SKKN Phương pháp khai thác tư liệu Văn học - Thơ ca trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở một số bài lớp 10 THPT

SKKN Phương pháp khai thác tư liệu Văn học - Thơ ca trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở một số bài lớp 10 THPT

Nếu chúng ta nói rằng lịch sử là hiện thực xã hội thì văn học chính là tài năng của nghệ sĩ và xúc cảm thăng hoa bắt nguồn từ chính hiện thực ấy. Nếu như tác phẩm lịch sử là bức tranh xã hội chân thực, khách quan thì tác phẩm văn học là cái vỏ bí ẩn lí tưởng cho cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ mà phải cần đến đầu óc tư duy, sự nhạy cảm nghệ thuật thì người đọc mới phát hiện ra bản chất thực sự của nó. Với một tác phẩm lịch sử, chúng ta nhận thấy hình ảnh của chính mình trong quá khứ. Nhưng với một tác phẩm văn học thì lại cuốn hút ta bằng tác phẩm văn chương, bằng giá trị nghệ thuật của chính tác phẩm ấy để rồi sau đó chúng ta mới nhận ra được bản thân mình như là hoá thân của nhân vật. Cho nên rất chính xác khi nói rằng “văn sử bất phân”.

 Hiểu sâu sắc về mối quan hệ trên, các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử đã rất chú trọng nói tới việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Ngày nay với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của học sinh hết sức được chú trọng thì việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử càng cần được quan tâm đúng mức, xứng tầm với vai trò của nó.

 Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay lại đặt ra những vấn đề cần giải quyết vì nó chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Qua điều tra thực tế, chúng ta thấy rằng hầu hết các giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông đều thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nhưng trong bài giảng lại sử dụng rất ít hoặc không sử dụng loại tài liệu tham khảo này. Đó cúng là một hạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn, cuốn hút học sinh, sửa chữa dược quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh không yêu thích lịch sử như hiện nay.

 

docx 19 trang thuychi01 12624
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp khai thác tư liệu Văn học - Thơ ca trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở một số bài lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	Nếu chúng ta nói rằng lịch sử là hiện thực xã hội thì văn học chính là tài năng của nghệ sĩ và xúc cảm thăng hoa bắt nguồn từ chính hiện thực ấy. Nếu như tác phẩm lịch sử là bức tranh xã hội chân thực, khách quan thì tác phẩm văn học là cái vỏ bí ẩn lí tưởng cho cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ mà phải cần đến đầu óc tư duy, sự nhạy cảm nghệ thuật thì người đọc mới phát hiện ra bản chất thực sự của nó. Với một tác phẩm lịch sử, chúng ta nhận thấy hình ảnh của chính mình trong quá khứ. Nhưng với một tác phẩm văn học thì lại cuốn hút ta bằng tác phẩm văn chương, bằng giá trị nghệ thuật của chính tác phẩm ấy để rồi sau đó chúng ta mới nhận ra được bản thân mình như là hoá thân của nhân vật. Cho nên rất chính xác khi nói rằng “văn sử bất phân”.
	Hiểu sâu sắc về mối quan hệ trên, các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử đã rất chú trọng nói tới việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Ngày nay với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của học sinh hết sức được chú trọng thì việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử càng cần được quan tâm đúng mức, xứng tầm với vai trò của nó.
	Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay lại đặt ra những vấn đề cần giải quyết vì nó chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Qua điều tra thực tế, chúng ta thấy rằng hầu hết các giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông đều thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nhưng trong bài giảng lại sử dụng rất ít hoặc không sử dụng loại tài liệu tham khảo này. Đó cúng là một hạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn, cuốn hút học sinh, sửa chữa dược quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh không yêu thích lịch sử như hiện nay.
	Rõ ràng tài lệu văn học rất cần thiết cho việc học tập lịch sử ở trường phổ thông nhưng thực tiễn sử dụng tà liệu văn học lại gặp không ít khó khăn lúng túng. Nhiều vấn đề được đặt ra là cần được giải quyết là: “ Những tài liệu văn học nào cần được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc học tập lịch sử?”; “ Phương pháp sử dụng các tài liệu văn học đó như thế nào để năng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, lịch sử dân tộc giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nói riêng?”
Tài liệu văn học rất cần thiết cho việc học tập và giảng dạy lịch sử nên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử trong nước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Mặc dù trình bày với mức độ và cách thức khác nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, đặc biệt có nhiều tác giả đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
	Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đầu tiên phải kể đến cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G.Đai-ri. Tác giả đã phân tích một cách thuyết phục vai trò, cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập ( bao gồm cả tài liệu văn học) trong dạy học lịch sử.
	Quyển “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P.Kôrôpkin chủ biên đã giành một phần nội dung để trình bày việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Từ việc coi các loại tài liệu trên là một trong những ngồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trọng và góp phần to lớn vào việc gây hứng thú học tập cho học sinh, tác giả đã hướng dẫn cách lựa chọn và sử dụng lại tài liệu này trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
	Quyển “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của nhóm tác giả: C.A Êdốpva, I.M.Lêbedepva, A.B Đơrukova...cũng khẳng định tầm quan trọng và nêu ra các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy để kích thích hứng thú học tập lịch sử, đồng thời giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
	Ở trong nước, quyển “Phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên đã nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử. Đó là một trong những con đường, biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
	Trong quyển “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”, các nhà nghiên cứu giáo dục do GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi, TS Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên), có phần “ Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông.
	GS.TS Nguyễn Thị Côi trong bài viết: “Một vài suy nghĩ về những yêu cầu đối với giáo viên lịch sử ở trường phổ thông khi sử dụng các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh” và luận án PTS của nghiên cứu sinh Hoàng Đình Chiến “Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12-THPT” cũng đề cập đến nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh có thể sử dụng khi dạy học lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT.
	Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập sâu rộng trong rất nhiều loại tài liệu trong nước và ngoài nước. Dựa vào nguồn tài liệu tham khảo trên, em tiến hành đề tài nghiên cứu việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình làm phong phú thêm bức tranh nghiên cứu loại tài liệu tham khảo này trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
	Mặc dù mấy năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều cố gắng, song hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đặt ra. Đảng ta chỉ rõ tính trạng yếu kém đó là: “Chậm đổi mới về cơ cấu, hệ thống, mục têu, nội dung và phương pháp, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm của quản lý nhà nước”. Mà “yếu kém chủ yếu nhất của giáo dục hiện nay là chậm chuyển biến để thích ứng với nền kinh tế dang đổi mới. Tình trạng lạc hậu của giáo dục thể hiện từ cơ cấu, hệ thống đến mục tiêu, chương trình và nội dung, phương pháp”. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới.
	Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phương pháp khai thác tư liệu Văn học - thơ ca trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở một số bài lớp 10 THPT” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, tạo ra hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học lịch sử theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 
	Tìm ra phương pháp thích hợp cho mỗi bài học để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT 
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với mục đích như trên, đề tài tập trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Lịch sử 10; Chuẩn kiến thức, kỹ năng Môn LỊch sử lớp 10 THPT;
- Sách tham khảo văn học phục vụ cho đề tài.
- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập của học sinh lớp 10 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
	Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp sử dụng văn học Việt Nam trong dạy học lịch sử lớp 10
4. Phương pháp nghiên cứu.
1, Phương pháp thực nghiệm khoa học: Là phương pháp các nhà nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
2 . Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
3. Phương pháp lịch sử
 Phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
	Mục tiêu chung của môn Lịch sử trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân vãn 
	Mục tiêu cụ thể của chương trình lịch sử lớp 10 THPT là nhằm giúp cho học sinh tiếp thu bài và những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong quá trình học tập để nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử ở trường THPT Cẩm Thuỷ 1
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
	Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học lich sử người giáo viên ngoài việc phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh hoạt các phương pháp đó còn phải lựa chọn được những phương tiện cần thiết, phù hợp với nội dung của từng bài học. 
	Trong chương trình Lịch sử lớp 10 ở bậc THPT. Trong năm học 2015 - 2016 vừa qua, tôi đã áp dụng Phương pháp khai thác tư liệu Văn học - thơ ca trong dạy học lịch sử Việt Nam cấp THPT nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong nội dung chương trình được tập trung vào những phương pháp sau:
	- Phương pháp khai thác các nguồn tư liệu văn học là văn xuôi liên quan đến các câu truyện kể, các nguồn tư liệu gốc (như chiếu chỉ, lời góp ý của các bậc đại thần hay những người có tài, có tâm với đất nước đến nhà)
	- Phương pháp khai thác các nguồn tư liệu văn học là thơ ca trong môn Ngữ Văn phổ thông, trích đoạn các bài thơ trong môn Lịch sử hoặc các bài thơ mà giáo viên sưu tầm thêm để HS được mở rộng kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về thời kì lịch sử dân tộc mà các em đang được học.
 Trong cấu tạo chương trình SGK lịch sử lớp 10, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX được chia làm 4 chương, tương ứng các giai đoạn của lịch sử dân tộc: 
- Chương II: Việt Nam từ th ế kỷ nguyên thuỷ đến thế kỷ X
- Chương II: Việt Nam từ th ế kỷ X-XV
- Chương III: Việt Nam từ th ế kỷ XVI –XIII
- Chương III: Việt Nam ở nửa đàu thế kỷ XIX
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Bộ môn Lịch Sử luôn giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo học sinh PTTH vì bộ môn Lịch Sử rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do nhận thức chưa đầy đủ hoặc phiến diện về vai trò, ý nghĩa, chức năng của bộ môn lịch sử, nhiều người thậm chí cả những nhà quản lí giáo dục giáo dục đã tỏ thái độ coi thường, không đối xử với bộ môn này như những môn khác. Nhiều nhà quản lí cho rằng, trong thời kì khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, sử học cũng như các khoa học xã hội nhân văn khác không thể có vị trí ngang hàng với khoa học tự nhiên- kĩ thuật. Ở phương Tây đã có ý kiến về việc “khai tử khoa học lịch sử” và biến môn học này trong nhà trường thành việc kể chuyện lịch sử”
	Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng môn Sử như hiện nay có một nguyên nhân bắt nguồn từ lối dạy đọc- chép, không đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Tuy nhiên tôi thấy nhiều tiết học diễn ra rất sôi nổi nhưng khi hỏi lại kiến thức cũ nhiều em không nhớ hoặc chỉ nhớ loáng thoáng, mà một trong những nguyên nhân là do học sinh không ôn lại bài cũ, không hệ thống kiến thức, không đặt các sự kiện vào cùng một tọa độ để so sánh, đối chiếu để nhận thức rõ hơn về vấn đề. Vì vậy một trong những nguyên nhân của thực trạng môn Lịch Sử hiện nay là ý thức học tập cũng như phương pháp học môn Lịch Sử có tầm quan trọng của dạy học liên môn trong dạy học Lịch Sử
3. Biện pháp tiến hành và hiệu quả
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
	Đối tượng nghiên cứu gồm: các nội dung liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng lịch sử ở các bài trong sách giáo khoa (SGK) Lịch sử 10 (cơ bản); tình hình học sinh các lớp 10 được trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học tập
	Phạm vi thực hiện: Hiểu sâu sắc nội dung cơ bản của các bài học trong chương trình Lịch Sử lớp 10 cấp THPT
	Mục tiêu chính là tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo được hứng thú học tập cho các em nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
3.2. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản. 
	Lựa chọn kiến thức cơ bản là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện. Trong đề tài này, tôi xác định kiến thức cơ bản là lịch sử 10 THPT.
	Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Để thực hiện bài giảng theo phương pháp đã chọn, tôi chọn và sử dụng hai loại phương tiện, đó là Máy vi tính, máy chiếu và một số tác phẩm Văn thơ Việt Nam.
	Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ môn, dựa vào điều kiện và phương tiện dạy học hiện có của Nhà trường, dựa vào đặc điểm đối tượng dạy học cụ thể (học sinh các lớp 10 cơ bản) tôi lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt động chủ yếu là: dạy học trên lớp, hoạt động cá nhân. 
	Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy là: Đàm thoại, trực quan
3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện
	- Giới thiệu những bài học có thể khai thác tư liệu văn học để nâng cao chất lượng giảng dạy trong chương trình lớp 10.
	Ví dụ khi dạy BÀI 23: NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC . 
ở tất cả các phần đều có thể sử dụng nội dung kiến thức văn học dân gian 
	Phần 1.Những chuyển biến trong đời sống kinh tế. 
	Có nhiều tác phẩm dân gian như: 
Trăm trứng nở trăm con;
 Bánh chưng, Bánh giày; 
Sơn Tinh - Thủy Tinh; 
Mị Châu- Trọng Thủy; 
Trầu cau; Sự tích Dưa Hấu
chứa đựng nhiều tư liệu về thời đại này. 
Câu truyện Thánh Gióng
Phần 2. Những chuyển biến xã hội 
	Câu truyện Chử Đồng Tử phải vùi trong cát che thân trong truyện Chử Đồng Tử đã phản ánh sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam 
Câu truyện Chử Đồng Tử
3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
 * Tích hợp với kiến thức văn học dân gian:
 - Các vị Vua Hùng được phản ánh trong những tác phẩm văn học dân gian nào? 
 - Hs nêu các câu chuyện: Vua Hùng Vương thứ nhất trong truyện Trăm trứng nở trăm con, Vua Hùng Vương thứ 6 trong Sự tích Bánh Chưng- Bánh Giày , vua Hùng Vương thứ 18 trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vua Thục Phán- An Dương Vương trong Mị Châu- Trọng Thủy
"Các vua Hùng đã có công dựng nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."
 (Hồ Chí minh)
Bài 17 : Qúa trình hình thành nhà nước phong kiến ( từ thế kỷ x-xv) . Phần I: Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thống nhất ở thế kỷ X sau khi dạy xong bài, giáo viên có thể trích đọc cho HS một đoạn trong bài thơ sau để tổng kết một cách khai quát, sinh động nội dung bài học.
Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Bộ Lĩnh vốn là bộ tướng 
Của sứ quân Trần Lãm Minh Công 
Châu Hoan thứ sử: cha ông 
Quê người ở đất Đại Hoàn Hoa Lư 
Mồ côi cha kể từ thuở bé 
Mẹ họ Đàm quạnh quẽ nuôi con 
Ngày thường với trẻ cùng thôn 
Tréo tay làm kiệu suy tôn mà đùa 
Cầm cờ lau, tay khua nghi trượng 
Chơi như là điều tướng, khiển binh 
.
Quần thần đưa trẻ cầm quyền 
Vừa tròn sáu tuổi đã lên ngai vàng
Đinh bộ lĩnh (hình ảnh lấy từ truyện kể lịch sử bằng tranh-NXB Giáo Dục)
Phần II: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI-XV. Giáo viên nên sử dụng bản gốc Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, trích đọc cho HS tham khảo.
Chiếu dời đô:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
Tượng vua Lý Công Uẩn (tại Hà Nội) trong tư thế tay phải cầm “Chiếu dời đô”, tay trái chỉ về đất Thăng Long
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
Phần I. Cuộc kháng chiến chóng quân xâm lược Tống, mục 2: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Lý Thường Kiệt trước khi xuất quân sang nước Tống để đánh vào Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, ông đã viết bản bố cáo cho dân chúng nước Tống để khỏi sợ hãi và ủng hộ quân ta, phản đối lại chính sách bạo ngược của nhà Tống.
“Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập. 
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì! 
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình! 
Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!”
Khi giảng đến cuộc chiến giữa ta và địch, để khích lệ tinh thần quân sĩ, giáo viên cho học sinh đọc bài thơ thần (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Tạm dịch thơ là:
“ Sông núi nước Nam,vua nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Lý Thường Kiệt – một vị tướng tài ba, anh hùng dân tộc
Phần II: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên(Thế kỉ XIII). Khi nó về tội ác của quân Mông Cổ ở thế kỉ XIII, biên niên sử của tu viện thành Pan-ta-lê-on ở Cô lôn viết: “ Nỗi sợ hãi ghê gớm trước quân dã man (Mông cổ) lan tận các nước xa xôi, không những ở Pháp mà ở Buốc- gông và Tây Ban Nha, là những nơi từ trước tới nay chưa hề biết đến cái tên tác-ta.”
Câu thơ của Ác-mê-li (1210-1290):
 ..... Không còn một dòng suối,một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta.
 ..... Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta giày xéo..
Tranh vẽ sức mạnh của quân Mông Cổ, sự thiện chiến, khả năng cưỡi ngựa, bắn cung chính xác.
Tượng đài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại quảng trường 3-2 TP.Nam Định
Để nói về chiến thắng của ta, giáo viên cho HS dọc bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư- Trần Quang Khải (Phò giá về kinh bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)	“Chương Dươn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_khai_thac_tu_lieu_van_hoc_tho_ca_trong_day.docx