SKKN Phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học chủ đề Phát biểu ý kiến (Phân môn Làm văn 12) bằng phương pháp dạy học dự án

SKKN Phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học chủ đề Phát biểu ý kiến (Phân môn Làm văn 12) bằng phương pháp dạy học dự án

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng người học. Tập trung cách dạy học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực (.). Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”.

Làm văn là một phân môn quan trọng trong bộ môn Ngữ văn. Vị trí của phân môn Làm văn trong trường THPT được coi là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách. của học sinh sau một giai đoạn học tập tiếng Việt và văn học. Điều này đã thể hiện rõ vai trò đặc biệt của phân môn Làm văn trong bộ môn Ngữ văn. Khi học xong bậc THPT, qua phân môn Làm văn, HS sẽ được trang bị một hệ thống trọn vẹn, đầy đủ những vấn đề lí thuyết cơ bản cũng như rèn luyện những kĩ năng chính trong việc xây dựng văn bản. Không những thế, HS còn được nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và nhiều năng lực khác do quá trình học tập, rèn luyện mà có.

 

doc 27 trang thuychi01 11132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học chủ đề Phát biểu ý kiến (Phân môn Làm văn 12) bằng phương pháp dạy học dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở	đầu...3
1.1. Lí do chọn đề tài.3
1.2. Mục đích nghiên cứu..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....3
1.4. Phương pháp nghiên cứu4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...5
2.1. Cơ sở lí luận...5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm6
2.3. Thiết kế, tổ chức dạy học chủ đề “Phát biểu ý kiến” bằng phương pháp dạy học dự án...6
2.3.1. Cấu trúc hiện hành đang áp dụng chung.6
2.3.2. Cấu trúc tôi áp dụng cho đề tài6
2.3.3. Lựa chọn chủ đề phát biểu ý kiến7
2.3.4. Xây dựng bảng mô tả câu hỏi, bài tập.7
2.3.5. Bài tập cho chủ đề “Phát biểu ý kiến”.8
2.3.6. Xác định mục tiêu, sản phẩm, phiếu đánh giá dự án...9
2.3.7. Xây dựng, tổ chức kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học dự án...10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm17
3. Kết luận, kiến nghị..19
3.1. Kết luận19
3.2. Kiến nghị..19
Tài liệu tham khảo...21
 Hệ thống các từ ngữ viết tắt
TT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1.
PPDH
Phương pháp dạy học
2.
DHDA
Dạy học dự án
3.
GV
Giáo viên
4.
HS
Học sinh
5.
SGK
Sách giáo khoa
6.
SGV
Sách giáo viên
7.
CNTT
Công nghệ thông tin
8.
THPT
Trung học phổ thông
9.
NXB
Nhà xuất bản
10.
KHKT
Khoa học kĩ thuật
11.
TB
Trung bình
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng người học. Tập trung cách dạy học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực (...). Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”.
Làm văn là một phân môn quan trọng trong bộ môn Ngữ văn. Vị trí của phân môn Làm văn trong trường THPT được coi là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách... của học sinh sau một giai đoạn học tập tiếng Việt và văn học. Điều này đã thể hiện rõ vai trò đặc biệt của phân môn Làm văn trong bộ môn Ngữ văn. Khi học xong bậc THPT, qua phân môn Làm văn, HS sẽ được trang bị một hệ thống trọn vẹn, đầy đủ những vấn đề lí thuyết cơ bản cũng như rèn luyện những kĩ năng chính trong việc xây dựng văn bản. Không những thế, HS còn được nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và nhiều năng lực khác do quá trình học tập, rèn luyện mà có.
Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn 12 bậc THPT một số năm cùng với tinh thần học hỏi, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và mong muốn giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học chủ đề Phát biểu ý kiến (Phân môn Làm văn 12) bằng phương pháp dạy học dự án”. Đề tài đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học và việc rèn luyện, phát triển các năng lực cho học sinh trong việc dạy học theo chủ đề bằng phương pháp dạy học dự án. Khi các năng lực được khơi nguồn, các em có thể phát huy được khả năng sáng tạo, đam mê và khát vọng để có thể khẳng định được bản thân sau khi rời ghế ở trường THPT. Qua đó, giúp tạo ra một thế hệ trẻ với những con người năng động, sáng tạo có đủ phẩm chất, năng lực để làm chủ tương lai đất nước và cũng phù hợp với yêu cầu đối với nền giáo dục Việt Nam trong thời kì mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất cách dạy học chủ đề “Phát biểu ý kiến” (gồm 2 bài: Phát biểu theo chủ đề và Phát biểu tự do) bằng phương pháp dạy học dự án đạt hiệu quả tối ưu nhất. Từ đó, giúp học sinh nắm vững kiến thức chủ đề bài học đồng thời phát triển các năng lực trong quá trình học tập đặc biệt là năng lực giao tiếp tiếng Việt - một trong những năng lực quan trọng mà bộ môn Ngữ văn hướng đến[7,8]. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định hướng phát triển năng lực trong việc dạy học chủ đề “Phát biểu ý kiến” (gồm 2 bài: Phát biểu theo chủ đề và Phát biểu tự do) bằng phương pháp dạy học dự án ở phân môn Làm văn (Ngữ văn 12) của học sinh trường THPT Nông Cống 2[16,17].
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học dự án[14]
- Phương pháp nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực hiện nay[13,15] 
- Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình học tập, thể hiện bản thân của học sinh qua các hoạt động thuyết trình, hùng biện trong các hội thi 
- Phương pháp tổ chức khảo sát hứng thú học tập của học sinh đối với phân môn Làm Văn nói chung và chủ đề dạy học “Phát biểu ý kiến” nói riêng tại trường THPT Nông Cống 2
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chủ đề dạy học “Phát biểu ý kiến” trong phân môn Làm văn (Ngữ Văn 12) 
- Trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
- Các tài liệu tập huấn và BDTX có liên quan
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra. “Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người các năng lực giải quyết tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp” [14]. Chương trình này nhấn mạnh vai trò người học với tư cách chủ thể quá trình nhận thức. Chương trình giáo dục định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập cuối cùng của học sinh.
 Dạy học theo chủ đề là “hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau” [13]. Việc dạy học này dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó. Đó là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học sinh có thể tự hoạt động để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Với phương pháp dạy học này, giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc [15]
	Dạy học theo dự án (DHDA) là “một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành” [13] Quá trình học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc sống sau này. Các bước thực hiện một dự án học tập: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án, xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện, thực hiện dự án, thu thập kết quả và công bố sản phẩm, đánh giá dự án[15]. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.
Đây là cơ sở lý luận để tôi chọn DHHA làm phương thức dạy học chủ đề “Phát biểu ý kiến”, bởi nội dung dạy học các vấn đề về “Phát biểu ý kiến” có ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi học sinh. Nếu đặt bài toán thực tiễn này cho HS, các em sẽ được trải nghiệm và tự tìm tòi giải quyết vấn đề, lĩnh hội được những kiến thức bổ ích về kĩ năng phát biểu ý kiến, đồng thời nâng cao các năng lực khác.
2.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học theo phương pháp cũ tại trường THPT Nông Cống 2 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Về HS: Đa số HS xem nhẹ phân môn Làm văn nói chung cũng như chủ đề dạy học “Phát biểu ý kiến” nói riêng và ít đầu thời gian vào việc học môn này ở trường cũng như ở nhà. Do đặc thù của phân môn Làm văn vốn khô khan, cứng nhắc và nặng về các khái niệm lí thuyết trừu tượng nên HS thường dễ cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, các em cho rằng các đơn vị kiến thức này ít được đưa vào trong phạm vi thi cử. Tâm lí thi gì- học nấy đã khiến các em bỏ quên đi một lượng kiến thức, kĩ năng vô cùng hữu ích khi các em phải đối mặt với vẻ đa dạng, muôn màu của cuộc sống. Và đặc biệt, các khả năng, năng lực của các em không được phát triển để thể hiện bản thân trong chủ đề “Phát biểu ý kiến”- một hoạt động giao tiếp sẽ diễn ra thường xuyên trong cuộc đời của các em ngay cả khi đang ngồi trên ghế nhà trường và kể cả khi đã trưởng thành sau này.
- Về giáo viên: GV đã có sự đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt và hình thành một số năng lực của HS nhưng chưa đáng kể. Ngoài ra, GV nhận thấy HS không thích thú với phân môn Làm văn và kiến thức thì ít được đưa vào việc thi cử nên GV chỉ dạy hết phần nội dung cơ bản. Như vậy, điều này đã tác động không nhỏ đến hứng thú cũng như khả năng học tập của học sinh. Rõ ràng, GV phải có một phương pháp tổ chức dạy học mới, một cách triển khai mới hướng đến việc phát triển năng lực qua các chủ đề dạy học[17].
 2.3. Thiết kế - Tổ chức dạy học chủ đề “Phát biểu ý kiến” bằng phương pháp DHDA
	2.3.1. Cấu trúc hiện hành đang áp dụng chung
Theo cách sắp xếp hiện hành của chương trình Ngữ văn 12 hiện nay thì bài “Phát biểu theo chủ đề” là bài có vị trí thứ 23 trong tổng số 47 bài của chương trình học kì 1. Bài “Phát biểu tự do” lại nằm ở vị trí số 25 trong tổng số 34 bài của chương trình học kì 2[1,2]. Như vậy, về mặt thời gian giảng dạy thì hai bài này ở những khoảng cách thời gian khá xa. Bản thân người viết đề tài này đã từng nhiều năm giảng dạy khối 12 nhận thấy hai bài này có sự giao thoa về mặt kiến thức. 
2.3.2. Cấu trúc tôi áp dụng cho đề tài
	 Tôi đưa bài “Phát biểu tự do” (Bài có vị trí theo thứ tự 25 trong tổng số 34 bài của chương trình sách Ngữ văn 12 -Tập 2) lên vị trí bài thứ 27 trong chương trình SGK Ngữ văn 12- tập 1 (tức là sau bài “Phát biểu theo chủ đề ” (vị trí theo thứ tự là bài 23 trong SGK Ngữ văn 12 - Tập 1)). Khi 2 bài này được sắp xếp dạy liền kề, tôi xây dựng thành chủ đề dạy học “Phát biểu ý kiến”. Như vậy, việc tôi đưa bài dạy “Phát biểu tự do” - là bài dạy thuộc chương trình học kì 2 lên học kì 1 không tạo ra sự xáo trộn và thay đổi lớn bởi vì nội dung và thời lượng dạy học vẫn được đảm bảo, không có sự cắt xén tùy tiện và đúng như chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn[7,8].
	Phương án giảng dạy này của tôi đã được Tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu phê duyệt và cho phép áp dụng từ năm học 2016-2017 đến nay. Cấu trúc cụ thể như sau:
	* Kế hoạch giảng dạy chủ đề “Phát biểu ý kiến” dành cho lớp 12 Cơ bản THPT
Đối tượng
Tiết PPCT/ Tuần
Tên bài dạy
Lớp 12Cơ bản
 THPT 
Tiết 27-Tuần 9
Phát biểu ý kiến-Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do (Tiết 1: Xác định chủ đề-Giao dự án-Xây dựng đề cương dự án)
Tiết 31-Tuần 10
Phát biểu ý kiến-Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do (Tiết 2: Báo cáo và đánh giá dự án) 
	(Ghi chú: Tôi lập kế hoạch giữa hai tiết có khoảng cách bởi vì cần phải tạo khoảng thời gian 1 tuần để học sinh thực hiện dự án học tập)
2.3.3. Lựa chọn chủ đề: Phát biểu ý kiến
* Mô tả chủ đề dạy học 
Phạm vi chương trình: Ngữ văn 12-THPT
Thời lượng dạy học: 2 tiết
Số lượng bài dạy: 2 bài
+ Bài 1: Phát biểu theo chủ đề
+ Bài 2: Phát biểu tự do
	Thời điểm: Tiết 27-Tuần 9 và tiết 31- Tuần 10
Hình thức tổ chức lớp học: Trong lớp
Thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, tranh ảnh, bảng phụ
2.3.4. Xây dựng bảng mô tả câu hỏi/ Bài tập theo định hướng phát triển năng lực [1,2,3,4,5,6]
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Phát triển năng lực
- Nhận biết được các dạng ý kiến thường gặp trong đời sống: Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.
- Cách để phát biểu ý kiến, trình bày ý kiến trước tập thể.
- Hiểu dạng phát biểu đó thuộcdạng phát biểu theo chủ đề hay phát biểu tự do.
- Hiểu được những đặc điểm khác nhau của phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.
- Hiểu được cách để phát biểu theo chủ đề có sức thuyết phục
- Hiểu được tình huống dẫn đến việc phát biểu tự do. Hiểu được thế nào là những câu nói tự do
- Vận dụng những kiến thức hiểu biết của bản thân để có thể vạch đề cương, sắp xếp các ý trước khi phát biểu.
- Chuẩn bị tâm thế để phát biểu ý kiến một cách có hiệu quả.
- Có hứng thú, mong muốn được trình bày ý kiến khi nảy sinh những tình huống giao tiếp từ thực tiễn.
- Biết vận dụng các kiến thức tích lũy được để phát biểu ý kiến một cách có hiệu quả.
- Biết vận dụng, tổ chức, sắp xếp các nội dung nhanh chóng, hiệu quả để phát biểu ý kiến một cách thuyết phục 
- Tạo lập được văn bản viết, văn bản nói chặt chẽ, khoa học, logic để phát biểu ý kiến trước tập thể, các buổi sinh hoạt, hội thảo, trong cộng đồng với những bài phát biểu, lời phát biểu được ghi nhận.
- Năng lực nhận biết vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CNTT
- Hình thành cho bản thân các năng lực trong giao tiếp xã hội, từ đó trở nên sáng tạo, mạnh dạn hơn trong cuộc sống
2.3.5. Bài tập cho chủ đề “Phát biểu ý kiến ”
 * Bài tập cho bài học “Phát biểu theo chủ đề” [1,3,5]
	- Rèn luyện và phát triển lời nói cá nhân trên cơ sở những tình huống giao tiếp điển hình, có tính định hướng rõ rệt với những chủ đề, đề tài thực sự có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
	- Xây dựng các bài phát biểu có tính lập luận cao. 
- Phát biểu trôi chảy, mạch lạc, có tính thuyết phục với các chủ đề được lựa chọn.
- Sưu tầm được một số bài viết theo chủ đề có giá trị.
* Bài tập cho bài học “Phát biểu tự do” [2,4,6]
	- Xây dựng được tình huống dẫn đến việc phát biểu tự do.
	- Phát biểu tự do một cách thành thạo mà không cần nhiều thời gian chuẩn bị trong những tình huống ngẫu nhiên nảy sinh từ đời sống thực tế.
	- Sưu tầm được một số câu nói đặc sắc trong những tình huống phát biểu tự do.
* Bài tập chung cho chủ đề “Phát biểu ý kiến”
	- Biết phát biểu ý kiến trước tập thể một cách chủ động, linh hoạt có sức tác động và làm chủ trong mọi tình huống giao tiếp.
2.3.6. Xác định mục tiêu, sản phẩm, phiếu đánh giá sản phẩm dự án [14]
TT
Dự án
Dự án 1.
 Thành công trong phát biểu theo chủ đề
Dự án 2. 
Thành công trong phát
biểu tự do
Dự án 3.
Thành công trong phát biểu ý kiến nói chung
1
Mục tiêu
* Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là dạng phát biểu ý kiến bao gồm phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do
- Hiểu được hoàn cảnh, tình huống dẫn đến việc phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do
- Nắm được những nguyên tắc và yêu cầu của việc phát biểu ý kiến
 * Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về xã hội và kĩ năng phát biểu ý kiến của mình để trình bày ý kiến trước tập thể trong các tình huống giao tiếp
- Rèn kĩ năng xử lí các tình huống, khả năng giao tiếp khi tham gia vào một hoạt động giao tiếp nào đó của học sinh
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, ứng dụng CNTT, khả năng xây dựng đề cương và viết bài để phát biểu theo chủ đề một cách có sức thuyết phục
* Thái độ:
- Thể hiện sự nghiêm túc trong quá trình tự học
- Thể hiện tình yêu tiếng Việt qua các hoạt động tìm hiểu về các kĩ năng giao tiếp trong đời sống.
- Hứng thú với dự án thể hiện qua tinh thần, thái độ làm việc theo nhóm: biết hợp tác, tìm hiểu thu thập thông tin
2
Sản phẩm
- Bài thuyết trình về Thành công trong phát biểu theo chủ đề 
- Bài phát biểu ý kiến về chủ đề được chuẩn bị sẵn.
- Các hình ảnh, tư liệu liên quan
Bài thuyết trình về 
Thành công trong phát biểu tự do
- Những câu phát biểu tự do tâm đắc, truyền cảm hứng
- Tình huống nảy sinh phát biểu
- Bài thuyết trình về Thành công trong phát biểu ý kiến nói chung 
- Các hình ảnh, tư liệu liên quan
 Ghi chú: Thiết kế một số mẫu phiếu đánh giá hoạt động dự án (kèm theo ở phụ lục 3)
 2.3.7. Xây dựng – Tổ chức kế hoạch dạy học chủ đề bằng phương pháp dự án [15]
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nông Cống 2, tôi lập kế hoạch thực hiện dự án như sau: 
TT
Nội dung
Thời gian
Người thực hiện
Ghi chú
1
Giao dự án
1tiết(29/10/2017)
GV Nguyễn Thị Phương Huê
Tại phòng máy chiếu - Trường THPT Nông Cống 2
2
Thực hiện dự án
1 tuần (29/10- 5/11/2017)
HS lớp 12A2-GV theo dõi, hướng dẫn
HS trao đổi với giáo viên ở trường và trên gmail: khanhhanc2@gmail.com
3
Kết thúc dự án 
1 tiết (5/11/2017)
HS lớp 12A2-GV theo dõi, đánh giá, hệ thống hóa kiến thức
Tại phòng máy chiếu - Trường THPT Nông Cống 2
Bước 1 : Tiết 1
 GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ - 	GIAO DỰ ÁN-XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN
I. Mục tiêu
 GV: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận dự án thông qua hoạt động trải nghiệm.
HS: Nêu được nhiệm vụ nhóm phải thực hiện. Tiến hành lập kế hoạch nhóm để triển khai thực hiện dự án: Phân công nhóm trưởng, xác định nhiệm vụ cá nhân, kế hoạch thực hiện.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, bài giảng Powerpoint, phòng học có máy chiếu, giấy A0 và bút dạ, nam châm.
HS: SGK Ngữ văn 12 (Tập 1 và Tập 2), Một số tài liệu tham khảo khác. 
III. Phương pháp: Dạy học theo dự án.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Tổ chức kiểm tra bài cũ (3 phút)
 2. Bài mới: GV chiếu video về một số dạng phát biểu ý kiến. HS chú ý quan sát video
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế tiếp nhận dự án (12 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung đạt được
GV: Trình chiếu Slide 1 đến 5 trong khoảng 8-9 phút
GV: Các vi deo trên đang nói đến hoạt động nào thường diễn ra trong đời sống của con người ?
GV: Vậy phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do có những đặc điểm gì. Tầm quan trọng của việc phát biểu ý kiến đối với đời sống con người ra sao. Hôm nay, cô sẽ giao cho các em tiến hành xây dựng các dự án học tập của mình để các em có thể tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức.
Xem vi deo trong khoảng thời gian 9-10 phút
HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi
Slide 1 đến Slide 5
- HS có tâm thế hứng khởi khi xem các video trực tiếp.
-HS xác định chủ đề bài học
Slide 6 đến Slide 7
- Phát biểu ý kiến (gồm phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do)
Tiếp nhận dự án
Hoạt động 2: Chia nhóm-Giao dự án (10 phút)
- Thông báo thành lập nhóm: 3 nhóm, mỗi nhóm 10 HS (các nhóm đảm bảo tính đồng đều về trình độ nhận thức và tính tích cực trong hoạt động học tập)
GV: Chiếu lên màn hình danh sách HS các nhóm đã lập, cho HS ngồi theo nhóm
Nêu vai trò của từng thành viên của nhóm
GV: Cho HS bầu nhóm trưởng, thư ký 
GV: Cho nhóm trưởng các nhóm lên bốc thăm đã ghi sẵn tên 3 dự án như trên
- Đặt tên nhóm theo dự án - Trình chiếu Slide 10
- Lắng nghe
- Lập nhóm
- Ngồi theo nhóm
- Ghi nhận nhiệm vụ của từng thành viên
- Cử nhóm trưởng, thư ký
Bốc thăm, nhận nhiệm vụ của nhóm
- Chăm chú theo dõi
Slide 8
- Nhanh chóng ngồi theo nhóm. 
Slide 9
Slide 10 
- Đọc kĩ các câu hỏi của nhóm mình-Ghi chép các câu hỏi để phác thảo đề cương
Hoạt động 3. Các nhóm phác thảo đề cương xây dựng dự án (15 phút)
GV: Dựa vào nội dung kiến thức trong SGK (bài “Phát biểu theo chủ đề”(Tập 1)và bài “Phát biểu tự do”(Tập 2)), các nhóm phác thảo ý tưởng nghiên cứu dự án của nhóm trong 10 phút. Trên cơ sở các vấn đề của giáo viên đưa ra trước, HS cùng GV có thể thống nhất lại một số vấn đề nếu thấy cần thiết.
 GV: Cho học sinh nhận xét các ý tưởng sau đó chốt lại.
-Trình chiếu slide 11
Khơi gợi HS ý tưởng thiết kế, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh phù hợp để hoàn thành dự án.
GV: Nhận xét và chốt mục tiêu dự án, phát phiếu bộ câu hỏi định hướng
HS: Lắng nghe, ghi chép
- Các nhóm hoạt động và phác thảo ý tưởng dự án vào giấy (Sử dụng giấy A0 và bút dạ), sử dụng nam châm dán lên bảng
- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng.
- Nhận xét ý tưởng các nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_thpt_trong_day_hoc_chu.doc
  • docbìa SKKN.doc