Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2: Nitơ – phốt pho (hóa học 11 ) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh

Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2: Nitơ – phốt pho (hóa học 11 ) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm Bộ GD- ĐT yêu cầu trong hướng đẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục , dạy học hiện nay.Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.[3]

 Do môn hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lí thuyết vừa gắn với thực nghiệm ,nó liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội , sản xuất và môi trường sống.Cho nên muốn dạy môn hóa học có hiệu quả thì ngoài việc nắm vững kiến thức , ta cần có một phương pháp dạy phù hợp.Ngoài áp dụng các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên theo hướng đổi mới như :dạy học nêu vấn đề, Học sinh thảo luận nhóm theo hướng nghiên cứu bài học Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu , tính chủ động sáng tạo của học sinh với mục đích tăng hứng thú học tập môn hóa học , biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn , giáo dục ý thức , trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh , tôi đã áp dụng dạy học tích hợp , liên hệ thực tế vào các tiết dạy của mình.

 Trong chương trình hóa học phổ thông hầu như các bài học đều có nội dung tích hợp và liên hệ thực tế phong phú .Tùy vào đối tượng học sinh, thực trạng của từng địa phương và các vấn đề cụ thể giáo viên phải biết lựa chọn nội dung tích hợp và liên hệ phù hợp .Với các bài dạy về nitơ, phốt pho và các hợp chất của chúng thuộc chương 2 : nitơ – phootpho – hóa học 11 thì các vấn đề liên quan đến đời sống thực tế và môi trường càng đa dạng .Đó là lí do tôi chọn đề tài : “Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2: nitơ – phôt pho ( hóa học 11 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.”

 

doc 22 trang thuychi01 10215
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2: Nitơ – phốt pho (hóa học 11 ) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO CÁC BÀI DẠY CHƯƠNG 2 : NITƠ – PHỐT PHO (HÓA HỌC 11 ) NHẰM NẤNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .
I.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm Bộ GD- ĐT yêu cầu trong hướng đẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục , dạy học hiện nay.Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.[3]
 Do môn hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lí thuyết vừa gắn với thực nghiệm ,nó liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội , sản xuất và môi trường sống.Cho nên muốn dạy môn hóa học có hiệu quả thì ngoài việc nắm vững kiến thức , ta cần có một phương pháp dạy phù hợp.Ngoài áp dụng các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên theo hướng đổi mới như :dạy học nêu vấn đề, Học sinh thảo luận nhóm theo hướng nghiên cứu bài họcNhằm nâng cao khả năng tiếp thu , tính chủ động sáng tạo của học sinh với mục đích tăng hứng thú học tập môn hóa học , biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn , giáo dục ý thức , trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh , tôi đã áp dụng dạy học tích hợp , liên hệ thực tế vào các tiết dạy của mình.
 Trong chương trình hóa học phổ thông hầu như các bài học đều có nội dung tích hợp và liên hệ thực tế phong phú .Tùy vào đối tượng học sinh, thực trạng của từng địa phương và các vấn đề cụ thể giáo viên phải biết lựa chọn nội dung tích hợp và liên hệ phù hợp .Với các bài dạy về nitơ, phốt pho và các hợp chất của chúng thuộc chương 2 : nitơ – phootpho – hóa học 11 thì các vấn đề liên quan đến đời sống thực tế và môi trường càng đa dạng .Đó là lí do tôi chọn đề tài : “Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2: nitơ – phôt pho ( hóa học 11 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.”
Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh Áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế với mục đích góp phần sao cho học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học 
 Do chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn và kinh nghiệm dạy học tích hợp còn ít , trong khi tích hợp trong dạy học hóa học rất đa dạng và phong phú nên đề tài còn nhiều hạn chế .Kính mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý thêm cho đề tài , để thời gian tiếp theo đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi trong dạy học hóa học các bài thuộc chương 2 : nitơ – phootpho – hóa học 11.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đi vào việc đưa ra một số cách thức mà bản thân đã áp dụng tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2 : nito – photpho ( hóa học 11 ) sao cho có hiệu quả tốt nhất , nhằm tăng hứng thú học tập môn hóa nói chung và các bài dạy chương 2 : nitơ – photpho nói riêng .Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và có ý thức để bảo vệ hạn chế điều đó.Ngoài ra giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với thực tiễn đời sống giúp các em hứng thú hơn trong học tập hóa học và biết sử dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Lớp 11B5 và các lớp 11 của Trường THPT Thạch Thành 3
Phạm vi kiến thức : Các bài dạy về nitơ , photpho và các hợp chất của niơ photpho trong chương 2 : nitơ - photpho (hóa học 11).
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
-Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình , phương pháp dạy học 
-Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học , phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa.
-Nghiên cứu module 14 : dạy học theo hướng tích hợp của Bộ GDĐT tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
-Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi chia xẻ , rút kinh nghiêm cho các bài học thuộc chương 2, đồng thời khảo sát được mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong việc áp dụng dạy học tích hợp và liên hệ thực tế trong dạy học.
-Sưu tầm liệt kê các nội dung cần tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào các bài dạy cụ thể thuộc chương 2 : nitơ – phốt pho sách hóa học 11
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này được phát triển từ sáng kiến kinh nghiệm năm 2014 của bản thân nhưng đã được chỉnh sửa , bổ sung , hoàn thiện hơn với một số điểm mới sau :
-Bố cục đầy đủ , chặt chẽ hơn . 
-Đi vào cách thức thực hiện chi tiết rõ ràng và cụ thể hơn . Chỉ rõ các địa chỉ cụ thể để áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy .
- Đưa thêm các dẫn chứng cụ thể , thiết thực để minh họa cách áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế trực tiếp vào quá trình giảng dạy các bài học (như các phiếu học tập , giáo án minh họa )
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức giáo dục môi trường , làm cho chúng nhào quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất .
 Áp dụng dạy học tích hợp và liên hệ thực tế vào dạy học hóa học nhằm :
-Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày , trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này , hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống .
-Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết , cơ bản về nội dung cần tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cứ chỉ , việc làm và hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống .
- Phát triển các kĩ năng thực hành , kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống .
-Giúp học sinh hứng thú học tập ,từ đó khắc sâu kiến thức đã học
-Xác lập được các mối quan hệ giữa các khái niệm đã học [3]
 Thực tiễn đã chứng tỏ rằng việc thực hiện quan điểm tích hợp và liên hệ thực tế trong dạy học và giáo dục sẽ phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập sẽ trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với các môn học được thực hiện riêng lẻ.Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học , giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
II.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần , tính chất , ứng dụng , sự biến đổi giữa các chất . Do đó hóa học có vai trò rất lớn trong chương trình giáo dục bảo vệ môi trường .
Thông qua nội dung về cấu taọ chất , tính chất vạt lí và tính chất hóa học , ứng dụng và điều chế các chất môn hóa học có thể giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc , bản chất về :
-Thành phần cấu tạo của môi trường : đất , nước , không khí và thế giới sinh quyển .
-Sự biến đổi các chất trong môi trường .
-Ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường .
-Nguồn gây ô nhiễm môi trường : các chất hóa học và tác hại sinh lí của chúng với động vật và con người.
-Tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường
-Biện pháp hóa học , vật lí , sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm : xử lí nước thải sinh hoạt , nước thải công nghiệp , chất thải rắn 
-Biện pháp bảo vệ môi trường trong học tập hóa học . [5]
 Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy tôi thấy hầu hết các em học sinh vẫn cảm thấy mơ màng và lúng túng giữa kiến thức lí thuyết hóa học và thực tiễn : không hình dung được mối liên hệ mật thiết giữa các chất hóa học , các hiện tượng hóa học với thực tế và môi trường ,dẫn đến không biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống , cũng như không có biện pháp và hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường.
Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên do tính cách thụ động , tâm lí ngại tìm tòi, hoặc không có sẵn tài liệu chi tiết phong phú nên chỉ đi lướt qua hoặc hình thức đưa giáo dục môi trường vào còn mang nặng tính lí thuyết , không đưa được những vấn đề thực tiễn , những hình ảnh trực quan , những thông tin ngoài sách giáo khoa nhưng thiết thực đến học sinh .Vì vậy làm cho học sinh cảm thấy giờ học môn hóa rất nặng nề , mệt mỏi , không tạo được hứng thú , niềm say mê học tập cho học sinh .
 Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2 : nitơ – phốt pho (hóa học 11 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Giải pháp :
 Để tích hợp môi trường và liên hệ thực tế có hiệu quả trước hết giáo viên phải xác định rõ những nội dung trong bài cần triển khai để tránh đi xa vấn đề trọng tâm của bài học , không biến bài học trở thành bài dạy về môi trường .Sau đó giáo viên sưu tầm , biên soạn các nội dung cần tích hợp và liên hệ sao cho logic với nội dung bài học .Tiếp đến giáo viên phải tìm các hình thức hoạt động sao cho học sinh cảm thấy hứng thú và chủ động nhất để lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả. 
2.3.2.Tổ chức thực hiện :
 Tùy vào điều kiện và cách thức dạy học cụ thể , giáo viên có thể tích hợp giáo dục môi trường và liên hệ thực tế vào nội dung bài học như phần vào bài ;tích hợp bộ phận các phản ứng , các nội dung thực tế có liên quan ; tổng kết bài , chương hoặc có thể dùng hình thức ngoại khóa để lồng ghép các kiến thức đó (báo bảng , sinh hoạt dưới cờ )
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức tổ chức dạy học sau :
-Đưa câu hỏi dưới dạng phiếu học tập để học sinh chuẩn bị ở nhà các kiến thức tích hợp và liên hệ thực tiễn sau đó học sinh lên lớp truy bài , thảo luận nhóm để hoàn thiện kiến thức của mình.Như thế học sinh sẽ hứng thú tìm tòi thu thập kiến thức và chủ động hơn trong việc thể hiện năng lực cũng như tiếp thu kiến thức mới .
-Học sinh chuẩn bị các nội dung hình ảnh liên quan đến các nội dung bài học để cho các nhóm học sinh thảo luận ngay trên lớp.
-Giáo viên cũng có thể soạn thành các bài tập trắc nghiệm tích hợp về bảo vệ môi trường trong chương nhóm nitơ để ôn tập cuối bài , cuối chương .
-Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi ô chữ hoặc trả lời nhanh câu trắc nghiệm giữa các nhóm .
- Mở cuộc thi báo ảnh về đề tài nitơ – photpho và hợp chất với ô nhiễm môi trường và thực tế cuộc sống. 
Các nội dung tích hợp môi trường và liên hệ thực tế thuộc các bài dạy trong chương 2 : nitơ – phốt pho rất đa dạng và phong phú . Trong bài viết này tôi chỉ xin liệt kê các nội dung kiến thức và một vài ví dụ về cách thức áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào một số đơn vị kiến thức ở các bài trong chương 2 thường gặp 
Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể :
a.Hệ thống các nội dung tích hợp về môi trường trong các bài thuộc chương 2 nhóm nitơ – sách giáo khoa hóa học 11
Các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài trong chương 2 nhóm ni tơ – hóa học 11 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đặt thành mục tiêu trong các bài dạy là :
Tên bài
 Nội dung giáo dục môi trường 
Kiến thức
Thái độ - tình cảm
Kĩ năng – hành vi
Nitơ
- Biết khí ni tơ là thành phần chủ yếu của không khí, nitơ có trong đất. nitơ là nguyên tố cần cung cấp cho cây trồng.
- Sự biến đổi của ni tơ trong tự nhiên và ô nhiễm không khí
Có ý thức xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường
- Xác định sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: ni tơ – ni tơ oxit – axit HNO3 – phân nitrat.
- Biết xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của ni tơ.
 Amoniac và muối amoni
- Amoniac là chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước
- Sản xuất amoniac và chất gây ô nhiễm môi trường
Có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ bầu không khí và nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm bởi NH3
- Nhận biết được NH3 và muối amoni có trong môi trường.
- Xử lí chất thải NH3 và muối amoni sau thí nghiệm.
Axit nitric và muối nitrat
Hiểu được:
- HNO3 và muối nitrat là những hóa chất cơ bản trong sản xuất hóa học.
- Tác dụng của axit nitric và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường
Có ý thức tiếp xúc và làm thí nghiệm an toàn với axit nitric và muối nitrat.
- Nhận biết axit nitric và muối nitrat.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của HNO3
-Photpho
-Axit photphoric và muối photphat
-Phân bón hóa học
Hiểu được:
- Photpho là chất chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.
- Sự biến đổi của photpho thành axit photphoric và muối photphat.
- Phân bón hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc mầu đất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có ý thứ sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hóa học giảm ô nhiễm môi trường nước và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhận biết muối photphat và axit photphoric, một số phân bón hóa học.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của P, H3PO4 và muối photphat.
Bài thực hành: Tính chất một số hợp chất ni tơ, photpho.
- Củng cố, ôn tập tính chất hóa học của hợp chất ni tơ, photpho.
- Biết kí thuật tiến hành thí nghiệm thành công, an toàn và xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Có ý thức xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sau thí nghiệm.
- Tiến hành nhận biết một sô phân bón hóa học
- Tiến hành xử lí chất thải, độc hại bằng nước vôi.
[5]
b.Một số ví dụ áp dụng tích hợp môi trường , liên hệ thực tế sử dụng trong các bài dạy thuộc chương 2: nitơ - phốt pho –Hóa học 11
- Tùy thuộc vào nội dung từng bài , từng phần , từng điều kiện cụ thể giáo viên có
thể sử dụng các phiếu học tập sau để tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào bài dạy : 
Phiếu học tập số 1 : Bài Nitơ
1.Nêu những hiểu biết sơ lược của em về nitơ trong tự nhiên và chu trình của nitơ? 2.Ca dao Việt Nam có câu: 
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
 Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
 3. Oxit của nitơ và tác hại đối với môi trường và con người ?
Thông tin phản hồi :
1.* Nitơ chiếm khoảng 78 % khí quyển trái đất và là thành phần của mọi cơ thể sống .Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axit amin , amoniac , axitnitric và các xianua . Liên kết hóa học cực kì bền vững giữa các nguyên tử nitỏ gây khó khăn cho cả sinh vật và công nghiệp để chuyển hóa N2 thành các hợp chất hóa học hữu dụng , nhưng đồng thời cũng giải phóng một lượng lớn năng lượng hữu ích khi cháy , nổ hoặc phân hủy trở lại thành khí nitơ .
*Nitơ có mặt trong tất cả các cơ thể sống , chủ yếu ở dạng các aminoaxit và protein và cũng có trong các axit nucleic (ADN và ARN).Cơ thể người chứa khoảng 3% nitơ theo trọng lượng , là nguyên tố phổ biến thứ tư trong cơ thể sau oxy, cacbon và hiđro .chu trình của nitơ miêu tả sự chuyển động của các nguyên tố này từ không khí vào sinh quyển và các hợp chất hữu cơ , sau đó quay trở lại không khí
N2
Khí quyển
 NOx HNO3
Động vật
Thực vật
NO3-
Công nghiệp
 giao thông
NH3
NO2-
Trầm tích ở đại dương
NH4+
Chết, phân hủy
Bài tiết
Vikhuẩn
Vi khuẩn
Mưa
Đenitrat hóa
Loài 
họ 
đậu
CHU TRÌNH CỦA NITO TRONG TỰ NHIÊN
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào giới thiệu về nitơ hoặc tích hợp ở phần ứng dụng , trạng thái tự nhiên của nitơ dưới dạng câu hỏi gợi mở cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà để có tâm thế tìm hiểu bài mới : “Nêu những hiểu biết sơ lược của em về nitơ trong tự nhiên và chu trình của nitơ?”
2.Các oxit của nitơ
* Ca dao Việt Nam có câu: 
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. 
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: 
Sau đó: 	
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa: 
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng. Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của nghành công nghiệp hoá chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống.( Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân đạm.) Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
Giáo viên có thể tích hợp vào phần III.2 : tính khử của nitơ - bài nitơ với phản ứng 
3.Oxit của nitơ và tác hại đối với môi trường và con người :
Các oxitcủa nitơ được hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp trong đó liên quan đến nhiệt độ cực cao.Ví dụ nhà máy điện , xe tô và các ngành công nghiệp hóa học như sản xuất phân bón.5% các oxit của nitơ được phát ra bởi các quá trình tự nhiên như sét , núi lửa , cháy rừng , và hành động của vi khuẩn trong đất .Quá trình công nghiệp phát ra 32% và vận chuyển xe cộ chịu trách nhiệm về 43% .
Khi khí nitơđioxit NO2 lên đến tầng bình lưu và phá hủy tầng ozon , dẫn đến làm gia tăng lượng bức xạ cực tím , gấy ung thư da và đục thủy tinh thể .Khi NO2 ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozon , từ đó tạo thành sương mù vào những ngày nắng nóng, và không có gió.Sương mù đó gây ra các bệnh đường hô hấp , phá hoại buồng phổi , tăng nguy cơ ung thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người .NO2 cũng hòa tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa axit , bào mòn đá và các vật dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa .
NO2 + H2O HNO3 + HNO2 .[6]
Áp dụng: Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường ...
Phiếu học tập số 2: Bài Amoniac và muối amoni
*Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?
Giải thích : Bột nở có công thức (NH4)2CO3 . Khi cho bột nở trộn với bột mì hay các bột khác làm bánh thì lúc nướng bánh (NH4)2CO3 bị phân hủy tạo ra các khí và hơi thoát ra làm cho bánh phồng và xốp lên :
(NH4)2CO3 2NH3 + CO2 +H2O 
Áp dụng: Liên hệ thực tế trong phần II.2 : phản ứng nhiệt phân của muối amoni
*Nước giếng khoan bị nhiễm amoni :
Theo tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam , giới hạn hàm lượng amoni phải dưới 1,5mg/lit .Tuy nhiên một số nơi hàm lượng amoni đều vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần .Mặc dù bản thân amoni không gây bệnh và cũng không có tác dụng gì đến sức khỏe con người .Tuy nhiên nếu nước mang hàm lượng amoni quá cao , đến một lúc nào đó sẽ chuyển hóa thành nitrit (gọi chung là chất nitơ ).Chất nitơ lại có tác dụng không tốt tới sức khỏe con người :khi nước nhiễm nitơ cao sẽ là nguồn gốc gây bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ ( nhất là trẻ em dưới 6 tháng tuổi ) .Nitơ trong nước cao còn có thể là nguồn gốc gây bệnh ung thư đối với người lớn .
Áp dụng: GV có thể giới thiệu thêm các thông tin trên để giải thích cho học sinh về các vấn đề thực tế liên quan đến muối amoni thực tế.
Phiếu học tập số 3: Bài Phôtpho , axit photphoric và muối photphat
1.Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
2.Vì sao khi ăn phải thuốc chuột, chuột càng uống nhiều nước lại càng mau chết ?
3.Tại sao những người có thói quen ăn trầu thường có lợi và hàm răng chắc khỏe?
Thông tin phản hồi :
1.Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính.
 (GV có thể giải thích hiện tượng trên bằng bài thơ ma chơi để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh :
« Giữa thềm nghĩa địa đêm hè
Ma chui khỏi não lậplòe nhởn nhơ
Não người thối hóa photphua
P2H4 cùng đùa với PH3
Chất đầu dễ cháy sinh ra
Chất sau bén lửa thành ma hợp đồng
Gió đưa lúc tắt lúc nồng
Lấy thúng úp lại mở không thấy gì ” )
 Áp dụng: Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về P để giải thích hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”. Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. 
2.Vì sao khi ăn phải thuốc chuột, chuột càng uống nhiều nước lại càng mau chết ?
 Vì thành phần chính của 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_ap_dung_tich_hop_moi_truong_va_lien_he_t.doc