SKKN Phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học mới đầu vào lớp 10 trường THPT Mường Lát

SKKN Phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học mới đầu vào lớp 10 trường THPT Mường Lát

Là một giáo viên giảng dạy môn Hóa Học ở trường THPT miền núi, tuy thời gian vào nghề chưa lâu nhưng bản thân tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh học yếu, kém môn Hóa trong giai đoạn mới đầu vào học lớp 10 chiếm một tỉ lệ tương đối lớn và không hề giảm sút.Nguyên nhân lớn nhất là do các em mất kiến thức căn bản từ cấp THCS, nên việc tiếp thu kiến thức của các em rất chậm chạp và không đấy đủ, dẫn đến một số lượng lớn các em học sinh cảm thấy chán nản, không có hứng thú học tập môn hóa học.Đồng thời cũng gây khó khăn rất lớn cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên.

 Vấn đề này cũng đã có nhiều phương pháp giải quyết trên nhiều kênh thông tin, nhưng để vận dụng vào việc giảng dạy ở trường THPT Mường Lát thì tôi thấy chưa thực sự phù hợp. Từ thực trạng trên tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Phụ đạo cho học sinh yếu, kém môn hóa học mới đầu vào lớp 10 trường THPT Mường Lát” nhằm củng cố lại kiến thức cơ bản cho các em, giúp các em học tập tốt hơn bộ môn hóa học ở trường THPT.

 

doc 19 trang thuychi01 9263
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học mới đầu vào lớp 10 trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC MỚI ĐẦU VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
[
Người thực hiện	: Hà Việt Linh 
Chức vụ	: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
 THANH HÓA NĂM 2015-2016
MỤC LỤC
	 Trang
Mục lục	1
Phần I. MỞ ĐẦU	2
 1. Lí do chọn đề tài	2
 2. Mục đích nghiên cứu	2
 3. Đối tượng nghiên cứu.	2
 4. Phương pháp nghiên cứu	2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................2
I. Nghiên cứu thực trạng	2
1. Thuận lợi	2
2. Khó khăn	2
 II. Cơ sở lý luận	3
 1. Kí hiệu hóa học, hóa trị của nguyên tố	3
 2. Công thức hóa học3
 3. Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố.3
 4. Hợp chất vô cơ..3
 5. Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán3
 6. Phương trình hóa học..3
 III. Giải quyết vấn đề	3
 1. Kí hiệu hóa học, hóa trị của nguyên tố	3
 2. Công thức hóa học6
 3. Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố..6
 4. Hợp chất vô cơ..7
 5. Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán...10
 6. Cân bằng phương trình hóa học11
 7. Phương pháp cơ bản để giải bài toán hóa học..12
 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	16
Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ16
 1. Kết luận	16
 2. Kiến nghị	17
Tài liệu tham khảo	17
Phần I. MỞ ĐẦU.
 1. Lí do chọn đề tài.
 Là một giáo viên giảng dạy môn Hóa Học ở trường THPT miền núi, tuy thời gian vào nghề chưa lâu nhưng bản thân tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh học yếu, kém môn Hóa trong giai đoạn mới đầu vào học lớp 10 chiếm một tỉ lệ tương đối lớn và không hề giảm sút.Nguyên nhân lớn nhất là do các em mất kiến thức căn bản từ cấp THCS, nên việc tiếp thu kiến thức của các em rất chậm chạp và không đấy đủ, dẫn đến một số lượng lớn các em học sinh cảm thấy chán nản, không có hứng thú học tập môn hóa học.Đồng thời cũng gây khó khăn rất lớn cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên.
 Vấn đề này cũng đã có nhiều phương pháp giải quyết trên nhiều kênh thông tin, nhưng để vận dụng vào việc giảng dạy ở trường THPT Mường Lát thì tôi thấy chưa thực sự phù hợp. Từ thực trạng trên tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Phụ đạo cho học sinh yếu, kém môn hóa học mới đầu vào lớp 10 trường THPT Mường Lát” nhằm củng cố lại kiến thức cơ bản cho các em, giúp các em học tập tốt hơn bộ môn hóa học ở trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp củng cố kiến thức cơ bản môn hóa học cho học sinh yếu, kém từ đấy nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh trường THPT Mưng Lát.
3. Đối tượng nghiên cứu.	
 Kiến thức cơ bản môn hóa ở bậc THCS
4. Phương pháp ngiên cứu.
 - Nghiên cứu lí luận : nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,.có liên quan
 - Nghiên cứu thực nghiệm : Tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém môn Hóa lớp 10 và đưa ra giải pháp phụ đạo.
 - Tìm mối liên quan giữa chương trình hóa học THCS và THPT từ đấy xậy dựng một chương trình lý thuyết có nội nội cung cơ bản nhất để phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém.
Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Nghiên cứu thực trạng
1. Thuận lợi
	 Các em học sinh mới đầu vào lớp 10 có ý thức và động cơ học tập tương đối cao.
	 Học sinh nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu.
	 Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
2. Khó khăn.
	 Đối tượng học sinh hầu hết là người dân tộc ít người đại đa số có học lực yếu, kém môn hóa.Các em có sự khác biệt về dân tộc, cách nhận thức, hoàn cảnh gia đình, kinh tế, sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học.
Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình khó khăn về kinh tế, các em thường hay vắng học để phụ giúp gia đình vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
Mặt khác, học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ trước đây, nên ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là không tập trung,... làm giảm khả năng tiếp thu bài mới, giamrkhar năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 1. Kí hiệu hóa học, hóa trị của nguyên tố: 
- Kí hiệu hóa học là kí hiệu quốc tế của một nguyên tố theo IUPAC.Những kí hiệu này thường là viết tắt của tên nguyên tố theo tiếng La Tinh hay Hy Lạp.Một số nguyên tố được lấy tên theo các nhà khoa học phát hiện ra chúng.
 - Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.
2. Công thức hóa học.
 CTHH dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố của hợp chất hóa học.Ngoài ra nó còn dùng để diễn ta phản ứng hóa học xảy ra như thế nào.
3. Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố.
 Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các nguyên tố kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử.
 4. Hợp chất vô cơ.
 Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có nguyên tử cacbon ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.
 5. Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán.
 Không nhớ công thức tính toán thì các em học sinh không giải được bài toán hóa học. Các em chưa thực sự linh hoạt trong biến đổi mối liên hệ giữa các các công thức dẫn đến các em không hiểu số liệu trong bài toán đưa ra phải vận dụng như thế nào, phải chuyển chúng thành dữ kiện gì. từ đấy không giải được bài toán hóa.
6. Phương trình hóa học.
 - Phương trình hóa học là phương pháp biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng cách dùng công thức của từng chất thay cho tên của chất.
 - Cân bằng PTHH là tìm hệ số của các chất trên phương trình sao cho tổng số nguyên tử của từng nguyên tố ở hai vế phương trình bằng nhau.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Kí hiệu hóa học nguyên tố, hóa trị nguyên tố.
Vào đầu năm học theo khảo sát của tôi thì rất nhiều học sinh mới vào lớp 10 không nhớ tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, cách viết tên nguyên tố và hóa trị của một số nguyên tố hóa học cơ bản. Trong khi đó, vấn đề xác định hóa trị của một nguyên tố, viết kí hiệu hóa học của nguyên tố rất quan trọng để: viết phương trình phản ứng hóa học, giải các bài tập liên quan đến phương trình, hóa trị liên hệ mật thiết với việc xác định số oxi hóa, điện hóa trị, cân bằng phản ứng, viết công thức hóa học,...
Vì vậy việc đầu tiên của nội dung tôi cho các em tìm hiểu tên một số nguyên tố cơ bản, kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố đó.Để từ đấy các em hiểu và biết cách xác định hóa trị theo quy tắc và biết cách lập công thức hóa học của chất.
 1.1. Kí hiệu hóa học nguyên tố: Thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì KHHH của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường).
 VD: Cacbon: C , Canxi: Ca, Đồng: Cu
 Tên gọi và kí hiệu hóa học một số nguyên tố thường gặp.
Tên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Bạc
Ag
Bari
Ba
Cacbon
C
Canxi
Ca
Clo
Cl
Đồng
Cu
Hidro
H
Kali
K
Kẽm
Zn
Lưu huỳnh
S
Magie
Mg
Natri
Na
Nhôm
Al
Nitơ
N
Oxi
O
Photpho
P
Sắt
Fe
Thủy ngân
Hg
 1.2. Hóa trị nguyên tố: 
 a. Khái niệm: Hóa trị (được ghi bắng số La mã) của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó (hay nhóm nguyên tử) với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị một số nguyên tố thường gặp
Hóa trị
Kim loại
Phi kim
I
Na, K, Ag,Cu
H, Cl
II
Mg, Cu, Ca, Ba, Fe, Hg, Zn
O, S,C,N
III
Al, Fe
N, P
IV
C, S, N
V
N, P
VI
S
Hóa trị của một số gốc axit thường gặp
Gốc axit
Tên
Hóa trị
Gốc axit
Tên
Hóa trị
SO4
sunfat
II
HCO3
hidrocacbonat
I
CO3
cacbonat
II
SO3
sunfit
II
PO4
photphat
III
S
sunfua
II
NO3
nitrat
I
Cl
clorua
I
 - Hóa trị nhóm hiđroxit (-OH): hóa trị I
 b. Bài ca hóa trị.
 Bài ca hoá trị
Kali(K), Iốt(i), Hyđro(H)
Natri(Na) với Bạc(Ag), Clo(Cl) một loài
Là hoá trị một(I) em ơi
Nhớ ghi cho kĩ kẻo rồi phân vân
Magiê(Mg), Kẽm(Zn) , Thuỷ ngân(Hg)
Oxi(O), Đồng(Cu) đấy cũng gần Bari(Ba)
Cuối cùng thêm chú Caxi(Ca)
Hoá trị hai(II) đó có gì khó đâu
Bác Nhôm(Al) hoá trị ba(III) lần
Nhớ ghi trong óc khi cần có ngay
Cacbon(C), Silic(Si) này đây
Là hoá trị bốn(IV) chẳng ngày nào quên
Sắt(Fe) kia kể cũng quen tên
Hai(II), ba(III) lên xuống thật phiền lắm thôi
Nitơ(N) rắc rối suốt đời
Một(I), hai(II), ba(III), bốn(IV) khi thời tới (V)
Lưu huỳnh(s) lắm lúc chơi khăm
Xuống hai(II), lên sáu(VI) khi nằm thứ tư(IV)
Phốt pho(p) nói đến không dư
Hễ ai hỏi đến thì ừ rằng năm(V)
Mong em cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị cả năm thuộc làu.
 c. Cách xác định hóa trị nguyên tố trong hợp chất.
 - Quy tắc hóa trị: → a.x = b.y
 Trong đấy: a là hóa trị nguyên tố A 
 b là hóa trị nguyên tố(hoặc nhóm nguyên tố) B 
 x là chỉ số nguyên tố A 
 y là chỉ số nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) B
Ví dụ: Xác định hóa trị của lưu huỳnh (S) trong các hợp chất sau:
 a) Na2S .
Ta có hóa trị của Na là I → I.2 = x.1 → x = 2 (Vậy hóa trị của S là II)
	b) SO3 :
Hóa trị của O là II → x.1 = II.3 → x = VI (Vậy hóa trị của S là VI)
2– Công thức hóa học (CTHH).
 Nhiều học sinh nhớ công thức hóa học của một số chất rất máy móc, không hiểu bản chất của cách lập công thức hóa học. Vì vậy khi gặp các chất mới, các em không viết được công thức hóa học của chất đấy, không lập được phương trình hóa học...
2.1.Khái niệm. 
- CTHH dùng để kí hiệu phân tử của đơn chất hoặc hợp chất.
 - Công thức hóa học cho biết: Chất gồm nguyên tố nào và có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố cấu tạo nên một phân tử.
VD: 
CTHH của đồng là Cu → phân tử gồm 1 nguyên tử Cu
CTHH của nước là H2O → phân tử gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
CTHH của đá vôi là CaCO3→ phân tử gồm 1 nguyên tử Ca,1 nguyên tử C 
 Và 3 nguyên tủ O
 - Một số đơn chất có CTHH gồm 2 nguyên tử: 
 O2, H2, Cl2, Br2, F2, I2, N2
 2.2. Cách lập CTHH của hợp chất
 Dựa vào quy tắc hóa trị: a.x = b.y	hay 
VD: Lập CTHH của sắt(III) oxit
Đặt công thức dạng chung: 
ADQTHT: III.x = II.y . Vậy x = 2, y = 3
Vậy: CTHH của sắt oxit là: Fe2O3
 Ta có thể lập nhanh CTHH của hợp chất bằng cách lấy hóa trị của nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) này để làm chỉ số của nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) kia. 
 → CTHH hợp chất giưa A và B là 
 Sau đấy ta tối giản a,b (trừ H2O2, N2O4...)
VD: Lập CTHH của hợp chất. Sắt (III) oxit, Sắt (II) oxit, Nhôm sunfat
 Sắt (III) oxit . FeIIIOII → Fe2O3 → CTHH Fe2O3 
 Sắt (II) oxit. FeIIOII → Fe2O2 (tối giản cho 2) → CTHH FeO
 Nhôm sunfat . → → CTHH 
3 – Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố.
Dãy hoạt động hóa học (tên gọi ở cấp THCS) cũng là một phần quan trọng trong chương trình phổ thông. Giúp học sinh giải quyết được nhiều vấn đề: Phản ứng của kim loại với axit, với muối có xảy ra hay không?, thứ tự phản ứng, đặc biệt quan trọng ở chương trình lớp 12. Tuy vậy, rất nhiều học sinh không nhớ được dãy hoạt động này, các em không xác định được kim loại nào đứng trước kim loại nào. Từ đó dẫn đến việc không giải được các bài tập liên quan.
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Khi Bà Con Nào May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu Phạm vi áp dụng của dãy hoạt động: 
	- Những kim loại đứng trước H tác dụng với axit giải phóng khí hidro
Ví dụ: 	Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
	Cu + HCl → (do Cu đứng sau H nên không phản ứng)
	- Từ sau Mg, những kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
Ví dụ: 	Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe 
 (Zn đứng trước Fe nên đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối của nó)
 Fe + AlCl3 → (do Fe đứng sau Al nên không đẩy được)	
 4 – Hợp chất vô cơ.
Trong chương trình THCS đã được tìm hiểu về 4 loại hợp chất vô cơ cụ thể: Định nghĩa, phân loại, cách gọi tên, tính chất hóa họcNhưng các em hầu hết không nhớ hoặc nhớ không chính xác, có sự nhầm lẫn giữa các hợp chất.Từ đấy các em không xác định được các chất cho trong bài toán hóa thuộc loại hợp chất nào, sản phẩm của phản ứng là chất gì, điệu kiện nào để có phản ứng xảy rađồng nghĩa với việc không viết được phương trình phản ứng, dẫn đến không giải được bài toán hóa học.
4.1. Phân loại
Oxit (AxOy)
Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, NO2
Oxit bazơ: Li2O, Na2O, K2O, BaO, CuO, Fe2O3 ...
Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, Cr2O3 
Oxit trung tính: CO, NO, ...
Axit (HnB)
Axit không có tính oxi hóa (hiđraxit): HF, HCl, HBr, HI, H2SO4(loãng), H2S 
Axit không có tính oxi hóa (oxaxit): HNO3, H2SO4 đặc,..
Bazơ M(OH)n
Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Mg(OH)2, 
Muối MxBy
Muối axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaHSO3,
Muối trung hòa: NaCl, CaCO3, BaSO4, AgNO3,
Oxit
a. Định nghĩa: Là hợp chất của oxi với một nghuyên tố khác.
Tên gọi: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Chú ý: kèm theo hóa trị kim loại khi kim loại nhiều hóa trị, khi phi kim nhiều hóa trị thì kèm theo tiếp đầu ngữ.
VD: NaO natri oxit
 Fe2O3 sắt(III) oxit , N2O5 đinitơ pentaoxit
 c. Tính chất hóa học.
 * Oxit axit + Nước dd axit
 VD: SO3 + H2O  H2SO4
 * Oxit bazơ + Nước dd bazơ
 (LiO, Na2O, K2O, BaO,CaO)
 VD: Na2O + H2O 2 NaOH
 * Oxit bazơ + Oxit axit Muối
 (LiO, Na2O, K2O, BaO,CaO)
 VD: CaO + CO2 CaCO3
 * Oxit axit + dd bazơ Muối + H2O
 VD: CO2 + 2 NaOH Na2CO3 + H2O
 * Oxit bazơ + dd axit Muối + H2O
 VD: Na2O + 2 HCl 2 NaCl + H2O
 * Oxit lưỡng tinh + dd axit Muối + H2O
 + dd bazơ Muối + H2O
 VD: Al2O3 + 6 HCl 2 AlCl3 + 3 H2O
 Al2O3 + 2 NaOH 2 NaAlO2 + H2O
 4.3. Axit.
 a. Định nghĩa: Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
 b. Tên gọi: 
 * Tên gọi axit không có oxi: axit - tên phi kim + hiđric
 VD: HCl axit clohiđric ; HBr axit bromhiđric
 * Tên gọi axit có oxi:
 Axit nhiều oxi: axit - tên phi kim + ic(ric)
 VD: H2SO4 axit sunfuric, HNO3 axit nitric, 
 H3PO4 axit photphoric
 Axit ít oxi: axit - tên phi kim + ơ(rơ)
 VD: H2SO3 axit sunfurơ, HNO2 axit nitrơ, 
 H3PO3 axit photphorơ
 c. Tính chất hóa học. 
 * Làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
 * dd Axit + oxit bazơ Muối + H2O
 VD: 2HCl + FeO FeCl2 + H2O
 * dd Axit + bazơ Muối + H2O
 VD: H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
 * dd Axit + muối Muối(mới) + axit(mới)
 Điều kiện: muối(mới) kết tủa hoặc axit(mới) yếu, dễ bay hơi
 VD: 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
 * dd Axit + Kim loại Muối + H2 
 (trước H trong dãy hđhh)
 VD: 2HCl + Fe FeCl2 + H2
4.4. Bazơ.
 a. Định nghĩa: Là Hợp chất mà phân tử gồm một nguyen tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH(hiđroxit).
 b. Tên gọi: Tên kim loại + hiđroxit
 Lưu ý: kèm theo hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị
 VD: NaOH Natri hiđroxit, Fe(OH)3 sắt(III) hiđroxit.
 c. Tính chất hóa học. 
 * dd bazơ làm đổi màu chất chỉ thị.
 Quỳ tím chuyển thành màu xanh, phenolphtalein (không màu) chuyển thành màu hồng.
 * dd kiềm + oxit axit Muối + H2O
 VD: 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 
 * bazơ + dd axit Muối + H2O
 VD: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O 
 * dd kiềm + Muối Muối(mới) + bazơ(mới)
 Điều kiện Muối(mới) kết tủa hoặc bazơ(mới) kết tủa
 VD: Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH
 3NaOH + FeCl3 3NaCl + Fe(OH)3 
 * bazơ không tan bị nhiệt phân oxit + H2O
 VD: 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
 * hiđroxit lưỡng tính + dd axit muối + H2O
 + dd kiềm muối + H2O
 VD: Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
4.5. Muối.
 a. Định nghĩa: Muối là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
 b. Tên gọi: 
Tên kim loại(kèm theo hóa trị nếu nhiều hóa trị) - tên gốc axit
 VD: NaCl natri clorua, Fe(NO3)2 sắt(II) nitrat
 c. Tính chất hóa học. 
 * Muối + dd Axit Muối(mới) + axit(mới)
 Điều kiện: muối(mới) kết tủa hoặc axit(mới) yếu, dễ bay hơi
 VD: 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
 * Muối + dd kiềm Muối(mới) + bazơ(mới)
 Điều kiện Muối(mới) kết tủa hoặc bazơ(mới) kết tủa
 VD: Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH
 3NaOH + FeCl3 3NaCl + Fe(OH)3 
 * Muối + Muối hai muối mới 
 Điều kiện một trong hai muối mới phải là muối kết tủa.
 VD: NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl 
 * Muối + Kim loại Muối(mới) + kim loại(mới)
 Điều kiện: kim loại phản ứng đứng trước kim loại của muối trong dãy hoạt động hóa học.
 VD: Zn + FeCl2 ZnCl2 + Fe
 * Một số muối bị nhiệt phân.
 VD: CaCO3 CaO + CO2 
 * Muối axit tác dụng được với axit(hoặc dd bazơ) 
 VD: NaHCO3 + HCl NaCl + CO2+ H2O
 NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
 5 - Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán.
	Đối với một bài toán, tùy theo dữ kiện đề bài cho mà ta áp dụng công thức cho hợp lí. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách xác định các dữ kiện đề cho, vận dụng công thức và định hướng cách giải.
a. Công thức tính số mol:
+ m = n.M; M = 
	+ V(đktc) = n.22,4 
	+ (rút ra từ công thúc tính nồng độ mol dung dịch)
 + (rút ra từ công thúc tính nồng độ phần trăm dung dịch)
 b. Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch. 
 c. Công thức tính nồng độ mol dung dịch. 	 
 d. Công thức tính khối lượng riêng.
 	 ; ; 
 e. Công thức phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp.
 ;	 	 hoặc 
 Biết	
 f. Tỉ khối của chất khí. 
Chú thích :
Kí hiệu
Tên gọi
Đơn vị
Số mol
mol
Khối lượng
gam
Khối lượng chất tan
gam
Khối lượng dung dịch
gam
Khối lượng dung môi
gam
Khối lượng hỗn hợp
gam
Khối lượng chất A
gam
Khối lượng chất B
gam
Khối lượng mol
g/mol
Khối lượng mol chất A
g/mol
Khối lượng mol chất B
g/mol
Thể tích dung dịch
lít
V(dktc)
Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn
lít
Nồng độ phần trăm
%
Nồng độ mol
Mol/lít
 D
Khối lượng riêng
g/ml
Thành phần phần trăm của chất A
%
Thành phần phần trăm của chất B
%
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp
g/mol
6 – Cân bằng phương trình hóa học.
 Để biến đổi số mol, khối lượng, thể tíchcủa chưa biết theo chất đã biết thì học sinh phải cân bằng được phương trình hóa học.Nếu phương trình cân bằng sai thì tỉ lệ số liệu tương ứng giữa các chất sẽ sai dẫn đến giải sai bài toán hóa học.
 6.1. Phương pháp đại số.
 VD1. Cân bằng phương trình phản ứng
 Al + HNO3(loãng) Al(NO3)3 + NO + H2O
 Bước 1: Đặt các hệ số a,b,c,d ...lần lượt vào phương trình (nếu nguyên tố sản phẩm chỉ ở một chất thì dùng chung hệ số với chất phản ứng)
 aAl + bHNO3(loãng) aAl(NO3)3 + cNO + H2O
 Bước 2: Lập phương trình toán học với từng loại nguyên tố có sự thay đổi về số nguyên tử ở hai vế.
 Chỉ có N và O thay đổi.
 N: b = 3a + c (1)
 O: 3b = 9a + c + (2)
 Bước 3: Giải phương trình toán học để tìm hệ số
 Thay (1) vào (2) ta được
 3(3a+c) = 9a + c + b=4c
 Lấy c=1b=4 thay vào (1) a=1
 Bước 4: Thay hệ số vừa tìm được vào phương trình
 Al + 4HNO3(loãng) Al(NO3)3 + NO + 2H2O
 VD2. Cân bằng phương trình phản ứng
 P2O5 + H2O H3PO4
 Đưa các hệ số x,y,z vào phương trình: xP2O5 + yH2O zH3PO4
 Căn cứ vào số nguyên tử P ta có: 2x = z (1)
 Căn cứ vào số nguyên tử O ta có: 5x + y = 4z (2)
 Căn cứ vào số nguyên tử H ta có: 2y = 3z (3)
 Thay (1) vào (3) ta được 2y = 6x y = 3x
 Lấy x=1 y=3 thay vào (1) z=2
 Vậy phương trình ở dạng cân bằng như sau
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4
 6.2. Phương pháp nhẩm nhanh hệ số.
 Ta có thể cân bằng nhanh hệ số một số phương trình hóa học bằng cách làm chẵn (nhân với 2) chỉ số lẻ lớn nhất, sau đấy cân bằng số nguyên tử cảu các nguyên tố. Sau khi đặt hệ số cân bằng xong nếu còn tối giản được thì tối giản hệ số của phương trình. 
 VD1: Cân bằng phương trình phản ứng
 P2O5 + H2O H3PO4
 Ta nhận thấy chỉ số lẻ của nguyên tố oxi trong chất P2O5 là lớn nhất vì vậy ta làm chẵn bằng cách đưa hệ số 2 vào chất P2O5 sau đấy cân bằng số nguyên tử P rồi đến H.
 2P2O5 + 6H2O 4H3PO4
 Sau khi đặt hệ số xong ta nhận thấy các hệ số tối giản được cho 2 vậy ta thược hiện tồi giản. Cuối cùng ta được phương trình cân bằng.
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4
VD2: Cân bằng phương trình phản ứng
 P + O2 P2O5
 Chỉ số lẻ 5 của oxi trong P2O5 lớn nhất vậy ta đưa hệ số 2 vào P2O5 sau đấy cân bằng số nguyên tử từng nguyên tố.
 4P + 5O2 2P2O5
7 – Phương pháp cơ bản để giải bài toán hóa học.
 Để giải một bài toán hóa học có nhiều phương pháp, nhưng tất cả các phương pháp đều phải xây dựng từ phương pháp cơ bản. Các em thường không nắm được bước nào làm trước, bước nào làm sau. Nhiều khi các em tìm tòi từ nhiều nguồn tài liệu nhưng các em không hiểu và không biết vận dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_hoa_hoc_moi_dau_vao_lop_10.doc