SKKN Phương pháp ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí trong kì thi THPT Quốc gia

SKKN Phương pháp ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí trong kì thi THPT Quốc gia

Trong những năm gần đây, kì thi THPT Quốc gia đã tích hợp hai kì thi xét tốt nghiệp và đại học cho học sinh THPT. Chính vì vậy, môn ngữ văn cũng như nhiều môn học khác, vừa phải đảm bảo kiến thức ôn tập cơ bản vừa phải nâng cao kiến thức phù hợp với năng lực tuyển chọn sinh viên của các trường đại học. Giúp học sinh có cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn ngành nghề là một thách thức không nhỏ đối với người học cũng như người dạy. Thầy cô giáo không chỉ hướng dẫn học sinh nắm vững vàng kiến thức mà còn cần phải có kĩ năng làm bài, tức là khả năng xử lí kiến thức đã học cũng như phát huy cá tính sáng tạo của người viết.

 So với các thể loại văn học như truyện ngắn, thơ trữ tình thì các tác phẩm thuộc thể kí là bài toán nan giải, hóc búa nhất với người học. Kí không lôi cuốn người đọc bằng các chi tiết, tình huống độc đáo, nhân vật hấp dẫn như truyện ngắn; kí cũng không dễ chinh phục người đọc bằng những nốt nhạc tâm hồn ngân nga giàu xúc cảm như thơ trữ tình nhưng kí lại mê hoặc người đọc bằng lối văn cầu kì, vừa “sang trọng” vừa khó “gần”. Và vì thế, với các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia, các tác phẩm thuộc thể loại kí vẫn là phần ôn luyện khó khăn nhất.

 Với mục tiêu làm cho người học dễ dàng nắm được kiến thức, vừa có sự hiểu biết vừa yêu thích các tác phẩm thuộc thể loại kí, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Phương pháp ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí trong kì thi THPT Quốc gia. Đây là đề tài khái quát từ thực tiễn của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và bước đầu đã có hiệu quả nhất định.

 

doc 20 trang thuychi01 7893
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí trong kì thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong những năm gần đây, kì thi THPT Quốc gia đã tích hợp hai kì thi xét tốt nghiệp và đại học cho học sinh THPT. Chính vì vậy, môn ngữ văn cũng như nhiều môn học khác, vừa phải đảm bảo kiến thức ôn tập cơ bản vừa phải nâng cao kiến thức phù hợp với năng lực tuyển chọn sinh viên của các trường đại học. Giúp học sinh có cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn ngành nghề là một thách thức không nhỏ đối với người học cũng như người dạy. Thầy cô giáo không chỉ hướng dẫn học sinh nắm vững vàng kiến thức mà còn cần phải có kĩ năng làm bài, tức là khả năng xử lí kiến thức đã học cũng như phát huy cá tính sáng tạo của người viết. 
	So với các thể loại văn học như truyện ngắn, thơ trữ tình thì các tác phẩm thuộc thể kí là bài toán nan giải, hóc búa nhất với người học. Kí không lôi cuốn người đọc bằng các chi tiết, tình huống độc đáo, nhân vật hấp dẫn như truyện ngắn; kí cũng không dễ chinh phục người đọc bằng những nốt nhạc tâm hồn ngân nga giàu xúc cảm như thơ trữ tình nhưng kí lại mê hoặc người đọc bằng lối văn cầu kì, vừa “sang trọng” vừa khó “gần”. Và vì thế, với các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia, các tác phẩm thuộc thể loại kí vẫn là phần ôn luyện khó khăn nhất.
	Với mục tiêu làm cho người học dễ dàng nắm được kiến thức, vừa có sự hiểu biết vừa yêu thích các tác phẩm thuộc thể loại kí, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Phương pháp ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí trong kì thi THPT Quốc gia. Đây là đề tài khái quát từ thực tiễn của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và bước đầu đã có hiệu quả nhất định.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc hướng dẫn học sinh:
 - Nắm vững đặc trưng thể loại kí.
 	 - Tiếp cận tác phẩm dựa trên đặc trưng thể loại.
 	 - Bồi dưỡng năng lực cảm xúc cho người học các tác phẩm thuộc thể loại kí.
 - Luyện tập vận dụng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hai tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
 	- Phạm vi nghiên cứu là những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp so sánh - liên tưởng; phương pháp vấn đáp - gợi mở; phương pháp diễn giải... và một số phương pháp khác.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
	 Kí là một thể loại tự sự ra đời từ thế kí XVIII đầu XIX, khi xã hội có những những biểu hiện suy thoái. Có thể kể đến Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Các tác phẩm thuộc thể loại kí được xem là một bức tranh chân thực ghi chép những quan sát tinh tường, những điều mà tác giả mắt thấy tai nghe về những căn bệnh trầm kha, những biểu hiện đớn đau trong xã hội.
Đối với dòng văn học hiện đại, cùng với sự ra đời và hoàn thiện của các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ mới, kí cũng là một thể loại văn học phát triển mạnh mẽ. Kí có nhiều loại như phóng sự, kí sự, tùy bút, bút kíĐặc trưng chung của kí là ghi chép, phản ánh đối tượng khách quan trong cuộc sống.
Tùy bút là một dạng của thể kí. Ngoài việc ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, tùy bút thể hiện được ấn tượng chủ quan của người viết với đối tượng phản ánh qua cảm xúc phóng túng với những liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Vì vậy, với tùy bút dấu ấn của cái tôi nhà văn được thể hiện rất đậm nét.
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những bài tùy bút xuất sắc nhất, tác phẩm in dấu ấn của tâm hồn tài hoa, giàu cảm xúc, giàu chất sống. Đến với hai tác phẩm này, người học sẽ thấy được khả năng chuyển hóa chất liệu cuộc sống vào văn chương nghệ thuật đồng thời sẽ thấy được dấu ấn cái tôi của người nghệ sĩ biểu hiện trong từng trang viết.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.
2.2.1 Thực trạng đối trường THPT Hoằng Hóa 2
Trường THPT Hoằng Hóa 2 là một ngôi trường giàu truyền thống lịch sử, tọa lạc ở một vùng đất mà đa số học sinh là con em của các gia đình thuần nông. Đời sống khó khăn, nhưng các em học sinh rất giàu tinh thần vượt khó, tinh thần hiếu học. Ước mơ được thoát nghèo, được đổi đời của các em học sinh được bắt rễ rất sâu từ việc chăm chỉ học tập, dùi mài kinh sử. Đã có rất nhiều học sinh đỗ đạt từ mái trường này. Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn tồn tại tư duy một chiều, các gia đình phụ huynh và học sinh nhất nhất đều muốn con em mình học theo ban tự nhiên. Vì thế ở ngôi trường này việc học sinh học ban xã hội để phù hợp với năng lực người học đã chưa được đầu tư đúng đắn.
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh 
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của một môi trường mà xu thế nghiêng hẳn về ban tự nhiên, học sinh hầu như không có tâm thế học văn. Vì vậy các giờ học văn với học sinh chỉ mang tính chất đối phó, qua loa. Nhất là với học sinh khối 12, khi mà cánh cửa tương lai đã cận kề, các em chỉ ưu tiên thời gian cho việc học các môn để thi đại học. Trong khi đó, tiếp cận một tác phẩm giàu công phu sáng tạo của người nghệ sĩ như tùy bút đòi hỏi người học phải chuẩn bị một tâm thế nghiêm túc và hào hứng. 
Một thực trạng nữa nữa có thể nhìn thấy là hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại được đặt ở phần cuối của chương trình học kì 1 trong Ngữ văn 12. Điều này cũng gây bất lợi cho cả người dạy. Thông thường hai tác phẩm này cũng ít nằm trong giới hạn ôn thi học kì vì thế học sinh càng không có tâm thế tiếp cận tác phẩm. Kể cả việc học sinh được giáo viên yêu cầu phải chuẩn bị bài trước nhưng các em thực sự không có tâm lí đến với tác phẩm này. Thậm chí có những em còn bộc lộ sự thờ ơ, vô cảm . Đây chính là khó khăn cho người dạy. Vì vậy có nhiều lớp học, nhiều giờ học hai tác phẩm kí đều chưa thực sự thành công , chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. 
Trong các kì thi THPT Quốc gia hằng năm, việc ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại kí là một vấn đề khá căng thẳng với người học. Có khá nhiều học sinh phát biểu cảm nhận về các tác phẩm thuộc thể loại kí này vừa khó hiểu vừa khó viết. Hầu hết học sinh đều lo ngại nếu trong kì thi đề sẽ ra các vấn đề xoay quanh tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà. Vì vậy, giáo viên phải là người từng bước giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn này. Qua thực tế giảng dạy, ôn tập các năm gần đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau đây.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 
2.3.1. Tiếp cận các thông tin bên lề tác phẩm.
	Cũng như bất kì một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn hoặc thơ trữ tình, bước đầu của việc tìm hiểu tác phẩm kí là cần nắm được thông tin cơ bản về tác giả tác phẩm. Đây được gọi là bước khai mở, vừa quan trọng vừa hữu ích. Nắm được những vấn đề cơ bản bên lề tác phẩm như vị trí nhà văn trong dòng văn học, phong cách nghệ thuật nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác, thể loại tác phẩm là đã đi đúng con đường để đánh giá về giá trị tư tưởng cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
Với hai tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, giao viên cần giúp học sinh ôn lại, nắm vững các thông tin sau.
2.3.1.1 Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Về tác giả nguyễn Tuân:
+ Vị trí: là nhà văn có vị trí quan trọng nền văn học Việt Nam hiện đại .
+ Phong cách nghệ thuật: tài hoa, uyên bác. Biểu hiện của sự tài hoa uyên bác:
++ Khám phá và phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ; nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
++ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để phản ánh đối tượng.
++ Tô đậm những nét phi thường, tuyệt mĩ của cảnh vật, con người.
++Lối văn cầu kì, câu văn có cấu trúc phức hợp, ngôn ngữ ấn tượng, giàu hình ảnh, tạo dư ba.
Từ những đặc điểm trên, học sinh cần chốt lại ý: Nguyễn Tuân là một định nghĩa đích thực về người nghệ sĩ. Một nhà văn thực sự quí trọng nghề nghiệp và coi văn chương là một hình thái lao động nghiêm túc, khổ hạnh. Với kết luận này, học sinh sẽ có tinh thần và thái độ vừa nghiêm túc vừa bản lĩnh trong việc khám phá tác phẩm Người lái đò sông Đà – tác phẩm kết tinh tài năng nghệ thuật, tâm huyết cả một đời văn của nguyễn Tuân.
 	- Về tác phẩm: Học sinh cần nắm vững thông tin sau:
+ Hoàn cảnh ra đời: là kết quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng để nhà văn tìm hiểu thiên nhiên và con người Tây Bắc năm 1958.
+ Cảm hứng sáng tác: Vẫn là khát khao “xê dịch” nhưng thay vì tìm về quá khứ của “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin và tình yêu về cuộc sống mới, con người mới.
+ Chủ đề : Tác phẩm phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc của Tổ quốc, đồng thời thể hiện tình yêu, niềm tự hào và sự gắn bó của nhà văn với vẻ đẹp của quê hương xứ sở. 
2.3.1.2 Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Giáo viên giúp học sinh củng cố những nội dung sau về tác giả, tác phẩm.
- Về tác giả :
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường là trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực triết học,văn hóa, lịch sử, địa lí...
+ Là nhà văn chuyên viết về bút kí, được đánh giá là «  một trong những nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay » ( Nguyên Ngọc).
 + Phong cách nghệ thuật : Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm. Chất trí tuệ là ở nghệ thuật lập luận sắc bén kết hợp với suy tư đa chiều, am hiểu vốn kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Chất trữ tình biểu hiện ở tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc say sưa với vẻ đẹp của cảnh và người đất nước ; lối văn uyển chuyển, giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc.
- Về tác phẩm : 
+ Hoàn cảnh sáng tác : là bài kí xuất sắc viết tại Huế năm 1981. Phần văn bản SGK nghiêng về tùy bút.
+ Chủ đề : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước thiết tha, say đắm của tác giả.
 Tiểu kết: Như vậy, việc nắm vững những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ sẽ giúp cho người học hòa mình vào tác phảm dễ dàng dàng hơn. Đây là bước đi đầu tiên trên con đường chinh phục tác phẩm. Nếu không có như những bước đi này, người học dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa trong qua trình khám phá tác phẩm sẽ không tránh khỏi lúng túng. Đồng thời với việc ôn tập, việc đi từ chủ đề tác phẩm theo hình thức tư duy khái quát, tổng hợp đến riêng rẽ, cụ thể nhằm giúp cho việc học được đơn giản hơn, hiệu quả hơn.
2.3.2 Tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Cùng với việc nắm được hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tư tưởng, học sinh cần phải nắm được đặc trưng của thể loại tùy bút. Đây là chìa khóa quan trọng để tiếp cận tác phẩm.
- Thể loại: Tùy bút. Đây là một dạng của thể loại kí. Ngoài việc ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, tùy bút thể hiện được ấn tượng chủ quan của người viết với đối tượng phản ánh qua cảm xúc phóng túng với những liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Vì vậy, với tùy bút dấu ấn của cái tôi nhà văn được thể hiện rất đậm nét.
Từ việc nắm được đặc trưng của thể loại trên, học sinh đã xác định được yêu cầu quan trọng đầu tiên trong việc tiếp cận tác phẩm là : Xác định đối tượng phản ánh . Điều này giúp học sinh hiểu được đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút là phán ánh đối tượng khác quan trong cuộc sống chứ không phải do nhà văn nhào nặn bằng hư cấu, tưởng tượng. Và vài vậy, trong tư duy của người học phải hiện ra các đối tượng phản ánh là :
+ Con sông Đà và người lái đò trên sông Đà ( trong tác phẩm Người lái đò sông Đà) .
+ Con sông Hương ( trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ?)
Yêu cầu quan trọng thứ hai trong việc tiếp cận tác phẩm thuộc thể loại tùy bút là học sinh phải đánh giá được dấu ấn cái tôi người nghệ sĩ trong tác phẩm. Bởi lẽ trong tùy bút, dấu ấn cái tôi người nghệ sĩ thể hiện rất đậm nét. Có thể cùng một đối tượng khách quan trong phản ánh, nhưng mỗi người nghệ sĩ sẽ để lại dấu ấn riêng, tài năng riêng.
Trong quá trình ôn tập, giáo viên cũng sẽ lưu ý cho học sinh tìm hiểu về xuất xứ tác phẩm. Đây chỉ là phần kiến thức thông hiểu nhưng cũng sẽ giúp cho học sinh thấy được vị thế tác phẩm trong sự nghiệp của tác giả hoặc trong dòng văn học. Điều này cũng giúp cho tâm thế tiếp cận và ôn luyện tác phẩm tốt hơn.
- Xuất xứ tác phẩm : Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc in trong tập tùy bút Sông Đà năm 1960 . Ai đã đặt tên cho dòng sông ?  là bài bút kí, và phần văn bản SGK nghiêng về tùy bút. 
Như vậy, mặc dù khác nhau ở hoàn cảnh sáng tác nhưng Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều gặp nhau ở tâm hồn nhạy cảm, tư tưởng say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và sử dụng thể loại tùy bút, một lối văn phóng túng tài hoa. 
2.3.3 Phân tích các đối tượng phản ánh theo đặc trưng thể loại .
2.3.3.1 Tác phẩm Người lái đò sông Đà . 
a. Hình tượng con sông Đà
 Con sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược: hùng vĩ, hung bạo và trữ tình, thơ mộng.
 - Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo:
Giáo viên hướng dẫn học sinh hình dung nét tính cách này của sông Đà được Nguyễn Tuân quan sát ở vùng thượng nguồn. Dòng sông Đà ở quãng này có những đặc điểm: 
+ Lòng sông hẹp, đá hai bên bờ dựng vách thành ( lưu ý cách miêu tả và ngôn từ biểu đạt như “đá bờ sông dựng vách thành”, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc “đúng ngọ” (lúc giữa trưa) mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng sông “như một cái yết hầu”, có quãng con nai, con hổ có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Vì lòng sông hẹp, bờ sông là vách đá cao, nên ngồi trong khoang đò ở quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh.”
 + Cảnh hùng vĩ của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng với hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đây là nơi nguy hiểm, người lái đò nào đi qua khúc sông này mà không thận trọng tay lái thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
 + Sông Đà hùng vĩ còn ở những cái “hút nước” trên sông ở quãng Tà Mường Vát. Đó là những xoáy nước khổng lồ, được tác giả so sánh “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như của cống cái bị sặc”. Đây là nơi rất nguy hiểm, không có thuyền nào dám men gần những cái “hút nước” ấy. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay “cây chuối ngược” rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy “tan xác” ở khuỷnh sông dưới. Tác giả đã tưởng tượng: có người quay phim táo tợn, ngồi trên chiếc thuyền thúng, rồi xuống đáy “cái hút” Sông Đà mà thu hình thì sẽ có những thước phim ấn tượng, gây cảm giác sợ hãi cho người xem.
 + Nhưng hùng vĩ nhất, hung bạo nhất là thác Sông Đà. Thác Sông Đà có âm thanh dữ dội, nhiều vẻ, được tác giả miêu tả: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới mà đã nghe thấy tiếng nước “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, so sánh độc đáo: tiếng nước thác nghe như là “oán trách”, như là “van xin”, như là “khiêu khích”, rồi rống lên “như tiếng một ngàn con trâu mộng” gầm thét khi bị cháy rừng.
 + Hình ảnh thác Sông Đà là cả một “chân trời đá”. Mỗi hòn đá mang một dáng vẻ, nhưng mặt hòn đá nào trong cũng “ngỗ ngược nhăn nhúm, méo mó”. Sông Đà hình như đã giao nhiệm vụ cho mỗi hòn đá và bày ra “thạch trận” để gây khó khăn, nguy hiểm cho những con thuyền. “Thạch trận” Sông Đà có ba vòng vây. Vòng thứ nhất, thác Sông Đà mở ra “năm cửa trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh” nằm lập lờ ở phía tả ngạn. Vòng thứ hai, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền”, cũng chỉ có một “cửa sinh” nhưng lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là “luồng chết” cả, cái “luồng sống” ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
 + Thác Sông Đà quả thực đã trở thành một loài thủy quái khổng lồ với tâm địa độc ác. Với đặc điểm này, trong cái nhìn của tác giả, Sông Đà có nhiều lúc đã trở thành “kẻ thù số một” của con người. 
 - Con sông Đà trữ tình, thơ mộng. 
 + Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sông Đà được tác giả quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ, điểm nhìn, không gian và thời gian khác nhau. Quan sát từ trên cao, Sông Đà như sợi dây thừng ngoằn ngoèo, con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm. Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Những chi tiết miêu tả của tác giả gợi lên một liên tưởng thú vị: giữa khung cảnh ngày xuân thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, Sông Đà hiện lên như một mĩ nhân tràn đầy xuân sắc, một thiếu nữ đương độ xuân thì.
 + Từ trong rừng nhìn ra, tác giả đã thấy Sông Đà thật gợi cảm “như một cố nhân”. Nhìn mặt nước Sông Đà thấy “loang loáng như như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Đó là “màu nắng tháng ba Đường thi”, cùng với hình ảnh bờ Sông Đà, bãi Sông Đà đầy những “chuồn chuồn bươm bướm” tạo nên một cảnh sắc hấp dẫn. Nhà văn đã bộc lộ cảm xúc khi nhìn con sông bằng những so sánh tài hoa: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
 + Khi đi trên thuyền, tác giả thấy cảnh vật hai bên bờ Sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống. Ven sông có những nương ngô “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, có cỏ gianh đồi núi “đang ra những nõn búp”, có “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Nhà văn đã có một liên tưởng độc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Dòng sông quãng này “lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.
 - Nghệ thuật xây dựng hình tượng:
 + Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
 + Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.
b. Hình tượng người lái đò
 - Tác giả giới thiệu chung về người lái đò:
 Cuộc sống của người lái đò là “cuộc chiến đấu” hằng ngày với thiên nhiên Tây Bắc, có nhiều lúc trông nó ra thành diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một của con người. Trong cuộc mưa sinh đày gian khổ ấy, phẩm chất của người lái đò được bộc lộ một cách rõ nét, thể hiện qua “cuộc chiến đấu gian lao” trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận Sông Đà.
 - Người lái đò trí dũng, tài ba, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm:
 + Ở vòng vây thứ nhất: Thác Sông Đà mở ra “năm của trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh”, ông lái đò mong manh đơn độc vẫn bình tĩnh phóng thẳng vào thạch trận, ghì sát mái chèo. Nước thì hò la vang dậy mà lao vào bẻ gãy cán chèo, đá trái, thúc gối, bám lấy ông lái đò... Tuy nhiên ông lái đò cố nén vết thương, mặt méo bệch nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy ngắn gọn và vượt qua thạch trận thứ nhất .
 + Không một chút nghỉ tay, ông lái đò tiếp tục phá luôn vòng vây thứ hai của thác Sông Đà. Ở vòng thứ hai này, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử” để đánh lừa con thuyền. Vẫn chỉ có một cửa sinh. Nhưng ông lái đò đã “thuộc qui luật phục kích” của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Ông hiểu rằng cưỡi lên thác Sông Đà phải “cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Cuộc chiến của ông lái đò ở vòng thứ hai đã bắt đầu. Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh” rồi “lái miết một đường chéo” về phía cửa đá ấy. Thấy con thuyền tiến vào, bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái liền “xô ra” định níu con thuyền “lôi vào tập đoàn cửa tử” mà tiêu diệt. Nhưng ông lái đò vẫn “nhớ mặt” bọn này, đứa thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_on_tap_cac_tac_pham_thuoc_the_loai_ki_trong.doc