SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm

SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm

Điều 27. Mục 1 Luật giáo dục năm 2013 có viết: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."[5]

Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Đời sống tâm lý học sinh cấp trung học đang có những biến động lớn về tư tưởng dẫn đến những biểu hiện đáng lo ngại về hành vi. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè, nếu không được quan tâm, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, . thậm chí tự tử, gây án mạng.

Mỗi giáo viên giảng dạy ở trường Trung học cơ sở hàng năm, ngoài nhiệm vụ chuyên môn có thể còn kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Trước những sự phát triển nhanh của xã hội, chúng ta không khỏi băn khoăn và lo lắng sẽ có những tác động không tốt đến học sinh của mình. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ bị tác động, dễ có những hành động bồng bột và nông nổi. Và hơn nữa là sự lo ngại trước vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay. Trước vấn đề đó giáo viên chủ nhiệm lớp cần thấy rõ trọng trách của mình trong việc giáo dục nhân cách của học sinh.

Xuất phát từ trăn trở trên nên tôi có một mong muốn làm thế nào để giúp học sinh có đạo đức lành mạnh và kỹ năng sống phong phú đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Nên tôi chọn đề tài "Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm" mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, điều mà tôi cho là vô cùng quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp.

 

doc 20 trang thuychi01 12042
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài:
	Điều 27. Mục 1 Luật giáo dục năm 2013 có viết: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."[5] 
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Đời sống tâm lý học sinh cấp trung học đang có những biến động lớn về tư tưởng dẫn đến những biểu hiện đáng lo ngại về hành vi. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè,  nếu không được quan tâm, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, ... thậm chí tự tử, gây án mạng.
Mỗi giáo viên giảng dạy ở trường Trung học cơ sở hàng năm, ngoài nhiệm vụ chuyên môn có thể còn kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Trước những sự phát triển nhanh của xã hội, chúng ta không khỏi băn khoăn và lo lắng sẽ có những tác động không tốt đến học sinh của mình. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ bị tác động, dễ có những hành động bồng bột và nông nổi. Và hơn nữa là sự lo ngại trước vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay. Trước vấn đề đó giáo viên chủ nhiệm lớp cần thấy rõ trọng trách của mình trong việc giáo dục nhân cách của học sinh.
Xuất phát từ trăn trở trên nên tôi có một mong muốn làm thế nào để giúp học sinh có đạo đức lành mạnh và kỹ năng sống phong phú đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Nên tôi chọn đề tài "Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm" mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, điều mà tôi cho là vô cùng quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp.
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 8 giúp các em có các kỹ năng cơ bản để xử lí tình huống trong cuộc sống cũng như trong học tập. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
"Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 8 thông qua công tác chủ nhiệm"
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, thống kê số liệu, khảo sát thực tế....
- Phương pháp trò chơi, mô hình mẫu, hoạt động nhóm, tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa, trải nghiệm thực hành...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Khái niệm Kỹ năng sống của UNICEF: “Kỹ năng sống là khả năng chuyển kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động( làm gì và làm thế nào)”[1]
 Khái niệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Kỹ năng sống là kỹ năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học, thế giới, bạn bè), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống”
Ảnh 1: Vòng tròn minh họa các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS [1].
- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS: Tuổi thiếu niên được tính từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi. Lứa tuổi này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng khủng hoảng tuổi dậy thì, tuổi bất trị... Đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: phát triển thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội... Nhìn chung, vào độ tuổi này diễn ra sự hình thành những cấu tạo mới về chất, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả biến đổi của cơ thể, của sự tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn bè, của những hứng thú hoạt động nhận thức. [1] 
 Tương tác
 Trải nghiệm
- Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống	 Tiến trình
 Thay đổi hành vi
 Thời gian - môi trường giáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm là loại hình công tác giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường nhằm thực thi điều phối các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh trong phạm vi một lớp học; như vậy giáo viên chủ nhiệm thực hiện hai chức năng chủ yếu là chức năng giáo dục (là nhà giáo dục trực tiếp với tập thể và từng học sinh trong lớp) và chức năng quản lý (là nhà quản lý với lớp chủ nhiệm).[2]
2.2 Thực trạng của vấn đề: 
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Giai đoạn này hưng phấn mạnh và lan tỏa nhanh nên trẻ rất khó tập trung dẫn đến các em có những hành vi thừa và các em dễ xúc động, khó làm chủ cảm xúc của mình, dễ bực tức cáu gắt.. nên dễ vi phạm kỷ luật.
"Cảm giác người lớn" là yếu tố xã hội (bởi cảm giác này có thể xuất hiện trước cả thời kì phát dục), nó gắn liền với thế giới người lớn. Tính tự lập sớm và lòng tin của những người xung quanh làm cho đứa trẻ trở thành người lớn không chỉ trong bình diện xã hội mà cả trong bình diện chủ quan. Hơn nữa cảm giác này xuất hiện vì thiếu niên tìm thấy một số thông số giống nhau giữa mình và người lớn.
Đối tượng học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy chủ yếu là gia đình thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Nên phụ huynh chưa đủ điều kiện quan tâm đến con, thậm trí chưa đủ năng lực để quản lý con; một số phụ huynh đi làm ăn xa, học sinh thường ở với ông bà, cô chú nên việc giáo dục đối với các em chưa được sát sao .
Ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với từng lứa tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hướng đi đúng đắn. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏi những người làm công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chú ý để xây dựng, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
2.3.1 Giai đoạn 1: Các hoạt động diễn ra từ ngày 22/8/2015 đến ngày 29/8/2015: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: Tìm hiểu phân loại học sinh, tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng tập thể học sinh lớp học.
* Mục đích:
Lập kế hoạch các công việc giáo viên chủ nhiệm cần làm nhằm thực hiện tốt các nội dung công tác, góp phần xây dựng lớp thành một tập thể học sinh tự quản vững mạnh và góp phần đạt được mục tiêu giáo dục học sinh trong lớp.
* Các bước thực hiện
- Bước 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ, đầy đủ, chính xác cả về lớp, nhóm và về mỗi cá nhân học sinh về:
+ Hoàn cảnh sống của gia đình học sinh;
+ Các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý;
+ Các đặc điểm về tính cách và thói quen hành vi đạo đức;
+ Học lực và các đặc điểm nhận thức – học tập;
+ Quan hệ cộng đồng, bạn bè;
Ví dụ 1: 
PHIẾU KHẢO SÁT NHANH
1. Họ và tên học sinh: .........................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................
3. Quê quán: ......................................................................
4. Nơi ở hiện nay:................................................................
5. Họ tên bố:............ Năm sinh:......... Nghề nghiệp: .........
6. Họ tên mẹ: ........... Năm sinh:......... Nghề nghiệp: .........
7. Tiền sử bệnh: ..................................................................
8. Có sống cùng bố mẹ hay ông bà: ...................................
9. Học lực (năm học trước): ...............................................
 Hạnh kiểm ( năm học trước) :.........................................
10. Sở thích cá nhân: ........................................................
11. Ưu điểm: .....................................................................
12. Nhược điểm: .................................................................
13. Có sử dụng mạng xã hội : 
	a. Có	b. Không
14. Em cho rằng bạn nào làm lớp trưởng thì phù hợp: 
	.................................................................
15. Em mong muốn điều gì ở cô giáo chủ nhiệm: 
	..........................................................................
	..........................................................................
16. Em mong muốn điều gì ở thầy, cô giáo bộ môn: 
	.........................................................................
	- Bước 2: Phân loại và theo dõi, quản lý học sinh về các mặt:
+ Theo trình độ (học lực, hạnh kiểm).
+Theo đặc điểm tính cách.
+ Theo loại quan hệ.
+ Các trường hợp đối tượng cần quan tâm đặc biệt...
- Bước 3: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:
+ Từ đặc điểm tình hình của lớp, những thuận lợi và hạn chế của lớp ... giáo viên xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản.
+ Xây dựng mục tiêu cụ thể cả lớp về học lực, hạnh kiểm, thực hiện nội quy và thi đua, .... và những yêu cầu cần đạt được. 
Ví dụ 2: Kế hoạch chủ nhiệm của một tuần (từ 07/9 đến 12/9 năm 2015)
 	Về nề nếp:
- Học nội quy của đội, nội quy của nhà trường.
- Ổn định nề nếp lớp: nề nếp ra vào lớp, trang phục đội viên, sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Hoàn thiện đội ngũ cán bộ lớp: Phân công nhiệm vụ cho lớp trưởng, lớp phó học tập, tổ trưởng, tổ phó, lớp phó học tập, lớp phó lao động....
- Cho tập thể lớp xây dựng nội quy lớp học.
- Triển khai nội quy lớp học. 
 	 Về học tập:
- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học, cách chuẩn bị bài làm sao có kết quả cao nhất.
- Kiểm tra đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở,....
 	Công tác khác: 
- Lao động vệ sinh theo kế hoạch của nhà trường.
- Nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh chung: vệ sinh trong lớp học ngoài lớp học.
- Nhắc nhở các em biết chăm sóc sức khỏe bản thân, vệ sinh cá nhân,...để có một sức khỏe tốt.
- Nhắc nhở các em tham gia giao thông một cách an toàn...
- Động viên, khích lệ các em.
 Bước 4: Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng tập thể học sinh lớp học.
+ Tổ chức bộ máy tự quản của lớp.
+ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận chức năng, từng loại cán bộ.
+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản, hướng dẫn công việc cho các em.
+ Giúp đỡ, đôn đốc ban cán sự hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
 Ví dụ 3: Hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp quản lý 15 phút đầu giờ.
 - Lớp trưởng nắm sĩ số lớp, quản lý chung mọi mặt của lớp.
 - Các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, yêu cầu các tổ viên kiểm tra lẫn nhau các bài tập thầy cô giáo yêu cầu làm của các thành viên trong tổ thiếu hay đủ, lý do.
* Nhận xét: Giai đoạn này giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ đặc điểm cá nhân của từng học sinh qua đó có biện pháp, cách thức giáo dục phù hợp. Học sinh rèn thói quen tự giác, tính kỉ luật. Có thể xây dựng mạng lưới tự quản chiếm 30% số học sinh trong lớp, mỗi học kì luân phiên thay đổi 1/3, để sau một cấp học tất cả học sinh đều được trải nghiệm các vai trò khác nhau trong lớp, qua đó có thói quen đặt mình vào vị trí của người khác trong mọi tình huống. Không những thế các em còn được rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng thể hiện sự cảm thông...
2.3.2 Giai đoạn 2: Các hoạt động diễn ra từ ngày 05/9/2015 đến ngày 29/4/2016 Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (đây là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong năm học).
2.3.2.1 Tổ chức các tiết học giáo dục kỹ năng sống:
* Mục đích: Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
*Các bước tổ chức tiết học kỹ năng:
Bước 1: Công tác chuẩn bị 
	- Giáo viên lựa chọn chủ đề của tiết học dựa vào đối tượng học sinh.
	- Thông báo trước một tuần để học sinh có cơ hội tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đề của tiết học.
	- Giáo viên chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề đã chọn.
Bước 2: Tổ chức tiết học
	- Ổn định tổ chức.
	- Giáo viên nêu chủ đề, mục đích, yêu cầu của tiết học.
	- Dựa vào đối tượng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp.
Bước 3: Kết thúc tiết học
	- Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học.
	- Cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng.
	Ví dụ 4: Tổ chức một tiết học về chủ đề HIV/AIDS.
* Mục đích, yêu cầu: Sau khi học học sinh cần nắm được
- Khái niệm HIV/AIDS.
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS.
- Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị: Các thông tin liên quan đến tiết học
- Khái niệm HIV: HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật.
- AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”, dùng để chỉ giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên người nhiễm HIVdễ dàng mắc các bệnh như ung thư, viêm phổi, lao viêm da, lở loét toàn thân hoặc suy kiệt. Những bệnh này nặng dần lên có thể dẫn đến cái chết.
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS
+ Quan hệ tình dục: Bệnh AIDS có thể lây truyền khi quan hệ tình dục bất kể bằng cơ quan bộ phận nào, bất kể với ai. Tỉ lệ lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục lên tới 80%.
+ Đường máu: HIV truyền qua kim tiêm, truyền máu, châm cứu, trích lễ, phẫu thuật, nhổ răng... nếu không đảm bảo vô trùng.
+ Đường dọc: Mẹ truyền sang con qua rau thai trong lúc mang thai.
- Các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS: Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: 
+ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua con đường tình dục: 
	Chung thủy một vợ, một chồng không nhiễm HIV.
	Không quan hệ tình dục bừa bãi.
	Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
	Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: Phổ biến là Nonoxynol-9 được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su
+ Phòng nhiễm HIV qua đường máu: 
	Không tiêm chích ma túy.
	Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
	Hạn chế tiêm chích: Chỉ sử dụng kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
	Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
	Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay...
+ Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỉ lệ lây truyền sang con là 30%, nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
* Bước 2: Tổ chức dạy học:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giáo viên nêu chủ đề, mục tiêu của tiết học: 
+ Chủ đề HIV
+ Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm được: Khái niệm về HIV/AIDS, các con đường lây truyền và các biện pháp phòng tránh.
- Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Sau đó lần lượt từng nhóm trình bày nội dung của mình, các nhóm còn lại có thể chất vấn nhóm trình bày.
- Giáo viên lắng nghe và hướng dẫn học sinh thảo luận đúng hướng.
- Giáo viên có thể yêu cầu từ 1, 2 học sinh nêu lại nội dung bài học.
Bước 3: Kết thúc tiết học:
- Giáo viên củng cố lại toàn bộ kiến thức của bài. 
- Giáo viên đưa ra các con số có liên quan đến HIV:[4]
+ Người đầu tiên trên thế giới được phát hiện là ở Châu Phi (1981).
+ Tính đến tháng 10 năm 2015 thì trên thế giới có khoảng 80 triệu người bị nhiễm HIV, khoảng 40 triệu người đã chết do các bệnh liên quan đến AIDS.
+Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt nam vào cuối tháng 12/1990, cho đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người nhiễm HIV đã tử vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có 74.442 trường hợp tử vong do AIDS.
+ Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện thêm 35 xã có người nhiễm HIV được phát hiện, như vậy toàn quốc có 90,8% xã và 98,9% huyện có người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố Hồ Chí Minh là 54.705 người, thành phố Hà Nội là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326 người, thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người, tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493 người, tỉnh An Giang là 5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người.
+ Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là tỉnh Thái Nguyên (652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai Châu (535 người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn 641 (người), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ (419 người),...
+ Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ gia tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao, (12.000 người nhiễm HIV mới, 2.000-3.000 người nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có trên 226.000 người nhiễm HIV cần được chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp, khó can thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước. Tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.[4]
- Kết thúc: Giáo viên cho học sinh làm bài trắc nghiệm đánh giá mức độ thông hiểu, vận dụng của học sinh.
* Nhận xét: Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh được rèn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng ngừa các tệ nạn xã hội, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tự vệ, ...
Ảnh 2: Giáo viên chủ nhiệm lớp 8A đang tuyên truyền về Phòng chống HIV/AIDS.
2.3.2.2 Lồng ghép môn học:
* Mục đích: 
- Thông qua các tiết học hình thành cho học sinh một số kỹ năng vận dụng kiến thức đã học thực tiễn, giúp học sinh có kỹ năng ứng phó với các tình huống không mong muốn.
- Thông qua tiết học giáo viên giúp các em rèn các kỹ năng như: Kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng lắng nghe tích cực
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị
	- Đối với giáo viên: 
+ Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các bài học.
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
	- Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Bước 2: Tổ chức tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống
- Ổn định tổ chức lớp.
- Dựa vào đối tượng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp.
- Trong quá trình dạy học giáo viên khuyến khích các em phát biểu ý kiến, cùng tham gia vào tiết học.
- Liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
Bước 3: Kết thúc tiết học:
- Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học.
- Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi kiểm tra mức độ thông hiểu, vận dụng.
Ví dụ 5: Lồng ghép vào môn Sinh học 8, bài 63: “ Cơ sở khoa học của các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_8_thong_qua_cong_tac.doc