SKKN Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm

SKKN Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm

Giáo dục con người trong thời đại mới đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Như thế là giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập và động cơ phấn đấu của học sinh trong lớp. Nhìn cách thầy cô chủ nhiệm làm việc sẽ biết ngay học sinh có thái độ với việc học tập và rèn luyện như thế nào, cũng như nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa những học sinh của mình ra sao. Làm giáo viên chủ nhiệm tốt cần cả một nghệ thuật, trong đó bao gồm cả “nghệ thuật sử dụng” ban cán sự lớp – bộ khung của một ngôi nhà. Với gần mười lăm năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc phát huy vai trò nòng cốt của ban các sự lớp có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, để nghiên cứu nhằm mục đích trao đổi và học hỏi thêm một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm với các đồng nghiệp giúp bản thân mình được hoàn thiện hơn, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm”.

doc 15 trang thuychi01 117528
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT HUY VAI TRÒ NÒNG CỐT CỦA BAN CÁN SỰ LỚP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Người thực hiện: Bùi Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.
1
 1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu..
1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.3. Các SKKN và các giải pháp đã thực hiện..
4
 2.3.1. Lựa chọn ban cán sự lớp ..
2
 2.3.2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp ..
5
 2.3.3. Bồi dưỡng ban cán sự lớp .....
7
 2.3.4. Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp ..
7
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
8
3. Kết luận và kiến nghị
10
 3.1. Kết luận.
 10
 3.2. Kiến nghị..
 10
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục con người trong thời đại mới đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Như thế là giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập và động cơ phấn đấu của học sinh trong lớp. Nhìn cách thầy cô chủ nhiệm làm việc sẽ biết ngay học sinh có thái độ với việc học tập và rèn luyện như thế nào, cũng như nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa những học sinh của mình ra sao. Làm giáo viên chủ nhiệm tốt cần cả một nghệ thuật, trong đó bao gồm cả “nghệ thuật sử dụng” ban cán sự lớp – bộ khung của một ngôi nhà. Với gần mười lăm năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc phát huy vai trò nòng cốt của ban các sự lớp có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, để nghiên cứu nhằm mục đích trao đổi và học hỏi thêm một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm với các đồng nghiệp giúp bản thân mình được hoàn thiện hơn, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm nhằm đưa ra được kế hoạch cụ thể với các giải pháp sát thực tế với điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường làm cho chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường phổ thông được năng lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu, tổng kết về vai trò, nhiệm vụ, hoạt động và tác động của ban cán sự tới việc nâng cao chất lượng nền nếp các khối lớp trong trường THPT, cụ thể là trường THPT Hậu Lộc 1 .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Các tài liệu về đổi mới giáo dục
 + Giáo trình, sách của nhà lí luận viết về công tác chủ nhiệm;
 + Tài liệu, Tạp chí...
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 + Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát...;
 + Điều tra từ thực tiễn và thu thập thông tin;
 + Tổng kết kinh nghiệm, đúc rút bài học giáo dục.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như: Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng ta, trong những năm gần đây cùng với vịêc đổi mới chương trình giảng dạy các môn học, triển khai và vận dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy...thì việc giáo dục học sinh cũng đang được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. 
 Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh lứa tuổi THPT lại càng quan trong. Vì vậy mà GVCN lại càng phải tìm ra nhiều cẩm nang, biện pháp và cả sự hỗ trợ của bất kỳ nhân tố khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cán sự lớp, không ai khác, được xem là “gián điệp hai mang” giữa giáo GVCN và các học sinh khác trong lớp. Họ là những cầu nối thực sự hữu hiệu nếu chúng ta nhận thức đúng giá trị “bộ khung” lớp học của họ và tạo mọi cơ hội để họ thể hiện được vai trò nòng cốt của mình. Trước hết, chúng ta cần hiểu và nắm rõ nhiệm vụ của ban cán sự lớp: 
Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường.
Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS.
Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống.
Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp.
Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp.
Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
- Đôn đốc các bạn học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, bảo đảm học tập nghiêm túc.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập tốt, tổ chức hội vui học tập, tổ chức các giờ tự học khi vắng giáo viên.
- Phụ trách, điều hành nhóm cán sự các môn học hoạt động có hiệu quả.
- Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên 
- Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho lớp trưởng.
Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Nhận nhiệm vụ, phân công công việc, điều khiển các hoạt động lao động, vệ sinh của lớp.
- Điều hành, theo dõi công việc thường xuyên thông qua các tổ phó phụ trách lao động các tổ. Tổng hợp kết quả hàng tháng về các mặt và báo cáo lớp trưởng.
Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn thể: 
- Điều hành và theo dõi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của lớp một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ phó phụ trách văn thể các tổ, các cán sự chức năng có liên quan như: ban báo lớp, đội văn nghệ, cán sự hể thao.
- Hàng tháng, tổng hợp, đánh giá kết quả công việc mình phụ trách, báo cáo cho lớp trưởng.
Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
- Theo dõi, điều khiển chung các hoạt động và sinh hoạt của tổ. Nắm được kết quả cụ thể về từng môn học của mỗi bạn trong tổ, tổng hợp đánh giá kết quả hàng tuần, hàng tháng, báo cáo số liệu cho lớp phó phụ trách học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Trong thực tế vẫn còn ở một số trường TH nói chung và trường THPT nói riêng thì vai trò của ban cán sự lớp chưa được nhiều GVCN quan tâm và phát huy. Việc này được ví giống như tướng có quân mạnh trong tay nhưng không biết cách sử dụng. Một trong số các nguyên nhân dẫn đến điều này là GVCN chưa coi trọng vai trò của ban cán sự lớp, chưa biết điều hành họ để họ phát huy được vai trò trụ cột của mình trong việc thúc đẩy thực hiện tốt nề nếp cũng như học tập. Ban cán sự lớp đôi khi chưa được xem là cánh tay phải đắc lực của GVCN trong việc điều hành lớp. Họ chỉ được giao cho làm việc nọ việc kia trong một vài trường hợp cụ thể mà chưa chủ động xây dựng kế hoạch cũng như đưa ra biện pháp thực hiện những kế hoạch đó. Hay nói cách khác, ban cán sự lớp chỉ có vai trò thụ động giúp việc vì hầu như mọi vấn đề liên quan đến lớp đều được GVCN quyết định. Từ đó vai trò, quyền hạn và chức năng của ban cán sự lớp trở nên mờ nhạt.
	Ngoài ra, có một thực tế là ở hầu hết các trường, hoạt động học tập quá được chú trọng, kỹ năng mềm còn chưa được đầu tư nhiều. Đội ngũ cán sự lớp hầu hết thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình chủ yếu bằng “vốn sẵn có”, các em được thầy cô hoặc các bạn chọn làm lớp trưởng, lớp phó là do khả năng ban đầu. Hầu như chẳng có một lớp học nào mở ra để đào tạo bài bản một lớp trưởng giỏi hay một lớp phó tốt. Cũng rất ít các cuộc thi hay buổi sinh hoạt ngoại khóa về kỹ năng làm cán sự lớp. Thế nên, đội ngũ cán sự lớp ở các trường THPT thiếu kỹ năng là điều dễ hiểu. Hơn thế nữa, thời gian và tâm huyết đầu tư cho vai trò cán sự lớp của các em học sinh THPT cũng có phần hạn chế. Trường đại học luôn là mục tiêu phấn đấu của các em vì thế không ít em đã xin nghỉ làm các sự lớp để có thời gian hơn cho việc học, có em vẫn làm nhưng chỉ cầm chừng vì không muốn bị phân tâm nhiều. Có em có năng lực nhưng lại sợ va chạm, làm cán sự sẽ mất lòng nhiều người dẫn đến hời hợt trong công việc, quản lý lớp không tốt. 
	Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, gặp nhiều đối tượng cán sự lớp. Tôi rút ra rằng, làm chủ nhiệm lớp có tốt hay không, lớp có đi lên nhiều hay không phần lớn là nhờ vào việc sử dụng ban cán sự lớp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích trao đổi và học hỏi thêm một số kinh nghiệm các đồng nghiệp, giúp bản thân mình được hoàn thiện hơn trong công tác chủ nhiệm. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng.
2.3.1. Lựa chọn ban cán sự lớp:
Việc lựa chọn ban cán sự lớp có thể coi là công việc tiên quyết. Chủ nhiệm lớp phải chọn ra được đội ngũ cán bộ nòng cốt thật sự gương mẫu, có uy tín với tập thể theo đúng quan điểm: Chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình dẳng, khuyến khích sự ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí. 
- Đầu tiên tôi thường tìm hiểu xem ở lớp dưới em nào đã từng làm cán sự lớp ở vị trí gì và nền nếp lớp đó như thế nào (hiệu quả ông việc) qua nhiều thông tin như: qua giáo viên dạy trước đó, qua học sinh bạn cùng lớp cũ hoặc qua học bạ .từ đó bước đầu có định hướng cho việc lựa chọn.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm (thường là với lớp 11, 12 – khi các em đã có thời gian học tập và làm việc cùng nhau)
PHIẾU BẦU BAN CÁN SỰ LỚP 11 A8
Năm học: 2016-2017
1)..
2)..
3) .
4) .
5) .
- Sau khi lựa chọn được ban các sự lớp, chúng ta bắt đầu cho các em tự phân chia chức danh dưới sự cố vấn của mình, lớp trưởng không hẳn là người học giỏi nhất lớp nhưng cũng không thể ra ngoài tốp học khá, phải là người được đa số phiếu tán thành, có kinh nghiệm là lớp trưởng và đặc biệt là phải là thành viên năng nổ nhất trong ban cán sự. 
2.3.2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
Khi đã có bộ máy điều hành, chúng ta tiến hành phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí. Đảm bảo mỗi em trong ban cán sự nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc) của mình trong cả vai trò độc lập và vai trò phối hợp theo quan hệ dọc, ngang với những vị trí khác trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ có mối quan hệ phụ thuộc tích cực. 
Dưới đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong ban các sự lớp 11A 8 – năm học 2016-2017:
* Lớp trưởng Nguyễn Hương Giang: là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN về điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của lớp thông qua hệ thống xương cá (các thành viên còn lại trong ban). Cụ thể:
- Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.
- Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy chế, quy định, nội quy về học tập và rèn luyện. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong lớp.
- Chủ trì các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng. Quản lý chung các buổi sinh hoạt đầu giờ, giao ban tập trung đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể.
* Lớp phó học tập Đỗ Thị Anh Tú: phụ trách toàn bộ mảng học tập của lớp. 
- Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc việc học bài cũ, làm bài tập về nhà.
- Điều hành ban cán sự bộ môn hoạt động.
- Theo dõi thời khóa biểu, các lịch thi, kiểm tra để nhắc nhở cả lớp thực hiện.
- Quản lý và ghi sổ đầu bài.
- Đấu mối với giáo viên bộ môn trong việc giúp đỡ các bạn học kém để kịp thời kèm cặp và cử người kèm cặp.
* Lớp phó phụ trách lao động Nguyễn Hồng Sơn: 
- Phân công công việc, theo dõi các buổi lao động tập thể.
- Cử trực nhật, đôn đốc, nghiệm thu và tổng hợp đánh giá vào cuối tuần.
- Chịu trách nhiệm trước nhân viên y tế học đường của trường về chất lượng và hiệu quả công việc ở các buổi trực tuần.
* Lớp phó Văn – Thể - Đời sống Trần Ngọc Ánh:
- Theo dõi đôn đốc các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao của lớp. Tập các bài hát truyền thống trong một số dịp đặc biệt. 
- Thu chi quỹ lớp dưới sự hướng dẫn của GVCN.
- Phụ trách phần tài chính trong thi đua khen thưởng.
- Phụ trách ghi nghị quyết, biên bản họp lớp
* Các tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của từng thành viên trong tổ. Tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng tuần để xếp loại thi đua.
* Các tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng.
2.3.3. Bồi dưỡng ban cán sự lớp:
Sự trưởng thành của mỗi tập thể học sinh gắn liền với họa động của ban cán sự lớp đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh khi có ban cán sự lớp mạnh. GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ qua một số giải pháp sau:
- Chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách với các tiêu chí cần thiết cho từng chức danh để các em có thể ghi chép công việc diễm ra hằng ngày và báo cáo trước lớp tại buổi sinh hoạt cuối tuần. Như thế ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh trong lớp.
- GVCN thường xuyên đối thoại với đội ngũ cốt cán, đặc biệt trong giai đoạn đầu hình thành tập thể. Thỉnh thoảng GVCN tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh, đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, vừa tạo cơ hội để các em thể hiện tâm tư, nguyện vọng Cũng từ những cuộc họp “nóng” này mà ban cán sự lớp hiểu được đường hướng của GVCN giúp họ có định hướng và biệ pháp thích hợp trong hoạt động của mình.
- GVCN là người cố vấn, hỗ trợ đội ngũ cán sự tự quản giúp các em phân tích, đánh giá, khái quát được kinh nghiệm, hoạt động của mình, khắc phục khó khăn, xây dựng và giữ gìn uy tín. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được khoán trắng cho ban cán sự hoặc biết các em thành công cụ quản lý lớp, tạo ra sự đối lập giữa các em và các thành viên khác trong lớp. 
2.3.4. Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự: 
Để phát huy được vai trò nòng cố của ban cán sự lớp, GVCN phải luôn nhớ trong đầu rằng GVCN luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. Phương hướng chung là tăng dần khả năng tự quản của học sinh đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của giáo viên trong từng hoạt động cho đến khi các em chủ động được hoàn toàn. Tức là lúc đó, vai trò nòng cốt của ban cán sự được phát huy tối đa nhất. Để có được điều này thì:
- Trước hết, giáo viên phải đặt niềm tin vào các em. Hãy cho họ thấy rằng: “ Cô rất tin các em. Cô tin các em sẽ làm tốt”. Khi có cảm giác được tin tưởng các em sẽ cố gắng hết mình trong mọi lĩnh vực. 
- Giáo viên cần tăng cường khả năng của học sinh, các em có thể hoàn toàn tự quản lý, điều hành được lớp nếu có tác động đúng cách của chúng ta. Người giáo viên phải luôn biết cách tạo cho các em tự tin vào khả năng của chính mình và tạo điều kiện tối đa để các em được thể hiện khả năng của mình trong công việc tập thể. 
- Để các em phát huy được vai trò nòng cốt của mình thì phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giải đến phức tạp. 
- Gắn các em vào các phong trào. Muốn phong trào dạt kết quả, trước tiên phải xây dựng hạt nhân phong trào. Tùy theo tình hình, khả năng của lớp mà GVCN lựa chọn lực lượng nòng cốt để xây dựng phong trào học tập, văn nghệ, thể dục-thể thao . Đa só học sinh khá giỏi thường ham thích hoạt động và có năng lực trong công việc nên GVCN dễ dàng tuyển chọn.
- Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp cũng tất quan trọng. Ngoài việc công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cán bộ lớp, GVCN, trực tiếp hay gián tiếp, cần đề cập đến vai trò của họ trong việc đưa lớp đi lên. Khi họ làn tốt, đừng chần chừ, hãy “vinh danh” họ theo cách của mình để họ thấy mình cần phải làm tốt hơn nữa cho tập thể. Với những cán bộ lớp chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, chúng ta cũng cần khéo léo tế nhị phê bình, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể lớp, song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên hay dành đặc ân cho cán bộ lớp làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình mà coi thường người khác.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Qua những năm công tác , tôi tự tìm tòi học hỏi và vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt với việc phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp, tôi nhận thấy đây là một trong những đòn bẩy để công tác giáo dục toàn diện thành công, nó có tính khả thi cao, khích lệ được tính tự giác, ý thức tự chủ của học sinh. Ban cán sự lớp mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lý lớp, biết lo lắng và chủ động với mọi hoạt động của lớp. Điều hay là các em biết và phát huy được vai trò làm chủ, thậm chí còn tự nhận ra khuyếm khuyết của mình mỗi khi chưa hoàn thành nhiện vụ hoặc khi có vi phạm thì sửa sai ngay. Một đoàn tàu có đầu tàu khỏe ắt sẽ chạy nhanh. 
Kết quả thực hiện đề tài đối với lớp 11A8 năm học 2016-2017:
* Thực trạng năm học 2015- 2016 và đầu năm học:
Là lớp có nền nếp tương đối tốt, có một số em tích cực trong học tập nhưng còn một số tồn tại:
- Có học sinh nghỉ học nhiều (Tố Uyên, Đăng). Học sinh còn nói dối bố mẹ đi học nhưng không vào lớp mà đi chơi game (Minh, Tuấn). 
- Có học sinh đánh nhau bị kỷ luật (Minh)
- Có học sinh vi phạm qui chế thi ( Việt, Vân)
- Có học sinh trang điểm đến trường ( Thùy Linh, Thu Uyên)
- Lớp có tuần xếp thứ hạng nề nếp cuối trường.
Khi áp dụng giải pháp “phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp để làm tốt công tác chủ nhiệm”, tôi thấy nề nếp lớp có sự chuyển biến cuối học kỳ 1 và sự chuyển biến này thể hiện rõ ở học kỳ 2. Cụ thể như sau:
* Kết quả học kỳ 1:
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Số lượng
37/48
8/48
2/48
1/48
3/48
23/48
21/48
1/48
%
77%
16,76%
4,16%
2,08%
6.25%
47,92%
43,75%
2,08%
- Đã không còn tình trạng đánh nhau, vi phạm qui chế thi
* Kết quả học kỳ 2 và cả năm:
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Số lượng
42/48
5/48
1/48
0
6/48
31/48
11/48
0
%
87,5%
10,42%
2,08%
12,5%
64,6%
22,9%
- Có 6 HS đạt danh hiệu HSG toàn diện và 31 HS đạt danh hiệu HSTT.
- Có 4 HS dự thi HSG cấp tỉnh cùng khối 12 trong đó có 2 giải: 1 ba, 1KK (Hoàng Thị Hiền – giải 3 GDCD, Nguyễn Thị Huệ - giải KK GDCD)
- Có 14 lượt em dự thi HSG cấp trường với khối 12 trong đó có 7 em có giải.
- Có 31 giải HS cấp trường: 3 giải tiếng Anh, 7 giải văn, 17 giải GDCD, 2 giải sử, 2 giải địa (2 nhất, ba nhì) 
- Có 1 Hs đạt giải KK cấp tỉnh trong kỳ thi “Em yêu lịch sử xư Thanh” – Nguyễn Hương Giang
- Có 1 giải KK trong cuộc thi cắm hoa nghệ thuật.
- Có 1 giải KK trong cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lớp xếp hạng nề nếp thứ 7/25 lớp. Đạt danh hiệu Lớp tiên tiến. Chi Đoàn đạt danh hiệu Chi đoàn mạnh.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Báo Giáo dục & Thời đại số ra ngày 11/6/2016 có nêu: “Hiện nay, không ít thầy cô gần như lo hết các phần việc, hoạt động ở lớp mà đáng lẽ việc đó cần được phân công, giao việc cho học sinh, đặc biệt là ban cán sự lớp. Điều đó một mặt không phát huy được vai trò của đội ngũ ban cán sự, đồng thời khiến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh gặp khó khăn” – Bí quyết xây dựng đội ngũ cán sự lớp năng động, bản lĩnh. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại, những công dân toàn diện trong tương lai, không chỉ nên được giáo dục về tài về đức mà cần thiết được rèn luyện kỹ năng mềm. “Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp” vừa giúp giáo viên không còn quá nặng nề với công tác chủ nhiệm, vừa đào tạo ra những em h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_vai_tro_nong_cot_cua_ban_can_su_lop_de_lam_tot.doc