SKKN Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (Sinh học 10)

SKKN Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (Sinh học 10)

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là một vấn đề nóng của toàn xã hội, điều này không chỉ được quan tâm của từng gia đình đơn lẻ mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Trong cả nước ta hiện nay lực lượng học sinh, sinh viên cùng với các giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy là một lực lượng không nhỏ trong xã hội. Vì thế, việc trang bị các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhóm đối tượng này có tác dụng rất lớn, là cách nhanh nhất để cho 1/3 dân số có những hiểu biết đúng và thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giáo dục là một bộ phận hữu cơ và đặc biệt quan trọng trong công cuộc xã hội hóa công tác tuyên truyền giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là một lực lượng xung kích hùng hậu trong tuyên truyền giáo dục các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình. Trong đó giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh THPT không những có ý nghĩa thực tiễn mà còn là chiến lược lâu dài. Bởi trong tương lai không xa các em sẽ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào dây truyền thực phẩm từ sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm. Vì thế nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và có hành vi an toàn vệ sinh thực phẩm đúng đắn thì tất yếu sẽ đóng góp lớn trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong các môn học ở trường phổ thông hiện nay, Sinh học là môn học có nhiều kiến thức liên quan tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vì thế tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học Sinh học ở trường THPT sẽ có hiệu quả cao. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Nên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông các em đều phải được trang bị các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nên tích hợp kiến thức này trong dạy học môn sinh học đặc biệt sinh học 10 phần vi sinh vật học là việc làm cần thiết để các em hiểu được cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất tạo các sản phẩm sạch nhằm bảo vệ chính mình, gia đình và toàn xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (sinh học 10)”.

 

doc 23 trang thuychi01 9335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (Sinh học 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là một vấn đề nóng của toàn xã hội, điều này không chỉ được quan tâm của từng gia đình đơn lẻ mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Trong cả nước ta hiện nay lực lượng học sinh, sinh viên cùng với các giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy là một lực lượng không nhỏ trong xã hội. Vì thế, việc trang bị các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhóm đối tượng này có tác dụng rất lớn, là cách nhanh nhất để cho 1/3 dân số có những hiểu biết đúng và thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giáo dục là một bộ phận hữu cơ và đặc biệt quan trọng trong công cuộc xã hội hóa công tác tuyên truyền giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là một lực lượng xung kích hùng hậu trong tuyên truyền giáo dục các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình. Trong đó giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh THPT không những có ý nghĩa thực tiễn mà còn là chiến lược lâu dài. Bởi trong tương lai không xa các em sẽ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào dây truyền thực phẩm từ sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm. Vì thế nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và có hành vi an toàn vệ sinh thực phẩm đúng đắn thì tất yếu sẽ đóng góp lớn trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Trong các môn học ở trường phổ thông hiện nay, Sinh học là môn học có nhiều kiến thức liên quan tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vì thế tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học Sinh học ở trường THPT sẽ có hiệu quả cao. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Nên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông các em đều phải được trang bị các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nên tích hợp kiến thức này trong dạy học môn sinh học đặc biệt sinh học 10 phần vi sinh vật học là việc làm cần thiết để các em hiểu được cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất tạo các sản phẩm sạch nhằm bảo vệ chính mình, gia đình và toàn xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (sinh học 10)”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học phần vi sinh vật thuộc sinh học 10 nhằm cung cấp các kiến thức về ATVSTP, giúp học sinh hiểu và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời trở thành một tuyên truyền viên về ATVSTP. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn nội dung để tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học vi sinh vật thuộc sinh học 10 (nhà xuất bản giáo dục, 2006, từ trang 87 – 128).  Cụ thể đi vào nghiên cứu những cách thức tiếp cận, phân tích, tìm hiểu về nội dung kiến thức phần lý thuyết trên cơ sở đó lồng ghép, tích hợp kiên thức ATVSTP vào môn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê – phân loại.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp vấn đáp - gợi mở, nêu ví dụ. phương pháp diễn giải, phương pháp nghiên cứu lý thuyết;.
- Khảo sát, kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu cũng như tâm lý của học sinh.
- Phương pháp liên ngành; 
- Thực nghiệm giảng dạy tại các lớp 10A4, 10A5, 10A6; 10A7 trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên - Quảng Xương - Thanh Hoá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Vấn đề ATVSTP được lồng ghép vào môn sinh học 10 phần vi sinh vật. Trên cơ sở nắm được đặc điểm của vi sinh vật, học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề liên quan đến mất ATVSTP cũng như ứng dụng trong việc sản suất các chế phẩm sinh học, chữa trị và phòng ngừa bệnh tật, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao... Trên cơ sở đó để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm dạy về học tích hợp, vệ sinh an toàn thực phẩm. 
* Dạy học tích hợp là gì?
- Theo hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các  lĩnh vực khoa học khác nhau.[1] 
- Theo quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết [1].
* Vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Thực phẩm: Là những chất mà con người có thể nuốt và tiêu hoá được để cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Thực phẩm bao gồm nhiều loại và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: thịt, cá, trứng, sữa, rau quả Thực phẩm có thể là các vật thể sống hoặc các sản phẩm đã qua chế biến từ các nguyên liệu ban đầu. [3]
- An toàn thực phẩm: Là đảm bảo chất lượng và giữ gìn giá trị dinh dưỡng trên cơ sở vệ sinh thực phẩm, tránh tạp nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và hóa chất độc đối với người tiêu dùng.[3] 
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người[3]
2.1.2. Tại sao phải tích hợp kiến thức ATVSTP vào trong dạy học môn sinh học?
- Thứ nhất, xuất phát từ mối nguy hại về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn thực phẩm không được đảm bảo là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe con người. Vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên khó khăn. 
- Thứ hai, trong trường trung học phổ thông chưa có một giáo trình cụ thể nên cần thiết trong dạy học giáo viên cần phải tích hợp kiến thức ATVSTP vào trong các môn học đặc biệt là môn sinh học để trang bị cho các về mặt nhận thức một cách toàn diện.
2.1.3. Yêu cầu của việc tích hợp kiến thức ATVSTP trong giảng dạy môn sinh học.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Phải có trình độ chuyên môn vững vàng để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học.
- Phải có trình độ hiểu biết về ATVSTP nhất định và phải xác định được nội dung kiến thức nào có liên quan để vận dụng vào bài giảng mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
- Phải linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa ưu điểm của quá trình tích hợp kiến thức trong dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi 
 Công tác bảo đảm ATTP những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lí nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của ủy ban nhân dân các cấp. Công tác quản lý nhà nước về ATVSTP được chú trọng hơn; kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATVSTP đối với sản phẩm làm ra..
Trong hệ thống nhà trường trung học phổ thông vấn đề ATVSTP cũng được nhiều nhà trường quan tâm thể hiện, đã tổ chức các buổi ngoại khóa mang thông điệp tuyên truyền, đã truyền tải và cung cấp cho các em nhiều kiến thức về an toàn thực phẩm, một vài môn học trong nhà trường đã tích hợp nội dung ATVSTP và được các em hưởng ứng nhiệt tình trong việc lĩnh hội tri thức, phần nhiều các em đã được giác ngộ về mặt nhận thức.
2.2.2. Khó khăn
- Xuất phát từ thực tế về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang để lại một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, là căn nguyên của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. 
- Trong phát triển kinh tế, để cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế thì an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố không thể thiếu nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dẫn tới làm mất danh tiếng của thực phẩm an toàn và giảm số lượng nhập khẩu, mất nguồn xuất khẩu.
- Ở nước ta công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm, nội dung chưa phong phú và trách nhiệm trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa có nhiều thay đổi. Đặc biệt công tác tuyên truyền giáo dục đối với học sinh trung học phổ thông còn rất hạn chế, chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chưa được nghiên cứu đầy đủ về nội dung và phương pháp, chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng về tài liệu, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên 
- Tiền chi trả do hậu quả của việc mất ATVSTP đề lại là một con số rất lớn. 
- Qua việc dự giờ và thăm dò ý kiến của 15 đồng nghiệp trong và ngoài trường về việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức ATVSTP vào môn sinh học, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở bảng 1.
Bảng kết quả điều tra thực trạng thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức ATVSTP khi dạy học Sinh học 
Thiết kế thường xuyên
Có nhưng không thường xuyên
Chưa từng thiết kế
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
6,6%
3
20%
11
73,4%
Qua số liệu trên cho thấy trong qua trình dạy học sinh nói chung và phần Vi sinh vật nói riêng thực trạng thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức ATVSTP chưa được các GV thực sự quan tâm vì nhiều lí do, trong đó, có lý do là phần Vi sinh vật là kiến thức rất mới, trừu tượng, khó dạy, mất nhiều thời gian và khó làm.... Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức ATVSTP để tăng khả năng nhận thức cho học sinh trong dạy học phần Vi sinh vật là rất cần thiết.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Sau đây, tôi xin trình bày việc tích hợp kiến thức ATVSTP vào phần sinh học vi sinh vật (sinh học 10) để nâng cao nhận thức về vấn đề này cho học sinh trung học phổ thông.
2.3.1. Xây dựng tiến trình công việc khi tích hợp kiến thức.
- Nghiên cứu sách giáo khoa để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung giáo dục ATVSTP vào bài học.
- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung giáo dục ATVSTP . 
- Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục ATVSTP tương ứng với mức độ tích hợp giá trị giáo dục ATVSTP trong nội dung của bài học. 
- Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học tích hợp giáo dục ATVSTP. 
- Xác định phương pháp dạy - học tích hợp giáo dục ATVSTP cho từng nội dung cụ thể của bài học. 
- Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị giáo dục ATVSTP trong bài học để các tri thức vi sinh vật và tri thức giáo dục ATVSTP trở thành giá trị riêng của mỗi học sinh.
Khi xây dựng được tiến trình công việc như thế này người dạy sẽ chủ động được việc đưa ra những ứng dụng kiến thức thực tiễn của vi sinh vật trên cơ sở đó giáo dục và nâng cao ý thức trong vấn đề ATVSTP cho học sinh trung học phổ thông.
2.3.2. Xác định nội dung kiến thức ATVSTP cần tích hợp ở từng bài cụ thể ở phần vi sinh vật (sinh học 10).
STT
Bài
Tên bài
Nội dung giáo dục ATVSTP
 1
222
Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Nêu vai trò và tác hại của vi sinh vật 
- Giới thiệu các quá trình vi sinh quan trọng liên quan đến chế biến và bảo quản thực phẩm: quá trình lên men, quá trình thối rữa, cơ chế gây viêm nhiễm một số bệnh do nấm gây ra.
 2
223
Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Nên được những ứng dụng tổng hợp và phân giải các chất của của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm: 
+ Ứng dụng khả năng tổng hợp các chất của vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý và các phân tử prôtêin đơn bào. 
+ Ứng dụng khả năng phân giải các chất của vi sinh vật để làm sạch môi trường.
+ Phân giải Prôtêin và ứng dụng trong chế biến và bảo quản các thực phẩm giầu prôtêin: thịt, cá, trứng, sữa, đâu 
+ Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm: vi khuẩn lactic và ứng dụng của quá trình lên men lactic: Sản xuất axit lactic, chế biến các sản phẩm từ sữa, muối chua rau quả, ủ chua thức ăn gia súc nhờ vi sinh vật lên men propionic và ứng dụng của quá trình lên men propionic trong sản xuất vitamin, phomat 
+ Phân giải xenlulôza và ứng dụng trong bảo quản các thực phẩm là thực vật (các loại rau quả) 
+ Phân giải chất béo và sự hư hỏng dầu mỡ thực phẩm.
 3
224
Thực hành: Lên men êtilic và lactic
- Thao tác được các bước của quá trình lên men etilic, lactic (làm sữa chua, muối chua rau quả), từ đó học sinh thực hành để rèn luyện các kỹ năng đó trong thực tế.
- Chỉ ra những vấn đề cần lưu ý về vệ sinh trong các công đoạn của quá trình chế biến, bảo quản (từ chuẩn bị nguyên vật liệu đến các bước tiến hành).
- Cách nhận biết một số sản phẩm muối chua bị hư hỏng, nguyên nhân và tác hại của chúng.
- Giới thiệu một số sản phẩm của quá trình lên men (rau quả muối chua, các chế phẩm từ sữa, các loại rượu) được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
 4
225
Sinh trưởng của vi sinh vật
- Nắm được quy luật sinh trưởng của vi sinh vật sẽ giúp con người có đầy đủ cơ sở khoa học, để điều khiển quá trình sinh trưởng cvaatjvi sinh vật theo hướng có lợi. 
- Sự hư hỏng các sản phẩm, thực phẩm đều có liên quan đến vi sinh vật. Các sản phẩm bị chua, ôxi hóa, mốc, ôi thiu đều do vi sinh vật, mà trước hết là do vi khuẩn sinh trưởng và hoạt động sống mạnh mẽ.
 5
226
Sinh sản của vi sinh vật
- Giới thiệu vai trò và tác hại về sinh sản của vi sinh vật, từ đó biết được những ưu thế của vi sinh vật được ứng dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm, hạn chế sự sinh sản của các vi sinh vật có hại.
 6
227
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong thực phẩm đến sự phát triển của các vi sinh vật. Các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhanh trong thực phẩm là: Các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, nguồn dinh dưỡng càng phong phú thì lượng vi sinh vật phát triển càng dễ dàng. Độ ẩm, pH, nhiệt độ là các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi khuẩn. 
- Giới thiệu một chất hóa học dùng trong bảo quản thực phẩm và những lưu ý khi sử dụng chúng.
 7
228
Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
- Giới thiệu và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản khi tiến hành quan sát các vi sinh vật. 
- Giới thiệu về hệ vi sinh vật thực phẩm, một số vi sinh vật gây bệnh và ngộ độc thực phẩm. 
- Liên hệ giải thích một số hiện tượng hư hỏng thực phẩm liên quan tới hoạt động của vi sinh vật thường gặp trong thực tiễn cuộc sống và biện pháp khắc phục.
 8
229
Cấu trúc các loại vi rút
- Giới thiệu một số dạng virut là tác nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người, động vật và thực vật.
 9
330
Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Giới thiệu các biện pháp ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS
 10
331
Vurut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.
- Giới thiệu một số bệnh do virut truyền qua thực phẩm và tác hại của nó. 
- Các biện pháp chung đề phòng các bệnh do virut truyền qua thực phẩm gây ra.
 11
332
Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Bệnh lây qua thực phẩm là những bệnh có liên quan tới việc sử d ụng thức ăn kém chất lượng, trong đó có thức ăn nhiễm vi sinh vật và mang mầm bệnh. Các bệnh qua đường thức ăn là: lỵ, tả, thương hàn, lao, nhiệt thánTrong đó phổ biến hơn cả là các bệnh về đường tiêu hoá.
- Các bệnh nhiễm khuẩn thực phẩm phát sinh khi vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và tạo thành độc tố trong cơ thể vật chủ. Những bệnh này lây lan chủ yếu qua đường ăn uống. 
- Nhiễm khuẩn thực phẩm khá nguy hiểm vì con người sử dụng thực phẩm hằng ngày, vì vậy có khả năng phát triển thành dịch hay nhiễm trên diện rộng. 
- Bệnh truyền nhiễm do thực phẩm nhiễm vi khuẩn 
a. Bệnh thương hàn d. Bệnh lao 
b. Bệnh lỵ e. Bệnh than 
c. Bệnh Bruxella f. Bệnh tả 
g. Bệnh lợn đóng dấu 
- Bệnh truyền nhiễm do thực phẩm nhiễm vi rút 
Bệnh sốt lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm 
- Các biện pháp ngăn ngừa bệnh qua đường thực phẩm.
- Hậu quả sử dụng thực phẩm không ATVSTP.
Với việc chỉ ra được nội dung cần tích hợp ở từng bài cụ thể như thế này, giáo viên dễ dàng thực hiện được ý tưởng của mình trong việc lồng ghép kiến thức ATVSTP để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức một cách không cứng nhắc trên cơ sở đó nâng cao ý thức bảo vệ thực phẩm đồng thời trở thành một tuyên truyền viên đắc lực góp phần bảo vệ ATVSTP . 
2.3.3. Thiết kế nội dung một bài học minh họa
Ví dụ dạy bài 24 thực hành: LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
Bước 1: Sưu tầm và sử dụng một số mẫu vật thật, một số hình ảnh về những ứng dụng có lợi và tác hại của vi sinh vật đối với thực phẩm. 
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh nghiên cứu và chỉ ra được: 
- Đặc điểm của quá trình lên men lactic và êtilic ở vi sinh vật. 
- Nêu được những ứng dụng có lợi của quá trình lên men lactic và êtilic nhờ vi sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống. 
- Thấy được tác hại của các vi sinh vật, nhất là khi chúng xâm nhập và sinh trưởng tự do trên thực phẩm. Những tác hại đối với sức khỏe con người khi sử dụng những thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật. 
- Các biện pháp chế biến và bảo quản thực phẩm để hạn chế sự tổn hao các chất dinh dưỡng và ATVSTP. 
Bước 3: Ngoài việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về quy trình và các thao tác của quá trình lên men êtilic và lactic ở vi sinh vật trong sách giáo khoa, giáo viên cần bổ sung thêm cho học sinh một số kiến thức có liên quan để thể hiện nội dung tích hợp. 
I. Lên men êtilic, ngoài việc cung cấp cho học sinh các kiến thức trong sách giáo khoa: dụng cụ, nguyên liệu, quy trình và các thao tác của học sinh khi thực hiện các khâu của quy trình thực hành, giáo viên cung cấp thêm cho học sinh các kiến thức ứng dụng của quá trình lên men êtilic để làm nổi bật việc tích hợp kiến thức ATVSTP vào nội dung bài học.
Sau khi tiến hành thí nghiệm lên men eetilic xong giáo viên lồng ghép kiến thức ATVSTP bằng cách
Hỏi: trong thực tế người ta ứng dụng quá trình lên men này vào những lĩnh vực nào?
Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời: Rượu êtilic là loại sản phẩm lên men khá phổ biến của nhiều nhóm vi sinh vật. Tác nhân lên men rượu chủ yếu là các nấm men cơ sở của việc tạo ra rượu, bia, cồn và glixêrin. Quá trình này còn được ứng dụng trong việc làm nở bột mì và chế tạo một số loại nước giải khát.[4]
Hỏi: Tình trạng của việc ứng dụng sản xuất và sử dụng rượu của người dân? 	
Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời: Ngày nay vì chạy theo lợi nhuận nên các cơ sở sản xuất rượu, bia giả không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Với việc tiêu thụ hàng tỷ lít bia và hàng trăm triệu lít rượu mỗi năm, Việt Nam đang đứng thứ 2 Châu Á về sử dụng rượu bia và có tỷ lệ đàn ông uống rượu, bia nhiều nhất thế giới. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, chỉ riêng Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân ngộ độc rượu, đồng thời lúc nào cũng có hơn 50 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, xơ gan và viêm tụy cấp điều trị nội trú, tăng đột biến so với trước. Trong xu hướng gia tăng của tình trạng ngộ độc rượu nói chung thì ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol đang nổi trội hơn cả.[2]
(Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên. Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai)
 7 sinh viên người dân tộc đang theo học tại một tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_an_toan_ve_sinh_thuc_pham_trong_day_h.doc