SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thpt thông qua các bài tập thực tiễn Hóa học vô cơ lớp 11

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thpt thông qua các bài tập thực tiễn Hóa học vô cơ lớp 11

Đất nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. Đó là những con người lao động nắm chắc lí thuyết nhưng phải có năng lực vận dụng, có trình độ đào tạo phù hợp với ngành nghề và có thể áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, những người lao động sáng tạo, có khả năng làm việc tốt thích ứng với nhu cầu lao động hiện đại,

 Việt Nam là một trong những nước có trình độ đào tạo theo lí thuyết cao nhưng mức độ vận dụng vào thực tiễn ( TT) còn hạn chế, việc lồng ghép giáo dục nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sản xuất theo từng mức độ và cấp học cũng như ý thức bảo vệ môi trường sống ngay trên ghế nhà trường là rất quan trọng .

 Hội nghị lần thứ 8 BCH trung ương Đảng khóa XI đã nhất trí thông qua NQ số 29 NQ/TW với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” .[1]

 

docx 24 trang thuychi01 9825
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thpt thông qua các bài tập thực tiễn Hóa học vô cơ lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội Dung
Trang
Mục lục
1
1.Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài 
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
3
2.Nội dung 
3
2.1. Cơ sở lí luận 
3
2.2. Thực trạng của vấn đề 
5
2.3. Các bước đưa các bài tập thực tiễn vào giảng dạy hóa học vô cơ lớp 11để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông 
5-18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18-20
3. Kết luận, đề xuất
20
3.1. Những việc đã hoàn thành của đề tài
20
3.2. Hướng phát triển của đề tài
20
3.3. Đề xuất
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Đất nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. Đó là những con người lao động nắm chắc lí thuyết nhưng phải có năng lực vận dụng, có trình độ đào tạo phù hợp với ngành nghề và có thể áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, những người lao động sáng tạo, có khả năng làm việc tốt thích ứng với nhu cầu lao động hiện đại,
 Việt Nam là một trong những nước có trình độ đào tạo theo lí thuyết cao nhưng mức độ vận dụng vào thực tiễn ( TT) còn hạn chế, việc lồng ghép giáo dục nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sản xuất theo từng mức độ và cấp học cũng như ý thức bảo vệ môi trường sống ngay trên ghế nhà trường là rất quan trọng .
	Hội nghị lần thứ 8 BCH trung ương Đảng khóa XI đã nhất trí thông qua NQ số 29 NQ/TW với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” .[1]
	Muốn phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, bồi dưỡng nhân tài. Giai đoạn trước đây giáo dục chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học thì sang giai đoạn hiện nay là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học phải gắn với thực hành; lí luận gắn với thực tiễn; có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.[4]. Đó cũng chính là nội dung dạy học tiếp cận phát triển năng lực, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực theo chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa trong những năm học này.
	Hoá học là một môn khoa học lý thuyết kết hợp với thực nghiệm và liên quan rất nhiều đến thực tiễn, có nhiều ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Nó cung cấp cho học sinh tri thức khoa học phổ thông cơ bản về chất, sự biến đổi qua lại giữa các chất, giữa công nghệ hoá học với đời sống con người. Việc áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú, óc sáng tạo, niềm tin vào khoa học. Đó là những phẩm chất quý báu đối với cuộc sống và lao động sản xuất.
	Thực trạng ở trường THPT hiện nay, việc sử dụng thường xuyên bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học chưa được chú trọng và khả năng học sinh vận dụng những kiến thức học được trong thực tiễn đời sống cũng như trong những tình huống cần thiết chưa tốt. Bên cạnh đó hiện nay giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực chưa phổ biến. Với mong muốn phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (HS) ; nâng cao năng lực học tập; năng lực vận dụng kiến thức (VDKT) vào các tình huống học tập, vào thực tiễn lao động sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với con người trong thời đại mới tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thpt thông qua các bài tập thực tiễn hoá học vô cơ lớp 11 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
- Xây dựng được hệ thống bài tập hoá học vô cơ lớp 11 gắn với thực tiễn theo từng bài dạy cụ thể.
 - Nghiên cứu cách sử dụng BTHH vô cơ lớp 11 gắn với thực tiễn để phát triển được năng lực VDKT vào thực tiễn cho học sinh sao cho có hiệu quả nhất. Học sinh có thể vận dung trong đời sống, lao động, sản xuất phù hợp với các tình huống, nâng cao ý thức trong việc sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón, các chất thải khác,  trong đời sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập hoá học vô cơ lớp 11 có nội dung gắn với thực tiễn và cách sử dụng chúng để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo công văn của Bộ , Ngành, sở GD và ĐT.
+ PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp chuyên gia, quan sát sư phạm.
+ Thực nghiệm sư phạm: Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Năng lực học sinh
2.1.1.1.Khái niệm năng lực
Theo PGS. TS. Nguyễn Công Khanh: Năng lực của học sinhlà khả năng học sinh có thể làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và vận dụng chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những tình huống mà các em gặp trong cuộc sống. [7, tr.7)
2.1.1.2. Đổi mới chương trình giáo dục theo định hướng tiếp cận, phát triển năng lực
	Theo cách tiếp cận phát triển năng lực ( NL) , hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học được quan tâm hàng đầu. Người dạy phải hướng dẫn người học tự tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, chứ không phải đợi người dạy hướng dẫn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; thông qua những kiến thức, những giá trị mà người học quý trọng và thông qua việc kiên trì theo đuổi những giá trị đó, người học phát triển được sự hiểu biết, phát triển mọi năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực có nhiều ưu điểm 
nhưng cũng không được vận dụng thiên lệch mà vẫn phải chú ý đến nội dung dạy học vì nó chính là nền tảng của tri thức. Vì vậy việc đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận, phát triển năng lực là cần thiết.[10][9, tr.15]
2.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2.1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
	Năng lực VDKT của HS là khả năng của người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó .[8, tr.8] [9, tr.18-19]
2.1.2.2. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Xác định đúng các kiến thức về tình huống cần giải quyết. 
- Phân tích được tình huống, phát hiện được vấn đề đặt ra, yêu cầu của tình huống. 
- Lập kế hoạch cụ thể để giải quyết tình huống đặt ra. 
- Xác định được và biết tìm hiểu, sưu tầm các thông tin liên quan đến tình huống.
- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống. các tình huống mới có thể xảy ra, trao đổi với bạn bè, thầy cô và tiến hành giải quyết tình huống đó.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm.
2.1.3. Bài tập hóa học gắn với thực tiễn và sử dụng chúng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2.1.3.1. Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn 	
	Theo tôi, kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống là những kiến thức giúp giải quyết vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sức khỏe, sản xuất , đời sống... liên quan trực tiếp đến cấu tạo, tính chất, ứng dụng, điều chế,của các chất đang nghiên cứu. 
2.1.3.2. Khái niệm bài tập hóa học gắn với thực tiễn
- BTHH gắn với thực tiễn (BTTT)là những bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học (những điều kiện và yêu cầu) cùng với các kiến thức của các môn học khác kết hợp với kinh nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết một số vấn đề đặt ra từ những bối cảnh và tình huống nảy sinh từ thực tiễn. [6, tr.17-18], [9, tr.27]
2.1.3.3. Vai trò, chức năng của bài tập gắn với thực tiễn với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông
Nói chung theo tôi, việc đưa các kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâu hơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức.
- Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặt các giả thuyết và nghiên cứu.
- Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn là cơ sở để học sinh vận dụng giải 
quyết các tình huống, bài tập hóa học thực tiễn.
- Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn hình thành cho học sinh khả năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển khả năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. 
- Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn giúp cho học sinh có được những hiểu biết về thế giới tự nhiên, chu kỳ hoạt động và tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với cuộc sống con người và ảnh hưởng của con người đến thế giới tự nhiên.
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng vốn kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em. 
	Bài tập thực tiễn được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học hóa học, bởi nó có vai trò và ý nghĩa rất to lớn. Trong mọi khâu, mọi loại bài dạy như bài mới, luyện tập, thực hành,BTHH đều giữ vai trò quan trọng vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học hóa học. Đồng thời khi giành được những kiến thức từ BTTT sẽ đem lại niềm vui khoa học, thấy được mối quan hệ giữa khoa học và tự nhiên, giữa sách vở và thực tiễn đời sống lao động và học tập, tạo hứng thú với bộ môn hóa học nói riêng và khoa học nói chung.[6, tr.17-18] 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông còn chưa thực sự được chú trọng. Đa số giáo viên còn chú ý nhiều đến kiến thức và nặng về rèn năng lực giải toán cho học sinh để thi THPT quốc gia mà chưa chú ý đến việc phát triển các năng lực nhất là năng lực vận dụng kiến thức mà học sinh đã học vào thực tiễn đời sống.
Đối với HS kiến thức thực tiễn còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống. Số ít HS còn chưa nắm kĩ những kiến thức hóa học cơ bản, học tập một cách thụ động, thiếu sáng tạo và linh hoạt, chưa biết liên hệ về tính thực tiễn của các bài học, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình để giải quyết một tình huống gặp phải. Về nhà HS học bài còn nặng về học để thi chứ chưa chú ý đến biết học để biết và học để vận dụng.
2.3.Các bước đưa các bài tập thực tiễn vào giảng dạyhóa học vô cơ lớp 11 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông
	Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thôngtrước hết, giáo viên cần trang bị cho học sinh của mình nền tảng kiến thức cơ bản một cách vững chắc khoa học về các khái niệm, các định luật, các tính chất, các quy luật... đặc biệt là các kiến thức gắn liền với thực tiễn.
Bước 1: GV đưa ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức theo các cấp độ từ dễ đến khó (tạo tình huống có vấn đề ). 
	Tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống, thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp để tìm ra cách giải quyết ngắn gọn, sáng tạo.
Bước 2 : GV tăng cường sử dụng tối đa các hình ảnh trực quan, mô hình, tranh ảnh, video clip dùng để tái hiện một số tình huống thực tiễn đời sống để kích thích HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống của thực tế đặt ra.
Bước 3: GV phối hợp lời kể chuyện, thuyết trình kết hợp với việc sử dụng các video clip để học sinh có thể phát hiện, kích thích hoạt động tư duy tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn
Bước 4: Yêu cầu học sinh tìm tòi để giải quyết tình huống dựa vào kiến thức đã học : Muốn giải quyết được tình huống đặt ra học sinh phải làm các việc sau 
- Xác định đúng các kiến thức về tình huống cần giải quyết. 
- Phân tích được tình huống, phát hiện được vấn đề đặt ra, yêu cầu của tình huống. 
- Lập kế hoạch cụ thể để giải quyết tình huống đặt ra. 
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống.
- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống. các tình huống mới có thể xảy ra, trao đổi với bạn bè, thầy cô và tiến hành giải quyết tình huống đó.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm.
Bước 5:Sau khi có thời gian để cho học sinh làm việc, thảo luận, giáo viên cần có sự đánh giá và chốt lại kiến thức cũng như làm bài học để học sinh sẽ vận dụng được những tình huống đó vào thực tiễn khi gặp lại
Như vậy thông qua quá rình mà học sinh giải quyết các tình huống này sẽ phát triển cho HS được các năng lực tư duy sáng tạo và đặc biệt là năng lực VDKT vào thực tiễn đời sống, lao động , sản xuất
Ví dụ: Khi dạy bài Phốt Pho trong phần phốt pho tác dụng với kim loại Zn tạo ra hợp chất kẽm phôtphua( một loại thuốc diệt chuột) giáo viên đưa ra bài tập thực tiễn
 “Thuốc diệt chuột” có thánh phần chính là Zn3P2. Tại sao khi chuột ăn phải thuốc này thì thường đi uống nước và càng uống nước càng làm chuột nhanh chết ? Chúng ta có nên thường xuyên sử dụng cách này để diệt chuột không?
Bước 1: GV đưa ra các tình huống: Chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng nên việc diệt chuột cũng được mọi người quan tâm và “Thuốc diệt chuột” đang được dùng với mục đích trên để tạo hứng thú cho học sinh .
Bước 2 : GV tăng cường sử dụng tối đa các hình ảnh trực quan, mô hình, tranh ảnh, video clip dùng để tái hiện một số tình huống thực tiễn đời sống để kích thích HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống của thực tế đặt ra
Bước 3: GV phối hợp lời kể chuyện, thuyết trình kết hợp với việc sử dụng các video clip chúng ta thấy chuột ăn phai thuốc thường chạy ra bờ ao, vũng nước để uống nước sau đó chết tại đó ? vì sao vậy?
Bước 4: Yêu cầu học sinh tìm tòi để giải quyết tình huống dựa vào kiến thức đã học . Muốn giải quyết được tình huống đặt ra học sinh phải làm các việc sau :
- Xác định đúng các kiến thức về tình huống cần giải quyết: Chất Zn3P2 và sản phẩm liên quan đến Zn3P2
- Phân tích được tình huống, phát hiện được vấn đề đặt ra, yêu cầu của tình huống. Chất Zn3P2 vào cơ thể chuột có làm chuột mất nước không? Khi nước vào nó có phản ứng sinh ra chất độc nào?Diệt chuột chết như vậy có ô nhiễm môi trường không?...
- Lập kế hoạch cụ thể để giải quyết tình huống đặt ra. 
- Xác định được và biết tìm hiểu, sưu tầm các thông tin liên quan đến tình huống để giải quyết các câu hỏi trên.
- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống. các tình huống mới có thể xảy ra, trao đổi với bạn bè, thầy cô và tiến hành giải quyết tình huống đó.
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Khi chuột ăn vào, Zn3P2 hút hết nước trong cơ thể chuột để thủy phân theo pt
Zn3P2  +  6H2O  →  3Zn(OH)2  +   2PH3↑	
Chính PH3 (photphin) là chất độc đã giết chết chuột.
Chuột càng uống nhiều nước →  PH3 thoát ra nhiều càng độc →  chuột càng nhanh chết. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, và nếu chuột chết ở các bờ ao , vũng nước rất dễ gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh
- Đánh giá và rút kinh nghiệm: Không nên lạm dụng cách diệt chuột này 
Bước 5: Sau khi có thời gian để cho học sinh làm việc, thảo luận, giáo viên cần 
cho học sinh trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhau, sau đó giáo viên chốt lại kiến thức chính xác, giáo dục cho học sinh không nên lạm dụng cách diệt chuột này mà nên dùng cách bẫy chuột cơ học, đào bắt chuột trực tiếp hoặc nuôi mèo
	Như vậy thông qua quá rình mà học sinh giải quyết các tình huống này sẽ phát triển cho HS được các năng lực tư duy sáng tạo và đặc biệt là năng lực VDKT vào thực tiễn đời sống, lao động , sản xuấtTrong phạm vi hẹp của skkn này tôi chỉ tập trung xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 11 gắn với thực tiễn sử dụng trong quá trình dạy học bài mới nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
có thể áp dụng một vài câu hay tất cả tùy theo thời gian, đối tượng học sinh hay từng mục đích bài dạy để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT đạt hiệu quả nhất.
*BÀI SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC – pH - CHẤT CHỈ THỊ AXÍT BAZƠ 
Câu 1 : pH là gì và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, môi trường sống?
. pH dùng đánh giá môi trường axit-bazơ-trung tính 
- Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ: Trong nước uống, pH không phù hợp ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa. Tính axít (hay tính ăn mòn) của nước có pH nhỏ có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống của sinh vật thủy sinh như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của sinh vật thủy sinh. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. (Nguồn “PH ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào –tạp chí Greensol”)
- Các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí ra môi trường nước có thể làm thay đổi PH của nước đi kèm với các kim loại nặng và nhiều hóa chất độc hại khác có thể làm chết các sinh vật thủy sinh
Hình ảnh cá chết do ô nhiễm môi trường nước và gây thay đổi pH
* Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu đó tới môi trường?
- Kiểm tra độ pH của nguồn nước đang sử dụng bằng cách dùng máy đo pH hoặc giấy đo PH
- Không thải các hóa chất độc hại và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra môi trường
- Có biện pháp xử lí kịp thời khi phát hiện môi trường có sự thay đổi về pH
Áp dụng: Sau khi trả lời được những câu hỏi theo dẫn dắt nêu vấn đề của giáo viên khi mở bài hoặc BTVN học sinh sẽ có khả năng vận dụng vào đời sống thực tiễn để có ý thức bảo vệ môi trường sống cũng như có kinh nghiệm nếu sau này các em làm việc ở những lĩnh vực này .
Câu 2 : Lớp men răng là gì ? được tạo ra trong môi trường pH thế nào? Vì sao chất florua lại bảo vệ được răng ?
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men có thành phần hóa học là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng thuận nghịch:5Ca2+ + 3 + OH-     Ca5(PO4)3OH   (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau các bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Các axít này sinh ra càng nhiều nếu thức ăn có hàm lượng đường cao.
Hàm lượng axit này trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_vao_thuc_tien_ch.docx