SKKN Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11

SKKN Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quán triệt về mục tiêu - nhiệm vụ và giải pháp như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ” “Ban chấp hành TW Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI”. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học là cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh cùng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Hiện nay, đa số học sinh phổ thông đã có ý thức tự học. Tuy nhiên, hình thức và phương pháp chưa phong phú, chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy, kĩ năng tự học của học sinh phổ thông hiện nay còn rất hạn chế. Nhiều học sinh khi đọc xong một đoạn trong SGK nhưng không thể tự tóm tắt được nội dung chính, đặc biệt là không thể rút ra phương pháp chung để thực hiện một loại hoạt động nào đó. Đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau các bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học là một hình thức học. Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để học sinh tự học. Trong tự học có hướng dẫn, học sinh nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ giáo viên.

doc 21 trang thuychi01 5323
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 1. Mục lục
 Trang 2:. Lý do chọn đề tài.
 Trang 4:. Nội dung
 Trang 16:.Thực nghiệm sư phạm
 Trang 19: Kết luận và bài học kinh nghiệm.
 Trang 21 .Tài liệu tham khảo.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quán triệt về mục tiêu - nhiệm vụ và giải pháp như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” “Ban chấp hành TW Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI”. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học là cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh cùng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Hiện nay, đa số học sinh phổ thông đã có ý thức tự học. Tuy nhiên, hình thức và phương pháp chưa phong phú, chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy, kĩ năng tự học của học sinh phổ thông hiện nay còn rất hạn chế. Nhiều học sinh khi đọc xong một đoạn trong SGK nhưng không thể tự tóm tắt được nội dung chính, đặc biệt là không thể rút ra phương pháp chung để thực hiện một loại hoạt động nào đó. Đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau các bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học là một hình thức học. Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để học sinh tự học. Trong tự học có hướng dẫn, học sinh nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ giáo viên. 
Chương trình sinh học 11 nói chung và chương Sinh trưởng và phát triển nói riêng là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình, là lượng kiến thức khó nhớ khó học, nắm vững kiến thức này học sinh có thể vận dụng các kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Với thời lượng lên lớp theo quy định đối với môn Sinh học 11 là 1,5 tiết/tuần/năm học thì giáo viên khó có thể truyền đạt hết lượng kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì thế, chúng tôi cho rằng có thể tận dụng thời gian tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh để giáo viên tổ chức, hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tự học cụ thể. Với mục đích trên, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11”. 
	2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của tự học, xây dựng quy trình và lựa chọn các biện pháp sư phạm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11 THPT. 
	3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân.
	4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được quy trình khoa học và lựa chọn các biện pháp sư phạm hợp lý để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong chương Sinh trưởng và phát triển lớp 11 thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học của học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân.
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ trong dạy học sinh học phổ thông. 
- Đánh giá thực trạng kĩ nặng tự học của học sinh và biện pháp rèn luyện kĩ nặng tự học của giáo viên cho học sinh trong dạy học chương chương Sinh trưởng và phát triển sinh học 11 THPT. 
- Thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả và rút ra kết luận.
	6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm.
	7. Đóng góp mới của đề tài
- Xác định được các kĩ năng tự học và quy trình, các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11 THPT. 
- Xác định được các tiêu chí đánh giá kĩ năng tự học và vận dụng vào thực nghiệm. 
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. 
PHẦN II. NỘI DUNG
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về tự học 
Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự học. Qua các kết quả nghiên cứu về tự học có thể cho rằng: Tự học được coi là hoạt động tự tổ chức một cách tự giác, độc lập, tích cực của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Có nghĩa là mỗi cá nhân phải chủ động tim kiếm kiến thức bằng cách đọc sách, suy ngẫm, khám phá và phát hiện, biến kiến thức tiếp thu được từ sách vở, từ cuộc sống thành kiến thức của mình. Khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. 
	2. Thực trạng tự học ở các trường THPT hiện nay: Vấn đề tự học trong dạy học hiện nay chưa được chú trọng thực hiện. Nguyên nhân có thể do giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò của tự học, chưa có phương pháp và kĩ năng về tự học nên chưa tạo hướng thú dạy và học. Vì thế rèn luyện kĩ năng tự học là điều quan trọng và cần thiết nhằm thay đổi thái độ, hành vi học tập. 
 	 3. Các kĩ năng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển sinh học 11
	3.1. Kĩ năng lập dàn ý chi tiết 
 	 3.1.1. Mục đích kĩ năng lập dàn ý chi tiết 
	Lập dàn ý chính là sắp xếp các ý của nội dung mới kiến tạo theo một trật tự nhất định và diễn đạt một cách cô đọng bằng ngôn ngữ. Dàn ý chi tiết, ngoài các ý chính còn có các ý nhỏ phát triển các ý chính và các chi tiết cụ thể hóa các ý lớn. Kĩ năng lập dàn ý chi tiết tức là thực hiện các thao tác tìm ý và sắp xếp các ý. 
3.1.2.Yêu cầu của kĩ năng lập dàn ý
Dàn ý ngắn gọn, rõ ràng, phản ánh đúng nội dung cốt lõi của chủ đề diễn đạt và thể hiện quan hệ giữa các nội dung cơ bản một cách lôgic. Người học tìm được các ý chính, chỉ ra mỗi ý chính có những ý nhỏ nào sau đó sắp xếp chúng theo một logic hợp lí. Ở đây, HS có thể đạt được các mức: không lập được dàn ý hoặc lập dàn ý dưới dạng chỉ liệt kê ra các nội dung; lập được dàn ý nhưng không rõ ràng, ngắn gọn, logic; lập dàn ý đầy đủ các ý cơ bản, ngắn gọn, rõ ràng, lôgic. 
	3.1.3. Thao tác thực hiện kĩ năng lập dàn ý chi tiết 
Thao tác 1: Xác định chủ đề cần lập dàn ý chi tiết; 
Thao tác 2: Phân tích chủ đề tìm các ý nhỏ dần theo thứ bậc từ cao đến thấp; 
Thao tác 3: Viết dàn ý thể hiện thứ bậc và logic phát triển. 
Các ví dụ minh họa 
Ví dụ 1: Lập dàn ý nội dung hoocmon thực vật 
	Thao tác 1 xác định chủ đề: Là nhân tố bên trong điều tiết tốc độ sinh trưởng của thực vật; 
 Thao tác 2 phân tích chủ đề thành các ý lớn và ý nhỏ: Hoocmôn thực vật là bậc nhỏ hơn của nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng. Cấp nhỏ hơn của hoocmôn thực vật là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. 
 Thao tác 3 lập dàn ý: 
 - Hoocmôn thực vật: 
 + Khái niệm hoocmôn thực vật; 
 	+ Đặc điểm hoocmôn thực vật; 	+ Các loại hoocmôn thực vật: 
Hoocmôn kích thích : Auxin, Xitokinin, Giberlin 
Hoocmôn ức chế : Etylen, AAB. 	 
 	 Ví dụ 2: Lập dàn ý nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật : 
 	Thao tác 1 : Xác định chủ đề: Gồm nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật; 
 Thao tác 2 : Phân tích chủ đề thành các ý lớn và ý nhỏ: Bậc nhỏ hơn của nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Cấp nhỏ hơn của nhân tố bên ngoài là: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, các chất độc hại, của nhân tố nhân tố bên trong là hoocmôn; 
 Thao tác 3: Lập dàn ý: Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: 
- Nhân tố bên trong: hoocmôn, giới tính 	
- Các nhân tố bên ngoài: 
 	+ Thức ăn; 
 	+ Nhiệt độ; 
 	+ Ánh sáng; 
 	+ Các chất độc hại. 
 	 3.2. Kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức bài học : 
	3.2.1.Mục đích kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức bài học
 	Người học tự xác định đúng đối tượng và tiêu chí để sắp xếp như thế nào cho logic. Kĩ năng lập bảng hệ thống thực chất là triển khai các thao tác: Xác định chủ đề cần lập bảng; xác định những tiêu chí của chủ đề và những tiêu chí chủ yếu của khái niệm thuộc chủ đề; xác định nội dung của các tiêu chí .Sau đó tìm các kiến thức để hoàn thiện bảng. 
	3.2.2.Yêu cầu kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức bài học
 Học sinh phải xác định được nội dung cần hệ thống qua bảng, xác định được tiêu chí của mỗi nội dung và đặt chúng vào mỗi hàng, mỗi cột của bảng. Tiếp theo xác định nội dung của các tiêu chí để đặt chúng vào ô tương ứng. Cuối cùng, kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Với yêu cầu này, học sinh có thể đạt một trong các mức sau: không xác định được nội dung và các tiêu chí để lập bảng hệ thống; lập được bảng có số cột và hàng tương ứng với số đối tượng/tiêu chí cần hệ thống nhưng nhưng đặt các đối tượng/tiêu chí vào các ô của bảng chưa logic; lập được bảng một cách hệ thống, có các cột, hàng và nội dung trong các ô của bảng phù hợp với chủ đề tên bảng. 
	3.2.3.Thao tác thực hiện kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức bài học
 	Để đạt yêu cầu này, học sinh cần thực hiện các thao tác: 
 	 Thao tác 1: Xác định nội dung đối tượng/chủ đề cần hệ thống qua lập bảng; 
 	 Thao tác 2: Xác định các tiêu chí chung của các đối tượng cần hệ thống; 
 	Thao tác 3: Lập bảng có đủ số cột, số hàng tương ứng; 
 	 Thao tác 4: Sắp xếp các đối tượng và các tiêu chí vào hàng, cột theo trình tự logic; 
 	 Thao tác 5: Kiểm tra nội dung và hoàn thiện các ô của bảng. 
 Các ví dụ minh họa: 
Ví dụ 1: Lập bảng hệ thống kiến thức sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
 	Thao tác 1 nội dung đối tượng cần hệ thống: Các loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng; 
Thao tác 2 xác định các tiêu chí chung của các đối tượng cần hệ thống: vị trí, chức năng, lớp thực vật; 
Thao tác 3 lập bảng có đủ số cột, số hàng tương ứng: bảng có số cột là 4(3+1), số hàng là 4 (3+1); 
Đố
i t
ượ
ng
Tiêu chí 
MPS 
đỉ
MPS lóng 
MPS bên 
nh 
 	Thao tác 4: sắp xếp các đối tượng và các tiêu chí vào hàng, cột theo trình tự logic: 
	Ví dụ 2: Lập bảng hệ thống kiến thức về sinh trưởng ở thực vật. 
Thao tác 1: nội dung cần hệ thống: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; 
Thao tác 2 các tiêu chí chung của của nội dung sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp: khái niệm; nguyên nhân-cơ chế; vị trí, kết quả, lớp thực vật; 
Thao tác 3 xác định số hàng, số cột của bảng và lập bảng: Bảng có số cột là 3(2+1), số hàng là 6 (5+1); 
Đặc điểm
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
+ Cột: Cột 1 là đối tượng hệ thống, cột 2 là sinh trưởng sơ cấp, cột 3 là sinh trưởng thứ cấp. 
	 + Hàng: Hàng 1 là tiêu chí hệ thống, hàng 2 là khái niệm, hàng 3 là nguyên nhân và cơ chế, hàng 4 là vị trí, hàng 5 là kết quả, hàng 6 là đối tượng của sinh trưởng. 
 Thao tác 4 : Sắp xếp các đối tượng và các tiêu chí vào hàng, cột theo trình tự logic. 
 Thao tác 5: Tìm thông tin từ SGK và tài liệu để hoàn thiện bảng: 
 3.3. Kĩ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức 
	3.3.1.Mục đích kĩ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức 
 Sắp xếp nội dung kiến thức theo một trình tự lôgic và hệ thống. Hệ thống có thể theo con đường lôgic quy nạp hoặc diễn dịch. Nếu theo con đường quy nạp, hệ thống là sắp xếp các kiến thức theo trình tự lôgic từ các khái niệm riêng lẻ đến khái niệm chung. Kĩ năng hệ thống kiến thức qua lập sơ đồ theo con đường này thực chất là thực hiện các Thao tác để khái quát các khái niệm bộ phận cùng cấp thành khái niệm lớn hơn và sắp xếp chúng theo trình tự logic từ bé đến lớn. Nếu theo con đường diễn dịch, thì ngược lại. KN hệ thống hóa kiến thức theo con đường diễn dịch, thực chất là thực hiện các thao tác để phân tích mở rộng nội hàm khái niệm, từ khái niệm chung đến khái niệm bộ phận cấp 1,2,3,  n rồi sắp xếp chúng theo trình tự từ lớn đến bé. 
	3.3.2.Yêu cầu kĩ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức 
 Theo con đường nào thì sơ đồ cũng phải phản ánh được các nội dung cơ bản của chủ đề và sắp xếp các nội dung đó một cách hệ thống. Với yêu cầu này, người học có thể đạt các mức: Chưa lập được sơ đồ hệ thống, đã lập được sơ đồ nhưng sắp xếp kiến thức chưa hệ thồng, lập được sơ đồ một cách hệ thống. 
	3.3.3.Thao tác thực hiện kĩ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức 
 	- Theo con đường diễn dịch gồm các thao tác: 
 Thao tác 1: Xác định khái niệm gốc của chủ đề cần hệ thống; 
 	Thao tác 2: Liệt kê các khái niệm bộ phận có liên quan để mở rộng khái niệm gốc; 
 Thứ tự: Khái niệm gốc → khái niệm cấp 1 → khái niệm cấp 2 → → khái niệm cấp n (khái niệm cấp 1, 2, 3 n là các mức độ mở rộng, bổ sung khái niệm gốc). 
 Thao tác 3: Sắp xếp khái niệm gốc và các khái niệm bộ phận vào những vị trí phù hợp và vẽ sơ đồ hệ thống. 
 	Ví dụ 1: Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 
và phát triển. 
Thao tác 1 xác định khái niệm gốc: Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển; Thao tác 2 các khái niệm bộ phận: 
Khái niệm gốc
(1)
Khái niệm cấp 1(2)
Khái niệm cấp
2(3)
Khái niệm cấp 3
(4)
Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Thực vật
Nhân tố bên trong
Di truyền, thời kì sinh trưởng của giống/loài cây, hoocmôn
Nhân tố bên ngoài
Nhiệt độ, hàm lượng nước, ôxi, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng
Động vật
Nhân tố bên trong
Hoocmôn
Nhân tố bên ngoài
Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, chất độc hại
 Thao tác 3 sắp xếp khái niện gốc và các khái niệm bộ phận cấp 1, 2, 3 vào những vị trí phù hợp và vẽ sơ đồ hệ thống (sơ đồ 2.4): 
Các nhân t
ố
ả
nh h
ưở
ng 
đế
n sinh 
tr
ưở
ng và 
phát tri
ể
n
Th
ự
c 
v
ậ
t
Độ
ng 
v
ậ
t 
Nhân t
ố
bên trong
Nhân t
ố
bên ngoài
Nhân t
ố
bên ngoài
Nhân t
ố
bên trong
Đ
ặ
c 
đ
i
ể
m di truy
ề
n
Các th
ờ
i kì sinh tr
ưở
ng
c
ủ
a gi
ố
ng/loài cây
Hoocmôn
Nhi
ệ
t 
đ
ộ
Ôxi
Hàm l
ư
ợ
ng n
ư
ớ
c
Dinh d
ư
ỡ
ng khoáng
Hoocmôn
Th
ứ
c 
ă
n
Nhi
ệ
t 
đ
ộ
Ánh sáng
Ch
ấ
t 
đ
ộ
c h
ạ
i
 Sơ đồ 1. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển 
 	 - Theo con đường quy nạp gồm các thao tác: 
Thao tác 1: Xác định các khái niệm bộ phận cần hệ thống; 
Thao tác 2: Tìm những điểm chung của các khái niệm bộ phận và khái quát thành khái niệm lớn hơn; 
Thao tác 3: Sắp xếp các khái niệm ở những vị trí phù hợp, sau đó vẽ sơ đồ hệ thống. 
Ví dụ 2: Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức hoocmôn thực vật 
Thao tác 1 xác định các khái niệm bộ phận cần hệ thống: các loại hoocmôn: auxin, 
gibêrilin, xitôkinin, êtilen, axit abxixic. 
Khái niệm bộ phận cấp 2
(1)
Khái niệm bộ phận cấp 1
(2)
Khái niệm gốc
(3)
Auxin
Hoocmôn kích thích
Hoocmôn thực vật
Gibêrilin
Xitôkinin
Êtilen
Hoocmôn ức chế
Axit abxixic
Thao tác 2 tìm những điểm chung của các khái niệm bộ phận và khái quát thành khái niệm lớn hơn: Các hoocmôn: auxin, gibêrilin, xitôkinin đều thuộc nhóm hoocmôn kích thích còn êtilen, axit abxixic là những hoocmôn ức chế. 
Thao tác 3 sắp xếp các khái niệm ở những vị trí phù hợp, sau đó vẽ sơ đồ hệ thống (sơ đồ 2). 
Auxin
Gibêrilin
Xitôkinin
Êtilen
Axit abxixic
Hoocmôn 
kích thích
Hoocmôn 
ứ
c ch
ế
Hoocmôn 
th
ự
c v
ậ
t
Sơ đồ 2. Hệ thống kiến thức hoocmôn thực vật
 3.4. Kĩ năng thảo luận, báo cáo kết quả : 
3.4.1. Mục đích kĩ năng thảo luận, báo cáo kết quả : 	 
 Người học cần chia sẻ kết quả của mình với bạn bè và thầy cô giáo thông qua thảo luận. Người học sẽ trình bày, giải thích kết quả của mình thông qua diễn đạt bằng ngôn ngữ, trình chiếu phim ảnh, tranh, sơ đồ hay bảng biểu,  Các thành viên trong lớp, giáo viên có thể phản biện, phân tích, chỉnh sữa và bổ sung sản phẩm đã trình bày. Sau đó, người học tự đối chiếu, chỉnh sữa kết quả và hoàn thiện sản phẩm, làm cho sản phẩm tiệm cận với chân lí. 
3.4.2.Yêu cầu kĩ năng thảo luận, báo cáo kết quả : 
 Người học trình bày, giải thích được sản phẩm của mình trước tập thể một cách rõ ràng, mạch lạc; biết nhận xét, tranh luận các ý kiến đưa ra, lắng nghe và chọn lọc ý kiến trong nhóm/lớp và của giáo viên; bổ sung, chỉnh sữa và hoàn thiện lại sản phẩm. 
 Ở đây, người học có thể đạt các mức: trình bày, giải thích được kết quả một cách mạch lạc, rõ ràng nhưng chưa biết bảo vệ sản phẩm của mình, chưa biết nhận xét, đánh giá các ý kiến đưa ra; trình bày, giải thích sản phẩm kiến tạo trước lớp rỏ rành, mạch lạc, biết bảo vệ sản phẩm của mình, biết nhận xét, dánh giá các ý kiên đưa ra nhưng chưa chọn lọc được các ý kiến để bổ sung và chỉnh sửa sản phẩm kiến tạo; trình bày, giải thích sản phẩm mạch lạc, rõ rang, bảo vệ được sản phẩm kiến tạo, nhận xét, đánh giá các ý kiến của lớp và giáo viên, biết chọn lọc các ý kiến để bổ 
sung, chỉnh sữa và hoàn thiện kiến thức và kĩ năng của cá nhân. 
 3.4.3.Thao tác thực hiện gồm các thao tác kĩ năng thảo luận, báo cáo kết quả : 
Thao tác 1:Trình bày được sản phẩm kiến tạo trước lớp và trước giáo viên; 
Thao tác 2:Tranh luận, nhận xét ý kiến và sản phẩm của các thành viên trong nhóm/lớp; 
Thao tác 3: Chọn lọc các ý kiến của nhóm/lớp và của giáo viên, điều chỉnh kết quả học tập. 
 Các ví dụ minh họa 
 Ví dụ 1: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng lên sự ra hoa của một loài cây. Một 
học sinh đã thống kê thành bảng số liệu sau 
Thời gian chiếu sáng (giờ)
Thời gian tối (giờ)
Kết quả
15
9
Ra hoa
9
14
Không ra hoa
13
11
Ra hoa
Thao tác 1 : Trình bày, giải thích sản phẩm kiến tạo trước nhóm/lớp: học sinh đó cho rằng loài cây này thuộc nhóm cây ngày ngắn 
 Thao tác 2 : Tranh luận, nhận xét về sản phẩm/ý kiến của các thành viên trong nhóm/lớp về điều kiện để cây ra hoa, ảnh hưởng của quang chu kì  
Thao tác 3 : Chọn lọc các ý kiến để làm cơ sở cho việc điều chỉnh kết quả học tập: Loài 
cây này ra hoa trong điều kiện ngày dài và đêm ngắn nên nó thuộc nhóm cây ngày dài. 	
Ví dụ 2: Thảo luận kết quả thực hiện kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức về ảnh hưởng của hoocmôn đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 
	Thao tác 1 trình bày, giải thích sản phẩm kiến tạo trước nhóm/lớp: Một nhóm học sinh đã trình bày kết quả theo bảng sau: 
Nhóm động vật
Hoocmôn
Vai trò
Động vật có xương sống 
Hoocmôn 
sinh trưởng 
Kích thích phân chia tế bào 
Tăng kích thước tế bào thông qua tổng hợp 
protein 
Kích thích phát triển xương 
Tirôxin 
Khích thích chuyển hóa ở tế bào 
Kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể 
Ơstrogen 
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì 
Testostêrôn 
- Riêng hoocmôn Testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp 
Động vật không xương sống 
Ecđixơn 
Gây lột xác, biến sâu thành nhộng và bướm 
Juvenin 
Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm 
Thao tác 2: Tranh luận, nhận xét về sản phẩm/ý kiến của thành viên trong các nhóm, của cả lớp: học sinh thảo luận về đối tượng, các tiêu chí của nội dung kiến thức; cách lập bảng, phân chia số cột, số hàng  
Thao tác 3: Chọn lọc các ý kiến để làm cơ sở cho việc điều chỉnh kết quả học tập: Sau thảo luận, nhận xét tranh luận của lớp và GV, nhóm học sinh đã chọn lọc ý kiến và chỉnh sữa lại bảng như sau. 
Nhóm động
vật
Hoocmôn
Tuyến tiết
Vai trò
Động vật có xương sống
Hoocmôn
sinh trưởng
Tuyến yên
Kích thích phân chia tế bào 
Tăng kích thước tế bào thông qua tổng hợp prôtein 
Kích thích phát triển xương 
Tirôxin
Tuyến giáp
Khích thích chuyển hóa ở tế bào 
Kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể 
Ơstrogen
Buồng
trứng
- Kích t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_cho_hoc_sinh_ki_nang_tu_hoc_trong_day_hoc_chu.doc