SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị để giải nhanh dạng bài tập CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch bazơ

SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị để giải nhanh dạng bài tập CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch bazơ

 Với xu thế “đổi mới phương pháp dạy học” hình thức thi trắc nghiệm khách quan đã được đưa vào để thay thế hình thức thi tự luận trong một số môn học, trong đó có Hóa học. Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn học sinh phải giải quyết được một lượng khá lớn câu hỏi, bài tập. Điều này không những yêu cầu học sinh nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn phải lựa chọn phương pháp thích hợp lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

 Trong 2 năm gần đây đề thi THPT Quốc gia có khá nhiều đổi mới, đó là:

 + Tăng số lượng các câu dễ

 + Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 9 -10

 + Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: Câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, bài tập sử dụng đồ thị.

Với câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, bài tập sử dụng đồ thị tôi thấy có thể áp dụng để giải toán trong chương trình lớp 10 như phần bảng tuần hoàn, tốc độ phản ứng ,lớp 11 như các dạng toán CO2 tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối cacbonat và muối hiđrocacbonat ,lớp 12 như cho dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối nhôm, dung dịch muối kẽm

Khi dạy chương trình lớp 11 để học sinh có thể làm quen, rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra đề tài:

“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ ĐỂ GIẢI NHANH DẠNG BÀI TẬP CO2 (HOẶC SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ”

 

docx 20 trang thuychi01 20912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị để giải nhanh dạng bài tập CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
 	Với xu thế “đổi mới phương pháp dạy học” hình thức thi trắc nghiệm khách quan đã được đưa vào để thay thế hình thức thi tự luận trong một số môn học, trong đó có Hóa học. Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn học sinh phải giải quyết được một lượng khá lớn câu hỏi, bài tập. Điều này không những yêu cầu học sinh nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn phải lựa chọn phương pháp thích hợp lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
	Trong 2 năm gần đây đề thi THPT Quốc gia có khá nhiều đổi mới, đó là:
 + Tăng số lượng các câu dễ
	 + Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 9 -10
	 + Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: Câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, bài tập sử dụng đồ thị.
Với câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, bài tập sử dụng đồ thị tôi thấy có thể áp dụng để giải toán trong chương trình lớp 10 như phần bảng tuần hoàn, tốc độ phản ứng,lớp 11 như các dạng toán CO2 tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối cacbonat và muối hiđrocacbonat,lớp 12 như cho dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối nhôm, dung dịch muối kẽm
Khi dạy chương trình lớp 11 để học sinh có thể làm quen, rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: 
“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ ĐỂ GIẢI NHANH DẠNG BÀI TẬP CO2 (HOẶC SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Xây dựng dạng đồ thị và phương pháp sử dụng đồ thị cho các dạng bài tập: Cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dụng dịch bazơ.
Giúp học sinh nắm được phương pháp chung khi giải toán bằng đồ thị và làm được các bài toán cụ thể theo mức độ hiểu, biết và vận dụng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Qua các tài liệu như: sách giáo khoa, sách tham khảo, các đề thi tuyển sinh đại học và các tài liệu phương pháp bộ môn hóa học.
	- Áp dụng hướng dẫn giải các bài tập trắc nghiệm cho học sinh khối 11.
	- Hướng dẫn trao đổi đề tài này trong phạm vi nhà trường và các đồng nghiệp trong cùng tổ bộ môn hóa học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
	+ Nghiên cứu lí thuyết: Những kiến thức lí thuyết khi cho CO2(hoặc SO2) tác dụng với dụng dịch bazơ.
	+ Giáo viên tìm tài liệu trong sách tham khảo, trên internet, đề thi thử của các trường và đề thi qua các năm.
	+ Lập kế hoạch thực hiện đề tài trong kì I năm học 2018 -2019 ở 2 lớp khối 11 trường THPT Lê Viết Tạo.
	+ Khảo sát thực tế các em về kĩ năng học và làm toán, học tập bộ môn hóa trong trường THPT.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	Khi sử dụng phương pháp truyền thống để giải những bài tập dạng này học sinh mất nhiều thời gian vì học sinh dễ nhầm lẫn thứ tự của phản ứng xảy ra và thiếu các trường hợp dẫn đến lựa chọn đáp án sai.Với phương pháp đồ thị học sinh sẽ chỉ phải sử dụng các phép tính đơn giản về tỉ lệ trong tam giác đồng dạng, các em có thể nhìn vào đồ thị và hiểu ngay được các quá trình phản ứng xảy ra mà trước đó còn mơ hồ và không hiểu rõ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề:
	Hiện nay trong các bài kiểm tra, các kì thi học sinh phải làm bài dưới hình thức trắc nghiệm đòi hỏi các em phải có phương pháp giải ngắn gọn, kĩ năng tính toán nhanh và chính xác.
	Phương pháp đồ thị trong giải toán hóa học là phương pháp dựa vào đồ thị mô tả sự phụ thuộc của sản phẩm (thường là số mol kết tủa, chất bay hơi) vào chất tham gia phản ứng để xác định yêu cầu của bài toán.
	Từ đồ thị có nhiều phương pháp khác nhau để xác định các giá trị cần tính nhưng nhanh nhất là sử dụng tỉ lệ của tam giác đồng dạng. Từ đó học sinh dùng những phép tính đơn giản là có thể tìm ra kết quả.
2.2.Thực trạng vấn đề:
	Trong quá trình giảng dạy dạng bài tập: cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dụng dịch bazơ tôi nhận thấy:
	 + Học sinh hay nhầm lẫn thứ tự của các phương trình, không cân bằng tỉ lệ trong phương trình.
	 + Với các bài toán biết trước số mol của CO2 (hoặc SO2) và số mol bazơ khi so sánh hay nhầm lẫn tỉ lệ giữa 2 chất.
	 + Với các bài toán tính lượng CO2 (hoặc SO2) khi cho vào dung dịch bazơ và biết lượng kết tủa thì dễ xét thiếu trường hợp.
	 + Với các bài toán cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dụng dịch bazơ khi tính lượng sản phẩm thì có thể phải đặt ẩn, lập hệ phương trình hoặc nhớ máy móc công thức tính nhanh.
	 Phương pháp đồ thị sẽ phát phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Các em không phải nhớ máy móc các công thức và viết nhiều phương trình.
2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Phương pháp giải chung: 
Cách giải chung của phương pháp đồ thị gồm 4 bước sau:
u Xác định dáng của đồ thị.
v Xác định tọa độ các điểm quan trọng (thường là 3 điểm gồm: xuất phát, cực đại và cực tiểu).
w Xác định tỉ lệ trong đồ thị (tỉ lệ trong đồ thị chính là tỉ lệ trong phản ứng).
x Từ đồ thị đã cho và giả thiết để trả lời các yêu cầu của bài toán.
Trong 4 bước trên thì 3 bước đầu giáo viên hướng dẫn học sinh làm 1 lần trong 1 dạng Þ chủ yếu học sinh phải làm bước 4.
2.3.2.Dạng bài tập cụ thể:
Dạng 1: CO2(hoặc SO2) phản ứng với dung dịch M(OH)2 
I. Thiết lập hình dáng của đồ thị.
+ Khi sục CO2 vào dung dịch chứa a mol M(OH)2 thì đầu tiên xảy ra phản ứng:
	CO2 + M(OH)2 → MCO3↓ + H2O
Suy ra: @ Lượng kết tủa tăng dần	
 @ Số mol kết tủa luôn bằng số mol CO2.
 @ Số mol kết tủa max = a (mol)
 Þ đồ thị của phản ứng trên là:
 a
a
3
↓max
+ Khi lượng CO2 bắt đầu dư thì lượng kết tủa tan ra theo phản ứng:
	 MCO3 + CO2 + H2O → M(HCO3)2
Suy ra: @ Lượng kết tủa giảm dần đến 0 (mol)
 @ Đồ thị đi xuống một cách đối xứng
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa MCO3theo lượng CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau:
a
2a
a
3
↓max
Suy ra: Nếu phản ứng tạo ra một lượng kết tủa x mol (như đồ thị dưới đây) thì ta dễ dàng tính được số mol CO2 tham gia phản ứng là x mol hoặc .
a
2a
 a
3
↓max
 x
x
y
 II. Phương pháp giải: 
@ Dáng của đồ thị: Hình tam giác cân 
@ Tọa độ các điểm quan trọng
 + Điểm xuất phát: (0;0)
 + Điểm cực đại(kết tủa cực đại): (a; a)[a là số mol của M(OH)2] Þ kết tủa cực đại là a mol.
 + Điểm cực tiểu: (2a; 0) 
 @ Tỉ lệ trong đồ thị: 1:1.
 III. Bài tập ví dụ:
Bài 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Giá trị của a và b là 
A. 0,1 và 0,3. B. 0,1 và 0,2.
C. 0,2 và 0,3. D. 0,2 và 0,4.
 0,1
 0 a b 
Giải
+ Từ tỉ lệ của đồ thị bài toán Þ a = 0,1 mol.
+ Tương tự ta cũng có b = 2a = 0,2 mol
+ Vậy chọn đáp án B
Bài 2: Sục khí CO2 vào dung dịch 100ml dung dịch Ba(OH)2 2M, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:
Giá trị của x là	
A. 0,025. 	B. 0,020. 	C. 0,050. 	D. 0,040.
Giải
 + Theo giả thuyết → 
 + Điểm cực tiểu: (0,4; 0) 
 + Từ kết quả trên ta vẽ lại đồ thị. 
 0,2
 x 
 0 x 0,2 15x 0,4 
Từ đồ thị này suy ra : 0,4 – 15x = x → x = 0,025
 Vậy chọn đáp án A
Bài 3: Hấp thụ hết 1,6V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V là	
A. 7,84.	B. 5,60.	C. 6,72.	D. 8,40.
Giải
 + Theo giả thuyết → 
 + Điểm cực tiểu: (0,84; 0) 
 + Từ kết quả trên ta vẽ lại đồ thị. 
0,84
 Từ đồ thị này suy ra : 0,84 – = 0,36 → V = 6,72
 Vậy chọn đáp án C
Bài 4: Hấp thụ hết V lít SO2 (ở đktc) vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05 M thu được 18 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 4,48 lít hoặc 5,60 lít.	B. 3,36 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít hoặc 5,60 lít.
Giải
+ Theo giả thiết ta có: → 
@ Điểm cực tiểu là: (0,4; 0)
+ Vì theo bài ra: nên ta có đồ thị:
0,2
0,4
 0,2
↓max
0,15
x
y
 0
+ Từ đồ thị Þ x = 0,15 mol và 0,4 - y = 0,15 mol 
 Þ y = 0,25 mol Þ V = 3,36 hoặc 5,6 lít.
Vậy chọn đáp án D
Bài 5: Cho 20 lít hỗn hợp khí A gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thì thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp A là:
A. 11,2% hoặc 78,4%.	 B. 11,2%.
C. 22,4% hoặc 78,4%.	 D. 11,2% hoặc 22,4%.
Giải
+ Theo giả thiết ta có: → 
@ Điểm cực tiểu là: (0,8; 0)
+ Vì theo bài ra: nên ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị Þ x = 0,1 và 0,8 - y = 0,1 
Þ y = 0,7 Þ %VCO2 = 11,2% hoặc 78,4%
Vậy chọn đáp án A
Bài 6: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là
A. 40 gam. B. 55 gam.
C. 45 gam. D. 35 gam.
(Hình 1)
Giải
+ Từ đồ thị(hình 1) Þ a = 0,3 mol.
+ Dễ thấy điểm cực tiểu là: (1,3; 0)
Þ số mol kết tủa cực đại =1,3: 2 = 0,65 mol.
+Từ kết quả trên ta vẽ lại đồ thị (hình 2). 
Từ đồ thị này suy ra khi Þ x = 1,3 – 0,85 = 0,45 mol 
Þ m = 0,45.100 = 45 gam.
(Hình 2)
Bài 7: Hấp thụ hoàn toàn 26,88 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a M thu được 157,6 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,4 M.	B. 0,3 M	C. 0,5 M	D. 0,6 M
Giải
 + Theo giả thuyết ; → 
@ Điểm cực tiểu là: (5a; 0)
 + Vì theo bài ra: nên ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị ta có: 5a – 0,8 = 1,2 Þ a = 0,4.
Vậy chọn đáp án A
Bài 8: Trong 1 bình kín chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m biến thiên trong khoảng nào sau đây ?
A. 0 đến 3,94	B. 0 đến 0,985 C. 0,985 đến 3,94	D. 0,985 đến 3,152
Giải
+ Theo giả thiết ta có đồ thị:
Ta thấy: Khi thì (biểu diễn bằng nét đậm). 
 →
Vậy chọn đáp án C
Bài 9: Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Tính C% của chất tan trong dung dịch sau phản ứng?
(Hình 1)
(Hình 2)
Giải
+ Ta có → 
+ Từ đồ thị(hình 2):x = 
+ Bảo toàn caxi Þ 
 Þ = = 30,45%.
Bài 10: Sục từ từ 0,6 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thu được 2x mol kết tủa. Mặt khác khi sục 0,8 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thì thu được x mol kết tủa. Giá trị của V, x lần lượt là
A. V = 1,0 lít; x = 0,2 mol.	B. V = 1,2 lít; x = 0,3 mol.	
C. V = 1,5 lít; x = 0,5 mol.	D. V = 1,0 lít; x = 0,4 mol.	
Giải
+ Dễ thấy số mol CO2 tăng từ 0,6 → 0,8 thì lượng kết tủa giảm Þ ứng với 0,8 mol CO2 sẽ có phản ứng hòa tan kết tủa.
+ Trường hợp 1: Ứng với 0,6 mol có không có phản ứng hòa tan kết tủa. 
Đồ thị như sau:
+ Từ đồ thị suy ra: @ 2x = 0,6 Þ x = 0,3 	(1). 
 @ x = V – 0,8 (2) 
 @ 0,5V ≥ 0,6 (3)
+ Từ (1, 2, 3) Þ không có nghiệm phù hợp.
+ Trường hợp 2: Ứng với 0,6 mol có có phản ứng hòa tan kết tủa.
 Đồ thị như sau:
+ Từ đồ thị Þ Þ V = 1,0 và x = 0,2.
Vậy chọn đáp án A
Bài tập vận dụng dạng 1
Bài 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Giá trị của a và x là
A. 0,3; 0,1. B. 0,4; 0,1.
C. 0,5; 0,1. D. 0,3; 0,2.
Bài 2: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,55 mol. B. 0,65 mol. 
C. 0,75 mol. D. 0,85 mol.
Bài 3: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,10 mol. B. 0,15 mol. 
C. 0,18 mol. D. 0,20 mol.
Bài 4: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 1,8 mol. B. 2,2 mol. 
C. 2,0 mol. D. 2,5 mol.
Bài 5: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,60 mol. B. 0,50 mol. 
C. 0,42 mol. D. 0,62 mol.
Bài 6: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa V lít Ca(OH)2 0,05M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Giá trị của V và x là
A. 5,0; 0,15. B. 0,4; 0,1.
C. 0,5; 0,1. D. 0,3; 0,2.
Bài 7: Trong bình kín chứa 15 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Sục vào bình x mol CO2( 0,02 ≤ x ≤ 0,16). Khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào?
A. 0 đến 15 gam.	B. 2 đến 14 gam. 
C 2 đến 15 gam.	D. 0 đến 16 gam.
Dạng 2: CO2 (hoặc SO2) phản ứng với dung dịch gồm M(OH)2 và M’OH 
 I.Thiết lập dáng của đồ thị
 + Khi sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa a mol M(OH)2 và b mol M’OH thì xảy ra phản ứng:
	CO2 + 2→ + H2O	(1)
	 + CO2 + H2O → 2 (2)
 + → MCO3↓ 	(3)
+ Ta thấy: = (2a + b) mol Þ max = (a + 0,5b) mol
+ Từ đó ta có đồ thị biểu thị quan hệ giữa số mol và CO2 như sau:
a +0,5b
2a + b
a+0,5b
 a
a
a + b
+ Mặt khác: = a (mol) Þ max = a (mol)
Suy ra: Số mol kết tủa max = a (mol). Vậy sự biến thiên lượng kết tủa MCO3 theo lượng CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau:	
a
a + b
2a + b
a
Suy ra: Nếu phản ứng tạo ra một lượng kết tủa x mol (nhỏ hơn lượng kết tủa cực đại) thì ta dễ dàng tính được số mol CO2 tham gia phản ứng là x mol hoặc .
II. Phương pháp giải
@ Dáng của đồ thị: Hình thang cân
@ Tọa độ các điểm quan trọng
+ Điểm xuất phát: (0,0)
+ Điểm cực đại(kết tủa cực đại): (;)[a là số mol của M(OH)2] Þ kết tủa cực đại là a mol.
+ Điểm cực tiểu: ( ;0)
@ Tỉ lệ trong đồ thị: 1:1.
III. Bài tập ví dụ
Bài 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH và 0,2 mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình dưới. Tính x, y, z, t ?
Giải
 + Theo giả thiết ta có := 0,55 mol.= 0,2 mol Þ max = 0,2 mol.
+ Từ đồ thị và số mol của các ion ta suy ra:
	@ x = max = 0,2 mol.
	 @ t = = 0,55 mol.
	 @ y = x = 0,2mol
	 @ z = t – x Þ z = 0,55 – 0,2 Þ z = 0,35 mol.
Bài 2: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Tỉ lệ a : b là	
A. 4 : 5.	B. 5 : 4.	C. 9 : 5.	D. 4 : 9.
Giải
+ Dựa vào giả thiết và bản chất phản ứng ta có đồ thị:
Vậy chọn đáp án A
Bài 3: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 1,182. B. 1,970. C. 2,364. D. 3,940. 
Giải
+ Ta có: = 0,02 mol; = 0,03 mol; = 0,012 mol 
 Þ max = 0,012 mol
 + Theo giả thuyết ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị: x = 0,03 – 0,02 = 0,01 Þ mkết tủa = 1,97 gam.
Vậy chọn đáp án B
Bài 4: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của V là 
A. 1,344 B. 4,256 C. 1,344 hoặc 3,92 D. 1,344 hoặc 4,256 
Giải
+ Ta có : = 0,075 mol  Þ max = 0,075 mol.
 = 0,25 mol ; = 0,06 mol  
+ Theo giả thuyết ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị Þ x = 0,06 mol và y = 0,25 – 0,06 Þ y = 0,19 mol
Þ hoặc 
Vậy chọn đáp án D
Bài 5: Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,68.	B. 0,58.	C. 0,64.	D. 0,62
Giải
 Theo đồ thị ta có : max = 0,1 mol Þ a = 0,1 mol 
 = 2a + 0,5 = 2. 0,1 + 0,5 = 0,7 mol
 Þ x = 0,7 - 0,06 = 0,64 mol
Vậy chọn đáp án C
Bài 6: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Giá trị của x, y, z lần lượt là:
A. 0,60; 0,40 và 1,50. 	B. 0,30; 0,60 và 1,40. 	
C. 0,30; 0,30 và 1,20. 	D. 0,20; 0,60 và 1,25. 
Giải
+ Vì kết tủa cực đại = 0,6 mol Þ y = 0,6.
+ Tổng số mol OH- = 1,6 Þ 0,1 + x + 2y = 1,6 Þ x = 0,3 mol.
+ Từ đồ thị Þ 1,6 – z = 0,2 Þ z = 1,4 mol.
Vậy chọn đáp án B
Bài 7: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V bằng bao nhiêu để thu được kết tủa cực đại?
A. 	B. 	C. 	D. 
Giải
 Theo đồ thị ta có : 
Vậy chọn đáp án C
Bài 8: Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?
A. 2,24 ≤ V ≤ 8,96 B. 2,24 ≤ V ≤ 5,6 C. 2,24 ≤ V ≤ 4,48 D. 2,24 ≤ V≤ 6,72 
Giải
+ Ta có: = 0,1 mol; = 0,2 mol Þ = 0,1 mol và = 0,4 mol.
Þ max = 0,1 mol.
+ Để kết tủa max thì - ≥ 0,1 mol. 
 Theo giả thiết ta có đồ thị:
+ Theo sơ đồ : x = 0,1; y = 0,4 – x = 0,4 – 0,1 = 0,3.
+ Để kết tủa lớn nhất thì: x ≤ ≤ y hay 0,1 ≤ ≤ 0,3 (mol) 
 Þ 2,24 ≤ ≤ 6,72 (lít)
Vậy chọn đáp án D
Bài tập vận dụng dạng 2
Bài 1: Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2 và m gam NaOH. Sục CO2 dư vào A ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo hình bên. Giá trị của a và m là
A. 0,4 và 20,0. B. 0,5 và 20,0.
C. 0,4 và 24,0. D. 0,5 và 24,0.
Bài 2: Sục CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Ca(OH)2 ta thu được kết quả như hình bên. Tỉ lệ a : b bằng
A. 3 : 5. B. 2 : 3.
C. 4 : 3. D. 5 : 4.
Bài 3: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và KOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,12. B. 0,11.
C. 0,13. D. 0,10.
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước, thu được dung dịch X. Sục khí CO2  vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m và x lần lượt là
A. 80 và 1,3  	 B. 228,75 và 3,25 C. 200 và 2,75   	D. 200,0 và 3,25
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	Đề tài này đã được thực hiện giảng dạy khi tôi tham gia dạy lớp 11A, 11B năm học 2018 – 2019 ở trường THPT Lê Viết Tạo. Trong quá trình học đề tài này, học sinh thực sự thấy tự tin khi làm dạng bài tập đồ thị, tạo cho các em niềm đam mê, yêu thích môn hóa học, mở ra cách nhìn nhận, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học, tạo nền cho học sinh tự học, tự nghiên cứu. Kết quả, học sinh tích cực tham gia giải bài tập, nhiều em tiến bộ, nắm vững phương pháp và vận dụng tốt ở từng bài cụ thể. Qua các bài kiểm tra về nội dung này và các bài tập có trong đề thi học kì, tôi nhận thấy nhiều em có sự tiến bộ rõ rệt và đạt kết quả tốt. Cụ thể như sau:
 Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11A
15%
43%
42%
0%
11B
12%
40%
48%
0%
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua kết quả khảo sát trên đã cho thấy hiệu quả của việc vận dụng phương pháp đồ thị vào bài giảng:
 + Thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về dạng bài tập có đồ thị.
 + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm.
 + Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Hoá học. 
3.2. Kiến nghị.
Đối với tổ chuyên môn: Cần có nhiều buổi thảo luận về phương pháp giải nhanh bằng đồ thị, đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu các dạng bài tập mẫu rồi phát triển vượt mẫu, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học.
 Về phía nhà trường : Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo, tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian để đầu tư chuyên môn.
Đối với Sở GD & ĐT: Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. 
Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_do_thi_de_giai_nhanh_dang_bai_tap_c.docx