SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10

1. Lý do chọn đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt nam đã vượt qua khủng hoảng, kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng lớn mạnh. Một nền giáo dục vững mạnh, chất lượng và hiệu quả cao là điều kiện quyết định cho việc phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển về số lượng trường học rất nhanh chưa đi đôi với nâng cao chất lượng. Cụ thể như:

Thứ nhất, nhiều người dân không hài lòng về chất lượng giáo dục của các trường học. Không chỉ là kết quả học tập mà các yếu tố như: khả năng thích nghi, tiếp thu của học sinh, chất lượng giáo viên, môi trường học tập, chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đều được quan tâm và đánh giá. Và hầu hết các trường đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của người dân. Những gia đình có điều kiện kinh tế đã gửi con, em đi du học như một hình thức tị nạn về Giáo dục.

Thứ hai, xã hội cũng không hài lòng về chất lượng đào tạo. Các doanh nghiệp, các cơ quan hầu hết đều phải đào tạo lại nếu muốn tuyển dụng, bởi người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu việc làm.

 

doc 25 trang thuychi01 7672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10
Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO...22
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt nam đã vượt qua khủng hoảng, kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng lớn mạnh. Một nền giáo dục vững mạnh, chất lượng và hiệu quả cao là điều kiện quyết định cho việc phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển về số lượng trường học rất nhanh chưa đi đôi với nâng cao chất lượng. Cụ thể như:
Thứ nhất, nhiều người dân không hài lòng về chất lượng giáo dục của các trường học. Không chỉ là kết quả học tập mà các yếu tố như: khả năng thích nghi, tiếp thu của học sinh, chất lượng giáo viên, môi trường học tập, chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đều được quan tâm và đánh giá. Và hầu hết các trường đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của người dân. Những gia đình có điều kiện kinh tế đã gửi con, em đi du học như một hình thức tị nạn về Giáo dục.
Thứ hai, xã hội cũng không hài lòng về chất lượng đào tạo. Các doanh nghiệp, các cơ quan hầu hết đều phải đào tạo lại nếu muốn tuyển dụng, bởi người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu việc làm.
Thứ ba, là về hiệu quả đầu tư cho Giáo dục, theo Phạm Đỗ Tiến Nhật, lượng tiền xã hội bỏ ra (khoảng 25% GDP) đầu tư cho giáo dục so với những gì thu được là không xứng đáng và lãng phí. Ngoài ra còn rất nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay.
Như vậy để thấy rằng, mâu thuẫn lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay chính là phát triển theo chiều rộng nhưng chất lượng giáo dục lại thấp. Làm thế nào để thay đổi thực trạng này? Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền có đưa ra các giải pháp như: Nghị quyết số: 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại hội nghị trung ương 8 (khóa XI). Quốc hội đưa ra Nghị quyết 88/2014/QH13 đổi mới chương trình sách giáo khoa. Chính phủ có Nghị quyết 44/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tất cả các giải pháp đều có điểm chung là đổi mới nền giáo dục từ định hướng phát triển nội dung sang định hướng phát triển năng lực của người học. Năng lực gồm: Năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một năng lực chuyên môn cần thiết và quan trọng.
Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, đồng thời cũng gắn liền với thực tiễn và các hiện tượng trong cuộc sống. Trong dạy học hóa học, việc sử dụng bài tập được áp dụng rộng rãi nhằm hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đánh giá các năng lực của học sinh. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều bài tập hóa học được xây dựng lại xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các kĩ thuật tính toán mà chưa quan tâm đến bản chất hóa học làm giảm bớt giá trị của chúng. Việc xây dựng các bài tập một cách hệ thống mà chứa đựng những tình huống xảy ra trong cuộc sống thực tiễn còn rất thiếu.
Muốn phát triển được năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phải làm như thế nào? Và việc xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn có nâng cao chất lượng học tập của học sinh hay không? Đều là những băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bất kì thầy, cô giáo hay các cấp quản lý giáo dục nào.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu (phần hóa học phi kim lớp 10) và các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
	4.1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan và trong chính đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học hóa học, bài tập hóa học, những vấn đề tổng quan về năng lực, năng lực vận dụng kiến thức và cách thức sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực này cho học sinh THPT.
	4.2. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hóa học ở trường phổ thông, đặc biệt là phần hóa học phi kim lớp 10.
	4.3. Nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10 thông qua hệ thống bài tập hóa học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
5. Phương pháp nghiên cứu
	- Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết .
	- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi học sinh giỏi Hóa các cấp các năm .
	- Thực nghiệm. 
	+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
	+ Thực nghiệm sư phạm: Dạy học sinh lớp 10 THPT.
	+ Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học ở trường THPT.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, đồ thị phần hóa học phi kim lớp 10.
PHẦN II NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Khái niệm về năng lực
	Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính các nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,.. Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề cuộc sống
2. Phân loại năng lực và năng lực học sinh cần đạt được
	2.1.Phân loại năng lực
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại năng lực, qua nghiên cứu có thể chia năng lực thành 2 loại năng lực cần cho người lao động trong xã hội hiện nay, giúp họ có đầy đủ khả năng hoàn thành chủ động, tích cực và sáng tạo nhiệm vụ được giao. Đó là:
Năng lực chung: “Là những năng lực cơ bản, cần thiết mà bất kì ai, bất kì người nào cũng cần có để sống, học tập, làm việc và phát triển. Các hoạt động giáo dục, với những tác động khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở nước ta chú trọng hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất đạo đức (sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm) và những năng lực chung chủ yếu như [2]: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
Việc đánh giá mức độ các yêu cầu được thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện chủ yếu của các thành tố trong từng phẩm chất, năng lực và được mô tả trong chương trình cụ thể của các cấp.
Năng lực chuyên biệt: “Là các năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở, nền tảng của những năng lực chung nhưng sâu hơn, tách biệt hơn trong những hoạt động hoặc tình huống, môi trường đặc thù. Năng lực chuyên biệt là năng lực được hình thành và phát triển nổi trội hơn, chiếm ưu thế hơn xuất phát từ đặc điểm của môn học. Một năng lực có thể làm năng lực chuyên biệt của nhiều môn học khác nhau”. Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT bao gồm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực nghiệm hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Nhìn chung, sự phân biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên biệt là cần thiết. Tuy nhiên, chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, góp phần bổ sung cho nhau, vì vậy đôi khi danh giới giữa chúng là không thật sự rõ ràng. Ví dụ: Năng lực tư duy sáng tạo là năng lực chung nhưng môn học nào cũng coi năng lực này như một năng lực chuyên biệt
Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực hành động. Năng lực hành động của mỗi cá thể được tổ hợp bởi các năng lực nhất định, chủ yếu bao gồm[1] : “Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực hành động và năng lực xã hội”.
Những năng lực này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau. Trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này mà năng lực hành động được hình thành. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả theo mô hình sau[1] :
	2.2. Năng lực của học sinh Trung học phổ thông
Theo tài liệu[3] của tác giả Nguyễn Minh Phương đề xuất 4 nhóm năng lực thể hiện được khung năng lực cần đạt cho học sinh phổ thông của nước ta hiện nay:
Năng lực nhận thức: yêu cầu học sinh có các khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy (độc lập, logic, trừu tượng). Từ đó phát hiện được vấn đề, có ý thức tự học, trau dồi vốn kiến thức trong cuộc sống một cách chủ động, tích cực.
Năng lực xã hội: yêu cầu học sinh phải có những khả năng thuyết trình, giao tiếp, tự tin trước đám đông, điều khiển được cảm xúc, có khả năng thích ứng, biết phối hợp giữa các khả năng cạnh tranh và hợp tác
Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn): yêu cầu học sinh phải biết cách vận dụng tri thức, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, tích cực. Có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo nhất, có sự bền bỉ
Năng lực cá nhân: được biểu hiện qua các mặt về thể lực, yêu cầu học sinh biết chơi thể thao, tập thể dục để bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích nghi với môi trường sống, bên cạnh đó là mặt hoạt động cá nhân đa dạng khác nhau như: khả năng lập kế hoạch, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm.
Như vậy trong chương trình GD phổ thông, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu , và mỗi môn học có những năng lực đặc thù riêng. Ví dụ như môn Hóa học có những năng lực đặc thù : “Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực tính toán hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn”.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu vào nghiên cứu về năng lực vận dụng kiến thức của học sinh THPT.
3. Bài tập hóa học
 3.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông : “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học”, còn bài toán là: “vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học”. Như vậy, bài tập hóa học là những bài tập đưa ra cho học sinh làm có chứa đựng vấn đề, nội dung hóa học, và được giải quyết nhờ những suy luận logic, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến hóa học.
Để giải được những bài tập này học sinh phải biết suy luận logic, dựa vào những kiến thức đã học, biết vận dụng vào những hiện tượng hóa học, những khái niệm, định luật, học thuyết, cả những phép toán cơ bản, người học phải biết phân loại bài tập để tìm ra hướng giải hợp lý và có hiệu quả.
 3.2. Phân loại bài tập hóa học
	3.2.1. Bài tập trực quan
Là bài tập sử dụng hình vẽ để mô tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến hành và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng hình vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề bài yêu cầu.
	3.2.1.1. Bài tập hình vẽ
	Là bài tập sử dụng hình vẽ để mô tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến hành và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng hình vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề bài yêu cầu.
	3.2.1.2. Bài tập đồ thị
	Là bài tập sử dụng các dữ liệu biểu diễn dưới dạng đồ thị làm giả thiết của bài tập. Học sinh phải vận dụng kiến thức đọc được đề bài và các ẩn số dưới dạng đồ thị đó. Từ đó, giải quyết được yêu cầu bài tập.
	3.2.1.3. Bài tập bảng biểu
	Là dạng bài tập được trình bày thông qua các bảng biểu. Học sinh vừa phải hiểu được nội dung qua bảng biểu vừa biết cách xử lí được số liệu đó để giải được bài tập. 
	3.3. Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
	Trong quá trình dạy học hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển năng lực cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, Giáo viên cần tạo điều kiện để thông qua hoạt động này học sinh được phát triển các năng lực, từ đó HS sẽ có phẩm chất tư duy mới, được thể hiện ở : “Năng lực phát hiện vấn đề mới (tình huống có vấn đề), tìm ra hướng giải mới, tạo kết quả học tập mới”.
	Để có được những kết quả trên, giáo viên “cần ý thức xác định được mục đích của hoạt động giải bài tập hóa học, không phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh”. Bài tập hóa học rất phong phú và đa dạng, muốn giải được bài tập hóa học “phải biết vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa” Qua các Bài tập hóa học đó, học sinh được thường xuyên rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và nâng cao khả năng hiểu biết cá nhân.
4. Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học phát triển năng lực
4.1. Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với bản đồ tư duy
	Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. 
	Trong bài tập hóa học được chia ra rất nhiều dạng, có thể kết hợp sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả học tập như tăng cường hỗ trợ trí nhớ, hệ thống lại các dạng bài tập để củng cố kiến thức, không bị thiết xót dạng hoặc quá lan man làm lẫn lộn , xáo trộn các dạng bài lên nhau.
Ví dụ như: hệ thống một số dạng bài tập của hóa học 10.
Hình 1.2. Sơ đồ tư duy hệ thống một số bài tập hóa học 10
4.2. Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài mới
	Trong dạy học bài mới, Giáo viên có thể sử dụng bài tập hóa học ngay khi vào bài. Đưa ra một vấn đề hoặc tình huống kích thích được trì tò mò và tư duy của học sinh, lôi cuốn được học sinh và tăng sự yêu thích với môn Hóa học. Ví dụ: Khi dạy học bài Oxi-Ozon (tiết 2), giáo viên có thể đưa ra bức tranh về cấu trúc các tầng của khí quyển và cho học sinh (theo hiểu biết của bản thân) xác định vị trí của tầng Ozon ở đâu. Sau khi để học sinh trả lời, giáo viên vào bài để tìm ra đáp án đúng.
4.3. Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài luyện tập
	Với những bài luyện tập. Giáo viên sử dụng bài tập hóa học nhằm củng cố kiến thức, khai thác sâu và rộng hơn những tri thức đã có, phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh. Bằng cách đưa ra các bài tập hóa học hay tự sưu tầm hoặc thiết kế để học sinh suy nghĩ tìm ra đáp án
4.4. Sử dụng bài tập hóa học dùng trong bài kiểm tra
	Việc sử dụng bài tập hóa học trong kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tạp của học sinh về các mặt (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực). Để đánh giá được năng lực cần phải chọn lựa được những bài tập buộc phải sử dụng đến năng lực đó. Như, để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học thì bài tập đó phải có yếu tố thức tiễn và để giải quyết được vấn đề đưa ra, buộc học sinh phải biết cách vận dụng kiến thức đã học.
4.5. Sử dụng bài tập hóa học dùng tự học.
	Không chỉ trong quá trình dạy học mà trong cả quá trình tự học, việc sử dụng bài tập hóa học là khá phổ biến và có hiệu quả. Bài tập hóa học giúp người học tự củng cố kiến thức cũ, tích cực chủ động tìm ra tri thức mới. Giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu tri thức và niềm vui khi tìm ra đáp án, kiến thức mới.
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH.
1. Nguyên tắc xây dựng:
	- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức ,từ cơ bản đến phát triển tư duy.
	- Từ đặc điểm riêng lẻ đến khái quát,lặp đi lặp lại những kiến thức khó và trừu tượng.
	- Đa dạng, đủ loại hình nhằm tăng thêm kiến thức và giúp học sinh cọ sát.
	- Cập nhật những thông tin mới. 
	- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác,khoa học
2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập:
	- Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập 
	- Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập
	- Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập 
	- Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập 
	- Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập 
	- Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với chuyên gia và đồng nghiệp
	- Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung 
3. Xây dựng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10
	3.1. Hệ thống bài tập chương Halogen
Ví dụ 1: Hãy đọc các thông tin trên nhãn và các lưu ý khi sử dụng nước Javen sau:
 	- Không được uống. Để xa tầm tay trẻ em.
	- Tránh không để văng vào mắt, nếu dính vào mắt thì dùng nước rửa nhiều lần cho thật sạch.
	- Không đổ trực tiếp vào quần áo. Không sử dụng với vật liệu bằng nhôm.
	- Dùng bao tay cao su khi sử dụng dung dịch đậm đặc.
	- Luôn pha loãng với nước theo hướng dẫn và khuấy đều trước khi sử dụng.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Nước Javel là gì?
b. Tại sao không được uống nước Javel và phải để xa tầm với của trẻ em?
c. Tại sao cần sử dụng bao tay cao su khi sử dụng dung dịch đậm đặc?
d. Tại sao cần luôn pha loãng nước theo hướng dẫn và khuấy đều trước khi sử dụng?
e. Tại sao trên thân chai lại có lưu ý tránh để tiếp xúc với ánh nắng?
Hướng dẫn : a. Nước Javen là hỗn hợp dung dịch của muối NaCl và NaClO (thành phần chính trong các chai nước tẩy rửa). Có tác dụng tẩy trắng vải sợi, giấy và sát khuẩn chuống trại.
b. Nước Javen có tính tẩy rửa mạnh nên nếu uống phải sẽ ăn mòn hoặc làm hỏng hệ tiêu hóa và hô hấp, ảnh hường nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó cần phải để xa tầm tay trẻ em, tránh trường hợp làm đổ tiếp xúc với da hoặc tò mò uống phải.
c. Phải đeo bao tay cao su để tránh bị ăn mòn, hại da.
d. Do có tính oxi hóa mạnh nên phải pha loãng nước Javen theo hướng dẫn và khuấy đều cho dung dịch đồng nhất, nồng độ ổn định để hạn chế sự mất màu và ăn mòn vải sợi gây thủng, rách quần áo.
e. Trong thành phần nước Javen có NaClO là muối của axit yếu. Vì vậy, NaClO khi tiếp xúc với axit, ánh sáng mặt trời phân hủy thành chất độc và các chất khí có tính ăn mòn, điển hình là khí clo.
Nhận xét: Để giải quyết được bài tập này học sinh phải vận dụng tất cả các kiến thức liên quan đến tính chất hóa học của clo và hợp chất của clo qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn thường gặp trong cuộc sống. Qua đó nâng cao hứng thú đã học
Ví dụ 2: Theo tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 4, năm 2014 của tác giả Mai Thế Trạch có thống kê:
Địa điểm
Thời gian (năm)
Tỉ lệ mắc Bướu cổ (%)
Miền núi
1960-1968
44,5
Đồng bằng sông Cửu Long
1970
18-24
Ven Biển
1970
1,3
TP. Hồ Chí Minh
1970
37,2
Trung du- đồng bằng
1970
8,2-9
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, nhưng đáng kể nhất là do môi trường sống bị rối loạn/ thiếu iod. Tại sao vùng ven biển lại có tỉ lệ mắc bệnh Bướu cổ thấp hơn hẳn so với những vùng khác ?
Hướng dẫn: Biển là nơi chứa đựng iod lớn nhất trên trái đất. Những người dân vùng biển dùng nước biển để sinh hoạt và làm nguồn sống nên đã bổ sung được lượng iod trong tự nhiên vào cơ thể làm giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Mà ở các vùng khác chỉ thêm iod được dựa vào muối biển, có nơi dùng các loại gia vị khác dẫn đến tình trạng mắc bênh cao hơn.
Nhận xét: Khi giải quyết bài tập này dựa trên cơ sở thống kê của tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 4, năm 2014 của tác giả Mai Thế Trạch. Học sinh phải tổng hợp xử lý số liệu thống kê và vận dụng kiến thức phần iod để đưa ra được câu trả lời chính xác qua đó phát triển năng lực tư duy, logic cho bản thân nâng cao hứng thú học môn hóa
Ví dụ 3: Tổ yến là một loại protein cao cấp, giàu chất đạm, dễ tiêu hóa. Nó cũng là một thức ăn bổ dưỡng có nhiều công dụng bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó thì nó rất khó kiếm nên giá thành cao (100g giá vài triệu đồng). Một số người vì lợi nhuận mà làm giả tổ yến bằng bột năng, bột gạo (thành phần chính là tinh bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_cho_hoc_sinh_tho.doc