SKKN Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8

SKKN Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8

Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, làm cho học sinh ham thích môn học. Dạy văn và học văn, điều cơ bản là ở sự hứng thú. Tuy nhiên hiện nay trong chương trình Ngữ văn THCS việc dạy và học phần văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn. Vì giáo viên và học sinh không mấy hứng thú nên hiệu quả giờ dạy không cao. Xuất phát từ đặc trưng của thể loại:

Mục đích của văn bản nghị luận: Phát ngôn cho một quan điểm, một tư tưởng, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, những chủ trương lớn của dân tộc, thời kì lịch sử.tương đối rộng với tầm hiểu biết của học sinh.

Về hình thức: Văn nghị luận thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.

Về đặc điểm: Khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc người đọc; ý tưởng cao sâu thâm thúy khó nắm bắt.

Về nguồn tư liệu bổ trợ cho dạy và học không nhiều.

Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó vừa khô, hình như đã ít nhiều ám ảnh trong nhận thức của người dạy và người học. Bản thân tôi thời điểm mới vào ngành cũng có ý ngần ngại không mấy hứng thú với văn nghị luận. Để ý quan sát đồng nghiệp, tôi cũng dễ nhận ra sự "đồng cảm" không đáng có này. Dạy thì vẫn dạy, nhưng khi chọn bài để thao giảng hay để nhóm chuyên môn của trường mình, trường bạn và cấp trên về dự, tỉ lệ các bài được chọn là văn nghị luận thường là rất ít, mọi người hay né tránh. Chẳng hạn giữa hai bài "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) và bài "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) ít người chọn bài thứ hai để thao giảng.

 Từ thực tế này, tôi muốn tìm ra hứng thú để dạy và đặc biệt giúp cho học sinh có hứng thú để học phần tác phẩm nghị luận. Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu và dạy thử thành công, từ kinh nghiệm của bản thân tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các đồng nghiệp cùng tham khảo và giúp học sinh học văn nghị luận cũng say sưa, thích thú như học các thể loại khác. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”.

 

doc 25 trang thuychi01 17715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm
5
2.3.2
Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận
6
2.3.3
Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận
8
2.3.4
Liên hệ với thực tế
9
2.3.5
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản
9
2.3.6
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Đề xuất
19
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, làm cho học sinh ham thích môn học. Dạy văn và học văn, điều cơ bản là ở sự hứng thú. Tuy nhiên hiện nay trong chương trình Ngữ văn THCS việc dạy và học phần văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn. Vì giáo viên và học sinh không mấy hứng thú nên hiệu quả giờ dạy không cao. Xuất phát từ đặc trưng của thể loại:
Mục đích của văn bản nghị luận: Phát ngôn cho một quan điểm, một tư tưởng, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, những chủ trương lớn của dân tộc, thời kì lịch sử...tương đối rộng với tầm hiểu biết của học sinh.
Về hình thức: Văn nghị luận thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
Về đặc điểm: Khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc người đọc; ý tưởng cao sâu thâm thúy khó nắm bắt...
Về nguồn tư liệu bổ trợ cho dạy và học không nhiều...
Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó vừa khô, hình như đã ít nhiều ám ảnh trong nhận thức của người dạy và người học. Bản thân tôi thời điểm mới vào ngành cũng có ý ngần ngại không mấy hứng thú với văn nghị luận. Để ý quan sát đồng nghiệp, tôi cũng dễ nhận ra sự "đồng cảm" không đáng có này. Dạy thì vẫn dạy, nhưng khi chọn bài để thao giảng hay để nhóm chuyên môn của trường mình, trường bạn và cấp trên về dự, tỉ lệ các bài được chọn là văn nghị luận thường là rất ít, mọi người hay né tránh. Chẳng hạn giữa hai bài "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) và bài "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) ít người chọn bài thứ hai để thao giảng.
 Từ thực tế này, tôi muốn tìm ra hứng thú để dạy và đặc biệt giúp cho học sinh có hứng thú để học phần tác phẩm nghị luận. Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu và dạy thử thành công, từ kinh nghiệm của bản thân tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các đồng nghiệp cùng tham khảo và giúp học sinh học văn nghị luận cũng say sưa, thích thú như học các thể loại khác. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”, với mục đích cơ bản sau: Trình bày một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh giờ dạy Đọc – hiểu các văn bản nghị luận ở lớp 8. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, yêu thích môn học, rèn luyện cho học sinh tư duy lô gíc; kĩ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự chủ trước đời sống nhờ vậy mà nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đề tài này có thể chia sẻ cùng giáo viên dạy Ngữ văn khi tiếp cận với các văn bản nghị luận ở lớp 8 và các lớp khác qua các bài cụ thể. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài hướng tới đối tượng là: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”. Nghiên cứu hứng thú, kết quả học tập phần văn bản nghị luận của học sinh qua tiết Đọc – hiểu Ngữ văn 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
	Hứng thú là thái độ cảm xúc đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Khi học sinh có hứng thú thì trong giờ học biểu hiện ở sự say mê, chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với giáo viên; tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Ở ngoài lớp và về nhà, các em tự giác học bài và làm bài đầy đủ; tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môn học...
Văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8, đa số là những tác phẩm có lịch sử lâu đời, nó không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của dân tộc như công cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất nước, mà còn rất gần gũi và có ý nghĩa trong đời sống con người hiện nay. Vì vậy, văn bản nghị luận được tuyển chọn dạy trong chương trình Ngữ văn 8 rất phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại như chiếu, hịch, cáo, tấu... Giáo viên dạy những tác phẩm nghị luận đó như thế nào trong những giờ Đọc – hiểu để trả lại vẻ hấp dẫn thẩm mỹ đích thực của những tá phẩm này.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đọc – hiểu văn bản, song đọc – hiểu được dùng trong sách giáo khoa Ngữ văn mới bao gồm toàn bộ hoạt động cảm thụ, phân tích và tiếp nhận văn bản. Đọc – hiểu ở đây không chỉ là đọc và thông hiểu nội dung của văn bản mà còn bao gồm đọc, phát hiện, tưởng tượng, liên tưởng, cắt nghĩa, lí giải, phân tích, đánh giá, khái quát. Đọc – hiểu nhấn mạnh đến vai trò chủ động, sáng tạo của người học.
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó, tôi cũng khảo sát thực trạng Đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 8 ở đơn vị trường để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
	Đơn vị trường tôi đang trực tiếp giảng dạy là một xã xa trung tâm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục. 
	Chương trình Ngữ văn lớp 8 được học 6 văn bản nghị luận, trong đó có 4 văn bản nghị luận trung đại được thể hiện bằng những thể văn cổ như: chiếu, hịch, tấu, cáo; một văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam và một văn bản nghị luận nước ngoài. Mỗi thể loại có những cách diễn đạt, ngôn ngữ, tính chất nghị luận mang những sắc thái đặc thù riêng. Những văn bản nghị luận trung đại có nhiều từ ngữ cổ, nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng, dùng nhiều điển tích, điển cố. Với đối tượng là học sinh lớp 8 đây là kiến thức vừa mới lại vừa khó nên khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận và cảm thụ một cách sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đó.
Về phía giáo viên, trong thực tế giảng dạy, qua thăm dò ý kiến, dự giờ của đồng nghiệp cho thấy giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận đôi khi được tiến hành như một giờ lí thuyết Tập làm văn về văn nghị luận. Điều này khiến cho việc đọc – hiểu văn bản nghị luận vốn đã nặng nề, kém hứng thú lại càng nặng nề, khô khan hơn.
Đối với học sinh, tình trạng các em chưa chăm chú nghe thầy cô giảng dạy, chưa tích cực suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài, có làm bài tập nhưng còn sơ sài đối phó, còn ngại đọc sách, đọc tài liệu, không say mê với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực trừu tượng, khó hiểu của văn bản nghị luận còn nhiều. Phong trào học tập, thời gian cũng như sự quan tâm của phụ huynh còn quá hạn chế. Học sinh chưa có điều kiện giao lưu học hỏi kiến thức của các bạn trong địa phương cũng như các xã bạn nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự cập nhật, mở rộng, nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là khả năng tư duy ở các em.
Ở lớp 7, các em đã được học 4 văn bản nghị luận hiện đại, còn lại chủ yếu là học các văn bản tự sự, trữ tình. Tuy đã được học nhưng do thực trạng dạy và học của học sinh như đã nói ở trên nên thói quen của các em vẫn chỉ là tư duy hình ảnh theo phản ánh một chiều đối với hiện thực khách quan. Vì vậy mà tư duy lập luận lôgic của các em chưa được định hình, trong khi đó văn bản nghị luận đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính lôgic, tính biện chứng. Đây là khó khăn lớn nhất từ phía học sinh khi học văn bản này. Bởi vậy, sự tiếp nhận kiến thức mới về văn bản nghị luận đối với các em là rất khó, ảnh hưởng rất nhiều đến sự lắng đọng kiến thức mà giáo viên muốn truyền thụ đến các em, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lí ngại và sợ học văn bản nghị luận.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh về quan điểm, hứng thú đối với việc học các văn bản nghị luận ở lớp 8A, 8C của trường năm học 2015 – 2016. Phiếu trắc nghiệm đối với số học sinh là: 65 em. 
Nội dung thăm dò 
Trong sáu kiểu văn bản các em đã được học: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Em thích, không thích học những kiểu văn bản nào? Đánh dấu (x) vào các cột tương ứng trong bảng sau:
Kiểu văn bản
Thích học
Có giờ thích học, có giờ không thích học
Không thích học
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Hành chính – công vụ
Qua hình thức phát phiếu, thu phiếu, tổng hợp, kết quả thăm dò cụ thể như sau:
Tổng số HS
Kiểu văn bản
Mức độ hứng thú
Thích học
Có giờ thích học, có giờ không thích học
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
65
Miêu tả
47
72,3
17
26,2
1
1,5
Tự sự
55
84,6
9
13,9
 1 
1,5
Biểu cảm
50
76,9
14
21,6
1
1,5
Nghị luận
3
5,0
35
54,0
27
41,0
Thuyết minh
39
60,0
25
38,5
1
1,5
Hành chính – công vụ
20
30,8
38
58,5
7
10,7
	Nhìn vào bảng kết quả trên, so với các kiểu văn bản khác, văn bản nghị luận có tỉ lệ học sinh thích học thấp nhất, học sinh không thích học chiếm tỉ lệ cao. 
Từ mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với kiểu văn bản nghị luận, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học tập của các em. Đề khảo sát tôi đưa ra như sau:
Em nắm được những nội dung và đặc điểm nghệ thuật gì của các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8?
Cụ thể kết quả:
Lớp
Sĩ số
Mức độ hiểu biết
Nắm vững
Nắm khá
Chưa nắm vững
Không hiểu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
33
2
6,0
4
12,1
12
36,4
15
45,5
8C
32
2
6,2
3
9,4
16
50,0
11
34,4
Như vây, mức độ hứng thú có liên quan trực tiếp đến chất lượng học văn bản nghị luận của học sinh.
Từ kết quả thực tế trên, trong quá trình dạy học bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học kiểu văn bản nghị luận. Các giải pháp đã được tôi áp dụng ở các năm học 2015 – 2016, 2016 - 2017. Kết qủa rất khả quan, nhất là ở năm học 2016 - 2017. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Để tạo nên sự hứng thú cho học sinh học văn bản nghị luận, ngoài những phương pháp cơ bản, đặc thù của môn dạy, bản thân tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số phương pháp sau: 
- Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm .
- Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận.
- Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận.
- Liên hệ với thực tế.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản
- Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận.
	Với mỗi giải pháp đã nêu, tôi đã xác định rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của mỗi giải pháp, từ đó, căn cứ vào mục tiêu của bài học để đưa ra các biện pháp tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng văn bản.
2.3.1. Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm .
Mỗi văn bản nghị luận thường được ra đời trong những tình huống, hoàn cảnh khá đặc biệt. Những chi tiết xúc động về tác giả, những câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến tác phẩm và sự ra đời của tác phẩm thường rất dễ gây được sự tò mò, hứng thú của học sinh. Vì vậy, để tạo tâm thế cho học sinh sẵn sàng đi vào tác phẩm cần tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại, tình huống đã sản sinh ra tác phẩm. Các hình thức tái hiện này, tôi sử dụng vào quá trình kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Với mỗi văn bản cụ thể, tôi có cách thức thực hiện khác nhau. Sưu tầm những hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung.
Ví dụ: Dạy văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
Trước khi vào bài học mới tôi giới thiệu câu chuyện lịch sử liên quan đến sự ra đời của tác phẩm: Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, niên hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:
 "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"
Hưng Đạo Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!”. Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. 
Ví dụ: Dạy văn bản Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi
Với văn bản này, tôi đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ để dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức văn bản mới bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
 Trong lịch sử văn học dân tộc, những tác phẩm nào được coi là Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam? Em đã được học những tác phẩm đó chưa?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức và định hướng vấn đề: Những tác phẩm được coi là Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam: “Nam quốc sơn hà” (Ngữ văn lớp 7), “Bình Ngô đại cáo”, “Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945 (học trong môn lịch sử).
 Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Đại Việt đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Mùa xuân năm 1428 thừa lệnh vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo (Bình Ngô đại cáo) nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài cáo.
Tôi thực hiện cách thức như trên sẽ thu hút mạnh mẽ trí tò mò, sự thích thú, độ tập trung chú ý của học sinh; xoá bớt khoảng cách quá xa về không gian, thời gian; tạo sự quan tâm, chia sẻ giữa học sinh với tác giả và những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm và mọi sự phân tích, giảng giải của giáo viên về sau là không áp đặt, hình thức.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận
Đọc là con đường đầu tiên và quan trọng nhất để đến với một tác phẩm văn học. Đọc văn bản nghị luận không giống với đọc văn bản tự sự, trữ tình. Tác phẩm văn chương hình tượng thường có tính mơ hồ, đa nghĩa, tính mở. Thông tin trong văn bản văn chương hình tượng chủ yếu là thông tin hình tượng, hình ảnh, cảm xúc. Ngôn ngữ tác phẩm văn chương hình tượng có tính hàm ngôn, đa nghĩa và luôn chuyển nghĩa trong văn cảnh. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm; quan điểm, thái độ, tình cảm của tác giả càng được bộc lộ kín đáo bao nhiêu thì tác phẩm càng trở nên ý nhị, sâu sắc bấy nhiêu. 
Ngược lại, đặc điểm cơ bản của văn nghị luận ở lớp 8 là: các tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết được xác lập, thể hiện một cách rõ ràng, trực tiếp qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Ngôn ngữ trong văn bản nghị luận có tính khách quan, chính xác, tính đơn nghĩa tương đối. Vì vậy mà mục đích chính, yêu cầu cơ bản, hình thức biện pháp chủ yểu, yêu cầu về giọng đọc, yêu cầu và thái độ, tình cảm của việc đọc văn bản nghị luận là khác so với đọc các văn bản văn chương hình tượng. Có thể thấy rõ qua bảng so sánh sau:
 Loại văn bản
Nội dung
Văn bản văn chương hình tượng
Văn bản nghị luận
Mục đích chính của việc đọc
Thu nhận thông tin, hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng.
Thu nhận thông tin, lí lẽ, tư tưởng, quan điểm
Yêu cầu cơ bản
Đọc đúng, đọc hay, có khả năng truyền cảm đến người nghe.
Đọc đúng, dõng dạc, có khả năng thuyết phục người nghe.
Hình thức, biện pháp chủ yếu
Đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc kết hợp với bình giảng từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, ...
Đọc thành tiếng, đọc thầm gắn với việc phát hiện luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Yêu cầu về giọng đọc
Phát huy tối đa ưu thế về chất giọng, sức vang ngân của ngôn từ; thay đổi linh hoạt ngữ điệu đọc theo sự biến đổi giọng điệu của tác giả.
Giọng đọc dõng dạc, mạch lạc, làm sáng rõ thông tin, lí lẽ, quan điểm của tác giả.
Yêu cầu về thái độ, tình cảm khi đọc
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan trong khi đọc; có khả năng truyền cảm đến người nghe.
Giữ thái độ khách quan, sắc thái trung hòa trong khi đọc để có thể chuyển tải đúng nội dung thông tin của văn bản.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, thể loại của từng văn bản nghị luận mà tôi xác định, lựa chọn hình thức đọc, biện pháp đọc phù hợp. Việc hướng dẫn đọc tốt văn bản và giáo viên đọc mẫu thật tốt là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự tiếp nhận của học sinh. 
Ví dụ: 
* Dạy văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), tôi hướng dẫn học sinh đọc: Giọng dõng dạc, khoan thai, hùng hồn; Làm rõ những câu văn biền ngẫu, đối xứng nhau (ví dụ: “Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”... làm cho lời văn cân xứng, nhịp nhàng.
* Dạy văn bản Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp), tôi hướng dẫn học sinh đọc: Thể hiện giọng mỉa mai, châm biếm, đả kích khi vạch trần thủ đoạn của thực dân; Thể hiện giọng xót xa, thương cảm khi phơi bày nỗi thống khổ của người dân nô lệ.
Khi có học sinh đọc không đúng yêu cầu, tôi cho học sinh nhận xét, sau đó tôi chỉ rõ đúng sai, hướng dẫn để học sinh nắm vững cách đọc để đọc tốt văn bản.
Như vậy, đọc tốt vừa gợi được không khí, vừa tạo được sự truyền cảm, gây hứng thú cho học sinh, xoá đi trong các em cảm tưởng văn cổ khó hiểu, ít hấp dẫn. 
2.3.3. Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận.
	Giảng bình là một phương pháp giảng văn truyền thống lâu đời trong nhà trường Việt Nam. Cái hay của một giờ giảng văn không chỉ phụ thuộc vào bài văn mà còn phụ thuộc vào lời giảng, bài giảng, chất giọng, nghệ thuật giảng, cung bậc trầm bỗng của ngô ngữ. Giảng bình vừa có tác dụng khơi gợi cảm xúc, sự rung động mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của học sinh, vừa có tác dụng khắc sâu ấn tượng, hình ảnh; lắng đọng cảm xúc, khắc sâu kiến thức. Giảng bình hay là làm cho học sinh yêu văn, thích văn, đồng thời là cơ sở cho sự cảm thụ sáng tạo ở học sinh phát triển.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp giảng bình tôi luôn ý thức về mức độ: gợi dẫn, tạo đường viền, định hướng hoặc tổng kết, khắc sâu và mở rộng kiến thức chứ không lạm dụng. Bởi lẽ, lạm dụng phương pháp này sẽ rơi vào dạy học văn truyền thụ – tiếp nhận thụ động. Việc lựa chọn phương pháp bình tôi phải căn cứ vào đặc điểm của từng văn bản. Tùy vào giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản mà sử dụng lời bình cho phù hợp. 
Ví dụ: Dạy văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
Khi kết thúc phần tìm hiểu chung văn bản, để khắc sâu về tác giả Lí Công Uẩn tôi có lời bình như sau: “Hơn một 1.000 năm đã trôi qua, kể từ ngày Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tao_hung_thu_hoc_van_ban_nghi_luan_cho_hoc.doc