SKKN Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh Lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

SKKN Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh Lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

Cơ sở lý luận

Chúng ta biết rằng Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km (mật độ 0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho công tác vận tải đường thủy có nhiều thuận lợi; cung cấp nguồn lợi thủy, hải sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải đường thủy, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản, trong đó đặc biệt nạn nhân là những bạn trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Để tăng cường công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên (HS-SV), ngày 21/5/2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 3341/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ, TCCN triển khai ngay một số biện pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HS-SV trong các nhà trường chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HS-SV bị đuối nước, đặc biệt trong kì nghỉ hè.

Nghỉ hè luôn là thời điểm được các em học sinh háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.

Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.

Do đó, việc phòng chống đuối nước cho trẻ phải xem là công việc cấp bách nhất, cần thiết nhất. Để làm được điều này, trẻ em cần được trang bị những kiến thức về đuối nước và nâng cao kỹ năng bơi lội an toàn. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi tình trạng các em chưa biết bơi, chưa có kĩ năng xử lý tình huống khi gặp tai nạn đuối nước, dẫn đến tình trạng đuối nước xảy ra liên tục khiến cho dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng, lo lắng.

 

doc 42 trang hoathepmc36 01/03/2022 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh Lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
TÊN SÁNG KIẾN
MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG 
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH LỚP 7A2 Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
Krông Ana, tháng 03 năm 2018
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU	3
1. Lý do chọn đề tài:	3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:	5
3. Đối tượng nghiên cứu	5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu	6
5. Phương pháp nghiên cứu	6
II. PHẦN NỘI DUNG	7
1. Cơ sở lí luận 	7
2. Thực trạng	8
3. Nội dung và hình thức của giải pháp	12
a) Mục tiêu của biện pháp 	12
b) Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 	13
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp	32
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu	34
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	37
1. Kết luận	37
2. Kiến nghị	38
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.  Một trong những kĩ năng được nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước. 
Hiện nay đuối nước là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã cướp đi tính mạng nhiều người, gây nhiều đau thương, mất mát cho người thân và xã hội. Nạn nhân chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Việt Nam là một nước nhiều sông, suối, hồ ao, đập lại chịu mưa bão, lũ lụt hàng năm. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5-14 tuổi (Lứa tuổi học sinh). Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, cao gấp 8 lần các nước phát triển. Một con số làm nhức lòng các bậc cha mẹ, thầy cô và các nhà quản lý. Đó là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi cắp sách đến trường.
Đi lên từ một vùng quê phát triển chủ yếu với nền nông nghiệp lúa nước cùng với dòng sông mẹ Krông Ana hiền hòa và thơ mộng. Là hợp lưu của một số dòng sông nhỏ như Krông Buk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông K’mar, diện tích lưu vực 3.960 km², chiều dài dòng chính 215 km. Sông Krông Ana có dòng chảy tương đối hiền hòa, không có ghềnh thác, đoạn hạ lưu thuộc Lăk – Buôn Trấp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước, cho nên hàng năm không ít người dân bị đuối nước, đặc biệt các bạn học sinh đi học rất nguy hiểm. 
Trong cơn lũ vào tháng 11/2017 đã cướp đi sinh mạng của em Ngô Văn Bình và em Mai Tấn Tin (học sinh lớp 7A2 - Trường THCS Lê Đình Chinh) tại khu vực cầu treo Eachai – thôn 6 – xã Bình Hòa. Và càng đáng thương hơn là vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 01/03/2018 mà nạn nhân là em Lê Tự Tâm (học sinh lớp 10, trường THPT Krông Ana) đã tử vong ngay tại hồ (thôn 4, xã Quảng Điền) mà độ sâu không quá 3m đã để lại nỗi đau thương và mất mát rất lớn đối với người thân và toàn xã hội, Đau xót tột cùng khi nhìn các em ra đi, tôi đã tự đặt cho mình mục tiêu sẽ phải làm gì đó để góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước, không chỉ ở trường tôi mà cho tất cả các bạn học sinh.
Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành đã và đang hết sức chú trọng đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em, trong đó ngành giáo dục đặt biệt quan tâm đến vấn đề này vì hầu hết trẻ em là học sinh, đang được sự giáo dục, đào tạo của ngành. Vậy, tại sao tình trạng này lại xảy ra thường xuyên và có tính lặp lại? Nguyên nhân từ đâu? Và điều quan trọng nhất là chúng ta cần và phải có những biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế tai nạn đuối nước đối với các bạn học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước? Xuất phát từ lý do trên tôi nhận thấy mình cần phải suy nghĩ tìm tòi để tìm ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm cung cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, cho gia đình và cộng đồng về việc phòng, chống trẻ em bị tai nạn đuối nước góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. Đó cũng là ý định mà tôi đã ấp ủ từ lâu nhưng trước thực trạng trên tôi mong rằng với kinh nghiệm tôi đã từng áp dụng tại lớp mình chủ nhiệm trong 2 năm qua sẽ là giải pháp hữu hiệu khi được nhân rộng và áp dụng tại trường cũng như địa phương tôi đang sinh sống và công tác. Bởi vậy tôi xin đưa ra: “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7A2 Trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu: 
Với đề tài này không những giúp học sinh nắm vững, một số kỹ năng cơ bản thoát đuối nước dù không biết bơi, những kỹ năng học bơi cơ bản và những kỹ năng cứu người bị đuối nước, từ đó nâng cao kỹ năng sống cho các em. Không những thế, thông qua việc lồng ghép kĩ năng phòng và chống đuối nước vào tiết dạy giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học. Từ đó có thể rèn luyện cho học sinh khả năng thể hiện, bộc lộ khả năng của mình trong nhà trường và ngoài xã hội góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung của toàn trường.
Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em hiểu sâu hơn, nắm được các qui tắc phòng tránh đuối nước cơ bản một cách sâu sắc, đồng thời tạo cho các em có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó vươn lên, tự tin trong học tập và mọi tình huống.
b) Nhiệm vụ:
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, là một giáo viên được tiếp cận với những đổi mới đó tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những cái mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đã áp dụng đối với học sinh 7A2 (năm học 2016 – 2017) Trường THCS Lê Đình Chinh nhằm giúp các em hoàn thiện hơn về kĩ năng phòng và tránh tai nạn đuối nước. Để thực hiện được ý định “rèn những kỹ năng cơ bản giúp các bạn thoát đuối nước dù không biết bơi, rèn kỹ năng bơi, kỹ năng cứu người đuối nước và thái độ, cách ứng xử khi gặp tai nạn đuối nước xảy ra với mọi người cho học sinh lớp 7A2” của mình, tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận lớp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề ra, tôi đã xây dựng nhóm phương pháp như sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp luyện tập thực hành: 
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Kĩ năng sống và môn Ngữ văn. Qua luyện tập thực hành thì mới hình thành kĩ năng phòng tránh đuối nước một cách có hiệu quả.
- Phương pháp phỏng vấn: Tôi đã phỏng vấn trực tiếp các bạn hay đi bơi, các bạn chưa biết bơi và đặc biệt có bạn đã từng suýt bị đuối nước, để hiểu rõ suy nghĩ của các bạn, từ đó xây dựng các kỹ năng cơ bản giúp các bạn thoát đuối nước dù không biết bơi, nhưng kỹ năng bơi và kỹ năng cứu người bị đuối nước.
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị một số đồ dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả.
- Phương pháp điều tra, thống kê kết quả: Tôi đã khảo sát, đánh giá thực trạng những bạn đã biết bơi và chưa biết bơi; thu thập thông tin, xin tư vấn từ phía các thầy, cô giáo, phụ huynh trong toàn trường bằng phiếu điều tra làm minh chứng cho nhật kí nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
Chúng ta biết rằng Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km (mật độ 0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho công tác vận tải đường thủy có nhiều thuận lợi; cung cấp nguồn lợi thủy, hải sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải đường thủy, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản, trong đó đặc biệt nạn nhân là những bạn trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Để tăng cường công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên (HS-SV), ngày 21/5/2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 3341/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ, TCCN triển khai ngay một số biện pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HS-SV trong các nhà trường chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HS-SV bị đuối nước, đặc biệt trong kì nghỉ hè. 
Nghỉ hè luôn là thời điểm được các em học sinh háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.
Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Do đó, việc phòng chống đuối nước cho trẻ phải xem là công việc cấp bách nhất, cần thiết nhất. Để làm được điều này, trẻ em cần được trang bị những kiến thức về đuối nước và nâng cao kỹ năng bơi lội an toàn. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi tình trạng các em chưa biết bơi, chưa có kĩ năng xử lý tình huống khi gặp tai nạn đuối nước, dẫn đến tình trạng đuối nước xảy ra liên tục khiến cho dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng, lo lắng.
2. Thực trạng
Hiện nay tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm khoảng 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ gần tương đương với nhóm 5-9 tuổi (26%).
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân: sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn, đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi tắm biển, sông, hồ còn hạn chế.
Các vụ tai nạn đuối nước diễn ra do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những nơi có mối hiểm họa này chiếm 33% trên tổng số vụ tai nạn. Đa số, các em học sinh rủ nhau đi tắm biển, sông, hồ mà thiếu sự giám sát của người lớn. Sự thiếu cẩn thận, trong khi vui chơi, hoặc phụ giúp gia đình ra đồng, sông suối mò cua, bắt hến dễ xảy ra tình trạng trượt chân xuống ao, hồ, sông, suối, hố sâu  khiến các em không phòng bị kịp thời để xảy ra tai nạn thương tâm.
Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi đi tắm ở sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. Trường hợp điển hình xảy ra gần đây nhất là 2 học sinh lớp 7A2 Trường THCS Lê Đình Chinh (năm học 2017 -2018), vì cứu bạn Ngô Văn Bình mà em Mai Tấn Tin phải bỏ mạng mặc cho dòng nước cuốn đi. Hiện nay, ở các khu vực Bình Hòa, Quảng Điền – những nơi có tỷ lệ đuối nước ở trẻ em cao, đa số các em đều được học bơi từ cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè khi xuống sông, ao, biển tắm mà thiếu những kiến thức, kỹ thuật bơi căn bản như khởi động trước khi xuống bơi, nên khi gặp những trường hợp bất ngờ, nguy hiểm, trẻ thường thấy lúng túng, không biết xử lý dẫn đến tình trạng tử vong. 
Qua một số tiết học đầu năm, tôi đã thử kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh một lớp theo khả năng bơi lội với kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ
số
Biết bơi
Chưa biết bơi
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
7A2
36
6
17%
30
83%
Điều đáng nói ở đây là phương tiện giao thông đường thủy - một trong những phương tiện giao thông quan trọng ở nước ta, nhất là ở những khu vực, vùng miền có đường thủy khá phong phú. Hơn nữa, trong hai năm gần đây xã Quảng Điền cũng như các xã lân cận trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng rất nhiều từ 2 cơn lũ lớn gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản đồng thời cũng cản trở rất nhiều trong vấn đề lưu thông của nhân dân. Bởi thế, người dân thường sử dụng phương tiện giao thông đường thủy trong những hoạt động hàng ngày như đi làm, đưa trẻ em đi học, đi chợ, buôn bán... nhưng rất nhiều phương tiện không bảo đảm an toàn, không trang bị đầy đủ áo phao cứu hộ nên thỉnh thoảng tai nạn đuối nước vẫn xảy ra khi bị sự cố tại một số địa phương.
Phương tiện đường thủy thiếu an toàn tại Earchai – Bình Hòa
Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn đuối nước ở học sinh dù đã được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên rộng rãi. Một số cấp chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức về công tác phòng chống tai nạn đuối nước. 
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn và Kĩ năng sống cũng như các hoạt động giáo dục khác của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích kỹ năng bơi lội để học sinh có thể tự cứu mình. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bảo vệ mình và giúp có thể cứu bạn. Đồng thời là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn và Kĩ năng sống ở các trường THCS.
Để xứng đáng là một xã đi lên nông thôn mới và đồng thời để xây dựng Trường THCS Lê Đình Chinh phát triển hơn nữa khi đạt chuẩn quốc gia thì việc rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh cũng là việc làm hết sức cần thiết, có thể lồng ghép vào các tiết bộ môn sẽ tạo điều kiện để học sinh thực hiện các kĩ năng cần thiết một cách tốt hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a) Mục tiêu của giải pháp
Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành Giáo dục. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến mạng sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả mọi phương tiện, trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng về các vụ đuối nước thương tâm.Vốn là giáo viên dạy Ngữ văn nên có thể sự hiểu biết về kĩ năng bơi lội chỉ dừng lại ở sự tìm tòi và nghiên cứu. Nhưng trước vấn nạn học đường hiện nay và cũng là vấn nạn mà trường tôi đặc biệt quan tâm nên tôi đã bắt tay vào thực hiện vấn đề này với khả năng có thể. Đó là hướng dẫn kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước qua môn Kĩ năng sống, kết hợp tích hợp giáo dục các kĩ năng ấy thông qua một số bài dạy môn Ngữ văn 7 và các tiết hoạt động giáo dục khác.
Nếu đề tài áp dụng thành công tôi tin chắc rằng nó sẽ giúp các bạn học sinh có thể thoát đuối nước trong bất cứ tình huống nào khi gặp phải sự cố với nước. Có ý thức trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể lực và nếp sống văn minh, xây dựng “Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”; “Cộng đồng an toàn” và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại gia đình, trường học và cộng đồng. Hơn hết, không còn bạn học sinh nào bị tai nạn đuối nước xảy ra trên địa bàn xã Quảng Điền, huyện Krông Ana góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thể lực cho các bạn học sinh. Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đó có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện tốt các giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 7A2 ngay từ khi bắt đầu năm học thông qua phiếu điều tra với nội dung như sau:
STT
NỘI DUNG CÂU HỎI
TRẢ LỜI
ĐÚNG
SAI
1
Việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.
2
Bản thân em cần phải được cung cấp kĩ năng, kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.
3
Em nhận thấy bản thân còn thiếu về kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước.
4
Việc học bơi và tham gia các hoạt động phòng tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc sâu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó khi có đuối nước xảy ra.
5
Cần đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.
6
Việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường.
Kết quả thu được như sau:
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân cần phải được cung cấp kĩ năng, kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân còn thiếu về kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc học bơi và tham gia các hoạt động phòng tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc sâu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó khi có đuối nước xảy ra.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng cần đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_phong_tranh_tai_nan_duoi_nuoc_cho_hoc_sinh.doc