SKKN Phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm của học sinh qua việc tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong hồi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng

SKKN Phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm của học sinh qua việc tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong hồi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì vậy yêu cầu đặt ra là với mỗi môn học, mỗi nội dung bài học, giáo viên cần biết phát huy năng lực nào cho học sinh để phát huy tối đa khả năng của các em. Đối với bộ môn Ngữ văn, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học là năng lực quan trọng cần thiết nhất nhưng mấu chốt vấn đề là giáo viên phải tìm ra phương pháp, cách thức nào để giúp học sinh phát huy được tối đa năng lực đó. Vì vậy đây cũng là lí do đầu tiên để tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 có trích giảng đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ). Đây là trích đoạn rất hay và ý nghĩa, tuy nhiên cũng không phải là tác phẩm dễ cảm thụ. Tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng đã mở ra nhiều vấn đề về cuộc sống, về con người. Chỉ trong vòng năm hồi kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ lại bức tranh phong kiến Việt Nam thối nát, suy tàn. Một xã hội đảo điên với những mâu thuẫn không sao giải quyết được. Trong tác phẩm, nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa với cuộc sống bần cùng, đói kém, bệnh tật của nhân dân và mâu thuẫn giữa giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Đây là một vấn đề tương đối khó đối với học sinh, vì vậy qua đề tài, có thể giúp cho học sinh hiểu thêm về con người, nhất là những người nghệ sĩ chân chính và xã hội nước ta lúc bấy giờ được thể hiện trong tác phẩm.

 Tuy vậy, trong thực tế hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về thể loại kịch, về “Vũ Như Tô” chưa nhiều, hơn nữa vấn đề phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm thuộc thể loại Kịch lại càng hiếm. Đây chính là những lí do cấp thiết thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này.

 

doc 17 trang thuychi01 7434
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm của học sinh qua việc tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong hồi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì vậy yêu cầu đặt ra là với mỗi môn học, mỗi nội dung bài học, giáo viên cần biết phát huy năng lực nào cho học sinh để phát huy tối đa khả năng của các em. Đối với bộ môn Ngữ văn, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học là năng lực quan trọng cần thiết nhất nhưng mấu chốt vấn đề là giáo viên phải tìm ra phương pháp, cách thức nào để giúp học sinh phát huy được tối đa năng lực đó. Vì vậy đây cũng là lí do đầu tiên để tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này. 
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 có trích giảng đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ). Đây là trích đoạn rất hay và ý nghĩa, tuy nhiên cũng không phải là tác phẩm dễ cảm thụ. Tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng đã mở ra nhiều vấn đề về cuộc sống, về con người. Chỉ trong vòng năm hồi kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ lại bức tranh phong kiến Việt Nam thối nát, suy tàn. Một xã hội đảo điên với những mâu thuẫn không sao giải quyết được. Trong tác phẩm, nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa với cuộc sống bần cùng, đói kém, bệnh tật của nhân dân và mâu thuẫn giữa giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Đây là một vấn đề tương đối khó đối với học sinh, vì vậy qua đề tài, có thể giúp cho học sinh hiểu thêm về con người, nhất là những người nghệ sĩ chân chính và xã hội nước ta lúc bấy giờ được thể hiện trong tác phẩm.
	Tuy vậy, trong thực tế hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về thể loại kịch, về “Vũ Như Tô” chưa nhiều, hơn nữa vấn đề phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm thuộc thể loại Kịch lại càng hiếm. Đây chính là những lí do cấp thiết thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài: “Phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm của học sinh qua việc tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong hồi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng” chúng tôi cảm thấy rằng có thể giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về lí luận phân tích tâm lí nhân vật, phân tích những mâu thuẫn nội tại. Từ đó nâng cao năng lực cảm thụ và thưởng thức những giá trị độc đáo của tác phẩm văn học.
Ngoài mục đích bổ sung, mở rộng kiến thức về lí luận phân tích tâm lí nhân vật, còn giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về kịch, kĩ năng tổng hợp, phân tích một tác phẩm văn học.
- Bản chất những mâu thuẫn trong vở kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - những vấn đề khó mà học sinh khối 11 trường THPT DTNT Ngọc Lặc cần được hiểu rõ để hiểu văn bản tác phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cho đề tài của tôi là đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 tập I.
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ giới hạn tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong kịch Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứ đề tài: “Phát huy năng lực cảm nhận tác phẩm của học sinh qua việc tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong hồi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng” phương pháp chủ yếu của người viết khi thực hiện đề tài này là phương pháp phân tích-tổng hợp. Chúng tôi nghiên cứu dựa trên tác phẩm, từ đó phân tích những mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm, dựa vào những lời đối thoại, độc thoại của nhân vật. Ở đó, chủ yếu tôi phân tích tâm lý nhân vật Vũ Như Tô, qua lời đối thoại của nhân vật này với Đan Thiềm, với vua Lê Tương Dực, với vợ, với những người thợ và những lời đối thoại của những người thợ với nhau.
Ngoài việc sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, chúng tôi còn kết hợp với phương pháp hệ thống. Qua những lời đối thoại và độc thoại đó chúng tôi rút ra những mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. 
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trên cơ sở những phương pháp chung vừa nêu thì giáo viên phải tổ chức hoạt động học dựa theo đặc thù của môn học và nội dung bài học cụ thể. 
1.2. Khái lược về kịch và phương pháp giảng dạy thể loại kịch
 * Thuật ngữ kịch được dùng theo theo 2 cấp độ
Thứ nhất, cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình) kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc xã hội. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột mang tính muôn thuở, mang tính toàn nhân loại. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính tức là những sự căng thẳng tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Về mặt kết cấu của vở kịch thường được chia thành nhiều hồi, cảnh nhằm tạo sự trùng khớp về thời gian, địa điểm mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy mô tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh.
Trên cấp độ loại hình, kịch gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch cùng nhiều tiểu loại và thể loại và biến thể khác nhau.
Thứ hai, ở cấp độ loại, thể thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học có vị trí tương đương với bi kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng được gọi là chính kịch. Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói hư tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tới việc tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căng thẳng tới tột độ nhưng mang tính vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt phi thường.
Ở Việt Nam, kịch với tư cách là một thể loại văn học mới chỉ xuất hiện vào những thập niên đầu của thế kỉ XX. So với các thể loại khác như thơ và văn xuôi thì kịch thuộc vào hàng sinh sau, đẻ muộn..
Do ra đời trong luồng giao lưu ảnh hưởng của phương Tây, trực tiếp là bi kịch và hài kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII, kịch lãng mạn Pháp thế kỉ XIX, cộng thêm ý thức chủ động tiếp thu và cải biến để làm giàu cho văn học và văn hóa dân tộc nên chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 1921 đến năm 1945, khi mới bước vào tuổi thanh xuân, kịch Việt Nam đã có ngay những tác giả và tác phẩm không thua kém các thể loại khác. Ngoài vai trò mở đầu của Vũ Đình Long, lịch sử văn học trước cách mạng đã ghi nhận cống hiến quan trọng của các tác giả kịch khác như Nguyễn Hữu Kìm, Nam Xương, Vi Huyền Bắc, Đoàn Phú Tứ, Khái Hưngvà nhiều tác giả kịch thơ xuất hiện những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Đó là nền tảng vững chắc, là tiền đề cho sự trưởng thành và phát triển của kịch cách mạng 1945 trở đi. 
Ngoài các mục đích trình diễn trên sân khấu các vở kịch được chia thành các hồi ( các màn) tách rời nhau bằng việc trực tiếp chỉ dẫn chỗ ngừng nghỉ trong buổi diễn. Việc chia vở kịch thành các hồi nảy sinh trong văn học cổ đại. Trong văn học những thế kỉ gần đây cũng không hiếm những tác phẩm kịch bốn hồi, ba hồi và thậm chí hai hồi.
Sự gay gắt và tính căng thẳng của các xung đột được tái hiện trong kịch chính là gắn với sự bão hòa biến cố. Trong tiểu thuyết, truyện vừa hoặc truyện ngắn có thể có những tình tiết thể hiện trạng thái cân bằng êm ả. Trong kịch cái được đề lên hàng đầu nhất thiết phải là những hoàn cảnh đời sống có gắn với những sự đối kháng, mâu thuẫn nào đó.
Các nhà viết kịch “ủy thác” lời phát biểu cho các nhân vật của mình, đây là nhu cầu có tính ước lệ trên sân khấu hơn là của các tình huống được miêu tả. Tác giả kịch đang làm một loại thử nghiệm, để cho thấy con người sẽ phát biểu như nó muốn qua những lời thốt ra để biểu đạt những tư tưởng tình cảm ý định của mình với một mức đầy đủ và sáng rõ tối đa. Cố nhiên là câu đối thoại và độc thoại của kịch sẽ đầy biểu cảm, rộng lớn và có hiệu quả hơn ở những nơi mà lời đối đáp có thể được nói lên trong những hoàn cảnh sống tương tự.
Có nhiều cách phân loại kịch theo nhiều tiêu chuẩn nhưng cách phân loại phổ biến nhất là tính chất của các loại hình xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
Xuất phát từ những đặc trưng trên, đối với thể loại kịch thì phương pháp đặc thù là tổ chức cho học sinh tìm hiểu các mâu thuẫn và bản chất của các mâu thuẫn để rút ra vấn đề và đây cũng là phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất.
2. Thực trạng đề tài
Tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm đặc sắc. Tuy nhiên, những thành tựu cũng như những giá trị tư tưởng của tác phẩm, chỉ được những nhà phê bình, nhà nghiên cứu nước ta đề cập đến trong những năm gần đây. Qua tác phẩm, người đọc không chỉ thấy được những mâu thuẫn phức tạp tồn tại trong đó, mà qua đó chúng tôi muốn đem đến cho học sinh cái nhìn đầy đủ hơn về giá trị cũng như vị trí của tác phẩm. Vũ Như Tô là tác phẩm độc đáo của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đánh dấu vị trí của tác giả trong thể loại kịch, cũng như trên văn đàn. Qua đó, chúng ta thấy được ngòi bút tài hoa của tác giả, khi ông đã khéo léo gửi gắm tâm sự của mình qua nhân vật Vũ Như Tô.Tác giả đã thể hiện niềm băn khoăn, trăn trở cho thân phận người nghệ sĩ trong xã hội đương thời. Đồng thời, thể hiện sự giằng co, đấu tranh phức tạp trong nội tâm của người cầm bút. Hai con đường ấy người nghệ sĩ phải tỉnh táo mà chọn lấy một.
Trong quyển Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại của NXB Hội nhà văn, có nhận xét: “Bi kịch lớn ở đây ở một sự muốn được sống lâu dài theo thời gian, muốn là biểu tượng vẻ vang của xứ sở nhưng lại phục vụ cho cường quyền, là kết quả của sự sáng tạo nhưng lại được thực hiện trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Giải quyết mâu thuẫn và bi kịch này như thế nào đó là một câu hỏi lớn, Nguyễn Huy Tưởng đã để cho Vũ Như Tô chết trong lửa của quần chúng nhưng cái niềm phân vân và giằng co chưa thể giải tỏa trong quan niệm nghệ thuật, ông đem đặt vào lời đề tựa:
“Chao ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”
Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập một NXB Giáo dục cũng đã đưa ra nhận định về tác phẩm như sau: “ Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã nêu lên những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.”
Trong quyển Nguyễn Huy Tưởng về tác gia, tác phẩm NXB Hội nhà văn, giáo sư Hà Minh Đức có nhận xét về kịch Vũ Như Tô như sau: “Viết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn làm một việc là ký gửi tâm tình riêng của mình khi bắt đầu nhận lấy trách nhiệm của người cầm bút. Vũ Như Tô là lời tâm sự, là niềm suy nghĩ chân chính và tích cực. Tâm sự và ý nghĩa ấy còn mang theo cả những băn khoăn, ngập ngừng, hạn chế”
Hay trong lời nhận xét của Đỗ Đức Hiểu thì “kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng kết hợp được tinh hoa của hai sân khấu Đông và Tây. Nó lí trí và nó nó biểu tượng nó đời thường và nó linh thiêng”.
Mặc dù có nhiều bài viết về tác phẩm Vũ Như Tô nhưng thật sự chưa có một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về những mâu thuẫn trong kịch. Nhìn chung kết quả của việc nghiên cứu về đề tài: “Tìm hiểu bản chất những mâu thuẫn trong kịch Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng” vẫn còn ít, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
* Nhìn lại việc giảng dạy tác phẩm Vũ Như Tô trong nhà trường thời gian qua
- Vũ Như Tô là tác phẩm mới so với những tác phẩm như Chí Phèo, Hai đứa trẻ, đã có mặt hàng chục năm trước được xem là tác phẩm khó cảm thụ đối với học sinh.
- Vũ Như Tô được học tuần thứ 15, gần cuối của học kì một ( tuần 16), khi ấy, không khí chung là “ôn tập” để chuẩn bị kiểm tra cuối kì.
- Trong chương trình môn Ngữ văn phổ thông xưa nay, tuy không có văn bản quy định, nhưng học văn dường như đồng nghĩa với việc học các tác phẩm thơ, văn xuôi (truyện, tiểu thuyết, kí). Còn kịch chiếm số lượng rất ít. Môn Ngữ Văn ở nhà trường các cấp từ trước đến nay cho thấy các tác phẩm kịch chưa được dành một vị trí thích đáng nếu không muốn nói là “lép vế”.
- Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung là quá lớn, thời gian dành cho bài quá ít( chỉ 2 tiết).
	- Không xác định rõ thể loại của Vũ Như Tô.
	- Việc giải quyết mâu thuẫn 2 chưa rõ ràng, rất khó đối với học sinh 16,17 tuổi “ Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát () Theo anh (chị) nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?” – Câu hỏi hướng dẫn học bài, SGK(tr.193) )- Đây là vấn đề mà tôi muốn đề cập đến.
2. Một vài giải pháp khi dạy học tác phẩm Vũ Như Tô qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để phát huy năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh
2.1. Xác định rõ thể loại kịch “Vũ Như Tô” và cung cấp kiến thức cơ bản về bi kịch cho học sinh
Theo SGV Ngữ Văn lớp 11 tập I: Kịch Vũ Như Tô có yếu tố lịch sử, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không phải là dựng lại, làm sống dậy một sự kiện lịch sử nên cũng khó có thể gọi đó là vở kịch lịch sử theo đúng nghĩa của nó. Vì thế nên coi Vũ Như Tô là một vở bi kịch.
Bi kịch là một thể của loại hình kịch. Ngoài các đặc điểm chung của loại hình, bi kịch còn mang những đặc điểm riêng của thể. Những đặc điểm riêng này chủ yếu được thể hiện chủ yếu qua nhân vật, mâu thuẫn và xung đột.
Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng. Nhân vật bi kịch là những con người có những say mê, khát vọng lớn lao; đồng thời, đôi khi còn có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thười có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
2.2. Tóm tắt tác phẩm kết hợp với đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
2.2.1. Đọc là cơ sở thâm nhập tác phẩm
 Muốn nắm bắt được nội dung tác phẩm văn học nhất thiết phải đọc. Đó là một hình thức đặc thù, có tính tính đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm.
Đọc tác phẩm văn học là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà văn bằng sức mạnh riêng của việc đọc, người giáo viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn học. Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu là thể hiện được cung bậc cảm xúc của tác giả.
 Đọc có tác dụng phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh khám phá tác phẩm văn chương, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn học.
 Đọc là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho các em học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học làm cho các em yêu thích văn học.
2.2.2. Tóm tắt văn bản
Theo đánh giá chung, tóm tắt tác phẩm không chỉ giúp người học có được kiến thức cơ bản và tổng hợp mà còn làm giàu thêm bộ sưu tập những tác phẩm văn học kinh điển của nước nhà và thế giới. Có nhiều lý do bài làm của học sinh bị điểm kém khi phân tích tác phẩm văn học như năng lực diễn đạt yếu, khả năng cảm thụ văn chương thiếu thuần thục, bên cạnh đó còn có nguyên nhân học sinh chưa tóm tắt được nội dung câu chuyện mà văn bản đề cập tới. Có thể ví thao tác này giống như cách tìm đường ở trong bản đồ nếu thiếu định hướng trước khi xuất phát thì làm sao về đích trọn vẹn. Đứng được ở trên cành mà gốc yếu thì cũng dễ bị đổ gãy.
 2.3. Xác định bản chất của mâu thuẫn trong trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. 
Theo hướng dẫn của Sách giáo viên, trích đoạn có hai mâu thuẫn cơ bản: 
2.3.1. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truỵ lạc với nhân dân đau khổ, lầm than.
a. Phân tích căn nguyên của mâu thuẫn
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lịch sử và những hồi kịch đầu của kịch Vũ Như Tô để tìm hiểu rõ căn nguyên: Hầu như trong bất kì xã hội phân chia giai cấp nào sự mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị là không thể tránh khỏi, khác nhau là ở mức độ mà thôi. Ở tác phẩm Vũ Như Tô cũng vậy, mâu thuẫn này hết sức gay gắt, bởi vì đứng đầu chính quyền phong kiến lúc bấy giờ là vị vua gian dâm, ăn chơi vô độ chỉ lo hưởng lạc không lo gì đến cuộc sống của người dân và vận mệnh của đất nước « Ngày thì rượu, đêm thì đánh bạc, gian dâm với cả cung nữ của bố».(1;57) « Sứ Tàu bảo vua tướng lợn là phải » (1;56).Ở chốn cấm cung, nhà vua và đám cung nữ chỉ lo vui chơi, hưởng lạc không bàn gì đến quốc sự, mặc cả sự đời. Trong khi đó nhân dân sống lầm than, cơ cực. Vì mong muốn làm đẹp lòng của thứ phi Kim Phượng mà xây Cửu trùng đài gây nên bao nhiêu điều tang tóc, bao nhiêu người lâm vào cảnh bần cùng, bao nhiêu người chết vì đói. Trong khi đó, vua chỉ lo ăn chơi xa xỉ vì phục vụ cho lợi ích nhất thời của mình mà tăng sưu thế, vơ vét sức người sức của làm cho dân gian cơ cực đau khổ không lời tả siết: «Từ ngày Hoàng thượng lên ngôi, không nghĩ gì đến quốc chính, chỉ ăn tiêu xa xỉ, ngân khố hao mòn. Nay lại vẽ ra việc xây Cửu trùng đài, tiền tiêu tốn tính ra tốn hơn là đánh Chiêm ThànhMười năm nay, không mấy năm không mất mùa, đói kém quá thể, cả nơi cả làng phải đi ăn mày, đường cái đầy xác chết » (1;47).
Nếu như bình thường vua ăn chơi xa xỉ, chính quyền phong kiến ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân đã làm cho người dân thống khổ rồi thì giờ đây vì nhu cầu vui chơi của mình, vua đưa ra việc xây Cửu trùng đài thì người dân càng khổ cực không biết bao nhiêu mà kể: « Khốn nạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_nang_luc_cam_nhan_tac_pham_cua_hoc_sinh_qua_vi.doc