Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi vào giảng dạy tiếng anh cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi vào giảng dạy tiếng anh cho học sinh tiểu học

 Có lẽ trong quá khứ, chưa từng có ai nghĩ rằng: Trong xã hội hiện đại thời

nay, Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng ta cần để vươn tới

mọi cái đích. Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó.Vì thế,

việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng được quan tâm hơn rất nhiều so với

trước đây. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là

môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ

chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành

công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và

cấu trúc câu tiếng Anh. Tại thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối

bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi

hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy

người dạy làm trung tâm.

 

docx 25 trang tuyettranh 24/12/2022 5305
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi vào giảng dạy tiếng anh cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài 2-3
II. Mục đích nghiên cứu 3
III. Đối tượng nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 4
III. Một số trò chơi được sử dụng vào giờ học
1. Tác dụng của việc sử dụng trò chơi
2. Các bước thực hiện trò chơi
5-7
7-20
IV. Kết quả đạt được 21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận 21
II. Kiến nghị 22
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Có lẽ trong quá khứ, chưa từng có ai nghĩ rằng: Trong xã hội hiện đại thời
nay, Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng ta cần để vươn tới
mọi cái đích. Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó.Vì thế,
việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng được quan tâm hơn rất nhiều so với
trước đây. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là
môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ
chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành
công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và
cấu trúc câu tiếng Anh. Tại thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối
bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi
hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy
người dạy làm trung tâm. 
 Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng
thay đổi theo để đáp ứng với sự thay đổi đó. Chính nhu cầu này đã tạo ra những
đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy. Hơn nữa nhu cầu về phương pháp giảng
dạy phù hợp hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế,
phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy
làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học
được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp, hay
theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được
bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn
đề nào đó. 
 Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu họ
được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được
giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc sử dụng các trò chơi trong giảng
dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động
cơ học tập cho học sinh, một trong những yếu tố quyết định đến thành công
trong việc học ngoại ngữ của họ. Đồng thời, chúng khích lệ học sinh duy trì việc
học cũng như tạo nên sự hứng thú , say mê trong học tập. Ngoài ra, chúng còn
giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu
dụng và dễ hiểu với người học. Người học muốn tham gia vào trò chơi thì họ
phải hiểu người khác đang nói gì hay đang viết gì, và họ phải nói ra hoặc viết ra
được những điều để trình bày quan điểm riêng của họ hay để trình bày thông tin
cho người khác hiểu. Các trò chơi có thể được sử dụng để phát triển cả bốn kỹ
năng cho học sinh: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Bên cạnh đó còn có những trò chơi
phát triển vốn từ vựng và cải thiện cách phát âm. Các trò chơi còn được áp dụng
cho các học sinh khác nhau ở mỗi trình độ khác nhau. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng một số trò chơi vào giảng dạy
cho học sinh tiểu học. Mục đích là để giúp các em học sinh học tập tốt hơn, yêu
thích môn Tiếng Anh hơn và xem môn Tiếng Anh không phải là một môn học
khô khan và khó hiểu nữa. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vận dụng những trò chơi
nào và tổ chức thế nào cho hiệu quả? Đó cũng chính là đề tài mà tôi trăn trở bấy
lâu và cũng tốn khá nhiều thời gian để nghiên cứu. Đề tài mà tôi sẽ giới thiệu
dưới đây có thể không được đầy đủ lắm, nhưng cũng mong góp phần nào đó
giúp các em học sinh thấy rằng việc học tiếng Anh cũng có nhiều thú vị, đồng
thời giúp các em học tiếng Anh dễ dàng hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giới thiệu vai trò của trò chơi trong việc dạy và học tiếng Anh.
- Giới thiệu một số trò chơi cơ bản nhằm giúp cho giáo viên và học sinh tìm thấy
sự hứng thú trong việc dạy và học tiếng Anh.
- Giới thiệu phương pháp cũng như một số thủ thuật cơ bản để thực hiện trò chơi
trong mỗi giờ học một cách linh hoạt,đa dạng và hiệu quả.
- Tạo ra bầu không khí sôi nổi trong mỗi giờ học.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Là những học sinh đang học lớp 3,4,5 trong các trường tiểu học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi, nghiên cứu, tiến hành
dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thử nghiệm theo từng mục
đích, yêu cầu cụ thể.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt ra một số yêu cầu để kiểm tra đánh giá
việc nắm nội dung bài học.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập cho học sinh ở bậc
tiểu học ở các lớp 3, 4, 5. 
- Nghiên cứu trong vòng gần một năm học. Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4
năm 2021.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi
học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, khuyến khích các em học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học là quá trình
chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - Trò nghe và ghi
chép thành phương pháp mới thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập
của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học
tập.
 Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến
thức, đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn
Tiếng Anh nói riêng. Việc tổ chức tốt các loại hình trò chơi trong giảng dạy
Tiếng Anh sẽ giúp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh trong việc học
ngoại ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí lực để nắm kiến thức, đồng thời giúp
học sinh sử dụng Tiếng Anh một cách hiệu quả trong giao tiếp
 Môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò
chơi ngôn ngữ mới tạo được sự mới lạ, hứng thú học tập cho học sinh, làm cho
chúng có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán với
bài học của mình đồng thời giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến
thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả
vào thực tế. Nói cách khác, tất cả các loại hình trò chơi đều chứa đựng một khởi
điểm tinh thần.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Khác với tiếng mẹ đẻ, việc dạy và học Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai
trong môi trường không mấy thuận lợi. Việc sử dụng ngôn ngữ mới và thực
hành giao tiếp là một việc vô cùng khó khăn và có nhiều hạn chế.
 Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi nhận thấy rằng
học sinh tiểu học rất thích, rất húng thú với môn học tiếng Anh. Đặc biệt là
những năm đầu môn Tiếng Anh được đưa vào thi học sinh giỏi môn. Tiếng Anh
là môn học khó cho nên học sinh ngay từ đầu nếu không có phương pháp học
phù hợp, giáo viên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh
“mất gốc” Và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh ngại học Tiếng
Anh và các em cảm thấy rất khó khăn trong việc tiếp cận với ngôn ngữ mới -
Tiếng Anh, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng môn Tiếng Anh ở
trường còn thấp. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc tìm hiểu các biện
pháp giúp các em cảm thấy tự tin và hào hứng trong việc lĩnh hội tri thức mới.
Một trong những phương pháp để làm được điều này là vận dụng và tổ chức
hiệu quả một số trò chơi vào giảng dạy trong các giờ học Tiếng Anh.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã chọn 3 khối lớp để thực hiện cuộc khảo sát 
đầu năm và kết quả còn thấp. Cụ thể như sau:
 * Một số khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Lớ
p
Số
hs
Nghe Đọc Ngữ Pháp Viết
Nắm 
được 
kiến 
thức
Chưa 
nắm 
được 
kiến 
thức
Nắm 
được 
kiến 
thức
Chưa 
nắm 
được 
kiến 
thức
Nắm 
được 
kiến 
thức
Chưa 
nắm 
được 
kiến 
thức
Nắm 
được 
kiến 
thức
Chưa 
nắm 
được 
kiến 
thức
SL % S
L
% SL % S
L
% SL % S
L
% SL % SL %
3B 28 10 35,
8
18 64,
2
16 57,
1
12 42,
9
15 53,6 13 46,
4
14 50 14 50
4A 31 15 48,
3
16 51,
7
17 54,
8
14 45,
2
18 58,1 13 41,
9
16 51,
7
15 48,
3
5A 29 14 48,
3
15 51,
7
15 51,
7
14 48,
3
16 55,2 13 44,
8
14 48,
3
15 51,
7
III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC VẬN DỤNG VÀO GIỜ HỌC:
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã linh hoạt sử dụng một số trò chơi vào các
tiết dạy của mình. Kết quả là tôi nhận thấy rõ tác dụng của nó. Những trò chơi
tôi thường áp dụng là: Things snatch, Car racing, Spelling, Guessing games,
Sentence arrangement, zigsaw reading, Chinese Whisper, Simon says, Throwing
a ball, Stand up when you hear, etc.
1. Tác dụng của việc sử dụng các trò chơi.
1.1. Trò chơi hỗ trợ học sinh phát triển tất cả các kỹ năng: Nghe, 
Nói, Đọc, Viết đặc biệt là kỹ năng Nghe và Nói.
 Thông qua trò chơi, các em có cơ hội được nghe, được đọc, được viết và
được nói những điều mà các em muốn bày tỏ. Từ đó các kỹ năng giao tiếp dần
dần được phát triển giúp các em tự tin hơn trong học tập. Nó hỗ trợ rất nhiều cho
cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học các kỹ năng.
1.2. Trò chơi tạo ra môi trường học tập vui vẻ.
 Trò chơi có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi
trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến
họ luôn sẵn sàng tham gia vào giờ học. 
 Nhiều trò chơi đòi hỏi phải hoạt động theo cặp, theo nhóm hay đòi hỏi sự
tham gia của cả tập thể lớp học cùng kết hợp với nhau để thực hiện yêu cầu của
trò chơi và các hoạt động này đã tạo ra một môi trường thực sự vui vẻ để các em
nắm được kiến thức một cách nhanh nhất
1.3. Trò chơi làm tăng động cơ học tập cho người học
Trò chơi là nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh và
thường được coi là bước khởi động thu hút sự chú ý của học sinh vào môi
trường giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn được xem là phương tiện kiểm
soát lớp học. Theo Hallowen (1989) các trò chơi ngôn ngữ tăng cường động cơ
học tập cho học sinh ở mức độ lớn hơn so với sách giáo khoa thông thường, hay
các tài liệu học tập, do chúng đòi hỏi và thúc đẩy học sinh phải tham gia tích cực
vào trò chơi. 
 Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội
chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, khích lệ họ tham
gia trò chơi. Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết học sinh trở nên
hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi. 
 Ngoài ra, với giờ thực hành ngôn ngữ dồn dập trong thời gian dài thì rất ít
học sinh có thể tập trung vào việc học được. Thậm chí, rất ít học sinh thu được
hiệu quả thực sự từ cách học này. Việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy là một
trong những cách hữu hiệu nhất để tạo cho học sinh những giờ học trên lớp thoải
mái và thú vị để có thể duy trì động cơ học tập cho họ. Bên cạnh đó, khi học
sinh có cơ hội để tham gia trò chơi trên lớp, họ sẽ được khuyến khích lựa chọn
bạn chơi cùng với mình. Điều này không chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện
mà còn khích lệ họ giúp đỡ lẫn nhau. Những học sinh nào kém hơn thì được
những học sinh giỏi hơn trong nhóm giúp đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể
mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả là tất cả học sinh trong lớp đều cảm
thấy thích thú hơn, và có nhiều động cơ để tham gia vào trò chơi hơn, mà động
cơ học tập là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thu nhận kiến thức
của học sinh. Nó là nhân tố chính quyết đinh sự thành công hay thất bại của họ.
Sự thành công và động cơ học tập có mối tương hỗ nhau: nếu người học thành
công trong học tập, họ sẽ càng có nhiều động cơ hơn để thực hiện những nhiệm
vụ do quá trình học tập đặt ra. Byrne (1980, tr.76) nói rằng: Động cơ học tập
khiến cho việc học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa và hiệu quả.
1.4. Trò chơi tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh
 Sự cộng tác và tính cạnh tranh là yếu tố cần thiết làm tăng động cơ học tập
cho người học tiếng Anh. Điều này là đúng vì trò chơi không chỉ khuyến khích
sự cạnh tranh giữa họ mà còn khích lệ sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. Học sinh
luôn yêu thích các trò chơi mang tính cạnh tranh. Và chính yếu tố cạnh tranh là
động cơ để họ thành công trong trò chơi. Tuy nhiên, trong trò chơi cạnh tranh thì
điều được người chơi quan tâm nhất đó là sự chiến thắng. Như vậy, những học
sinh càng có khả năng hơn thì nhận được nhiều khen ngợi, khiến cho những học
sinh kém hơn trở nên mất uy tín trong lớp. Bởi thế, bên cạnh việc tổ chức các trò
chơi mang tính cạnh tranh trên lớp, thì tổ chức các trò chơi mang tính hợp tác,
khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau là điều cực kỳ quan trọng. 
 Các trò thường đòi hỏi học sinh phải hợp tác với nhau trong khi đóng vai
(role-play), tranh luận, thảo luận, và sử dụng ngôn ngữ trong nhiều tình huống
khác nhau phụ thuộc vào từng loại trò chơi được tổ chức trên lớp. Điều này rõ
ràng thúc đẩy cơ hội giao tiếp giữa học sinh với nhau. Đây chính là mục đích
của quá trình giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh
giữa họ. Đây cũng là hai yếu tố cơ bản làm tăng động cơ học ngoại ngữ nói
chung và học Tiếng Anh nói riêng.
1.5. Trò chơi cung cấp sự phản hồi ngay tức thì và thông qua đó
kiểm tra kiến thức của học sinh .
 Bất cứ khi nào giáo viên trình bày một ý kiến, hay một vấn đề mới mẻ liên
quan đến ngôn ngữ, thì họ luôn muốn biết liệu học sinh của họ hiểu được nhiều
hay ít các ý kiến hay vấn đề họ đưa ra. Và cách thông thường họ sử dụng để
đánh giá học sinh là thông qua bài kiểm tra viết hoặc nói. Tuy nhiên, hình thức
đánh giá này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Bởi vì, giáo viên không thể chấm
thi và trả tận tay cho học sinh bài kiểm tra viết ngay trên lớp. Họ phải mất thời
gian khá lâu để chấm và trả bài. Trong khi đó, sự phản hồi ngay sau khi giáo
viên giảng bài thì mới có hiệu quả. 
 Giáo viên có thể đánh giá theo hình thức nhanh hơn, đó là thông qua trò
chơi. Hầu hết các trò chơi đều cung cấp sự phản hồi ngay tức thì cho học sinh, vì
việc thắng hay thua phụ thuộc vào việc học sinh thể hiện trong trò chơi đó tốt
đến mức độ nào.
 Ngoài ra, thông qua sự quan sát của mình, giáo viên có thể nhận ra những
điểm mạnh, điểm yếu của học sinh cũng như những chỗ hổng cần được bổ sung
trong quá trình tiếp thu kiến thức của họ. 
 Bên cạnh việc cung cấp sự phản hồi ngay tức thì, các trò chơi còn giúp
giáo viên kiểm tra xem học sinh đã thực sự nắm được kiến thức hay chưa.
2. Các bước thực hiện trò chơi
 Học sinh ở trường tôi bắt đầu học Tiếng Anh từ năm lớp 3. Sách có nhiều
hình ảnh đẹp, số lượng từ mới vừa phải nên dễ dàng thu hút các em. Bên cạnh
đó, để giúp các em hứng thú hơn trong việc học tôi thường sử dụng các đồ dùng
trực quan sinh động kết hợp với máy cassette để giúp các em hứng thú hơn trong
việc học Tiếng Anh. Ngoài những đồ dùng trực quan sinh động tôi còn tổ chức
các hoạt động trò chơi để các em nắm bắt bài tốt hơn. Nhưng những trò chơi mà
tôi sử dụng trước đây các em đã quá quen thuộc và cũng dễ dàng gây ra nhàm
chán (tôi hay cho các em chơi trò chơi (clap the board, noughts and crosses,
lucky number hoặc matching). Nên tôi thường xuyên tư duy thay đổi trò chơi để
giúp các em cảm thấy lạ lẫm và hứng thú hơn trong việc học.
 Sử dụng trò chơi trong học tập vừa hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc
củng cố kiến thức kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ
chức trò chơi để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học
sinh chơi như thế nào để có hiệu quả mới là điều quan trọng. 
 Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy ở lớp 3, 4, 5 của nhà 
trường vì thế tôi quyết định chọn học sinh của lớp 3,4,5 để đầu tư nghiên cứu
hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của
lớp tôi thấy các em rất ngại phát biểu, các em học tiếng Anh rất thụ động. Tôi
liền sử dụng các trò chơi mới trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.
Nó thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn
Tiếng Anh thông qua các trò chơi này.
 Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi giúp
ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các
trò chơi là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được
những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi. Học sinh sẽ học
ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi. Các trò chơi giúp thay đổi không khí
trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp
người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Sau đây là một số trò
chơi mà tôi đã tổ chức trong tiết dạy của mình: 
2.1. Trò chơi: "Things Snatch" 
 - Mục đích: 
Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng ở giai đoạn 
Warm up và rèn kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học 
sinh yếu kém.
- Thời gian: 3 - 5 phút. 
- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật 
(tên gọi các đồ vật chính là những từ vựng cần ôn.) 
 - Các bước thực hiện: 
 + Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế hoặc
bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát). 
 + Chia lớp thành hai nhóm A và B. 
 + Chọn khoảng 4 - 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh 
đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau. 
 + Giao sè cho các học sinh này. 
 + Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng 
Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó. 
 + Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện
cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ
vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được 1 điểm.
 + Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc. 
 - Ví dụ: 
 Ví dụ 1: 
 English 3 Unit 8: School things 
 Lesson 1: Part 3,4
- Mục đích: 
+ Kiểm tra một số từ vựng đã học ( school bag, backpack, pencil, rubber,
ruler. book ).
 + Rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up. 
 - Thời gian: 3 - 5 phút. 
 - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như
trên. 
 - Các bước thực hiện: 
 + Giáo viên đặt các đồ vật này lên trên ghế để ở giữa lớp. 
 + Chia lớp thành hai nhóm A và B. 
 + Chọn 6 học sinh ở mỗi nhóm tương ứng với 6 đồ vật có tên trên lên bảng
và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau. 
 + Giao số cho các học sinh này ( từ 1 đến 6 ). 
 + Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng
Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.
 + Khi giáo viên gọi số 3 và tên một đồ vật như “rubber” thì hai học sinh 
mang số 3 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai nhanh chân 
hơn và lấy đúng đồ vật “rubber” thì sẽ thắng và ghi được 1 điểm.
 + Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra. 
 + Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. 
 * Lưu ý: - Giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh theo thứ tự từ 1 đến 6
. 
 Ví dụ 2: 
English 3 Unit 18: Colours
 Lesson 1: Part 3,4 
 - Mục đích: Ôn một số từ vựng về màu sắc ( red, blue. green, yellow, pink, 
orange.), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up. 
 - Thời gian: 5 phút
 - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật mang những màu sắc đã học.
 - Các bước thực hiện: 
 + Giáo viên đặt những đồ vật mang những màu sắc khác nhau lên trên bàn 
để ở giữa lớp.
 + Chia lớp thành hai nhóm A và B. 
 + Chọn 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng, yêu cầu số học sinh đại diện cho
hai nhóm này đứng cách xa nhau.
 + Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 6). 
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tro_choi_vao_giang_day_tieng.docx