SKKN Những nội dung cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua phần lịch sử Việt Nam lớp 10

SKKN Những nội dung cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua phần lịch sử Việt Nam lớp 10

Theo quyết định của Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, việc tổ chức thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hoá từ năm học 2018 – 2019 với nội dung chủ yếu là phần kiến thức của chương trình lớp 10 và 11 hiện hành. Vì vậy, trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hoá nói chung và môn Lịch sử nói riêng thì việc xác định dạy kiến thức cơ bản và trọng tâm theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi được xem là quyết định nhất.

Trong cơ cấu đề thi học sinh giỏi, phần lịch sử lớp 10 gồm có hai phần: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Trong đó, phần lịch sử Việt Nam có thể chiếm 30% cơ cấu điểm: 6/20 điểm. Đây là phần bắt buộc, chắc chắn có trong cơ cấu đề thi và thang điểm, thực tế những đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh qua năm học 2018 - 2019, phần câu hỏi này thường dễ, không quá phức tạp hay mang tính suy luận cao nên học sinh cũng dễ chiếm được điểm.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khách quan hoặc chủ quan): vị trí bộ môn, áp lực chương trình học, năng lực học sinh, quỹ thời gian mà nhiều giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi thường không chú trọng phần này, học sinh khi học phần này thường nảy sinh tâm lý chán nản, những kiến thức nhỏ lẻ, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nên bỏ qua nhiều cơ hội ghi điểm.

 

doc 24 trang thuychi01 5602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những nội dung cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua phần lịch sử Việt Nam lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------eóf-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10.
 Người thực hiện: Lê Đăng Lương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực( môn): Lịch sử.
THANH HÓA NĂM 2019
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Theo quyết định của Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, việc tổ chức thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hoá từ năm học 2018 – 2019 với nội dung chủ yếu là phần kiến thức của chương trình lớp 10 và 11 hiện hành. Vì vậy, trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hoá nói chung và môn Lịch sử nói riêng thì việc xác định dạy kiến thức cơ bản và trọng tâm theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi được xem là quyết định nhất.
Trong cơ cấu đề thi học sinh giỏi, phần lịch sử lớp 10 gồm có hai phần: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Trong đó, phần lịch sử Việt Nam có thể chiếm 30% cơ cấu điểm: 6/20 điểm. Đây là phần bắt buộc, chắc chắn có trong cơ cấu đề thi và thang điểm, thực tế những đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh qua năm học 2018 - 2019, phần câu hỏi này thường dễ, không quá phức tạp hay mang tính suy luận cao nên học sinh cũng dễ chiếm được điểm. 
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khách quan hoặc chủ quan): vị trí bộ môn, áp lực chương trình học, năng lực học sinh, quỹ thời gian mà nhiều giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi thường không chú trọng phần này, học sinh khi học phần này thường nảy sinh tâm lý chán nản, những kiến thức nhỏ lẻ, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nên bỏ qua nhiều cơ hội ghi điểm. 
Một thực tế mà giáo viên dạy học sinh giỏi nào cũng phải đối đầu là mâu thuẫn giữa lượng kiến thức khổng lồ và quỹ thời gian có hạn. Nếu giáo viên không biết lựa chọn kiến thức để dạy cho học sinh sẽ khó giúp các em đối phó với đề thi. 
Nhằm giúp giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có những định hướng đúng, bồi dưỡng học sinh đạt hiệu quả cao, với kinh nghiệm bản thân mình qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi, Tôi mạnh dạn chọn: “ Những nội dung cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh phần Lịch sử Việt Nam lớp 10” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nắm vững lí thuyết cơ bản phần lịch sử Việt Nam có trong cấu trúc thi học sinh giỏi cấp tỉnh của chương trình lớp 10 thông qua việc xây dựng mẫu một số câu hỏi tự luận về phần lịch sử Việt Nam lớp 10.
- Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi tự luận cho học sinh.
- Giúp đồng nghiệp nâng cao chất lượng đội tuyển thông qua việc xây dựng mẫu một số câu hỏi tự luận bồi dưỡng học sinh giỏi phần lịch sử Việt Nam lớp 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX – sách giáo khoa Lịch sử lớp 10.
- Nghiên cứu: Các tài liệu lí thuyết để xây dựng câu hỏi tự luận bồi dưỡng học sinh giỏi phần lịch sử Việt Nam có trong cấu trúc thi học sinh giỏi cấp tỉnh của chương trình lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết trong các sách tham khảo cũng như các tài liệu trên mạng từ đó phân tích và tổng hợp kiến thức rồi phân loại và hệ thống hoá kiến thức.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát học sinh lớp 10 để nắm được khả năng tư duy và lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng trả lời câu hỏi tự luận phần lịch sử Việt Nam có trong cấu trúc thi học sinh giỏi cấp tỉnh của chương trình lớp 10.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Chủ động tác động học sinh để hướng sự phát triển theo mục tiêu dự kiến của mình.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn .
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Sử dụng xác suất thống kê để xử lí số liệu thu thập được.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài.
2.1.1. Thuận lợi 
 Sở giáo dục và Ban Giám hiệu các trường rất coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi đây là một đòn bẩy quan trọng kích thích chất lượng bộ môn, nhiều trường còn đưa thành tích học sinh giỏi vào tiêu chí thi đua. 
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành nhiều năm có kế hoạch và chương trình cụ thể. 
- Các trường phổ thông thường giành cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi quỹ thời gian phù hợp. 
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thường có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm. 
- Đội tuyển học sinh giỏi là những học sinh có khả năng nhận thức tốt, yêu thích bộ môn. 
- Những năm gần đây tài liệu lịch sử phục vụ cho học sinh giỏi khá đầy đủ, phong phú. 
2.1.2. Khó khăn 
- Nội dung chương trình dài, kiến thức rộng, đào sâu, nếu giáo viên hướng dẫn không biết cách, lựa chọn kiến thức, dạy dàn trải sẽ không đạt hiệu quả. 
- Học sinh ngoài việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử còn phải học các môn khác, nếu giáo viên không có những định hướng đúng sẽ dẫn đến quá tải kiến thức, học sinh dễ chán nản. 
- Tài liệu tham khảo môn lịch sử tuy nhiều, nhưng mang tính bao vây và nhiều tài
liệu không bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng. Vì vậy, giáo viên khi bồi dưỡng cho học sinh phải biết lựa chọn kiến thức, xoáy vào các trọng tâm cần thiết.
2.2. Cơ sở nghiên cứu.
2.2.1. Cơ sở lí luận. 
- Căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ giáo dục ban hành cho việc giảng dạy 
lịch sử phần lịch sử Việt Nam từ Thời nguyên thuỷ đến nữa đầu thế kỷ XIX. 
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng dạy học lịch sử. 
- Căn cứ vào giới hạn nội dung kiến thức của Sở giáo dục cho kì thi học sinh giỏi lớp 10 hằng năm. 
 Căn cứ vào cấu trúc thi học sinh giỏi trong phạm vi cấp tỉnh nên tôi đi sâu nghiên cứu dạng câu hỏi phân loại theo kiến thức trả lời và mức độ tư duy của học sinh. Cơ sở để phân loại câu hỏi là:
- Kiến thức mà học sinh phải trả lời: Mức độ khó dễ và dung lượng nhiều ít.
- Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của học sinh để trả lời câu hỏi. 
Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi. 
+ Câu hỏi loại “ phát biểu” 
- Kiến thức: Có sẵn, ngắn (một định nghĩa, một khái niệm, một qui luật đã học)
- Mức độ tư duy: Không sáng tạo, chỉ cần tái hiện, lặp lại hoặc bắt chước.
+ Câu hỏi loại “ trình bày” 
- Kiến thức: Đơn giản (trình bày hoặc mô tả một vấn đề, một sự kiện mới được xem, được nghe,) 
- Mức độ tư duy: Phát biểu không theo khuôn mẫu có sẵn, có lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
+ Câu hỏi loại “ giải thích” 
 Kiến thức: Phải trả lời nhiều, phức tạp.
- Mức độ tư duy: Truy xuất các hoạt động tư duy, tự cấu trúc câu trả lời.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi này có ngầm chứa một sự gợi ý. 
+ Câu hỏi loại “ luận chứng”
- Kiến thức: Phải trả lời nhiều, phức tạp.
- Mức độ tư duy: Truy xuất các hoạt động tư duy, tự tìm các phương án trả lời, tự cấu trúc câu trả lời, có sáng tạo. Câu hỏi loại này đòi hỏi học sinh có năng lực tư duy cao. Tính sáng tạo ở đây là: Tự tìm các phương án trả lời, phương án tối ưu, tự biện luận lời giải (nếu cần).
Cách xây dựng ngân hàng với 4 loại câu hỏi này có tính ưu việt là:
- Giáo viên có thể xuất phát từ nội dung cần có (câu trả lời của học sinh) để cấu trúc câu hỏi.
- Tạo điều kiện cho giáo viên khi có ý đồ phát triển tư duy học sinh. 
- Tạo điều kiện cho giáo viên có mẫu câu hỏi cho đối tượng cụ thể nhằm tạo động lực trong học tập của học sinh, nhất là các học sinh yếu kém và học sinh khá giỏi đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức trong dạy học.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn. 
- Xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 11 môn lịch sử để tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt hiệu quả cao. 
- Nhằm tránh việc bồi dưỡng dàn trải, không hiệu quả gây lãng phí thời gian và công sức của giáo viên và học sinh. 
- Nhằm thúc đẩy lòng say mê học sử của học sinh, tâm lý phấn khởi, hết lòng vì bộ môn của giáo viên. 
- Nhằm giúp giáo viên bồi dưỡng định hướng đúng nội dung kiến thức, có kĩ năng đào sâu kiến thức với các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ, vận dụng 
các kiến thức lịch sử thế giới hiện đại. Từ đó, biết cách bồi dưỡng xoáy vào các 
hướng của đề thi học sinh giỏi để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. 
- Nhằm có một định hướng chung cho việc ôn tập, luyện thi học sinh giỏi ở các trường phổ thông trong thời gian tới, chuyên đề đề cập đến 2 phần: 
 + Phần kiến thức cơ bản 
 + Phần nội dung cần khai thác 
2.3. Những nội dung chủ yếu cần khai thác có trong cấu trúc thi học sinh giỏi cấp Tỉnh phần lịch sử Việt Nam có trong chương trình Lịch sử lớp 10.
2.3.1. Phần kiến thức cơ bản.
- Bài 13: Việt Nam thời nguyên thuỷ.
- Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
- Bài 15 - 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến.
- Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV.
- Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X – XV.
2.3.2. Phần nội dung cần khai thác
	Ở đây, tác giả chỉ đề cập đến việc khai thác những nội dung phần lịch sử Việt Nam lớp 10 có trong cấu trúc thi học sinh giỏi của Sở giáo dục và đào tạo ban hành. Cụ thể gồm những bài sau:
- Bài 13: Việt Nam thời nguyên thuỷ.
Câu hỏi 1. Nêu những căn cứ để xác định Việt Nam trải qua thời nguyên thuỷ? Những nền văn hoá sơ khai được phát hiện như thế nào?
+ Gợi ý trả lời: 
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30 - 40 vạn năm, với công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước......
Người Tối cổ sống thành từng bầy, họ săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả để sống. Như vậy, từ lâu trên lãnh thổ nước ta đã có người tối cổ sinh sống.
- Những nền văn hoá sơ khai được phát hiện:
+ VH Phùng Nguyên: Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở VN.....
+ Cư dân văn hóa Sa Huỳnh: Cách ngày nay khoảng 3.000 – 4.000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay.....
+ Văn hóa Đồng Nai: Cư dân Văn hóa sông Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác.....
- Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
Câu hỏi 1. Nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là nền văn minh nào? Nêu những cơ sở hình thành và thành tựu của nền văn minh đó?
Câu hỏi 2. So sánh những điểm khác nhau của Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Cư dân Lâm Ấp – Chăm pa và Cư dân Phù Nam về: Đời sống kinh tế, Văn hoá - tín ngưỡng?
+ Gợi ý trả lời: 
Câu 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hay còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn là nền văn minh bản địa của người Việt tồn tại sớm nhất trên đất nước Việt Nam. 
- Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc được hình thành dựa trên các điều kiện cơ bản sau:
+ Điều kiện địa lí tự nhiên.
Ngay từ thời kì Tiền Đông Sơn đã có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, có các đồng bằng châu thổ phì nhiêu ....
+ Điều kiện kinh tế.
- Công cụ lao động bằng kim khí xuất hiện chuyển từ sơ kì đồng thau sang sơ kì đồ sắt, giúp cho năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa.
Mặt khác, do nhu cầu trị thủy, thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp và yêu cầu chống ngoại xâm  dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.....
+ Điều kiện dân cư xã hội
Cư dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ về mặt nhân chủng học là người Anhdonedieng, có quan hệ gần gũi với nhau, có phong tục, tập quán giống nhau .....
+ Điều kiện văn hóa
Nền văn minh sông Hồng được hình thành lâu dài, phát triển từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế  kỷ I sau CN). ......
- Những thành tựu: 
+ Về chính trị – xã hội: 
Trong khoảng thế kỉ VII – VI TCN, trên đất Bắc Việt Nam với trung tâm là vùng Phú Thọ đã hình thành một tổ chức chính trị – một nhà nước đứng đầu là vua, cha truyền con nối ...... 
Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục  An Dương Vương.....
Giúp việc cho vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.
- Về kinh tế: Cơ sở kinh tế là nông nghiệp trồng lúa nước. Trên cơ sở phát triển nghề luyện kim đồng thau, người Việt cổ sáng tạo ra nghề nấu sắt để phục vụ cho việc làm công cụ. Nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải, chăn nuôi... 
- Đời sống vật chất:
+ Ăn: Thóc gạo là nguồn lương thực chính ....
+ Ở: Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong hình thuyền.....
+ Mặc: Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, cởi trần...
+ Đi lại: đi bộ chân đất, thuyền, ngựa...
- Đời sống văn hóa tinh thần: Người Việt có tục sùng bái thần linh: thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực. Ngoài ra còn thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc. Mặt khác, còn có tục cưới xin, ma chay, nhảy múa. ... 
- Nghệ thuật: Điêu khắc tinh tế và bước đầu được mô típ hóa. Tiêu biểu là trống đồng và thành Cổ Loa.....
Câu 2. So sánh những điểm khác nhau: 
Nội dung so sánh
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc
Cư dân Lâm Ấp – Chăm pa
Cư dân Phù Nam
Đời sống kinh tế
Phát triển nghề dệt, làm gốm
Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển
Buôn bán phát triển
Văn hóa – tín ngưỡng
Thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh
Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo
Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo
- Bài 15 + 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu hỏi 1. Trình bày những chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta? Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không ? Tại sao ?
Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét về các cuộc đấu tranh ban đầu của nhân dân ta trong thời kì bắc thuộc?
+ Gợi ý trả lời: 
Câu hỏi 1. Những chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
Năm 179 TCN, Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm, từ đây nhân dân ta bước vào thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ kéo dài hơn 1.000 năm...
- Về bộ máy cai trị: Sau khi chiếm Âu Lạc, Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
Đến thời Nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc...... Những việc làm đó nhằm mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền. Nắm độc quyền muối và sắt.....
- Chính sách đồng hóa về văn hóa.
	Các triều đại phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam như: Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho. Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt. Cai trị nhân ta theo luật pháp của người Hán...
+ Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không ? Tại sao ?
Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ thiết lập tới quận, huyện. Trong khi đó, nhân dân ta sinh sống chủ yếu trong các làng, xóm do người Việt quản lí, vì vậy chính quyền đô hộ không thể với tay đến đơn vị cơ sở quan trọng nhất của người Việt.
Những chính sách về văn hoá như truyền bá Nho giáo, chữ Hán cũng chủ yếu được phổ biến ở trung tâm cai trị là quận, huyện, do đó chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội, còn đại bộ phận không chịu ảnh hưởng nhiều. Mỗi làng xóm, của người Việt trở thành một ‘pháo đài xanh” để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Câu hỏi 2. Những nhận xét về các cuộc đấu tranh ban đầu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc: 
+ Tính liên tục:
- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.
- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Trưng ( 40), Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687)
+ Tính rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam...
Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
- Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến.
Câu hỏi 1. Nêu quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến? Tại sao nói chế thời Lê sơ là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam?
+ Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đánh dấu thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai.......
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban. Chia cả nước thành 10 đạo, quân đội được tổ chức theo hướng chính quy....
+ Thời Lí – Trần – Hồ chuyển sang thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
	Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ chính quyền trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ.. Cả nước chia thành  nhiều lộ, trấn  do các hoàng tử ( thời Lý ) hay An phủ Sứ ( thời Trần , Hồ ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu đều có quan lại của triều đình trông coi......
+ Thời Lê sơ đánh dấu chế độ phong kiến Đại Việt đạt đến đỉnh cao, hoàn chỉnh. 
* Tại sao nói thời Lê sơ là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam?
+ Điều đó được thể hiện ở: 
- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ
Ở Trung ương: chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
 Bên dưới là Sáu bộ được thành lập (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Các cơ quan như: Ngự sử đài, Hàn lâm viện, được duy trì và có quyền hành cao hơn trước.
Ở địa phương: Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên  do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ) phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo thừa tuyên là các phủ, huyện, châu, xã....
Khi giáo dục phát triển, nhà nước bắt đầu đưa những người đỗ đạt vào làm quan. Thời Lê sơ giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển quan lại chủ yếu. ( quân chủ quan liêu)
Như vậy, đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.
+ Luật pháp và quân đội.
	Về Luật pháp: Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật( luật Hồng Đức ), gồm hơn 700 điều quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội .....
 Quân đội:  sớm được tổ chức quy củ, gồm 2 bộ phận: cấm quân (quân bảo vệ nhà vua và kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước (Ngoại binh hay lộ binh) được tuyển chọn theo chế độ “ ngụ binh ư nông”. 
+ Hoạt động đối nội và đối ngoại.
Vấn đề bảo vệ an ninh đất nước được các triều đại đương thời rất coi trọng. Nhân dân tuy phải làm đầy đủ nghĩa vụ đi lính, lao dịch, nộp thuế, chăm lo bảo vệ đê điều nhưng được nhà nước coi trọng và quan tâm đến đời sống.
Các triều đại phong kiến đều có chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người, nhất là với các tù trưởng ở vùng biên giới. Những lúc có ngoại xâm, nhà nước đều huy động hoặc khuyến khích họ tham gia kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc....
Trong quan hệ đối ngoại, chủ yếu đối với các triều đại phương Bắc, các triều đại phong kiến Đại Việt thực hiện đầy đủ lệ triều cống nhưng luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ ...
Đối với các nước láng giềng ở phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa, Chân Lạp,  nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện....
+ Về kinh tế:
– Kinh tế nông nghiệp được chú trọng.
+ Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng công ở các làng xã, k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_noi_dung_co_ban_boi_duong_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.doc