Xây dựng và soạn giảng dạy học theo chủ đề “tuần hoàn máu “ trong Sinh học 11 – THPT môn: Sinh Học

Xây dựng và soạn giảng dạy học theo chủ đề “tuần hoàn máu “ trong Sinh học 11 – THPT môn: Sinh Học

Giáo dục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo[12]. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì Giáo dục đào tạo phải đổi mới toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học.

Thực tế, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học?

Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạy học trong thời đại mới. Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy. Hiện nay, việc dạy học đang tiếp cận theo dạy học theo chủ để là hướng đi đáp ứng yêu cầu cho đổi mới toàn diện mà Đảng và ngành giáo dục đang quan tâm.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn [7]. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

 

doc 26 trang thuychi01 7555
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và soạn giảng dạy học theo chủ đề “tuần hoàn máu “ trong Sinh học 11 – THPT môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
------------cód-----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ SOẠN GIẢNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU “ TRONG SINH HỌC 11 – THPT
MÔN: SINH HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Yến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang
I.1. Lí do chọn đề tài.. 2
I.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
I.3. Đối tượng, pham vi và thời gian nghiên cứu của đề tài.............................. 3
I.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................................ 4
I.5. Điểm mới của đề tài.................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG 
II.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học theo chủ đề trong môn Sinh học.............. 5
II.2.Thực trạng vấn đề trước khi ứng dụng việc dạy học theo chủ đề ................ 6
II.3. Quy trình xây dựng , soạn giảng chủ đề dạy học đề................................ 8
II.3.1. Các bước cơ bản xây dựng chủ đề dạy học.............................................. 8
II.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học......... 9
II.4. Thiết kế và soạn giảng chủ đề “tuần hoàn máu” – Sinh học 11 bậc THPT.. 10
II.5. Hiệu quả của SKKN............................................................. 21
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận............................................................................................................. 21
2. Kiến nghị ......................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 23
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TN
Thực nghiệm
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SH
Sinh học
THPT
Trung học phổ thông
ĐC
Đối chứng
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
XÂY DỰNG VÀ SOẠN GIẢNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC QUA BÀI TUẦN HOÀN MÁU TRONG SINH HỌC 11CƠ BẢN
Nguyễn Hoàng Yến - Trường THPT Nguyễn Trãi TP Thanh Hóa.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo[12]. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì Giáo dục đào tạo phải đổi mới toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học.
Thực tế, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học? 
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạy học trong thời đại mới. Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy. Hiện nay, việc dạy học đang tiếp cận theo dạy học theo chủ để là hướng đi đáp ứng yêu cầu cho đổi mới toàn diện mà Đảng và ngành giáo dục đang quan tâm.
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn [7]. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Tuy nhiên, việc tiếp cận áp dụng, triển khai dạy học theo chủ đề đến từng môn học, từng giáo viên đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và soạn giảng đặc biệt trong bộ môn Sinh học, đa số giáo viên vẫn còn quen theo dạy học truyền thống, ngại thay đổi trong dạy học [8].
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, từ giá trị của mô hình dạy học theo chủ đề, từ thực trạng của bộ môn Sinh học bậc THPT nên tôi đã chọn đề tài:
 “Xây dựng và soạn giảng dạy học theo chủ đề qua bài tuần hoàn máu trong Sinh học 11 - THPT”.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
Từ năm 2014 đến nay đã triển khai “hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá” một cách thường xuyên. Theo đó, mỗi tổ chuyên môn (trong đó có môn Sinh học) xây dựng ít nhất một học kỳ 02 chủ đề để giảng dạy thử, dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm cũng là khởi đầu quan trọng giúp giáo viên có được vốn hiểu biết nhất định về thế nào là xây dựng tiết dạy, bài dạy theo chủ đề trước khi có khung chương trình cụ thể.
Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ môn có cơ hội tiếp cận mô hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà không vấp phải sự bỡ ngỡ, khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương trình đổi mới giáo dục.
Hiện nay, việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học bậc THPT (bao gồm kiến thức, kĩ năng sử dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học) gặp một số thuận lợi:
Thứ nhất, Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó nội dung kiến thức có tính thực tiễn, gần gũi, quá trình tích hợp xây dựng chủ đề đơn môn hay liên môn, bản thân đơn vị kiến thức môn Sinh học trong chủ đề thường là được sử dụng là các kiến thức có mỗi liên hệ với thực tiễn thông qua quan sát, mô tả, thực nghiệm, do đó giáo viên cũng dễ dàng tạo hứng thú cho người học[1].
Thứ hai, bộ môn Sinh học cũng là bộ môn có nội dung liên hệ nhiều với các bộ môn như Toán học, Hóa học, Địa Lý, NGLL Do đó, khi dạy theo chủ đề, học sinh dễ dàng tiếp cận hơn, dễ dàng nhận nhiệm vụ học tập nhờ vào sức tự tin về kiến thức sẵn có khi yêu cầu giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Vì thế, môn học cũng hứa hẹn thái độ tích cực, hứng thú và chủ động hơn từ phía học sinh.
Thứ ba, khả năng của giáo viên bao gồm: kiến thức, kĩ năng sự dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học về cơ bản đã từng tiếp cận và được tập huấn khá kỹ. Điều này vô cùng hữu dụng và là tiền đề cho việc sử dụng nó vào việc khai thác các đơn vị kiến thức trong tiết dạy học theo chủ đề. Về cơ bản, dạy học theo chủ đề rất cần những phương pháp này để khai thác nội dung bài học, cũng như đây là cách để học sinh liên hệ thực tiễn.
I.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu.
I.3.1. Đối tượng
HS khối 11 trường THPT Nguyễn Trãi TP Thanh Hóa.
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu
	- Kiến thức bài 18;19 trong chương I, Mục B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, thuộc Phần 4 - Sinh học cơ thể, SGK Sinh học 11CB - THPT.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Lập kế hoạch nghiên cứu.
- Chia giai đoạn nghiên cứu.
- Soạn thảo nội dung: Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
I.5. Điểm mới của đề tài.
Hiện nay, xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn sinh học hiện nay rất mới, số lượng các chủ đề còn hạn chế về chất lượng và số lượng.
Mặt khác, thực hiện dạy học chủ đề đáp ứng được một trong những mục tiêu của đổi mới toàn diện về giáo dục hiện đại mà trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ ra. Qua đề tài nghiên cứu nhằm giúp người dạy và người học tiếp cận với xu thế dạy học trong chương trình giáo dục THPT mới, đó là phát triển con người mới có năng lực và phẩm chất đáp ứng sự phát triển của xã hội.
 PHẦN II: NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận của việc dạy học theo chủ đề trong môn Sinh học bậc THPT.
II.1.1 Thế nào là dạy học theo chủ đề.
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn [9].
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn [9].
II.1.2. Yêu cầu của việc dạy học theo chủ đề.
a) Cơ sở lý luận:
Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề này, chính là:
Một, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giáo khoa và quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học.
Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như: tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay[8].
Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành năng lực cho học sinh.
Do đó, dạy học theo chủ đề với những lợi thế về đặc điểm như đã so sánh ở trên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.
b) Cơ sở thực tiễn dạy học:
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành [9].
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều kiến thức đơn môn hoặc đa môn. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Tât nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học [7].
Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chương trình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theo một bậc) cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng lặp.
Ví dụ 1: Ở môn Sinh học bậc THPT, các đơn vị bài: bài 17 – Quang hợp, (Sinh học 10, tr 28); bài 8 – Quang hợp ở thực vật (Sinh học 11, tr 36), nội dung có sự liên hệ [2], [3].
Nhằm tránh hiện trạng trên, cũng như nhằm tạo ra một đơn vị kiến thức học có tính sâu sắc hơn, có tính liên hệ tổng thể, bao quát và đầy đủ hơn, thì việc xây dựng các chủ đề tích hợp các nội dung như đã trình bày là cần thiết.
II.2.Thực trạng ứng dụng việc dạy học theo chủ đề trong bộ môn Sinh hoc hiện nay.
 Dạy học theo chủ đề không phải là mô hình dạy học hoàn toàn mới trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc quan tâm đến mô hình này mới chỉ dừng lại ở bước đầu tiếp cận. Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nền giáo dục hiện nay, có thể khẳng định mô hình dạy học này sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đáng trước khi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đối mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai có thể kể ra một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau:
+ Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lục và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua.
+ Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh (2014). Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên phương diện nội dung, đó là cơ cấu lại môn học. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, riêng với môn học Sinh học khi áp dụng dạy học theo chủ đề cũng gặp một số khó khăn như:
+ Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi, học sinh vẫn coi Sinh học là môn phụ.
+ Môn Sinh học hiện nay còn nặng về lý thuyết và kiến thức, do đó có thể gây khó khăn cho giáo viên khi xác định nội dung xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kết cấu nội dung.
+ Quan trọng hơn hết là chưa có một khung chương trình xây dựng các chủ đề, từ đơn môn đến liên môn. 
Dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Do đó, việc đưa ra những định hướng trong quá trình xây dựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy trình và những nguyên tắc xây dựng chủ đề chỉ là những gợi mở, tham khảo và chờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện mô hình này để chuyên đề có tính khả dụng.
Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, hầu hết đều cho rằng, trước khi bắt tay vào xây dựng chủ đề học (không chỉ đối với môn Sinh học mà còn cả đối với các môn học khác) theo tôi cần nắm vững những điểm sau:
Một là, chủ đề dạy học được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào đó cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh.
Hai là, công cụ của dạy học theo chủ đề là giáo án về chủ đề đó, có liên quan đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn hoặc hai bộ môn trở lên. Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề (phương pháp dự án, thảo luận). Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
Ba là, kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trả lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì?
Bốn là, tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học có thể là:
	+ Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài dạy);
	+ Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống).
	+ Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng thành một chủ đề. Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối. Đôi khi, một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề còn lại (cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định cấp độ đơn giản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình độ, năng lực cụ thể của học sinh).
Năm là, hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn trong chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài dạy tích hợp. Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề. Không gian tổ chức có thể tại lớp, sân trường khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan)
II.3. Các bước xây dựng, soạn giảng chủ đề dạy học trong bộ môn Sinh học bậc THPT và những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo chủ đề.
II.3.1. Các bước cơ bản xây dựng chủ đề dạy học 
Theo Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 08/10/2014. Các bước xây dựng chủ đề được tiến hành gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn.
Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề.
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. 
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.
II.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo chủ đề
	Thứ nhất, phương pháp dạy học là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc khai thác chủ đề học có chất lượng và đạt được mục tiêu chủ đề học đề ra hay không. Do đó, việc nắm vững các phương pháp khai thác của giáo viên như thế nào sẽ góp phần quan trọng vào việc khai thác nội dung chủ đề học tốt hay không như thế ấy.
	Thứ hai, cách thức xây dựng câu hỏi/bài tập và việc giao nhiệm vụ học tập. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức trong chủ đề cũng như trình độ học sinh, một hệ thống câu hỏi định hướng sẽ được xây dựng với sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh. Căn cứ vào câu hỏi định hướng này, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm giải quyết vấn đề, trả lời nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_va_soan_giang_day_hoc_theo_chu_de_tuan_hoan_mau_tro.doc