rút ra một số kinh nghiệm về ôn thi dạng đề này và đã đạt được những thành công nhất định. Có thể nói, dự án dạy học này thực sự có ý nghĩa trong quá trình ôn thi của học sinh trước kì thi THPT QG.
II. Tên sáng kiến
	Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) 
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
Thuộc lĩnh vực giáo dục, bộ môn Ngữ văn 12.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 	Bắt đầu từ tháng 1 năm học 2017 - 2018 đến tháng 1 năm 2020. 
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Về nội dung của sáng kiến 
1.1. Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và giới hạn đề tài
1.1.1. Mục đích nghiên cứu
 - Hướng dẫn học sinh cách thức rèn luyện dạng đề cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
 - Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp, đặc biệt các em học sinh cùng những người quan tâm những dạng đề thi cảm nhận một đoạn trích văn xuôi trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và các bài đọc - hiểu văn bản truyện ngắn và bài làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự nói chung.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
- Các dạng bài tập cảm nhận một đoạn trích văn xuôi. 
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 - Phương pháp khảo sát, điều tra
 - Phương pháp đọc sáng tạo
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu
 1.1.4. Giới hạn đề tài
- Từ mục tiêu nghiên cứu tôi đã lựa chọn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Đây là tác phẩm tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. 
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 12B, 12H khóa học 2019 - 2020 tại trường THPT Trần Phú.
1. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Để cảm nhận được một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi, giáo viên cần nắm được những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học như: tác phẩm văn học là gì? Thế nào là truyện ngắn và đặc trưng của thể loại truyện ngắn, để rồi từ đó có thể cảm nhận được một đoạn trích văn xuôi.
1.2. 1. Truyện ngắn và đặc trưng của truyện ngắn
a. Khái niệm truyện ngắn
Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người - con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Đặc biệt thể loại truyện ngắn mang những đặc trưng cơ bản đó.
Vậy, truyện ngắn là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về truyện ngắn. Theo từ điển Tiếng Việt: Truyện ngắn là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Truyện có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật. 
b. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
 Truyện ngắn là một tác phẩm văn xuôi tự sự, có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện, nhà văn thường tập trung vào những tình huống đặc biệt để làm nên một lát cắt của cuộc sống, qua đó khám phá, phát hiện, giải mã cuộc sống.
- Dung lượng ngắn: Không đơn thuần là chữ nghĩa ngắn mà cái chính là cách nắm bắt, thể hiện cuộc sống theo đặc trưng truyện ngắn: nhà văn nắm lấy một hiện tượng, một nét bản chất của cuộc sống, thể hiện nó một cách cô đọng, đầy tính nghệ thuật và mang ấn tượng sâu đậm. 
- Tình huống: Vì truyện ngắn không có sức mạnh như tiểu thuyết hay truyện dài nên nhà văn phải tìm một lát cắt của cuộc sống. Lát cắt đó là tình huống truyện. Tình huống truyện hoàn cảnh xảy cụ thể xảy ra câu chuyện, được làm nên bởi một sự kiện mà ở đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và chủ đề của truyện, tư tưởng của tác giả cũng được thể hiện rõ nét nhất. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gọi tình huống là cái khoảnh khắc chứa đựng cả đời người.
- Có 3 loại tình huống: 
+ Tình huống hành động.
+ Tình huống tâm trạng.
+ Tình huống nhận thức.
Các tình huống kể trên chỉ là sự phân chia tương đối. Một truyện ngắn có thể có một hoặc nhiều tình huống.
- Truyện ngắn còn có đặc trưng là chất thơ.
- Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn: Trong truyện ngắn thường ít nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện hiện lên dần dần qua các chi tiết cụ thể trong suốt quá trình đọc tác phẩm. Nhìn chung đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện qua các khía cạnh hình dáng bên ngoài, gương mặt, dáng dấp; lời nói, cách nói, cử chỉ; thế giới nội tâm; quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác; cảnh bên ngoài, môi trường sống. 
1.2.3. Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
 HS được rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng tự học
- Kĩ năng đọc hiểu
- Kĩ năng khám phá
- Kĩ năng sáng tạo
- Kĩ năng so sánh
- Kĩ năng cảm thụ
- Kĩ năng đáng giá
1.3. Thực trạng của vấn đề.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật vì vậy cần có sự cảm nhận tinh tế, tâm hồn rung cảm, biết cảm thu, so sánh, chứ không đơn thuần là một môn học khô khan, thụ động, máy móc. Vì thế, ít nhiều một số quan niệm chưa đúng về bộ môn học. Trước thực tế đó, nhằm hạn chế những lỗ hổng trong chương trình dạy và học văn ở trường THPT, học chỉ tóm tắt lại tác phẩm, viết văn là sự tái hiện chứ không có cảm xúc,  học sinh học không hứng thú, cũng không chịu đọc hết tác phẩm hoặc có đọc thì qua loa, đại khái, chỉ nắm sơ lược về cốt truyện, chưa chú ý đến diễn biến nội tâm nhân vật, những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, tín hiệu nghệ thuật nhằm diễn tả nội dụng, nên tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng cho các em.
 Để góp phần giải quyết thực trạng trên, vấn đề đặt ra với người giáo viên dạy Văn là cần phải có những phương pháp điều chỉnh, với HS phải nắm vững kĩ năng cảm thụ một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi,Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là một trong những tác phẩm hay và nằm trong chương trình thi THPT QG của HS vì thế tôi tập trung rèn cho HS tốt kĩ năng cảm thụ những đoạn trích tiêu biểu có chiều sâu về giá trị nội dung và nghệ thuật.
1.4. Các biện pháp rèn kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi
* Mục tiêu cần đạt:
- Nắm vững những kiến thức về tác giả:
+ Những yếu tố về quê hương, gia đình là cái nôi hình thành nên tâm hồn, tư tưởng của nhà văn. Bản thân tác giả với những tài năng nổi trội, trái tim giàu tình thương, những xúc cảm, sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của tác giả và thai nghén, hình thành trong tác phẩm.
- Nắm vững những kiến thức về tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Xuất xứ
+ Giai đoạn văn học
- Đọc diễn cảm.
- Nắm khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật
- Xác định được các đoạn trích tiêu biểu, trọng tâm.
- Tìm hiểu nhân vật (lai lịch, biến cố, số phận, vẻ đẹp,)
* Kĩ năng viết bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi
- Kết cấu: 3 phần (Mở bài, thân bài với những luận điểm nào? Kết bài,..)
- Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả/tác phẩm.
+ Nêu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu đoạn trích.
- Thân bài:
Bước 1. Khái quát tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích qua khoảng 7-8 dòng). Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua.
 (Ví dụ 1: cảm nhận đoạn văn về cảnh vượt thác trong Người lái đò Sông Đà thì phải khái quát, giới thiệu đoạn trước đó với nội dung: sông Đà hung bạo, hùng vĩ, tính cách nham hiểm, độc dữ của loài thuỷ quái). Sau đó chúng ta nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất - khoảng 3 - 4 dòng)
(Ví dụ 2: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân thì phải khái quát về cuộc đời Mị, sau đó mới dẫn vào đêm tình mùa xuân Mị hồi sinh sức sống như thế nào?)
Bước 2. Cảm nhận vào đoạn chính.
- Nội dung:
+ Phải xác định được vị trí đoạn trích trong tác phẩm mới có thể nêu được các luận điểm về nhân vật (Ví dụ: A Phủ trong cảnh phạt vạ hay A Phủ trong đêm đông bị trói,trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn tô Hoài).
+ Xác lập luận điểm dựa trên nhóm câu có cùng chung nội dung. ví dụ: Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà đoạn: “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài.đốt nương xuân”. Nhóm câu này có nội dung nói về hình dáng sông Đà cảm nhận từ góc nhìn từ trên cao; sông Đà hiện lên như hình ảnh một người đàn bà kiều diễm. Xác định được nội dung đó thì ta có thể xác lập ra luận điểm: “Nhà văn chiêm ngưỡng dòng sông ở nhiều góc độ. Từ trên cao nhìn xuống - sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình lãng mạn và gợi cảm biết bao qua phép so sánh, liên tưởng độc đáo tới người đàn bà có áng tóc trữ tình mê đắm.”.
+ Quá trình phân tích nội dung, ta cần bám vào các yếu tố nghệ thuật: Chú ý các câu văn, ngữ điệu, câu ngắn, câu dài (ví dụ: Đoạn A Phủ trói Mị câu văn ngắn, dồn dập, ) cách ngắt nghỉ, chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi ( Căn buồng của Mị hay tiếng sáo gọi bạn tình, giọt nước mắt của A Phủ,), cách dùng từ, ... nhất là kiểu câu sử dụng các động từ, tính từ. Kiểu câu phức, câu ghép, câu đặc biệt
Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi HS cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là HS phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất).
- Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật, giọng văn, tu từ.
Bước 3: Nhận xét theo yêu cầu của đề bài (Ví dụ: Nhận xét về nhân vật hay nhận xét về tư tưởng của tác giả,)
- Kết bài
1.5. Luyện đề
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại.
- Là nhà văn có quan niệm văn học tiến bộ và độc đáo, thậm chí quyết liệt. Theo ông: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ thần tượng trong lòng bạn đọc”.
- Là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con người, phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi vốn sống và vốn từ vựng giàu có.
2. Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác
- Cuối năm 1952, Tô Hoài có chuyến đi thực tế cùng bộ đợi trong chiến dịch Tây Bắc. Ông quyết định đi sâu vào khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi cao sau khi tìm hiểu về tình hình. Chuyến đi kéo dài 8 tháng đã để lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà văn. Nhà văn đã từng tâm sự: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thê bao giờ quên”.
=> Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm đã ám ảnh và thai nghén cho tô Hoài viết “Vợ chồng A Phủ”.
b. Xuất xứ: Thuộc tập “Truyện Tây Bắc”.
c. Vị trí: Là tác phẩm đặc sắc nhất của tập “Truyện Tây Bắc” và đạt giải Nhất hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.
d. Bố cục: Tác phẩm chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
+ Phần 2: Mị và A Phủ trốn đến Phiềng Sa, nên duyên vợ chồng, thao A Châu làm cách mạng.
=> Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm.
c. Giá trị
* Hiện thực:
- Tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh xã hội Tây Bắc trước giải phóng (1954), qua đó, nhà văn đã tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi mà tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra
- Tác phẩm đã tái hiện bức tranh chân thực về cuộc sống khổ đau, bi thảm của người lao động miền núi: Tiêu biểu là cuộc đời Mị và A Phủ. 
- Tác phẩm phản ánh hiện thực cơ bản: Đó là con đường đi từ phát đến tự giác của người lao động và sự vươn lên của họ (Dưới ánh sáng tự do và nhân phẩm)
* Giá trị nhân đạo:
- Niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh, bị mất quyền sống (Tiêu biểu là nhân vật Mị và A Phủ).
- Qua số phận bất hạnh của người lao động miền núi, nhà văn lên tiếng tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã đẩy người dân vào tình cảnh khốn khổ (Sự vùng dậy của ba thế lực thần quyền, pháp quyền, cường quyền với những hủ tục lạc hậu như cúng trình ma, cho vay nặng lãi cắt cổ, cách xử kiện quái gở, vô lí,... đã biến người lao động trở thành nô lệ không công, truyền kiếp cho giai cấp thống trị).
- Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, trân trọng khát vọng tự do hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi.
 - Tác phẩm là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời nhà văn đặt niềm tin, sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đọa đày trong đau khổ.
II. Dạng đề cảm nhận một đoạn trích văn xuôi trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài 
Đề 1: Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra đã có những suy nghĩ khác nhau. Những suy nghĩ ấy được thể hiện qua hai đoạn trích sau:
Lần thứ nhất : “Mỗi ngày Mị càng không nói lùi lũi như con rùa chui trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào Mị trông ra cũng thấy trăng trắng không biết sương hay nắng. Mị nghĩ rằng cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ đến chết thì thôi.”
Lần thứ 2: “Bấy giờ Mị ngồi xuống giường trông ra cái ô của mờ mờ trăng trắng ấy. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị còn trẻ, Mị vẫn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi ứa ra.”
	Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/chị nhận xét về sức sống tiềm tàng của Mị.
A.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nhìn lại toàn bộ cuộc đời văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Ông thuộc thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20”. Thành quả của mùa vàng đó phải kể đến “Vợ chồng A Phủ”.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Mị là nhân vật tiêu biểu, nhân vật trung tâm của tác phẩm, trở thành biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi bị áp bức, bất công nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sức sống ấy đã được thể hiện ở nhiều hoàn cảnh khác nhau với những chi tiết đặc sắc. Một trong những chi tiết đó là hình ảnh căn buồng của Mị ở nhà thống lí Pá Tra với ô của sổ trăng trắng. Tại căn buồng này, Mị đã thấy những thay đổi và chuyển biến trong nhận thức: Nếu lần đầu tiên Mị bế tắc: “Mỗi ngàythì thôi” thì lần thứ hai đã thay đổi: “Bấy giờmuốn đi chơi.”
B.Thân bài
1. Khái quát chung
Nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài giới thiệu một cách ấn tượng. Mị xuất hiện ngay ở đầu tác phẩm qua giọng kể chầm chậm, đượm buồn của nhà văn. Cách miêu tả tưởng chừng như bình thường nhưng lại hiện lên đầy đủ những tín hiệu giông bão của cuộc đời Mị. Điều đó hé mở một số phận éo le, đau khổ thu hút sự chú ý của người đọc. Người đọc băn khoăn tự hỏi trong khung cảnh nhà giàu ấy tại sao lại xuất hiện con người với số phận đầy uẩn khúc thế kia? Hỏi ra mới biết đó là Mị - con dâu nhà thống lí Pá Tra. Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, yêu tự do, yêu lao động, một con người lương thiện có tấm lòng hiếu thảo nhất mực. Ở Mị còn có tài thổi lá hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Vậy mà vì món nợ truyền kiếp, Mị phải trả giá bằng cả tuổi trẻ và cuộc sống của bản thân. Với danh nghĩa là vợ A Sử nhưng thực chất Mị là con dâu gạt nợ, là kẻ đi ở trừ nợ cho nhà thống lí.
2. Phân tích chi tiết:
a.Đoạn trích 1:
* Vị trí đoạn trích: Đó là những ngày đầu về làm dâu nhà thống lí. Mị vô cùng đau khổ, Mị có ý định tự tử. Tuy nhiên, vì bổn phận làm con, làm tròn chữ hiếu, Mị đã quay về làm con dâu gạt nợ, làm kiếp sống nô lệ. Sức sống của Mị gần như bị tê liệt, không chỉ thông qua những việc làm lặp đi lặp lại mà còn thể hiện qua ý nghĩ: “Mỗi ngày Mị càng không nói chết thì thôi”.
* Phân tích nội dung: 
- Các ý nghĩ và hành động của Mị đều lặp đi lặp lại, quẩn quanh, nhàm chán trong không gian bó hẹp.
- Cách so sánh:“Mỗi ngày Mị càng không nói lùi lũi như con rùa chui trong xó cửa”. Hình ảnh con rùa gợi sự chậm chạp, âm thầm, đặc tính của loài rùa luôn thu mình trong lớp mai rùa kiên cố, né tránh sự giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vậy mà, Tô Hoài còn khắc sâu sự cách biệt giữa Mị với thế giới bên ngoài qua không gian tồn tại xó cửa - một nơi tối tăm, lạnh lẽo, u ám không ai chú ý. Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, lầm lụi, chậm chạp trơ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu con ngựa” - nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Sự vô cảm ấy ngày càng nguy hiểm hơn, tăng dần qua cụm từ mỗi ngày.
- Hình ảnh căn buồng: Để miêu tả thêm sự tù túng, bế tắccủa cuộc đời Mị, Tô Hoài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_cam_nhan_mot_doan_trich_van_xuoi_qua.docx