SKKN Kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy và giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12: “công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (GDCD 10, ban cơ bản)

SKKN Kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy và giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12: “công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (GDCD 10, ban cơ bản)

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, một kỷ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, một số bạn trẻchạy theo vòng xoáy của “ Văn hóa tốc độ”. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Bên canh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập đối với đội ngũ học sinh, sinh viên, là tầng lớp trí thức cao của mỗi quốc gia- là tương lai của đất nước, là người quyết định sự phồn thịnh của dân tộcthì những tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhất là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THPT.

Những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay quá lạm dụng tự do để chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu, một số họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người.Một trong những lạm dụng tự do, đó là “sống thử”. Vấn đề này không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.Trong đó không thể thiếu trách nhiệm của nhà trường THPT.

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM cho hay, theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y Tế, tại Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Trong đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á[1]. Do chưa có những nhận thức chín chắn về tình yêu, lại chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản nên hiện tượng học sinh yêu sớm đã dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Việc giáo dục quan niệm sống “đẹp”cho học sinh là vô cùng quan trọng. Vì nếu được giáo dục một cách nghiêm túc thì các em sẽ có tri thức, tâm hồn trong sáng, biết yêu thương đồng loại, yêu quê hương đất nước và lí tưởng sống tốt đẹp cho mình. Trong chương trình GDCD lớp 10, có rất nhiếu bài học bổ ích giáo dục quan niệm sống tích cực cho học sinh., rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Trong các bài học đó tôi nhận thấy bài 12 “Công dân với tình yêu và gia đình” Phần 2- Công dân với đạo đức GDCD lớp 10 đã truyền tải được kĩ năng xây dựng một tình yêu chân chính, cao đẹp, kĩ năng xây dựng hạnh phúc hôn nhân và gia đình và thông qua bài học còn giáo dục kỹ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân

 

docx 25 trang thuychi01 5741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy và giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12: “công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (GDCD 10, ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC 
LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỪ CHỐI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN QUA 
BÀI 12: “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ
 GIA ĐÌNH” (GDCD 10, BAN CƠ BẢN)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN. 
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
a. Kĩ năng sống.
a.1. Kĩ năng sống là gì?.
a.2. Các kĩ năng sống
b. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống.
b.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong gia đình
b.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường
b.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn GDCD.
c. Vì sao trong bài 12 “Công dân với tình yêu gia đình” GV muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân?
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
a. Thuận lợi:
b. Khó khăn:
2.3. Giải pháp thực hiện giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” Tiết 22 GDCD lớp 10” cho học sinh:
a. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
b. Cách thức tiến hành.
c. Ứng dụng cụ thể trong bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” để giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Giáo án thể nghiệm. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Kết quả giờ học
2.4.2. Kết quả phiếu thăm dò kĩ năng giáo dục từ chối quan hệ tình dục cho học sinh
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị. 	
3.2.1.Với các cấp quản lí. 	
3.2.2.Về phía giáo viên. 	
Phụ lục .Tài liệu tham khảo 
1
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
5
5
5
6
6
6
6
19
19
19
20
20
20
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, một kỷ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, một số bạn trẻchạy theo vòng xoáy của “ Văn hóa tốc độ”. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Bên canh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập đối với đội ngũ học sinh, sinh viên, là tầng lớp trí thức cao của mỗi quốc gia- là tương lai của đất nước, là người quyết định sự phồn thịnh của dân tộcthì những tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhất là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THPT.
Những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay quá lạm dụng tự do để chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu, một số họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người.Một trong những lạm dụng tự do, đó là “sống thử”. Vấn đề này không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.Trong đó không thể thiếu trách nhiệm của nhà trường THPT.
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM cho hay, theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y Tế, tại Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Trong đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á[1]. Do chưa có những nhận thức chín chắn về tình yêu, lại chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản nên hiện tượng học sinh yêu sớm đã dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Việc giáo dục quan niệm sống “đẹp”cho học sinh là vô cùng quan trọng. Vì nếu được giáo dục một cách nghiêm túc thì các em sẽ có tri thức, tâm hồn trong sáng, biết yêu thương đồng loại, yêu quê hương đất nước và lí tưởng sống tốt đẹp cho mình. Trong chương trình GDCD lớp 10, có rất nhiếu bài học bổ ích giáo dục quan niệm sống tích cực cho học sinh., rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Trong các bài học đó tôi nhận thấy bài 12 “Công dân với tình yêu và gia đình” Phần 2- Công dân với đạo đức GDCD lớp 10 đã truyền tải được kĩ năng xây dựng một tình yêu chân chính, cao đẹp, kĩ năng xây dựng hạnh phúc hôn nhân và gia đình và thông qua bài học còn giáo dục kỹ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân
Tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực, rèn luyện kĩ năng sống, đánh giá học sinh theo tinh thần của Bộ GD& ĐT, tôi đã đi sâu nâng cao kiến thức bài học, giúp học sinh nâng cao năng lực học tập, chuyên sâu, khoa học hơn trong ôn luyện học sinh và nhất là rèn luyện kĩ năng sống đẹp trong học sinh THPT. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “ Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy và giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” GDCD 10, ban cơ bản”. Hi vọng đề tài sẽ góp phầngiảm thiểu hệ lụy đáng buồn về vấn nạn nạo phá thai của giới trẻ đã và đang diễn ra trong xã hội hiện đại và phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh phát hiện và hiểu rõ nội dung, bản chất và biểu hiện của một tình yêu chân chính và những điều nên tránh trong tình yêu.Xây dựng nền tảng hạnh phúc hôn nhân và gia đình sau này.Từ đó hình thành kĩ năng, bồi dưỡng kiến thức, giáo dục nhân cách cho học sinh.
Góp phần giảm thiểu vấn nạn nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” Tiết 22 SGK GDCD lớp 10[2] để đưa ra hệ thống lí thuyết về tình yêu, về biểu hiện của tình yêu chân chính và những điều nên tránh trong tình yêu, tình yêu chân chính là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình sau này, chức năng của gia đình và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay để hình thành phát triển năng lực cho học sinh như: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Trong đó chủ yếu là: Năng lực tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề,[7] Bài học liên quan đến giáo dục nhân cách, kĩ năng sống cho học sinhvà áp dụng cho đối tượng cụ thể là học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp nghiên cứu các tài liệu.[8]
 - Phương pháp kiểm tra.
 - Phương pháp phân tích nêu vấn đề.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp đối chứng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong bài viết này tôi nêu ra hiểu biết của mình để giúp học sinh tìm hiểu bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” đúng với chương trình đổi mới lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học GDCD của Bộ GD& ĐT và qua đó định hướng giáo dục cho các em quan niệm sống “đẹp”, sống lành mạnh phù hơp với đạo đức truyền thống.
Tôi dạy theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của người học nên sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinhĐiểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất phẩm chất, năng lực người học nhưng yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi phải có phải phát huy và giáo dục được kĩ năng sống cho người học. Làm được như vậy người dạy cũng phải có phẩm chất và năng lực giảng dạy cao hơn trước đây.Từ đó sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người [2].
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
a. Kĩ năng sống
a.1 Kĩ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày;[1] nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội.[4] Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng.Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.
a.2. Các kĩ săng sống.
Văn phòng Đánh giá của UNICEF nhận xét rằng "chưa có danh sách cuối cùng" về các kỹ năng tâm lý xã hội; tuy nhiên UNICEF liệt kê các kỹ năng tâm lý xã hội thiết yếu tương tác giữa các cá nhân nói chung bên cạnh các kỹ năng tri thức như đọc viết, tính toán. UNICEF cũng thừa nhận quan điểm củaCollaborative for Academic, Social and Emotional Learning (CASEL) đồng nhất các kỹ năng tình cảm xã hội.Kỹ năng sống là tập hợp sản phẩm của nhiều kỹ năng được phát triển đồng thời, trên thực tế, khiến một người có thể quản lý và kiểm soát tốt tình huống trong tương lai. Điều này cũng giúp con người học được cách giải phóng khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống.[4]
Một số kỹ năng sống quan trọng được nhận định bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHOnhư : “Kĩ năng đưa ra quyết định” ; “Kĩ năng giải quyết vấn đề”; “Kĩ năng Tư duy sáng tạo”; “Kĩ năng tư duy phản biện/sáng suốt”; “Kĩ năng giao tiếp hiệu quả; kĩ năng giải quyếtmối quan hệ tương tác giữa các cá nhân”; “Kĩ năng tự ý thức về bản thân/Chánh niệm”; “Kĩ năngquyết đoán”; “ Đối phó với căng thẳng, tổn thương và mất mát”; “ Kĩ năng phục hồi tâm lý”.
b. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống
b.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong gia đình
Giáo dục kỹ năng sống thường được dạy qua quá trình giáo dục con cái, hoặc trực tiếp với mục đích giảng dạy một kỹ năng cụ thể. Bản thân cha mẹ có thể được coi là một tập hợp các kỹ năng sống mà con cái sẽ tiếp thu một cách tự nhiên hoặc được dạy. Việc giáo dục một người có kỹ năng để ứng phó với việc mang thai và nuôi dạy con cái cũng có thể trùng khớp với việc phát triển kỹ năng sống bổ sung cho đứa trẻ và giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ ở tuổi trưởng thành.
b.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường
Trong những năm gần đây vấn đề kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề “nóng” được giới nghiên cứu và xã hội quan tâm ,nhất là trước tình trạng báo động về nhân cách,đạo đức ,lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cần cả một quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường và cả xã hội. Trong đó có thể nói giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là một trong nhiều con đường hình thành kỹ năng sống ở mỗi người, nhưng giáo dục kỹ năng sống theo con đường giáo dục nhà trường sẽ đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục và có thể đem lại hiệu quả cao hơn nhờ tính khoa học và tính chuyên nghiệp của nó.
b.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn GDCD.
Giáo dục kỹ năng sống qua bộ môn GDCD là một phương pháp giáo dục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” hy vọng với sự định hướng của giáo viên, tâm huyết và lương tâm nghề nghiệp của thầy, cô giáo sẽ góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách của học sinh, để các em trở thành những con người năng động, có hành vi ứng xử một cách đúng mực, có văn hóa, chấp hành luật pháp và có thể thích ứng nhanh với các yêu cầu, đòi hỏi và hoàn cảnh trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống ở môn GDCD được thiết kế cho giáo dục phổ thông thường nhấn mạnh các kỹ năng thực hành và giao tiếp cần thiết cho cuộc sống tự lập thành công
c. Vì sao trong bài 12 “Công dân với tình yêu gia đình” GV muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân?
Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc (7,93 triệu ca), thứ hai là Nga (2,28 triệu). Việt Nam ở vị trí thứ ba với 1,52 triệu ca mỗi năm. Theo Thống kê từ hai bệnh viện phụ sản lớn nhất khu vực phía Nam là Từ Dũ và Hùng Vương, số lượng phụ nữ nạo phá thai những năm qua gần như không giảm. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ty, Phó Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ cho biết năm 2016 bệnh viện tiếp nhận 27.154 ca phá thai, riêng sáu tháng đầu năm 2017 có 14.159 ca. Phá thai ở trẻ vị thành niên hơn 1.000 ca. [5] 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạo phá thai là trẻ yêu sớm. Để giảm thiểu vấn nạn nạo phá thai ở thanh niên hiện nay gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em những kỹ năng sống cơ bản ở tuổi mới lớn. Trong đó bao gồm cả việc trao đổi, cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về giới tính, sức khỏe sinh sản.Điều quan trọng là gia đình và các thầy, cô giáo trong nhà trường phải là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy để giúp học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì vượt qua được giai đoạn tâm lý có nhiều thay đổi, xáo trộn này. Trong chương trình GDCD lớp 10, ban cơ bản bài 12 “công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” rất phù hợp để lồng ghép giáo dục giới tính và giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
a.Thuận lợi:
Môn GDCD là môn học có những khả năng đặc biệt trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bởi đây là một môn khoa học cụ thể, môn học không chỉ cung cấp những tri thức vềđời sống và pháp luật mà còn đi sâu vào nội tâm giúp học sinh có năng lực giao tiếp, nhận thức về xã hội, con người, bồi dưỡng năng lực tư duy. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD giúp các em vận dụng các tình huống khác nhau vào học tập và thực tiễn từ đó tạo niềm tin hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu càu cuộc sống hiện tại và tương lai, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Bản thân được đào tạo chính quy, lại được tham gia học các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, tự học nâng cao trình độ chuyện môn lại tâm huyết với nghề nên :
+ Cũng đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn.
+Tiếp cận nhiều sách giáo dục kĩ năng sống 
+ Tra cứu, truy cập thông tin, ghi chép nguồn tài liệu qua phương tiện thông tin đại chúng.
+ Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt tổ
+ Được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của ban giám hiệu và được giao nhiệm vụ trưởng nhóm bộ môn.
+ Đa số học sinh rất hứng thú với việc học GDCD và việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
b. Khó khăn:
Ở Trường THPT Thọ Xuân 5 hiện nay là phần lớn thời gian dạy học đều dành hết cho các môn học chính khóa còn kỹ năng sống ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với các hoạt động khác như hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đối với các tiết học GDCD vì thời gian có hạn nên phần lồng ghép kỹ năng sống thường không nhiều và người giáo viên không có hoặc rất ít thời gian để lắng nghe những phản hồi từ phía học sinh và kịp thời uốn nắn, hình thành những kỹ năng tích cực trong khi giáo dục cần phải hướng đến một chương trình toàn diện, dạy học là dạy cả tri thức, kỹ năng và thái độ sống để học sinh có thể hội nhập, thích nghi với thế giới.
2.3. Giải pháp thực hiệngiáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân qua bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” Tiết 22 GDCD lớp 10” cho học sinh:
Trong suốt những năm đứng lớp giảng dạy GDCD của trường THPT Thọ Xuân 5, tôi đã phát hiện và rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào dạy học đem lại thành tích cho nhà trường, tạo uy tín trước quần chúng nhân dân, niềm tin cho học sinh. Tôi áp dụng các giải pháp sau:
a. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
* Đối với người dạy:
Giới thiệu các tài liệu tham khảo, tên sách , các số liệu liên quan đến bài học để các em tìm đọc, tra cứu qua các phương tiện thông tin đại chúng. Học sinh phải tìm đọc trước.Yêu cầu học sinh ghi chép vào vở những số liệu chính xác. Xác định những vấn đề xoay quanh nội dung bài học và kĩ năng ứng xử tình huống từ đó hình thành những câu hỏi, nội dung trả lời cho câu hỏi của học sinh làm cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, xây dựng kĩ năng ứng xử cho các em ở các tình huống diễn ra trong cuộc sống.
Tổ chức các buổi xenima, giao lưu đối thoại với học sinh, giáo án có sự lồng ghép liên môn các bộ môn ngữ văn, lịch sử, địa, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em chú ý hơn với kĩ năng ứng xử và quyết đoán trong các tình huống.
* Đối với người học:
- Đọc tài liệu trước khi đến lớp, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, tình huống và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài 12: Công dan với tình yêu hôn nhân và gia đình.
- Nắm vững kiến thức cơ bản mà giáo viên đưa ra
- Tiếp cận và học kĩ năng sống để ứng xử tế nhị trong các tình huống xảy ra
- Chủ động cởi mở nêu vấn đề, nêu tình huống cùng thảo luận tình huống để rút ra kết luận phù hợp với chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, phù hợp với chuẩn đạo đức và pháp luật.
- Tự rèn luyện các kĩ năng học tập
b. Cách thức tiến hành.
- Giáo viên cung cấp nội dung kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng
- Giáo viên ra tình huống xoay quanh nội dung kiến thức bài học để học sinh thảo luận trình bày đáp án.
- Giáo viên đặt câu hỏi khó, nâng cao liên quan đến kĩ năng ứng xử của học sinh, thanh niên trong tình yêu.
- Chấm điểm, nhận xét, đánh giá kiến thức và kĩ năng của các em qua bài kiểm tra và phần luyện tập từ thấp đến cao.
c. Ứng dụng cụ thể trong bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” để giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Tôi soạn Bài 12 “ Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” là bài học nằm trong chương trình GDCD lớp 10 ban cơ bản tiết 22.[9] Sách giáo khoa chỉ cung cấp kiến thức cơ bản chưa chuyên sâu chưa có phần giáo dục kĩ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân nên giáo viên đề xuất giáo án như sau:
Giáo án thể nghiệm. 
 Từ những biện pháp nghiên cứu tôi đã thực nghiệm qua giáo án như sau
Ngày soạn .
 Ngày dạy
 Lớp dạy
Tiết 22
Bài 12 -CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- HS nắm được thế nào là tình yêu? Tình yêu chân chính?Hôn nhân và gia đình?
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình.
- Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên.
2. Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
3. Về thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
- Yêu quý gia đình .
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực giao tiếp. đánh giá, quan sát chia sẻ và chấp nhận người khác
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp
- Nêu vấn đề
- Xử lý tình huống
- Đọc hợp tác
- Đàm thoại, thuyết trình
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV môn GDCD lớp 10
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Mạng kết nối Internet, bài hát, tranh ảnh
- Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gđ.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Mục tiêu:
- HS tìm hiểu xem các em đã biết được gì về tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS
* Cách tiến hành:
- GV định hướng cho HS nghe bài hát “ Phượng hồng”[6]
Nguồn:https://youtu.be/1JGLwWs4kjw?list=PLuQOWX9uPkjAGTUHffanlUJ7ewvrafFMh 
- GV nêu câu hỏi:
? Em hãy tìm những ca từ trong bài hát nói về tình yêu? Bài hát này giúp ta hiểu được điều gì?
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV: Như các em đã biết, trong những ngả đường dẫn đến hạnh phúc thì những trải nghiệm trong tình yêu, hôn nhân và gia đình luôn là những trải nghiệm trà

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_van_dung_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong.docx