Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh

Như chúng ta đã biết, bộ môn Mĩ thuật từ lâu giữ một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục nước nhà. Mục đích của nền giáo dục nước ta là tạo ra những con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động hướng nghiệp. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đề cập nhiều đến việc dạy bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh phổ thông, nhằm phát triển nhân tài cho đất nước. Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa cần phải bồi dưỡng tư duy khoa học, phát huy năng khiếu, óc thẩm mĩ, sáng tạo nghệ thuật cho học sinh,. bởi cái đẹp đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người.

 Môn Mĩ thật ở trường THCS khác với trường chuyên nghiệp, không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ chuyên nghiệp hay làm nghề, mà đó là hoạt động “giáo dục thẩm mĩ” cho các em. Nó không những hướng người học tới cái hay, cái đẹp, mà còn giúp các em bước đầu cảm thụ, nhận thức, đánh giá đúng về giá trị thẩm mĩ (trước thiên nhiên, một bức tranh, một công trình, một tác phẩm, ) đồng thời thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật đối với đời sống và biết sáng tạo, vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, môn Mĩ thuật còn định hướng, giúp học sinh có năng khiếu có thể phát huy được khả năng vốn có của mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Không những thế bộ môn Mĩ thuật còn có tác dụng bổ trợ vào việc học một số môn văn hóa khác như môn: Toán, Lí, Sinh học, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, Âm nhạc, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, hướng các em tới “Chân - Thiện - Mĩ”

 

doc 19 trang thuychi01 8603
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:	
	Như chúng ta đã biết, bộ môn Mĩ thuật từ lâu giữ một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục nước nhà. Mục đích của nền giáo dục nước ta là tạo ra những con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động hướng nghiệp. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đề cập nhiều đến việc dạy bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh phổ thông, nhằm phát triển nhân tài cho đất nước. Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa cần phải bồi dưỡng tư duy khoa học, phát huy năng khiếu, óc thẩm mĩ, sáng tạo nghệ thuật cho học sinh,... bởi cái đẹp đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người. 
	Môn Mĩ thật ở trường THCS khác với trường chuyên nghiệp, không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ chuyên nghiệp hay làm nghề, mà đó là hoạt động “giáo dục thẩm mĩ” cho các em. Nó không những hướng người học tới cái hay, cái đẹp, mà còn giúp các em bước đầu cảm thụ, nhận thức, đánh giá đúng về giá trị thẩm mĩ (trước thiên nhiên, một bức tranh, một công trình, một tác phẩm,) đồng thời thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật đối với đời sống và biết sáng tạo, vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, môn Mĩ thuật còn định hướng, giúp học sinh có năng khiếu có thể phát huy được khả năng vốn có của mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Không những thế bộ môn Mĩ thuật còn có tác dụng bổ trợ vào việc học một số môn văn hóa khác như môn: Toán, Lí, Sinh học, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, Âm nhạc, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, hướng các em tới “Chân - Thiện - Mĩ”
	Để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS, chúng ta cần kết hợp rất nhiều yếu tố như: sự chuẩn bị giáo án, đồ dùng, phương pháp và sự vận dụng linh hoạt trong cả quá trình lên lớp. Tuy nhiên, yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của tiết học mà ít khi chúng ta nghĩ tới, đó là “Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh” 	Quả thật! Để góp phần cho một giờ dạy đạt hiệu quả cao, hấp dẫn được học sinh với bài học, trước hết người thầy phải mang đến cho các em nguồn năng lượng tươi mới, phải thu hút được sự say mê tìm tòi, tạo được sự hứng khởi, khơi nguồn sáng tạo, chủ động tiếp thu vào bài của các em. Điều đó không hề khó, chỉ cần chúng ta chịu khó tích luỹ kiến thức trên nhiều lĩnh vực, sưu tầm, sáng tạo, linh hoạt một chút trong cách tổ chức là chúng ta có thể tạo được sự khởi đầu thành công cho giờ dạy của mình.
	Bản thân là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS, ngoài việc tự học - tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp và những người đi trước tôi luôn trăn trở, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra phương pháp dạy học tích cực, tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động trong mỗi bài học. Từ những kinh nghiệm tích luỹ trong 14 năm công tác, tôi thấy để đạt được chất lượng và hiệu quả trong tiết dạy, cũng như khơi nguồn cảm hứng tích cực đến học trò một cách tốt nhất thì sự chuẩn bị bài và cách dẫn dắt các em hứng thú bước vào bài học đặc biệt rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình lên lớp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh” mà sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng và thấy có những hiệu quả đáng kể. Thực tế cho thấy trong các giờ học, học sinh hăng say, hứng thú, tự giác học tập, sôi nổi, tích cực hơn rất nhiều. Với mục đích là bồi dưỡng thêm kiến thức, phương pháp giảng dạy cho mình để đạt được hiệu quả cao hơn, đồng thời chia sẻ với đồng nghiệp, hướng tới mục tiêu đổi mới phương pháp, cách tổ chức và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy theo yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
	- Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, mục đích, yêu cầu của bài dạy và đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp, “Nghệ thuật vào bài” tạo hứng thú, cuốn hút học sinh đối với môn Mĩ thuật sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.
	- Thực nghiệm kết quả học tập của học sinh qua kinh nghiệm giảng dạy trong năm học 2017 - 2018.                                
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	 Đề tài “Nghệ thuật vào bài” tạo hứng thú cho học sinh tôi áp dụng với tất cả các em học sinh thuộc bốn khối 6,7,8,9 ở trường Trung học cơ sở hiện tôi đang công tác trong năm học 2017- 2018 và 2018 - 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp tìm hiểu, sưu tầm và đọc tài liệu: (gồm các tài liệu sau)
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học
- Tâm lý lứa tuổi học sinh
- Trò chơi dân gian
- Một số tài liệu khác...	
b. Phương pháp quan sát sư phạm:
Thường xuyên thao giảng, dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong trường, trong huyện để học hỏi đúc rút kinh nghiệm.
c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
- Nghiên cứu đồ dùng dạy học, giáo án
- Nghiên cứu phương pháp lên lớp của giáo viên.
- Nghiên cứu kết quả, khả năng tiếp nhận sáng tạo của học sinh sau một quá trình học tập.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
	Nói đến Mĩ thuật là nói đến nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Là nghệ thuật của thị giác - nghệ thuật nhìn ra cái đẹp và cảm thụ cái đẹp. Nói đến dạy học là nói đến hoạt động trao đổi kiến thức giữa thầy và trò, tác động qua lại bổ sung cho nhau để đạt được đích cuối cùng là sự lĩnh hội và vận dụng tri thức của học sinh. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học.
	Đặc biệt dạy Mĩ thuật ở trường THCS là giúp học sinh cách nhìn ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp và cảm thụ cái đẹp. Sự thành công trong giảng dạy Mĩ thuật là dựa vào cách dẫn dắt, tổ chức và hướng dẫn của thầy cùng với sự phối hợp của trò. Mỗi học sinh có một trình độ, khả năng cảm thụ, sở thích riêng, vì vậy cách nhìn nhận, cảm thụ cái đẹp cũng không giống nhau, Do đó, người thầy không được áp đặt, hay làm thay, mà cần tìm ra biện pháp tổ chức hiệu quả, làm sao đánh thức, khơi dậy được tiềm năng, tạo cho các em sự say mê, chủ động đón nhận, tìm hiểu kiến thức. Nghĩa là người thầy phải có phương pháp giảng dạy tích cực, lôi cuốn được học trò trong bài học.
	Hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và công việc. Dưới sự tác động của hứng thú người ta dễ dàng làm được mọi việc và yêu công việc hơn, nhưng đôi khi cảm hứng không tự nhiên mà có. Vậy làm thế nào để tạo được cảm hứng cho học sinh trong mỗi bài học? Tôi rất thích câu nói của nhà giáo dục lỗi lạc William Arthur Ward: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Theo tôi, người thầy, khi đứng trên bục giảng, để góp phần cho một giờ dạy đạt hiệu quả cao, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh trong mỗi bài học, trước hết người thầy phải tràn đầy cảm hứng tích cực, mang đến cho các em nguồn năng lượng tươi mới, phải thu hút được sự say mê tìm tòi, tạo được sự hứng khởi, khơi nguồn sáng tạo, chủ động tiếp thu vào bài của các em. Chính vì lẽ đó, trong mỗi bài học, phần giới thiệu vào bài tạo cảm hứng cho học sinh đặc biệt vô cùng quan trọng.
 	Khi dạy Mĩ thuật, giáo viên phải hiểu rõ được tâm lý lứa tuổi học sinh ở từng cấp học, lớp học, từ đó có phương pháp dẫn dắt, định hướng, cung cấp lượng kiến thức đến các em sao cho phù hợp nhất. Cùng với việc biên soạn, soạn giảng theo phương pháp mới, chuẩn bị mọi phương tiện, đồ dùng, chúng ta phải tìm hiểu, sáng tạo cách thức truyền đạt làm sao dẫn dắt học sinh vào bài học để ngay từ ban đầu đã tạo cho các em sự say mê hứng thú, học một cách chủ động, tích cực. Vì vậy, người thầy cần phải biết khai thác được nội dung và các phương án thể hiện phương pháp vào bài khác nhau sao cho phù hợp với mục đích yêu cầu của từng phân môn, từng bài học và từng đối tượng học sinh mà mình tiếp cận để đưa ra phương pháp vào bài hợp lý và hiệu quả nhất. 
	Phải nói rằng học sinh rất hứng thú với những tiết học có sự đầu tư, sáng tạo trong cách dẫn dắt vào bài của giáo viên. Để lôi cuốn được học sinh, khơi nguồn cảm hứng cho các em trong mỗi bài học của mình, người thầy cần sáng tạo nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh, phải là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho các em trong mỗi giờ lên lớp. 
2.2. Thực trạng vấn đề:
a. Thực trạng: 
	Trước kia mỗi khi lên lớp tôi thường mất rất nhiều thời gian để chấn chỉnh, ổn định lại lớp trước khi vào bài học. Do chưa có kinh nghiệm nên khi giới thiệu vào bài tôi chưa quan tâm nhiều đến phương pháp mà chỉ giới thiệu qua rồi trực tiếp ghi đầu bài luôn. Thực tế với những học sinh có năng khiếu thì rất yêu thích, say mê học tập, vẽ và sáng tạo. Nhưng bên cạnh đó có những học sinh không có năng khiếu, xem môn Mĩ thuật là môn phụ và sao nhãng nên cũng không mấy hứng thú với môn học, một số em không mấy tập trung, ngồi chơi, nói chuyện riêng, không mang bút, sách vở, đồ dùng... hoặc học đối phó.
	Tất cả những thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của nhà trường. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả thi thử nghiệm đầu năm ở trường THCS nơi tôi đang công tác, khi tôi chưa áp dụng đề tài:
KHỐI
SĨ SỐ
CHƯA ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Loại Đ
Loại CĐ
SL
%
SL
%
6
80
70
87,5
10
12,5
7
63
57
90,5
6
9,5
8
77
70
90,9
7
9,1
9
80
74
92,5
6
7,5
Từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Nghệ thuật vào bài tạo hứng thú cho học sinh”, giúp cho các em tích cực, yêu thích bộ môn Mĩ thuật hơn.
b. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tập của học sinh:
	Theo tôi, tình trạng trên ở trường tôi có rất nhiều nguyên nhân, song tập trung vào những điều kiện cơ bản sau:
* Về phía giáo viên và nhà trường:
	Từ kết quả thực trạng trên của học sinh tôi đã đặt ra câu hỏi: có phải do mình chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh? Chưa thực sự nhiệt tình đam mê với công việc, còn coi nhẹ việc tự học tự bồi dưỡng? Chưa phát huy được hết tác dụng của đồ dùng trực quan? Chưa thường xuyên vận dụng phương pháp sử dụng giáo án điện tử - máy chiếu vào bài dạy, dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao và các thiết bị như tranh ảnh phiên bản mẫu vẽ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bài? môn lí thuyết ở trường chưa có các phòng chức năng riêng nên việc tổ chức lớp học theo nhóm hay xếp lớp hình chữ U, vòng bi là rất khó, không thực hiện được dẫn đến chất lượng dạy học không cao.
* Về phía học sinh: 
	Qua tìm hiểu tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh chưa tốt do những nguyên nhân:
- Thiếu dụng cụ học tập môn Mĩ thuật
- Đa số ở trường THCS các em bắt đầu ý thức môn học chính nên xem môn Mĩ thuật là phụ và có phần sao nhãng.
- Do một số học sinh không có năng khiếu nên không thích vẽ.
2.3. Những giải pháp:
	Xuất phát từ tình trạng học tập Mĩ thuật của học sinh và việc đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú cho các em, chúng ta cần tìm ra phương pháp vào bài phù hợp. Nắm bắt, hiểu rõ mục tiêu dạy học Mĩ thuật ở trường THCS; bám sát mục tiêu bài học trong chương trình; tâm lí lứa tuổi học sinh và thực tế giảng dạy của bản thân. Thông qua nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm, sáng tạo, tôi đã tự biên soạn ra một số phương pháp, trò chơi học tập tích cực mà tôi đã - đang áp dụng, tổ chức trong phần “Giới thiệu vào bài” tạo sự hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được đề cập đến những giải pháp cơ bản sau:
	- Đưa các trò chơi phù hợp vào phần giới thiệu bài.
	- Sử dụng phương pháp trực quan nêu vấn đề gợi mở.
	- Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện những bài hát, thơ, ca dao, tục ngữ,... liên quan tới nội dung bài học, trên cơ sở đó giáo viên giới thiệu vào bài. Cụ thể:
2.3.1. Phương pháp trò chơi: (Áp dụng trong cả 4 phân môn)
	Phương pháp trò chơi rất hấp dẫn đối với học sinh. Khi vận dụng phương pháp này tôi thấy tạo được sự hứng thú, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi ở học sinh, khiến các em rèn luyện được sự linh hoạt, tư duy nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt. Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe, giải trí, trò chơi học tập định hướng tới sự thông hiểu kiến thức, gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học. Không những thế phương pháp trò chơi còn tạo được một môi trường học tập vui vẻ, thân ái, đoàn kết giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên.
Có thể tổ chức trò chơi trong phần giới thiệu vào bài tạo hứng thú cho học sinh, hay trong một nội dung cụ thể hoặc phần cuối bài để củng cố lại kiến thức. Tùy thuộc vào nội dung, mục đích - yêu cầu của bài mà giáo viên linh hoạt tổ chức.
	Tuy nhiên! Do trò chơi được tổ chức lồng ghép ở phần giới thiệu bài nên giáo viên phải linh hoạt, tổ chức nhanh chóng nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời gian dạy - học. Do vậy, khi đưa trò chơi vào phần giới thiệu bài cần phải chú ý giới hạn yếu tố thời gian sao cho hợp lý (khoảng 2 - 3 phút), vừa có hiệu quả trong giới thiệu bài giúp học sinh dễ hiểu, hăng say, vừa có thể đảm bảo được rõ nội dung của bài và thời gian học tập, thực hành của các em.
	Có rất nhiều cách thức tổ chức trò chơi áp dụng cho từng phân môn và phù hợp với từng bài học, chúng ta có thể tự nghiên cứu sao cho phù hợp. Giáo viên có thể chia lớp thành 2,3 hay nhiều nhóm, tùy thuộc vào hình thức tổ chức trò chơi của mình.
(Một số hình ảnh trò chơi học tập tôi đã áp dụng trong tiết dạy ở phần giới thiệu vào bài)
Trò chơi “ghép hình”: (Áp dụng cả bốn phân môn)
Ví dụ: Tiết vẽ tranh Đề tài bộ đội- lớp 6; Vẽ trang trí chậu cảnh- lớp 7; trang trí quạt giấy- lớp 8, trang trí túi xách- lớp 9,.
Hình thức chơi: 
	Cách 1: Với trò chơi này giáo viên chuẩn bị sẵn ba đến bốn tranh có đề tài hoặc nội dung vẽ khác nhau (phụ thuộc vào cách chia nhóm) đã được tách rời thành nhiều mảng hình, để riêng từng bộ phận mảng hình đã cắt.
	- Chia lớp thành 3 - 4 nhóm, phát tranh cho từng nhóm, yêu cầu mỗi nhóm 1, 2 hoặc 3 bạn chơi, yêu cầu các nhóm trong khoảng thời gian nhất định phải ghép hoàn thành bức tranh, hay vật dụng sinh hoạt, dán trên giấy GV đã phát, cử đại diện lên trình bày kết quả.
	- Sau khi học sinh đã ghép xong hoặc hết thời gian, giáo viên cùng cả lớp nhận xét phần trình bày của các nhóm, nhóm nào xong trước thời gian, đúng, đẹp sẽ được tuyên dương. Sau đó giáo viên hỏi học sinh: nhận biết hình ảnh trong tranh ghép là gì? Vẽ nội dung gì? Hoặc hỏi: nhận biết vật dụng đó là gì? (Nếu đó là hình vẽ một vật dụng sinh hoạt).
	- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt ý giới thiệu vào bài.
Cách 2: Trong bài vẽ tranh lớp 6 (phần giới thiệu vào bài vẽ tranh, sau tiết Cách vẽ tranh đề tài để HS khắc sâu kiến thức)
	- GV giới thiệu các bước tiến hành (bông hoa,...) không theo trình tự, yêu cầu học sinh sắp xếp đúng (đính vào cây,...) theo thứ tự.
	- Gọi 1 HS tham gia, HS khác nhận xét, GV củng cố, giới thiệu, vào bài
(Ghép hình các bước tiến hành bài vẽ tranh trong phần giới thiệu vào bài)
Trò chơi điểm khuyết: (Đó là dạng điền từ đúng vào chỗ trống)
Ví dụ: Tiết thường thức mĩ thuật: chạm khắc gỗ đình làng - lớp 9
Hình thức chơi:
	Chia lớp thành 3- 6 nhóm, tuỳ thuộc vào sĩ số và sơ đồ lớp học. Phát phiếu học tập theo từng nhóm, yêu cầu điền từ đúng vào chỗ trống.
	GV tham khảo các câu ca dao, tục ngữ sau (đáp án: Đình)
	1. 	“ Qua ..... ngả nón trông .....
	..... Bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
	2. 	“ Bao giờ rau diếp làm .....
	Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta 
	Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
	Bồ câu đẻ nước thì ta lấy mình”
	3. 	“ Răng to như tấm thớt .....”
	4.	“ Trúc xinh trúc mọc đầu .....
	Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
	5. 	“ Hôm qua tát nước đầu ......
	Để quên chiếc áo trên cành hoa sen”
	6. 	“ Trăng thanh nguyệt rạng mái ......
	Chén son chưa cạn sao tình đã quên”
	7. 	“ Ăn chơi cho hết tháng hai
	Cho làng đóng đám, cho trai dọn .....
	Trong thì chiêng trống dập dình
	Ngoài thì trai gái tự tình cùng nhau”
	8. 	“ Toét mắt là tại hướng ......
	Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”
	9. 	“ Mình về mình lại nhớ ta
	Mái ...... Hồng Thái, cây đa Tân trào”
	(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)
	10.	“Tôi đứng mãi trên boong, chờ đợi phút qua ngang nhà. Làng tôi xanh ngắt những tàu dừa, tàu chuối. Mái ...... cháy hơn một nửa, nhô ra giữa rặng cây”	(Trích tuỳ bút: Măng tầm Vông- Đoàn Giỏi)
Yêu cầu: thời gian 1phút, nhóm nào xong trước, đúng được điểm tốt. Trên cơ sở đó giáo viên chốt ý, giới thiệu vào bài.
Trò chơi ai nhanh hơn.
	Với trò chơi này, không chỉ rèn luyện cho các em sự linh hoạt, mà còn rèn luyện cho các em có tư duy nhạy bén, tìm hiểu, phân loại nhanh, chính xác.
	Ví dụ 1. Tiết thường thức mĩ thuật: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam - lớp 6.
Hình thức chơi:
	- Giáo viên tổ chức chia lớp thành 2 - 4 nhóm mang tên hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia chơi.
	- Yêu cầu mỗi nhóm ghi nhanh lên bảng hoặc phiếu học tập những bức tranh dân gian nhóm mình mang tên trong thời gian một phút. Hết thời gian, giáo viên cùng học sinh ở dưới lớp nhận xét, nhóm nào kể được nhiều tranh và đúng được tuyên dương và giành chiến thắng. Trên cơ sở đó giáo viên củng cố, giới thiệu vào bài mới.
Ví dụ 2. Tiết vẽ tranh: Đề tài trò chơi dân gian.
	- GV kết hợp linh hoạt giữa trò chơi “Ai nhanh hơn” với kỹ thuật dạy học: “Tranh luận ủng hộ- phản đối” (Tranh luận chia phe)
 Hình thức chơi: 
	- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thảo luận, ngồi đối diện nhau. Các nhóm cử nhóm trưởng chỉ đạo và thư kí ghi lại kết quả và đại diện trình bày. 
	- Bước 2: GV giới thiệu hình thức chơi, phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu nhóm 1 ghi tên những trò chơi dân gian; nhóm 2: ghi tên những trò chơi hiện đại vào phiếu, sau đó trình bày đan xen, lần lượt.
Ví dụ: Nhóm 1: A, nhóm 2: B, nhóm 1: C, nhóm 2: D, cho đến hết. 
- Khi đại diện trình bày, GV (quản trò) và thành viên các nhóm theo dõi kết quả, nhóm nào kể được nhiều trò chơi hơn và đúng thì sẽ chiến thắng. 
	- Bước 3: GV yêu cầu 2 nhóm thảo luận, tranh luận và phản hồi ngược chiều để khẳng định bảo vệ về lợi ích của trò chơi nhóm mình với nhóm bạn, dưới sự điều khiển của GV.
	- Bước 4: Sau phần tranh luận ủng hộ- phản đối của 2 nhóm, GV tóm lại các ý, so sánh ưu, nhược điểm của các trò chơi và chốt lại: Mỗi trò chơi đều phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, đem đên những ích lợi riêng. Tuy nhiên, trò chơi hiện đại không phải ai cũng biết đến và có thể chơi, còn trò chơi dân gian rất quen thuộc, gần gũi với con người, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động sáng tạo nên. Phù hợp với mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, không ảnh hưởng đến kinh tế, trên cơ sở đó, dẫn dắt vào bài học.
Trò chơi vẽ tiếp sức (Bịt mắt vẽ người, vật,...)
	Giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, phán đoán, tập vẽ,...
Ví dụ: Tiết vẽ theo mẫu: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người - vẽ chân dung - lớp 8
Hình thức chơi: (3 phút)
	Chia lớp thành 2 - 4 nhóm. Yêu cầu người đại diện chơi. 
	 - Giáo viên vẽ lên bảng những hình tròn (biểu hiện khuôn mặt) tương ứng với mỗi đội một khuôn mặt. Các thành viên của từng nhóm bị bịt mắt, xếp hàng dọc trước hình tròn trên bảng và lần lượt từng người vẽ minh hoạ từng bộ phận trên khuôn mặt theo chỉ định của người điều khiển. (tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
	- Thành viên nào khi bịt mắt mà vẫn nhìn thấy, gian lận sẽ phạm qui
	- Hết thời gian, giáo viên cùng lớp nhận xét, nhóm nào hoàn thành trước đẹp, chính xác trong hình của khuôn mặt sẽ giành chiến thắng. 
	- Giáo viên chốt ý và giới thiệu vào bài.
(Học sinh chơi trò chơi vẽ tiếp sức)
Trò chơi “Đoán chữ” (Tìm ô chữ bí mật.)
Trong học tập, trò chơi này cũng khiến học sinh vô cùng hứng thú. GV đưa ra các ô chữ, (trên máy chiếu hoặc bảng phụ) yêu cầu HS giải đáp các câu hỏi gợi ý ở hàng ngang để tìm ra ô chữ bí mật ở cột dọc (hoặc ngược lại). Chú ý các câu hỏi và đáp án phải có nội dung liên qua đến kiến thức trong bài để khắc sâu hơn. Chúng ta có thể áp dụng ở phần mở đầu- giới thiệu vào bài, phần nội dung hoặc phần kết để đánh giá sự tiếp thu bài của HS.
Ví dụ: Tiết vẽ tranh: Đề tài cuộc sống quanh em- Lớp 7
Hình thức chơi: 
- Chia lớp thành các nhóm theo tổ- Yêu cầu các nhóm tập trung, lắng nghe câu hỏi, nhóm nào có câu trả lời trước, trả lời được nhiều, đúng sẽ giành chiến thắng. 
- Sau mỗi câu trả lời của HS, GV và HS nhận xét, bổ sung, GV ghi đáp án lên bảng phụ theo từng câu trả lời. Kết thúc các câu giải đáp ô chữ hàng ngan

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nghe_thuat_vao_bai_tao_hung_thu_cho_ho.doc