SKKN Rèn kĩ năng quan sát trong văn miêu tả cho học sinh Tiểu học qua các trò chơi và hoạt động trải nghiệm
Trong cuốn " Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả" nhà văn Tô Hoài đã viết:" Một trăm cây Bạch Dương giống nhau cả trăm, một trăm đốm lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây Bạch Dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau.Trong đời ta gặp bao nhiêu người,phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, chẳng ai giống ai."
Từ nhận định của Tô Hoài, ta đã thấy, trong văn miêu tả, kĩ năng quan sát là cực kì quan trọng. Quan sát và biết cách quan sát sẽ giúp ta nhận ra được những điểm khác biệt trong vô vàn cái trùng lặp, cũng giống như một trăm cây Bạch Dương hay một trăm đốm lửa mới nhìn tưởng chừng chúng giống nhau nhưng chỉ khi chúng ta quan sát tỉ mỉ chúng ta mới có thể tìm ra được những nét riêng của nó. Cùng một sự vật, nhưng với quan sát của mỗi người và ở mỗi góc độ sẽ cho ta những hình ảnh khác nhau.
Miêu tả chính là vẽ lại bức tranh cuộc sống bằng ngôn từ. Bản chất của miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng . giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc, hiện tượng . đó một cách rõ nét. Vì vậy, bước đầu tiên khi làm văn miêu tả, cần rèn cho học sinh kĩ năng quan sát. Chính những kết quả quan sát sẽ mang lại cho các em những cảm nhận chân thực về sự vật, hiện tượng cần miêu tả, giúp các em biết chắt lọc những chi tiết, hình ảnh mình ấn tượng để vẽ nó lại bằng ngôn từ thông qua rung cảm thẩm mỹ của bản thân.
Chất liệu chính của văn miêu tả là những sự vật tồn tại trong thế giới tự nhiên, thông qua quan sát và tái hiện của con người, thế giới tự nhiên ấy sẽ hiện lên sống động theo cảm nhận riêng của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, dạy học tập làm văn gắn liền với trải nghiệm thực tế là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả nhất.
MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 1. Mở đầu 1 2 1.1 Lí do chọn đề tài 1 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu 2 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 6 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 9 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 10 2.3.1 Giải pháp 1: Thực hiện các trò chơi rèn kĩ năng quan sát 4 11 2.3.2 Giải pháp 2: Hoạt động trải nghiệm 8 12 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 11 13 3. Kết luận, kiến nghị 12 14 3.1 Kết luận 12 15 3.2 Kiến nghị 13 1. Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài. Trong cuốn " Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả" nhà văn Tô Hoài đã viết:" Một trăm cây Bạch Dương giống nhau cả trăm, một trăm đốm lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây Bạch Dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau.Trong đời ta gặp bao nhiêu người,phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, chẳng ai giống ai." Từ nhận định của Tô Hoài, ta đã thấy, trong văn miêu tả, kĩ năng quan sát là cực kì quan trọng. Quan sát và biết cách quan sát sẽ giúp ta nhận ra được những điểm khác biệt trong vô vàn cái trùng lặp, cũng giống như một trăm cây Bạch Dương hay một trăm đốm lửa mới nhìn tưởng chừng chúng giống nhau nhưng chỉ khi chúng ta quan sát tỉ mỉ chúng ta mới có thể tìm ra được những nét riêng của nó. Cùng một sự vật, nhưng với quan sát của mỗi người và ở mỗi góc độ sẽ cho ta những hình ảnh khác nhau. Miêu tả chính là vẽ lại bức tranh cuộc sống bằng ngôn từ. Bản chất của miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng ... giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc, hiện tượng ... đó một cách rõ nét. Vì vậy, bước đầu tiên khi làm văn miêu tả, cần rèn cho học sinh kĩ năng quan sát. Chính những kết quả quan sát sẽ mang lại cho các em những cảm nhận chân thực về sự vật, hiện tượng cần miêu tả, giúp các em biết chắt lọc những chi tiết, hình ảnh mình ấn tượng để vẽ nó lại bằng ngôn từ thông qua rung cảm thẩm mỹ của bản thân. Chất liệu chính của văn miêu tả là những sự vật tồn tại trong thế giới tự nhiên, thông qua quan sát và tái hiện của con người, thế giới tự nhiên ấy sẽ hiện lên sống động theo cảm nhận riêng của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, dạy học tập làm văn gắn liền với trải nghiệm thực tế là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Sau nhiều năm gắn bó với nghề dạy học ở trường Tiểu học cũng là những năm bản thân tôi chứng kiến rất nhiều học sinh gặp khó khăn trong cách làm bài văn miêu tả nói chung và cách quan sát sự vật để miêu tả nói riêng. Những khó khăn đó đến từ việc các em không hứng thú với môn học và thiếu những trải nghiệm thực tế để tái hiện hình ảnh sự vật một cách chân thực theo cảm nhận riêng của các em. Với mong muốn giúp các em làm tốt hơn bài văn miêu tả và có kĩ năng quan sát tốt hơn không chỉ trong văn miêu tả mà còn quan sát tốt thế giới xung quanh phục vụ cho quá trình hoàn thiện nhân cách, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Rèn kĩ năng quan sát trong văn miêu tả cho học sinh Tiểu học qua các trò chơi và hoạt động trải nghiệm". 1.2. Mục đích nghiên cứu. Từ đối tượng cụ thể tôi đưa ra ở trên, bản thân tôi đã đặt ra mục đích cho mình như sau: - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đối tượng miêu tả qua các trò chơi và hoạt động trải nghiệm thực tế. - Từ việc quan sát tốt các em sẽ biết lựa chọn những chi tiết nổi bật và diễn đạt lại các chi tiết ấy theo cảm nhận riêng của bản thân, các em sẽ thêm yêu môn Tiếng Việt và có hứng thú với môn học này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi hỗ trợ rèn kĩ năng quan sát trong văn miêu tả và các hoạt động quan sát trải nghiệm. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Cẩm Tú 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp đặc trưng của phân môn Tập làm văn như phương pháp quan sát; phương pháp vấn đáp, đàm thoại, đối thoại; phương pháp phát hiện; phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ... 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Miêu tả là phác họa lại bức tranh hiện thực bằng nghệ thuật ngôn từ. Bức tranh ấy có đẹp, có sinh động, hấp dẫn hay không phụ thuộc và kĩ năng của người viết. Cũng cùng một khung cảnh nhưng có người tạo nên một bức tranh lung linh huyền ảo tạo sự hứng khởi, khơi gợi trí tò mò cho người đọc. Nhưng có người cũng bức tranh ấy chỉ tái hiện lại những chi tiết rời rạc, khô cứng. Sự tái hiện ấy phụ thuộc vào kĩ năng của người viết và kĩ năng viết lại phụ thuộc vào kĩ năng quan sát, tưởng tượng và so sánh, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Đối với học sinh Tiểu học, tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc tạo cho các em hứng thú học tập và được quan sát trải nghiệm là hết sức quan trọng. Thông qua các trò chơi và trải nghiệm, học sinh sẽ được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề. Học thông qua trải nghiệm luyện được cho học sinh cả kiến thức và kĩ năng học tập. Nhờ vậy, các em sẽ có được một kho tàng kiến thức vững chắc, trang bị cho các em những kĩ năng quan sát một cách toàn diện. 2.1.1 Vai trò của trò chơi trong dạy học Tiếng Việt. Trò chơi nói chung và trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nói riêng bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen học tập một cách tự giác. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn nếu được tổ chức dưới dạng trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Như vậy, việc sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nói chung và trong dạy học văn miêu tả nói riêng là một trong những biện pháp tăng cường tính tích cực của học sinh, đồng thời làm tăng thêm tình cảm của các em với môn học và thầy cô giáo. Mặt khác, trò chơi là chiếc cầu nối môn Tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì thông qua trò chơi các em sẽ thấy ứng dụng quan trọng của môn Tiếng Việt trong thực tiễn. Và như vậy tính tích cực của các em sẽ được phát huy ở mức cao nhất. 2.1.2 Hoạt động trải nghiệm và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt đối với học sinh. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức thẩm mĩ, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động quan sát trải nghiệm nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động thực hành, bằng những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy được vai trò tích cực, chủ động, tự giác của bản thân, các em được quan sát sự vật cụ thể sinh động, từ đó tái hiện sự vật ở mức chân thực nhất. Bên cạnh đó các em còn được bày tỏ quan điểm, cảm xúc đối với sự vật theo cảm nhận riêng của cá nhân mình. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trong thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy rằng kĩ năng quan sát của học sinh rất yếu. Các em chưa biết quan sát theo trình tự, các em cũng không biết quan sát theo những đặc trưng của đối tượng, các em cũng chưa biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu trong quá trình quan sát để đưa vào bài văn của mình. Nguyên nhân sâu xa của những yếu điểm này xuất phát từ việc các em không hứng thú với môn học và thiếu những trải nghiệm thực tế để tái hiện hình ảnh. Quá trình miêu tả của các em chủ yếu bó hẹp trong lớp học và hình dung ra đối tượng miêu tả thông qua trí nhớ về những sự vật mình đã từng được nhìn thấy. Do đó, bài văn của các em chỉ là những liệt kê các chi tiết một cách lộn xộn, thiếu tưởng tượng, so sánh để làm cho sự vật hiện lên được sinh động. Mặt khác, trường Tiểu học mà tôi giảng dạy thuộc khu vực nông thôn của huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, muốn tổ chức các trò chơi và hoạt động trải nghiệm cho học sinh không hề dễ dàng, giáo viên chỉ có thể tổ chức cho các em trò chơi với kinh phí thấp, hoạt động trải nghiệm chỉ diễn ra xung quanh địa bàn sinh sống. Đó là một điều vô cùng thiệt thòi cho các em học sinh. Giữa học kì I năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học văn miêu tả của 30 học sinh lớp 5C với đề bài: “ Hãy viết đoạn văn miêu tả cánh đồng lúa quê em vào mùa thu hoạch.” và thu được kết quả như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1HS = 3,3% 25 HS = 84.4% 4HS = 13,3 % Qua bảng thống kê trên cho thấy chất lượng học văn miêu tả của các em còn thấp, số em hoàn thành tốt ít và số em ở mức chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ phần trăm còn nhiều. Vì vậy, rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là vấn đề cấp thiết mà bản thân tôi đề ra, trong đó kĩ năng quan sát thông qua trò chơi và hoạt động trải nghiệm sẽ tháo gỡ được những khó khăn mà các em học sinh trường tôi đang gặp phải. 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Giải pháp 1: Thực hiện các trò chơi trong giờ dạy học kĩ năng quan sát. Để hỗ trợ kĩ năng quan sát cho học sinh, bản thân tôi đã xây dựng nên hệ thống trò chơi ở các mức độ khác nhau nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, mỗi trò chơi sẽ rèn những kĩ năng quan sát cụ thể. Trò chơi 1: Ai tinh mắt hơn? Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức tranh giống nhau không hoàn toàn thật kĩ. Bước 2: Chia học sinh theo nhóm, yêu cầu học sinh tìm những điểm khác nhau trong bức tranh. Nhóm nào tìm được nhiều và đúng nhóm đó thắng cuộc. Bước 3: Giáo viên đưa ra đáp án, khen ngợi nhóm có kết quả quan sát tốt. Trò chơi này giúp học sinh nắm bắt đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng khi quan sát. Như nhận định trên của nhà văn Tô Hoài, rõ ràng ta thấy mỗi sự vật đều được tạo hóa ban cho những nét riêng không thể lẫn với các sự vật khác. Vì vậy trong quá trình quan sát, người quan sát phải biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, khác biệt của sự vật để miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật sinh động, hấp dẫn mà không bị trùng lặp. Khi phát hiện được những đặc trưng riêng của sự vật các em sẽ biết tái hiện sự vật theo cái tự nhiên vốn có của nó. Trò chơi 2: Ai nhớ nhiều nhất? Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong thời gian 1 phút. Bước 2: Giáo viên thu bức tranh lại và đặt câu hỏi cho học sinh - Trong tranh có bao nhiêu bạn học sinh? - Có bao nhiêu điểm 10? - Tất cả các bạn học sinh đều mặc áo màu gì? - Tặng điểm 10 cho cô giáo là bạn nam hay bạn nữ? - Có bao nhiêu bạn cầm hoa? - Có bao nhiêu bạn đứng bên cửa sổ? - Em ấn tượng với chi tiết nào trong bức tranh? Học sinh quan sát tranh Học sinh hào hứng tham gia phát hiện Bước 3: Giáo viên treo lại tranh và kiểm tra kết quả quan sát của học sinh. Khen ngợi học sinh có kết quả quan sát tốt nhất. Trò chơi này sẽ giúp học sinh có điều kiện tập trung quan sát từng bộ phận một cách tỉ mỉ; biết lựa chọn những chi tiết ấn tượng; tránh bị lẫn lộn giữa các bộ phận với nhau sẽ ảnh hưởng đến trình tự miêu tả và tái hiện lại sự vật. Cần dựa trên đối tượng để phân chia, để xác định trình tự quan sát sẽ giúp cho quá trình quan sát dễ dàng hơn. Trò chơi 3: Hãy tưởng tượng nào? Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh Bước 2: Yêu cầu học sinh quan sát sự vật sau đó liên tưởng tới các sự vật khác - Mặt trời liên tưởng tới sự vật nào? - Cánh đồng lúa liên tưởng tới sự vật nào? - Nền trời ? - Không gian trong bức tranh cho em cảm nhận gì? Bước 3: Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh. Khen ngợi những học sinh có khả năng so sánh, tưởng tượng tốt. Học sinh quan sát tranh Học sinh trình bày kết quả quan sát Rất nhiều người nhầm lẫn rằng quan sát là dùng mắt để nhìn. Nhưng trên thực tế, quan sát chỉ dùng mắt thôi chưa đủ, muốn bức tranh phong cảnh của mình hiện lên sinh động, hấp dẫn và mới lạ cần có sự phối hợp quan sát của các giác quan khác nhau. Để học sinh hạn chế việc quan sát chỉ dùng thị giác, giáo viên tổ chức trò chơi này giúp học sinh thu nhận các đặc điểm đặc sắc của cảnh vật qua cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng, và tìm tòi các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được. 2.3.2 Giải pháp 2: Hoạt động trải nghiệm Các trò chơi chỉ là bước khởi đầu giúp các em hứng thú hơn trong các giờ học lí thuyết trên lớp. Nhưng để các em có cảm nhận chân thực nhất về sự vật xung quanh thì hoạt động trải nghiệm là vô cùng cần thiết. Thông qua hoạt động trải nghiệm các em sẽ nắm bắt đối tượng không chỉ bằng mắt mà bằng các giác quan khác như dùng tai để nghe âm thanh, dùng mũi để cảm nhận hương vị, dùng tâm hồn để cảm nhận không gianCác em cần được quan sát thực tế về sự vật để các em có cái nhìn chân thực nhất về sự vật đó. Từ đó các em sẽ có những so sánh, tưởng tượng sự vật theo cảm nhận riêng của cá nhân mình. Đối với mỗi nội dung miêu tả giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trải nghiệm phù hợp để thu được kết quả quan sát tốt nhất. Đối với bài văn miêu tả cây cối: Cây cối trong tự nhiên có muôn loại và mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau. Để tránh việc các em miêu tả mang tính chất liệt kê bộ phận hoặc miêu tả chung chung không mang đặc điểm riêng của loại cây được miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình tự quan sát và kĩ năng quan sát cụ thể, từ đó các em sẽ rút ra được những kiến thức cần thiết về loại cây đó. Ví dụ: Miêu tả cây hoa, học sinh sẽ được quan sát vườn hoa của trường từ xa đến gần, so sánh về màu sắc những bông hoa đua nở, vẻ đẹp của cánh hoa, nhụy hoa, của lá cây, cành cây Từ quan sát thực tế các em sẽ có điều kiện tập trung quan sát từng bộ phận một cách tỉ mỉ; biết lựa chọn những chi tiết ấn tượng; tránh bị lẫn lộn giữa các bộ phận với nhau sẽ ảnh hưởng đến trình tự miêu tả và tái hiện lại sự vật. Các em sẽ xác định trình tự quan sát hợp lí, mà với bài văn miêu tả, trình tự quan sát rất quan trọng, trình tự quan sát sẽ quyết định trong việc tái hiện lại đối tượng và quyết định đến cảm nhận chung của người đọc đối với đối tượng đó. Cô giáo hướng dẫn học sinh quan sát cây trong sân trường vào cuối mùa đông khi cây rụng hết lá và đầu mùa xuân khi cây đâm chồi, nảy lộc Học sinh quan sát gốc cây đa Học sinh quan sát hoa mẫu đơn Đối với bài văn miêu tả sinh hoạt của con người và miêu tả cảnh thiên nhiên: Với nội dung miêu tả này, hoạt động trải nghiệm sẽ giúp các em không chỉ quan sát bằng mắt mà sẽ phối hợp các giác quan khác nhau để thu nhận thông qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên như không khí xung quanh, cử chỉ, nét mặt của con người, quan sát bầu trời, lắng nghe âm thanh, cảm nhận về mùi hương trong gió, ong bướm bay lượnvà tìm các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được.Tuy nhiên, để sự trải nghiệm có thêm nhiều bổ ích, giáo viên cần có những định hướng giúp các em biết cách quan sát và quan sát một cách khoa học. Việc đưa ra những câu hỏi gợi mở theo những chủ đề cụ thể khi quan sát sẽ tạo cho các em biết cách triển khai và hoàn tất bài tập miêu tả ở mức tốt nhất. HS quan sát trò chơi kéo co của các bạn học sinh trong trường HS quan sát quang cảnh trường học giờ ra chơi Ảnh minh họa học sinh quan sát cánh đồng lúa vào vụ thu hoạch Sau khi quá trình quan sát trải nghiệm hoàn thành, để lưu giữ những chi tiết cụ thể cảm xúc về đối tượng quan sát giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn, giáo viên cần cho học sinh ghi chép kết quả đã quan sát và tất cả những cảm nhận của mình về đối tượng. Ví dụ: Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sân trường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép lại kết quả quan sát bằng những câu hỏi gợi mở: - Thời gian miêu tả ( Sáng- trưa- chiều; mùa đông- mùa hè) - Trình tự quan sát ( Xa đến gần; từ ngoài vào trong; từ gần đến xa; từ trong ra ngoài). - Cảnh vật tiêu biểu ( Sân trường; vườn hoa; cây cối; hoạt động của thầy và trò) Khi yêu cầu học sinh miêu tả cảnh đẹp quê hương em giáo viên có thể kết hợp trò chơi và hoạt động trải nghiệm giúp học sinh biết được những cảnh đẹp trên quê hương mình và các em muốn đến những nơi đó để trải nghiệm thực tế. Trong quá trình ghi chép, giáo viên lưu ý học sinh ghi chép một cách cẩn thận, tỉ mỉ và cần ghi lại những nét khác biệt của cảnh vật để tạo nên một bức tranh mới lạ, sinh động và hấp dẫn. Đây là tài liệu rất hữu ích khi các em muốn tái hiện lại đối tượng quan sát trong bài viết của mình. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Đối với hoạt động giáo dục: Qua thực tế giảng dạy và quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình đối với các em học sinh lớp 5C trường Tiểu học Cẩm Tú, tôi nhận thấy, rằng rèn kĩ năng quan sát trong văn miêu tả cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi và trải nghiệm giúp các giờ tập làm văn trở nên nhẹ nhàng, không có chút gò bó, các em thực sự được sáng tạo theo khả năng và trí tưởng tượng của mình. Và cứ như vậy vốn từ của các em dần được nâng lên, khả năng diễn đạt tốt hơn, sáng tạo hơn và quan trọng là mỗi học sinh đều có nét riêng, có cảm nhận riêng về sự vật được miêu tả. Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong làm văn miêu tả, khả năng quan sát của các em cũng tốt hơn. Các em có hứng thú hơn trong học bộ môn Tiếng Việt và kĩ năng làm bài văn miêu tả của các em tiến bộ hơn rất nhiều. Với bản thân: Sau gần một năm áp dụng rèn kĩ năng quan sát thông qua các trò chơi và hoạt động trải nghiệm tôi tiếp tục đưa ra đề bài: “Hãy viết đoạn văn miêu tả cánh đồng lúa quê em vào mùa thu hoạch.” kết quả cụ thể như sau: Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Trước khi áp dụng SKKN 1HS = 3,3% 25 HS = 84.4% 4HS = 13,3 % Sau khi áp dụng SKKN 6HS = 20% 23 HS = 76,7% 1HS = 3,3 % (Bài làm trước khi áp dụng SKKN) (Bài làm sau khi áp dụng áp dụng SKKN) Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi cũng bất ngờ về kết quả thu được. Đa số các em đều hào hứng, phấn khởi trong các tiết học văn miêu tả, nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình. Ngay một số em học sinh rất lười học nhưng khi tham gia trò chơi và hoạt động trải nghiệm lại háo hức, nhiệt tình. Các em đã biết lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí, biết chọn chi tiết tiêu biểu để miêu tả, biêt quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan và quan trọng hơn hết cảnh vật hiện lên sinh động bằng chính những gì các em được nhìn thấy, được chạm vào và được cảm nhận. Với đồng nghiệp và nhà trường: Trong quá trình bản thân áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, đồng nghiệp trong trường cũng áp dụng cùng. Kết quả thu được ở các lớp có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đều thu được rất tích cực, số học sinh làm tốt bài văn miêu tả ở khối 4 và khối 5 tăng lên, rất nhiều em đã có kĩ năng quan sát tốt và biết tái hiện đối tượng miêu tả theo cảm nhận riêng của mình. 3: Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận. Khổng Tử đã từng nói “ Những gì tôi nghe tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu.”. Vì vậy, việc để học sinh được "thấy" và được "làm" sẽ giúp các em "nhớ" và "hiểu" sự vật trong thực tế bằng sáng tạo và cảm nhận của bản thân. Trước những trăn trở về khả năng viết văn miêu tả còn hạn chế của các em học sinh lớp 5, bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi qua các tài liệu tham khảo, qua đồng nghiệp và qua kết quả thu được từ việc trực tiếp rèn kĩ năng quan sát cho học sinh, tôi nhận thấy rằng: Thứ nhất: Rèn kĩ năng quan sát thông qua các trò chơi giúp giờ học không bị gò bó, căng thẳng, học sinh học được các kĩ năng từ những trò chơi hỗ trợ thú vị. Từ đó, các em vận dụng các kĩ năng học được qua các trò chơi vào quan sát trực quan và làm bài văn cụ thể. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tổng hợp được các giác quan ( nghe, nhìn, chạm, ngửi...) để tăng khả năng lưu giữ đối tượng, các em không phải ngồi để nhớ lại những gì mình đã từng nhìn thấy mà các em được trực tiếp cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan và sự sáng tạo của các em từ trực quan sinh động chứ không phải mang tính kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_quan_sat_trong_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_tie.doc