SKKN Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT)

SKKN Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT)

Trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Dạy học ngày nay đang chuyển từ lấy giáo viên (GV) làm trung tâm sang lấy học sinh (HS) làm trung tâm, rèn luyện cho học sinh phương pháp luận khoa học, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự làm và sáng tạo từ thấp đến cao ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đến suốt cuộc đời.

“Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí.”

 

doc 35 trang thuychi01 10813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	MỞ ĐẦU	
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Dạy học ngày nay đang chuyển từ lấy giáo viên (GV) làm trung tâm sang lấy học sinh (HS) làm trung tâm, rèn luyện cho học sinh phương pháp luận khoa học, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự làm và sáng tạo từ thấp đến cao ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đến suốt cuộc đời.
“Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí.” 
(Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH- Đại hội Đảng XI).
Để hình thành cho học sinh một cách học tích cực và tự chủ, GV không chỉ giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là bản đồ tư duy (BĐTD). 
Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT)”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
- Nghiên cứu các nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: Quá trình dạy học hóa học, phương pháp dạy học hoá học tích cực, bản đồ tư duy trong dạy học hoá học....
-Nghiên cứu mục tiêu, chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng chương nhóm Nitơ lớp-11 nâng cao.	
- Nghiên cứu xây dựng và vận dụng bản đồ tư duy, thiết kế các hoạt động học tập cho các bài dạy học cụ thể của chương nhóm Nitơ lớp-11 nâng cao.	
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học môn Hóa 11
4.2. Đối tượng nghiên cứu
	Quá trình tự học hóa học phần hóa học nhóm Nitơ chương trình nâng cao THPT nhằm cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
5. Giả thuyết khoa học
	Chất lượng bài dạy học sẽ được nâng cao khi giáo viên xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy một cách hợp lý và sáng tạo trong các bài dạy học, HS tham gia các hoạt động học tập tích cực và hứng thú hơn để tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. Qua đó bằng việc sử dụng bản đồ tư duy trong các bài dạy học, GV đã từng bước rèn luyện cho HS một trong các phương pháp tự học có hiệu quả.
6. Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Các phương pháp thu thập nguồn tài liệu lý luận liên quan đến đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, quan sát các quá trình học tập, giảng dạy hoá học phổ thông.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả việcsử dụng BĐTD trong dạy học Chương nhóm Nitơ
 -Trao đổi với GV, HS về các vấn đề nghiên cứu.
6.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin trong khoa học giáo dục
Sử dụng thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý, phân tích và đánh giá các kết quả thực nghiệm sư phạm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về ứng dụng BĐTD trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng.
- Xây dựng và đề xuất những cách sử dụng BĐTD trong dạy học chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao theo hướng dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho GV và HS tiết kiệm được thời gian, phát huy tính năng động sáng tạo trong dạy và học môn hóa học.
- Thông qua bài học giúp học sinh hình thành phương pháp học hiệu quả, đó là sử dụng BĐTD trong ghi chép bài học, hệ thống hóa kiến thức, ôn tập
- Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của đề tài
NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Bản đồ tư duy
1.1.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của bản đồ tư duy theo Tony Buzan, dựa trên 3 yếu tố sau:
Chức năng của bộ não: Các nghiên cứu về não bộ cho thấy hai bán cầu não có chức năng khác nhau: bán cầu não phải trội hơn trong một số chức năng về màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, tưởng tưởng, nhận thức không gian; trong khi bán cầu não trái ưu thế trong những lĩnh vực khác như: logic, ngôn ngữ, số, phân tích. Do đó nếu sử dụng được càng nhiều chức năng và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của cả hai bán cầu não thì quá trình ghi nhớ và nhận thức càng hữu hiệu.
Tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ: : Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, não có thể dễ dàng nhớ được những thông tin đặc biệt sau: những thông tin ở đầu hay cuối buổi học, những thông tin mà liên hệ với những điều đã được lưu trữ trước đó trong não bộ hay là liên hệ với những điều đang được học, những thông tin nổi bật và độc nhất, những thông tin mà người đó quan tâm và những thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một trong 5 giác quan
Cách ghi chép: Ghi chép theo kiểu lược dòng cho chúng ta thấy rằng cách ghi chép này hoàn toàn thiếu sử dụng các chức năng của não phải như: màu sắc, hình ảnh, trí tưởng tượng, nhận thức không gian; và cách ghi chép này cũng không phù hợp với tâm lí học của việc ghi nhớ khi không sử dụng những yếu tố đặc biệt hữu hiệu cho quá trình ghi nhớ. Vì vậy, nếu chúng ta ghi chép theo kiểu lược dòng thì chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của não bộ - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. 
1.1.2. Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng.
Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết.
Bản đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai......Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
1.1.3. Ứng dụng của bản đồ tư duy trong dạy học 
-Ứng dụng trong tóm tắt nội dung và ôn tập một chủ đề.
-Ứng dụng trong làm việc tổ, nhóm
 - Ứng dụng trong thu thập, sắp xếp ý tưởng
 - Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
 - Ứng dụng trong làm việc ghi chép khi nghe giảng
1.1.4. Cách xây dựng bản đồ tư duy
Hiện nay, tư duy có sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ được coi là phong cách tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Để thiết lập BĐTD, có thể sử dụng một số phần mềm như:
Phần mềm EDraw Mind Map.
Phần mềm FreeMind.
Phần mềm MindMapper 2008.
Phần mềm Tony Buzan’s iMindMap.
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 8.
1.1.4.1.Xây dựng bản đồ tư duy bằng phần mềm Mindjet MindManager Pro 8
Mindjet MindManager Pro 8 là phần mềm được sử dụng khá rộng rãi,đây là phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, Mindjet thích hợp với GV, HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Mindjet MindManager Pro 8 giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông tin một cách có hiệu quả. Mindjet hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ các định dạng ảnh thông dụng đến PDF, DOC, HTML, TXT, XML đến định dạng riêng của chương trình (.mmap).
Các bước lập một bản đồ tư duy bằng phần mềm
Mindjet MindManager Pro 8
Mở ứng dụng của phần mềm:
Định dạng bản đồ: có thể sử dụng một trong các mẫu bản đồ có sẵn trong thư viện của phần mềm hoặc tự thiết kế mẫu bản đồ riêng.
Sử dụng mẫu có sẵn: Chọn file/ new/ chọn một mẫu bản đồ phù hợp.
Tự thiết kế mẫu: 
Format topic: Click chuột phải vào central topic, chọn Format topic
Thẻ Shape and Color: chọn hình dạng topic, màu đường viền và màu nền cho topic, có thể chọn màu nền topic ở home/fill color.
Thẻ Alignment: chọn kiểu căn lề cho đoạn văn bản trong topic và chọn kiểu sắp xếp vị trí giữa đoạn text và hình ảnh.
 Thẻ Size and Margins: phần margins cho phép lựa chọn khoảng cách từ các đường viền của topic đến phần nội dung của topic.
	Thẻ Subtopics Layout: Chọn kiểu bản đồ, kiểu đường liên kết giữa topic đang format với các topic liên kết trực tiếp với nó. Phần Distance between siblings dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các subtopic phụ của topic đang format.
Thẻ General Layout: phần Main Topic Line Width dùng để điều chỉnh độ rộng của đường nối giữa central topic với các subtopic của nó. Muốn đường viền topic và đường nối các topic đậm hơn thì tích vào mục Organic appearance.
Tương tự như vậy, muốn định dạng một topic nào thì click chuột phải vào topic đó và làm tương tự như trên.
Chọn nền cho bản đồ: 
 Click chuột phải vào phần nền của bản đồ, chọn Background, sau đó chọn Assign Image from Library và chọn một mẫu trong thư viện background của phần mềm; hoặc chọn Brackground Propertiessau đó chọn một màu nền phù hợp hoặc chọn một ảnh trong thư viện ảnh để làm nền cho bản đồ.
Xây dựng bản đồ:
Nhập các nội dung của BĐTD: định dạng cỡ chữ, kiểu chữ như trong Word.
Chèn topic: - Vào Insert/ topic hoặc subtopic
 - Chèn topic cấp 1: click đúp chuột trái vào vị trí cần chèn
 - Chèn topic cùng nhánh: click chuột trái vào topic cùng cấp với topic cần chèn sau đó nhấn enter.
Chọn thẻ Map Markers để chèn các icon, hoặc chọn thẻ Home trên thanh công cụ sau đó chọn Icon Markers
Chọn thẻ Library để chèn các hình ảnh trong thư viện ảnh của phần mềm, hoặc click chuột phải vào topic và chọn Image sau đó chọn From file (chèn hình ảnh từ một file bất kỳ trong máy tính) hoặc chọn From Library.
Hoặc có thể copy một bức ảnh sau đó click chuột phải vào topic cần chèn hình ảnh chọn Paste/ Paste Inside.
Tạo ghi chú, liên kết: Click chuột phải vào topic muốn tạo ghi chú hoặc liên kết, sau đó chọn Notes (để tạo ghi chú), chọn Hyperlink (tạo liên kết với các files khác). Hoặc trong thẻ Home trên thanh công cụ chọn Notes, chọn Hyperlink.
Tạo liên kết với các file khác: Mind manager 8.0 cho ta liên kết với nhiều loại tập tin khác (mỗi topic chỉ liên kết được 1 tập tin duy nhất) . Khi click vào biểu tượng liên kết thì tập tin liên kết sẽ được mở.
Trình diễn một bản đồ tư duy:
Chọn View/ chọn Presentation Mode. các nút PgUp, PgDn chúng ta sẽ trình bày từng nội dung một của map với kích thước trọn màn hình.
Click vào dấu (-) để đóng các nhánh lại, click vào dấu (+) để mở các nhánh ra.
Click vào End Presentation để kết thúc trình chiếu.
2. Xây dừng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm Nitơ lớp 11 nâng câo
2.1.Nhóm nitơ.
 Nghiên cứu nhóm nitơ được thực hiện bằng sự phân tích cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np3 có 3 electron nên có cộng hóa trị là 3 trong các hợp chất. Riêng nguyên tử N lớp electron ngoài cùng không có phân lớp d nên trong các hợp chất nitơ chỉ có cộng hóa trị 4. Các nguyên tố khác: P, Asở trạng thái kích thích có 5 electron độc than ở lớp ngoài cùng nên trong các hợp chất càn có cộng hóa trị là 5. 
 Việc nghiên cứu nhóm nitơ có sự vận dụng lý thuyết sự điện để xem xét tính axit, bazơ của dung dịch các chất. Trong nhóm nitơ chỉ nghiên cứu nitơ và photpho nên cần làm rõ sự giống nhau và kháckhác nhau của hai nguyên tố và hợp chất của chúng 
2.2. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học chương nhóm Nitơlớp 11 nâng cao
 Để thiết kế một bài dạy học có sử dụng BĐTD trong dạy học hóa học có thể thực hiện theo quy trình sau:
	Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.
	Bước 2: Xác định kiến thức và nội dung trọng tâm.
	Bước 3: Lựa chọn PPDH và phương tiện dạy học.
	Bước 4: Xác định và thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp học.
	Bước 5: Xây dựng BĐTD dùng cho bài học.
	Bước 6: Lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.
2.2.1. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho các bài học nghiên cứu tài liệu mới
	2.2.1.1. Nhiệm vụ của bài học nghiên cứu tài liệu mới
	Bài học nghiên cứu tài liệu mới có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, truyền thụ - tiếp thu kiến thức mới.
Bài học thường có cấu trúc:
Phần mở đầu: được trình bày ngắn gọn để chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức mới, bao gồm việc nêu nhiệm vụ nhận thức, giới thiệu dàn bài thuyết trình, hoặc đàm thoại ngắn gọn về các kiến thức cũ có liên quan đến bài học.
Sự nghiên cứu, nắm vững kiến thức mới, kỹ năng mới chiếm phần cơ bản của giờ học. GV sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học để thực hiện nội dung này.
Cuối giờ học, GV khái quát ngắn gọn nội dung mới truyền đạt. Cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng mới thu được. GV trả lời các câu hỏi, thắc mắc của HS đặt ra khi vận dụng kiến thức và hệ thống kiến thức mới truyền đạt. Cuối cùng, GV hướng dẫn học ở nhà và các bài tập cần hoàn thành.
	Thành công của một giờ học nghiên cứu tài liệu mới là HS nắm được các kiến thức mới trong bài học, nhớ được các kiến thức đó và vận dụng chúng để hoàn thành các bài tập hóa học. Để đạt được thành công này, phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS cần được sử dụng một cách hợp lí.
	Đối với GV: cần nắm vững bài học, xác định rõ những nội dung nào trong bài là mới và trọng tâm, những nội dung nào HS cần biết, những nội dung nào HS cần hiểu. Có như vậy, GV mới kiểm soát được việc giảng dạy tránh việc dạy lan man. Để giúp HS nắm vững bài, hiểu bài, ghi nhớ và vận dụng được bài học thì trong quá trình giảng dạy, GV cần có những cách làm nổi bật những nội dung đó, tác động mạnh mẽ đến các giác quan của HS kích thích mạnh mẽ khả năng ghi nhớ của bộ não.
	Đối với HS: cần nắm được những nội dung quan trọng của bài, ghi nhớ chúng và vận dụng chúng. Để ghi nhớ tốt nội dung bài học, HS cần có cách ghi chép và ghi nhớ thông tin một cách logic và tạo những điểm nhấn cho những thông tin quan trọng. Cách ghi chép bài học bằng BĐTD có thể giúp HS ghi nhớ bài học một cách rất hiệu quả.
Việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy và học tập rất linh hoạt, tùy thuộc vào phương pháp dạy học.
	- Đối với những bài học có nội dung ngắn, ít vấn đề trọng tâm và khó, GV có thể chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tự thiết kế và hoàn thiện một bản đồ với nội dung bài học trên giấy A0. Sau đó, yêu cầu một nhóm đại diện lên trình bày và GV làm rõ những vấn đề khó, trọng tâm cần được lưu ý và cho HS vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các bài tập có liên quan. Với cách dạy học này, HS sẽ ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tóm tắt tài liệu một cách khoa học.
	 - Đối với những bài học có nội dung dài, nhiều vấn đề trọng tâm và khó, HS không thể tự thiết kế và hoàn thiện BĐTD trong giờ học được. Với những giờ học này, GV có thể thiết kế BĐTD mẫu, trong đó những nội dung nào cần được HS phát hiện, khám phá thì bỏ trống để HS tự hoàn thiện bản đồ trong giờ học. Hoặc GV có thể yêu cầu mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) tự thiết kế BĐTD nội dung bài học trước khi lên lớp. Với cách này, trước khi lên lớp HS đã nắm được cơ bản bài học, xác định được những nội dung mà bản thân chưa hiểu rõ, như vậy khi lên lớp sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và tập trung vào những vấn đề đó. Trên lớp, GV chỉ tập trung làm rõ những vấn đề trọng tâm và khó, giải đáp các thắc mắc của HS, và giành nhiều thời gian hơn cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập, như vậy giúp HS hiểu bài kĩ hơn, ghi nhớ bài lâu hơn và có hứng thú với môn học hơn.
	Để giúp HS có nhiều thời gian tập trung suy nghĩ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới và vận dụng kiến thức vừa học, GV có thể áp dụng một số cách như:
Cách 1: Yêu cầu HS tự thiết kế BĐTD nội dung bài học trước khi lên lớp. 
	Cách áp dụng này sẽ mang lại kết quả học tập rất tốt cho HS: giúp HS rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn khả năng tư duy khoa học và khi HS tự thiết kế BĐTD thì các em đã ghi nhớ được phần lớn nội dung kiến thức bài học, đồng thời HS cũng tự đặt ra trước những câu hỏi, những vấn đề cần làm rõ hơn, như vậy HS sẽ chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tránh việc GV dạy điều gì HS học điều đó, tiếp thu kiến thức một cách bị động. Tuy nhiên, áp dụng theo cách này sẽ đòi hỏi HS phải tốn nhiều thời gian và công sức cho mỗi bài học, trong khi quỹ thời gian của HS khá hạn hẹp và phải học nhiều môn học. Do đó cách áp dụng này khó có thể áp dụng cho tất cả các bài được. Chỉ nên áp dụng cách này cho các bài luyện tập, các bài trọng tâm có nhiều nội dung kiến thức cơ bản HS cần nắm được. 
	Cũng có thể áp dụng cách này cho nhiều bài nhưng với yêu cầu thấp hơn như: thiết kế bản đồ nội dung cho một phần của bài học; hoặc chia bài học thành nhiều phần và yêu cầu mỗi nhóm thiết kế BĐTD cho một phần. Với cách chia công việc cho mỗi nhóm, GV yêu cầu các nhóm phải thảo luận trước với nhau để thống nhất cách thiết kế, vị trí của trung tâm, hướng phát triển nhánh từ trung tâm và màu sắc sử dụng của mỗi nhóm. Nếu HS thiết kế bản đồ trên giấy khổ lớn thì các nhóm phải ghép các phần bản đồ riêng và thiết kế tên bài học (phần trung tâm) ở giữa. Như vậy khi tiến hành bài học trên lớp, mỗi nhóm sẽ trình bày phần bản đồ riêng và sau khi tất cả các nhóm trình bày xong thì sẽ ghép được một bản đồ hoàn chỉnh.
Cách 2: GV phát BĐTD cho từng nhóm HS (hoặc từng HS) để nghiên cứu, thảo luận và hoàn thiện bản đồ dựa vào hệ thống câu hỏi kèm theo:
Câu 1: Nitơ và photpho cùng nhóm VA, độ âm điện của nitơ lớn hơn photpho. Tại sao photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ? 
Câu 2: Chuyển hóa giữa Photpho trắng và Photpho đỏ ở những nhiệt độ nào?
Câu 3: Phản ứng giữa photpho với kim loại?
Câu 4: Phản ứng giữa photpho với phi kim và hợp chất?
Câu 5: Từ những phản ứng ở câu 3 và 4:
Xác định số oxi hóa của các chất trong phản ứng?
Kết luận như thế nào về tính chất của photpho?
Câu 6: Phản ứng điều chế photpho trong công nghiệp?
Câu 7: Nghiên cứu SGK và điền những thông tin còn thiếu trong BĐTD?
	Chú ý: Để tăng cường hoạt động tư duy cho HS, GV có thể yêu cầu HS không sử dụng SGK khi trả lời các câu hỏi trên.
	Sau khi hoàn thiện bản đồ nội dung kiến thức, GV sử dụng hệ thống bài tập phù hợp giúp HS vận dụng kiến thức:
Bài 1: Bài 3-SGK trang 62
Bài 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
 Ca3(PO4)2 + → P + 	(2) P +  → P2O5	
(3) P2O5 +.. → A	(4)A + .→ B
(5) B +  → Ca3(PO4)2 + 
Cách 3: Cung cấp BĐTD đầy đủ sau khi đã nghiên cứu xong tài liệu mới để HS sử dụng chúng trong quá trình vận dụng kiến thức.
Cách 4: Cung cấp BĐTD đầy đủ cho HS từ cuối buổi học trước, yêu cầu các em về nghiên cứu trước nội dung của bản đồ, đặt ra những câu hỏi cần giải đáp. Sau đó trong giờ học, các em sẽ nêu những câu hỏi, GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời chính các câu hỏi mà các em đặt ra. Khi giải quyết xong phần câu hỏi của HS (hoặc xen kẽ vào phần giải quyết câu hỏi của HS), GV sẽ đặt ra thêm câu hỏi để củng cố, mở rộng hoặc đào sâu thêm kiến thức.
Cách 5: Cung cấp bản đồ nội dung bài học ngay trước giờ học, sau đó GV và HS chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ những nội dung HS cần hiểu, thời gian chủ yếu của buổi học GV sử dụng các bài tập vận dụng để giúp HS ghi nhớ và hiểu bài sâu hơn.
	Cách sử dụng 2, 3, 4 và 5 cho phép HS không tốn nhiều thời gian cho việc ghi chép, do đó HS có nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ, thảo luận và vận dụng kiến thức. Khi cung cấp bản đồ cho HS, GV nên cung cấp bản đồ dạng đen trắng, sau đó HS sẽ tự làm nổi bật những nội dung chính của bài (c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_chuong.doc