SKKN Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài “Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 nâng cao

SKKN Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài “Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 nâng cao

Phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong những năm qua, đại đa số giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, thầy đọc, trò ghi, giảng dạy chưa phát huy được sự năng động, sáng tạo của học sinh gây nhàm chán trong học tập. Do đó, chất lượng của học sinh còn thấp, nhiều em học là để đối phó với thầy cô, gia đình hay vì điểm nên khi thầy cô đã kiểm tra bài cũ rồi thì không học bài nữa hoặc mượn vở của bạn để chép lại mà không hiểu bài

Với mong muốn giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và có thêm hứng thú trong học tập môn sinh học, tôi đã mạnh dạn đi sâu và xây dựng đề tài “Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài “ Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 nâng cao”.

I.2. Mục đích nghiên cứu

 Đề tài nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những điều chưa biết, giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới cho bản thân. Đề tài cũng chú trọng rèn luyện cho học sinh những phương pháp, cách thức để học, biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập một cách khoa học, biết suy luận và phát hiện kiến thức mới, tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 7531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài “Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
PHẦN I – MỞ ĐẦU
2
I.1. Lí do chọn đề tài
2
I.2. Mục đích nghiên cứu
2
I.3. Đối tượng nghiên cứu
2
I.4. Phương pháp nghiên cứu
3
I.5. Những điểm mới của SKKN
3
PHẦN II – NỘI DUNG
3
II.1. Cơ sở lý luận
3
II.2. Thực trạng
3
II.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
II.4. Hiệu quả của SKKN
17
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I. Kết luận
19
II. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải
PHẦN I – MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong những năm qua, đại đa số giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, thầy đọc, trò ghi, giảng dạy chưa phát huy được sự năng động, sáng tạo của học sinh gây nhàm chán trong học tập. Do đó, chất lượng của học sinh còn thấp, nhiều em học là để đối phó với thầy cô, gia đình hay vì điểm nên khi thầy cô đã kiểm tra bài cũ rồi thì không học bài nữa hoặc mượn vở của bạn để chép lại mà không hiểu bài 
Với mong muốn giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và có thêm hứng thú trong học tập môn sinh học, tôi đã mạnh dạn đi sâu và xây dựng đề tài “Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài “ Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 nâng cao”. 
I.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những điều chưa biết, giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới cho bản thân. Đề tài cũng chú trọng rèn luyện cho học sinh những phương pháp, cách thức để học, biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập một cách khoa học, biết suy luận và phát hiện kiến thức mới, tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đề tài chú trọng xây dựng cách tiến hành tổ chức một tiết học tự học của học sinh được sắp xếp theo logic kiến thức sách giáo khoa phổ thông hiện nay. Việc khai thác tốt kiến thức trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh nắm thật vững kiến thức. Việc tăng cường sử dụng các câu hỏi liên hệ thực tế sẽ giúp học sinh thêm hứng thú trong học tập.
 - Đề tài có hệ thống các câu hỏi và bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức về phần quang hợp ở các nhóm thực vật giúp học sinh hiểu được bản chất của quá trình quang hợp ở cấp độ tế bào cũng như cấp độ cơ thể.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu chương trình Sinh học lớp 11, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực; nghiên cứu đề thi chọn học sinh giỏi các cấp.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp; quan sát thái độ, phương pháp và kết quả học tập của học sinh.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm có đối chứng để kiểm tra hiệu quả của đề tài.
I.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 - Đề xuất được quy trình thiết kế một bài giảng theo phương pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh.
 - Có hệ thống câu hỏi và bài tập nâng cao, có thể áp dụng cho ôn thi học sinh giỏi, ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia.
PHẦN II – NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
II.2. Thực trạng
Cùng với sự phát triển của xã hội, hình thức học tập và thi cử ngày càng có nhiều đổi mới, môn sinh học trở thành môn không thể thiếu đối với học sinh thi ban tự nhiên. Tuy nhiên, do đặc trưng là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức tương đối khó, lại ít trường đại học xét tuyển khối B, những trường có xét khối B thì điểm đầu vào tương đối cao, vì vậy học sinh thường có tâm lý e ngại, không muốn học do đó không mấy hứng thú khi học môn Sinh học.
II.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trước thực trạng trên, để có thể tạo hứng thú khi học tập cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức giảng dạy khác nhau nhằm tạo ra cho học sinh một không khí học tập thoải mái nhất trong mỗi giờ lên lớp. Tôi đã đưa ra các tình huống, các câu hỏi ở nhiều mức độ, nhiều hình thức khác nhau, các câu hỏi dạng mở, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đặc biệt liên hệ thực tế để học sinh có thể tự nghiên cứu, tự tìm hiểu từ đó có thể hiểu rõ vấn đề nhưng không gây nhàm chán cho học sinh. 
Dưới đây là đề xuất về giáo án một tiết dạy theo phương pháp và tổ chức hoạt động tự học của học sinh mà tôi đã tiến hành.
Bài 8 – QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
- Trình bày được nội dung của pha sáng với các phản ứng kích thích hệ sắc tố, phản ứng quang phân ly nước và phản ứng quang hóa sơ cấp .
- Giải thích được bản chất của pha tối và vẽ được chu trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- Phân biệt được các con đường cố định CO2 của 3 nhóm thực vật .
2. Kỹ năng
 Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm, giao tiếp, quan sát, phát hiện vấn đề và làm việc độc lập với sách giáo khoa .
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích môn học.
- Hình thành thái độ yêu thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới, khám phá sự kỳ diệu của thực vật nói riêng và sinh giới nói chung. 
4. Năng lực
- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Hình thành năng lực tự học và sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học
- Hình 8.1 ; 8.2 ; 8.3, 8.4 và 8.5 của sách giáo khoa.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Nội dung
Thực vật C3
Vị trí 
Thời gian diễn ra
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định đầu tiên
Đại diện
Phiếu học tập số 2
Nội dung
Thực vật C4
Vị trí 
Thời gian diễn ra
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định đầu tiên
Đại diện
Phiếu học tập số 3
Nội dung
Thực vật CAM
Vị trí 
Thời gian diễn ra
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định đầu tiên
Đại diện
Phiếu học tập số 4
Nội dung
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Vị trí 
Thời gian diễn ra
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định đầu tiên
Đại diện
III. Tổ chức hoạt động học
	* Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những quan niệm sẵn có của học sinh(các loài thực vật khác nhau có khả năng quang hợp như nhau, cùng 1 cây thì nồng độ các chất ở mọi thời điểm trong ngày là như nhau), tạo mối liên hệ giữa kiến thức đã có (khái niệm, bộ máy quang hợp) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học (cơ chế quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật).
- Kích thích trí tò mò mong muốn tìm hiểu vấn đề mới, tìm hiểu tự nhiên và thêm yêu thích môn học.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
2. Nội dung
- Giáo viên cho học sinh nhai thử lá của cây rau cải và cây thuốc bỏng được hái vào sáng sớm và chiều mát, yêu cầu các em nhận xét.
- Học sinh nhận xét giáo viên vào bài.
3. Dự kiến sản phẩm của HS
 	Sau khi nhai thử 2 loại lá cây, học sinh có thể nêu được điểm khác biệt về mùi vị giữa 2 lá thuốc bỏng khi hái vào buổi sáng sớm và chiều mát nhưng không giải thích được vì sao lại có sự khác nhau đó.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV chuẩn bị sẵn 2 lá rau cải và 2 lá cây thuốc bỏng được hái vào buổi sáng sớm và chiều mát (đã được dánh dấu), rửa sạch và cho học sinh nhai thử và nhận xét.
- Học sinh nhận xét: 
+ Lá rau cải không thay đổi mùi vị khi hái sáng sớm hay chiều mát. 
+ Lá thuốc bỏng có vị chua khi hái vào sáng sớm, vị nhạt khi hái vào buổi chiều.
- Gíao viên đặt vấn đề: Tại sao lá rau cải không khác nhau về mùi vị khi hái vào thời điểm khác nhau trong ngày còn lá cây thuốc bỏng hái vào buổi sáng có vị chua, hái vào buổi chiều thì nhạt? Hôm nay chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó.
	* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Mục đích
- Học sinh nêu được quá trình quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
- Học sinh hiểu được ở các nhóm thực vật khác nhau thì giống nhau trong pha sáng, khác nhau trong pha tối.
- Trình bày được những điểm khác nhau cơ bản trong pha tối ở các nhóm thực vật.
- Phân biệt được các nhóm thực vật C3, C4, CAM thông qua một số đặc điểm về hình thái, cấu trúc, yêu cầu điều kiện sống (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) và một số đặc điểm sinh lí, hóa sinh (cường độ quang hợp, năng suất, hô hấp sáng ).
2. Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
	I. Khái niệm về 2 pha của quang hợp
	II. Quang hợp ở các nhóm thực vật
Pha sáng
Pha tối
III. Một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, và CAM
3. Dự kiến sản phẩm của HS
	3.1. Nội dung 1: Khái niệm 2 pha của quang hợp
 Học sinh quan sát hình 8.1 SGK, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của giáo viên. Những ý kiến chưa chính xác sẽ được chỉnh sửa và hoàn chỉnh.
	3.2. Nội dung 2: Quang hợp ở các nhóm thực vật
	3.2.1. Pha sáng
- Học sinh làm việc độc lập, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh trả lời có thể chưa đúng hoặc đúng nhưng chưa đầy đủ. Giáo viên chỉnh sửa, bổ sung và kết luận.
	3.2.2. Pha tối
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm làm 1 nhiệm vụ như nhau theo mẫu phiếu học tập.
- Giáo viên quan sát, phát hiện vấn đề và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
- Từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung và phản biện.
- Giáo viên đặt thêm câu hỏi để làm rõ nội dung phiếu học tập và chốt kiến thức.
	3.3. Nội dung 3: Một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, và CAM
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 8 SGK và trả lời câu hỏi.
- Học sinh làm việc độc lập, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên kết luận.
4. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm về 2 pha của quang hợp
* GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK và trả lời câu hỏi: Quá trình quang hợp gồm mấy pha? Vị trí xảy ra từng pha?
 HS trả lời: Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra tại grana (cụ thể tại tilacoit), pha tối tại chất nền lục lạp.
* GV: - Vì sao pha sáng diễn ra tại tilacoit, pha tối lại diễn ra ở chất nền lục lạp?
- HS trả lời có thể đúng hoặc không đúng.
- GV chốt kiến thức: Vì chỉ ở tilacoit mới có diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng, chỉ ở chất nền mới có các enzim để cố định CO2.
* GV: - Có người nói: “Pha tối là pha không cần ánh sáng”, điều này có đúng không? Vì sao?
- HS trả lời có thể đúng hoặc không đúng.
- GV chốt kiến thức: Không đúng vì pha tối cần ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng do đó nếu không có ánh sáng pha sáng không xảy ra vì vậy không có ATP và NADPH để thực hiện pha tối. 
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh: Giải thích tại sao quá trình quang hợp lại là quá trình oxi hóa khử?
- HS trả lời, có thể lúng túng, hầu hết trả lời chưa chính xác.
 - GV chốt kiến thức: 
+ Phản ứng oxi hóa (pha sáng) vì diệp lục làm mất điện tử, quá trình quang phân li nước đã loại hiđro, quá trình photphoryl hóa giải phóng năng lượng.
+ Phản ứng khử (pha tối) vì NADP+ nhận electron và H+ hình thành NADPH, khử CO2 thành glucozo và tích lũy năng lượng.
Nội dung 2: Tìm hiểu quang hợp ở các nhóm thực vật
* GV yêu cầu HS nghiên cứu phần II.1. SGK và trả lời câu hỏi: 
- Bản chất của pha sáng là gì ?
- HS: Bản chất của pha sáng là quá trình oxi hóa nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng oxi vào khí quyển.
* GV: - Pha sáng gồm mấy quá trình? 
- HS trả lời, có thể chưa đúng hoặc đúng nhưng chưa đầy đủ.
- GV chốt kiến thức: Có 3 quá trình:
 + Phản ứng kích thích hệ sắc tố (giai đoạn quang lí): diễn ra ở màng tilacoit, diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng làm bật 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành trạng thái kích động điện tử.
chdl + h chdl* chdl**
+ Quá trình quang phân li nước: diễn ra ở xoang tilacoit
ánh sáng
diệp lục
2H2O 4H+ + 4e- + O2
+ Quá trình photphorin hóa quang hóa: 
ADP + Pi + NADP+ + H+ + 2e- ATP + NADPH 
* GV: Oxi được sinh ra trong pha sáng được vận chuyển qua bao nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào? 	
- HS trả lời, có thể đúng hoặc chưa đúng. 
- GVchốt kiến thức: O2 sinh ra trong quang hợp sẽ đi qua 4 lớp màng để ra khỏi tế bào: màng tilacoit; màng trong của lục lạp; màng ngoài của lục lạp; màng sinh chất
* GV yêu cầu HS nghiên cứu phần II.2 SGK và trả lời câu hỏi: 
- Bản chất của pha tối là gì ?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời: Bản chất pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo hợp chất hữu cơ (C6H12O6).
* GV: - Vì sao lại chia thực vật thành 3 nhóm là thực vật C3; C4 và CAM ?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời: Do sản phẩm cố định đầu tiên của mỗi nhóm là khác nhau, thực vật CAM là tên viết tắt nhóm thực vật ở họ thuốc bỏng.
* GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Nhóm 1 và 2 nghiên cứu hình 8.2, nhóm 3 và 4 nghiên cứu hình 8.3, nhóm 5 và 6 nghiên cứu hình 8.4, 8.5 SGK điền vào phiếu học tập theo mẫu. Sau 7- 8 phút, GV thu toàn bộ phiếu học tập và dán theo từng nội dung. Các nhóm báo cáo kết quả dựa trên phiếu của nhóm mình.
+ Giai đoạn 1: HS làm việc độc lập, nghiên cứu hình ảnh SGK và trả lời theo mẫu phiếu học tập .
+ Giai đoạn 2: HS làm việc theo cặp (2-3 HS), thảo luận và thống nhất ý kiến.
+ Giai đoạn 3: HS làm việc theo nhóm, phát hiện các vấn đề cần giải quyết và hoàn thành phiếu học tập.
- GV quan sát, phát hiện vấn đề và hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung và phản biện.
- GV kết luận và chốt kiến thức.
* GV mở rộng câu hỏi để làm rõ nội dung PHT(có đánh dấu nhóm làm đúng) như sau:
Câu 1: Sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH) có vai trò gì trong pha tối?
Câu 2: Vai trò của axit malic trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM là gì?
Câu 3: Hãy giải thích vì sao lá cây thuốc bỏng có vị chua khi hái vào buổi sáng và nhạt khi hái vào buổi chiều?
Câu 4: Nêu điểm giống nhau trong quá trình cố định CO2 của quang hợp ở các thực vật C3, C4 và CAM. Sản phẩm giống nhau nào có vai trò quan trọng nhất? Tại sao?
- HS trả lời, có thể có câu các em không trả lời được hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ.
- GV chốt kiến thức:
Câu 1: ATP và NADPH có vai trò khử APG thành AlPG
Câu 2: Vai trò axit malic: dự trữ CO2 tạm thời Duy trì nồng độ CO2 cao trong tế bào khi khí khổng khép Tránh được hiện tượng hô hấp sáng.
Câu 3: Cây thuốc bỏng thuộc thực vật CAM nên:
- Vào buổi tối lá tích trữ CO2 dưới dạng axit malic chứa trong không bào do đó tế bào nhu mô lá có nhiều axit nên lá có vị chua khi hái vào buổi sáng.
- Vào buổi sáng, lượng axit malic bị phân hủy để thực hiện quang hợp do đó tế bào nhu mô lá giảm lượng axit malic vì vậy lá không vó vị chua khi hái vào buổi chiều.
Câu 4: - Giống nhau là chu trình Calvin.
- Sản phẩm có vai trò quan trọng nhất là AlPG vì:
+ Từ AlPG tái tạo được chất nhận CO2
+ AlPG là nguyên liệu tạo thành đường và chất hữu cơ khác.
Nội dung 3: Tìm hiểu một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
* GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 8 SGK và trả lời câu hỏi: Thực vật C3, C4 và CAM khác nhau cơ bản ở những đặc điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
I. Khái niệm về 2 pha của quang hợp
- Quá trình quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
+ Pha sáng: diễn ra tại tilacoit, khi có ánh sáng.
+ Pha tối : Diễn ra tại chất nền lục lạp, khi không có ánh sáng.
- Quá trình quang hợp ở thực vật C3,C4, CAM giống nhau ở pha sáng, khác nhau ở pha tối.
II. Quang hợp ở các nhóm thực vật
1. Pha sáng
- Pha sáng là quá trình oxi hóa nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng oxi vào khí quyển.
- Gồm 3 quá trình:
 + Phản ứng kích thích hệ sắc tố (giai đoạn quang lí): diễn ra ở màng tilacoit, diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng làm bật 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành trạng thái kích động điện tử.
chdl + h chdl* chdl**
+ Quá trình quang phân li nước: diễn ra ở xoang tilacoit
ánh sáng
diệp lục
2H2O 4H+ + 4e- + O2
+ Quá trình photphorin hóa quang hóa: 
ADP + Pi + NADP+ + H+ + 2e- ATP + NADPH 
- Phương trình tổng quát pha sáng:
12H2O + 18ADP + 18Pi + 12NADP+ 18ATP + 12NADPH +6O2
2. Pha tối
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo hợp chất hữu cơ (C6H12O6).
- Quá trình cố định CO2 ở 3 nhóm thực vật thì khác nhau về vị trí, thời gian, chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định đầu tiên (nội dung phiếu học tập ).
- Pha tối ở thực vật C3 chỉ xảy ra trong chu trình Canvin, ở thực vật C4 và thực vật CAM còn có thêm chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin.
III. Một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
 Mỗi nhóm thực vật có đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh lý khác nhau giúp chúng thích nghi với từng môi trường sống:
- Thực vật C3: lá bình thường, thích nghi với khí hậu bình thường, có hô hấp sáng, năng suất sinh học trung bình.
- Thực vật C4: lá bình thường, thích nghi với khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, không có hô hấp sáng, năng suất sinh học cao gấp đôi thực vật C3. 
- Thực vật CAM: thân, lá mọng nước, thích nghi với khí hậu khô, nóng vùng sa mạc và bán sa mạc, không có hô hấp sáng, năng suất sinh học thấp.
*Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích
	HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận có liên quan đến bài học.
2. Nội dung
	GV đưa 1 số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận có liên quan và yêu cầu HS trả lời.
3. Dự kiến trả lời
	HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng hoặc đúng nhưng không đầy đủ, GV hướng dẫn và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4. Kỹ thuật tổ chức
4.1. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
	A. CO2 và ATP.	B. Năng lượng ánh sáng.
	C. Nước và O2.	D. ATP và NADPH.	
Câu 2: Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu?
	A. Glucozo và nước.	B. Glucozo.
	C. O2 và glucozo.	D. O2 thải ra
Câu 3: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là
A. APG.    	B. RiDP .	C. AlPG.    	D. AM. 
Câu 4: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là
A. APG.	B. AlPG.	C. AM.	D. AOA.
	4.2. Tự luận:
4
Câu 1: Hình vẽ sau là sơ đồ đơn giản về quang hợp của thực vật. Hãy điền các số từ 1- 8 sao cho phù hợp với sơ đồ.
 3
 6
 1 7
5
8
Hướng dẫn:
1. Nước 	2. Oxi 	3. Pha sáng 	4. ATP 
5. NADPH 	6. Pha tối 	7. CO2 	8. Chất hữu cơ
Câu 2: Sản phẩm nào của quang hợp có chứa O18 trong những trường hợp sau:
- Trường hợp 1: cung cấp cho cây CO218.
- Trường hợp 2: cung cấp cho cây H2O18. 
Giải thích.
Hướng dẫn:
- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:	
ánh sáng
diệp lục
 6CO2	+ 12H2O 	 	C6H12O6	+	6O2	+	 6H2O	
- Sản phẩm của quang hợp có chứa O18:
+ Trường hợp 1: C6H12O6 vì oxi trong chất hữu cơ có nguồn gốc từ CO2.	
+ Trường hợp 2: 6O2 ­ vì oxi giải phóng có nguồn gốc từ nước.	
- Giải thích: O218 ­ do quang phân ly nước (H2O18 ) xảy ra trong pha sáng.	
 C6H12O6 có chứa O18 do quá trình cố định CO218 tạo thành hydratcacbon xảy ra trong pha tối.	
	* Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
	Nhằm khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên sử dụng những kiến thức đã học vào việc giải các bài tập, trả lời các câu hỏi nâng cao và giải quyết các câu hỏi thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
2. Nội dung
	GV đưa câu hỏi có liên quan và yêu cầu HS trả lời.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_va_ky_thuat_to_chuc_hoat_dong_tu_hoc_cua_ho.doc
  • docPHỤ LỤC.doc