SKKN Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen

SKKN Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen

 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học môn sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và đánh thức khả năng tiềm ẩn trong học sinh, tạo đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học cho mỗi cá nhân học sinh. Vì thế việc dạy các bài tập đóng vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó.

Để giải quyết tốt các bài tập di truyền liên kết ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã được học, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã có nhiều tài liệu sách tham khảo đề ra một số phương pháp và quy trình giải toán di truyền liên kết. Tuy nhiên, trong bước xác định kiểu gen chung và viết sơ đồ lai tác giả chưa đề ra giải pháp cụ thể để xác định kiểu gen, những chỉ dẫn còn hết sức tổng quát và sơ lược. Những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập chưa đi sâu vào việc thiết kế các bước giải cho các chuyên đề hẹp trong việc giải quyết các bài tập sinh học đặc biệt là các bài tập nâng cao, nhưng các tài liệu trên cũng đã tỏ ra rất có ích cho học sinh giúp các em định hướng và giải quyết đúng đắn các bài tập sinh học.

 Trong các dạng bài tập về qui luật di truyền thì liên kết gen là một trong những dạng bài tập không phải đa dạng nhưng phức tạp, học sinh thường gặp khó khăn trong cách giải, nhưng thường được ra trong các đề thi học sinh giỏi và thi vào các trường chuyên. Mặc khác theo chương trình sinh học 9 chỉ có 1 tiết đề cập đến di truyền liên kết. Để tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các dạng bài tập liên quan đến liên kết gen, trong quá trình dạy học tôi đã đưa ra các bước giải chi tiết cho phần bài tập di truyền nâng cao dạng liên kết gen, trong đó chủ yếu là hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải như xác định kiểu gen, xây dựng sơ đồ lai.

Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen” để trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra sau nhiều năm ôn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học dự thi các cấp, mong rằng sẽ được đồng nghiệp của mình cùng đóng góp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng của học sinh đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.

 

doc 27 trang thuychi01 8775
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG CÁC MỤC
TRANG
1
Mục lục
2
1. MỞ ĐẦU
1
3
1.1. Lí do chọn đề tài
1
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
7
1.5. Những đổi mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
9
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
10
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
11
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
14
3.1. Kết luận
20
15
3.2. Kiến nghị
20
16
Tài liệu tham khảo
21
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học môn sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và đánh thức khả năng tiềm ẩn trong học sinh, tạo đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học cho mỗi cá nhân học sinh. Vì thế việc dạy các bài tập đóng vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó.
Để giải quyết tốt các bài tập di truyền liên kết ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã được học, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã có nhiều tài liệu sách tham khảo đề ra một số phương pháp và quy trình giải toán di truyền liên kết. Tuy nhiên, trong bước xác định kiểu gen chung và viết sơ đồ lai tác giả chưa đề ra giải pháp cụ thể để xác định kiểu gen, những chỉ dẫn còn hết sức tổng quát và sơ lược. Những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập chưa đi sâu vào việc thiết kế các bước giải cho các chuyên đề hẹp trong việc giải quyết các bài tập sinh học đặc biệt là các bài tập nâng cao, nhưng các tài liệu trên cũng đã tỏ ra rất có ích cho học sinh giúp các em định hướng và giải quyết đúng đắn các bài tập sinh học.
 	Trong các dạng bài tập về qui luật di truyền thì liên kết gen là một trong những dạng bài tập không phải đa dạng nhưng phức tạp, học sinh thường gặp khó khăn trong cách giải, nhưng thường được ra trong các đề thi học sinh giỏi và thi vào các trường chuyên. Mặc khác theo chương trình sinh học 9 chỉ có 1 tiết đề cập đến di truyền liên kết. Để tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các dạng bài tập liên quan đến liên kết gen, trong quá trình dạy học tôi đã đưa ra các bước giải chi tiết cho phần bài tập di truyền nâng cao dạng liên kết gen, trong đó chủ yếu là hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải như xác định kiểu gen, xây dựng sơ đồ lai.
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen” để trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra sau nhiều năm ôn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học dự thi các cấp, mong rằng sẽ được đồng nghiệp của mình cùng đóng góp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng của học sinh đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng, cách nhận diện và cách thức giải toán di truyền liên kết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và vào các trường chuyên.
Phạm vi của đề tài có trọng tâm xoay quanh vấn đề tìm phương pháp phù hợp để học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Tổng hợp lý thuyết:
 - Nghiên cứu tài liệu tổng hợp cơ sở lí luận, xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
 - Tạo tình huống có vấn để, sử dụng phiếu học tập, vấn đáp tìm tòi
b. Quan sát sư phạm:
 - Tiến hành thăm lớp dự giờ đồng nghiệp trong trường và các trường trong cụm, huyện, các huyện khác trong tỉnh.
 - Học hỏi kinh nghiệm phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy giỏi và có học sinh học tập thi học sinh giỏi đạt kết quả cao.
c. Tổng kết kinh nghiệm:
 - Tổng kết kinh nghiệm của các giáo viên đã dạy ở các năm trước.
d. Nghiên cứu tài liệu sản phẩm:
 - Các tài liệu liên quan đến đề tài
 - Hồ sơ kiểm tra của học sinh.
 - Đề, đáp án thi thi học sinh giỏi và các trường chuyên các năm môn sinh học THCS liên quan đến đề tài.
1.5. Những đổi mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đề tài đưa ra những giải pháp giải cụ thể cho từng dạng toán liên kết gen
- Đề tài hướng tới kỹ năng giải nhanh toán liên kết gen nhằm đáp ứng các câu hỏi thi học sinh giỏi các cấp và thi vào các trường chuyên THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong thế kỉ XXI là thế kỉ của sinh học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào nâng cao chất lượng đời sống của con người bằng cách tạo ra các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp có năng xuất cao, phẩm chất tốt. Để các nhà sinh học tương lai duy trì và phát triển công nghệ sinh học thì ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường bên cạnh việc các em luôn phải cập nhập các thành tựu mới nhất về sinh học thì các em phải nắm được và hiểu rõ các quy luật di truyền của ông cha ta để lại và có bước đầu ham tìm tòi khám phá áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong các quy đó quy luật hiện tượng di truyền liên kết gen mà tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm là minh chứng rất quan trong cho vấn đề này.
 Ngoài việc học để nắm được và vận dụng vào cuộc sống thì học để thi chứng tỏ mình cũng rất quan trọng. Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về liên kết gen cũng góp phần giúp các em trong các cuộc thi môn sinh học như thi học sinh giỏi, thi vào trường chuyên và cao hơn nữa là sau này các em thi tốt nghiệp, thi cao đẳng , đại học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 - Thuận lợi: 
+ Học sinh đang dần bước vào tuổi trưởng thành, thích hoạt động chủ động, có năng lực tư duy, phân tích tổng hợp, năng động sáng tạo trong học tập nếu được hướng dẫn tốt. 
+ Học sinh rất đam mê, thích khám phá kiến thức về quy luật di truyền
- Khó khăn:
+ Thực tế hiện nay sinh học vẫn là một môn học khó đối với học sinh, vì thế tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp.
+ Học sinh vùng nông thôn miền núi, chất lượng đầu vào thấp, tư duy chậm và hầu hết là gia đình kinh tế khó khăn, thích con em mình học khối A  Những khó khăn trên đã tác động không nhỏ đến chất lượng bộ môn sinh học trong các trường phổ thông ở miền núi.
 + Đa số học sinh nắm được lí thuyết quy luật di truyền liên kết nằm trên NST thường của Moocgan. Cụ thể hỏi trình bày quy luật thì có tới hơn 90% trình bày thuộc làu làu hoặc hỏi kết quả phép lai phân tích hay ý nghĩa của quy luật thì cũng nhận được sự trả tốt từ phía các em. Nhưng để hiểu rỏ bản chất của quy luật thì rất ít em nắm được.Ví dụ: theo quy luật Men Đen ở 2 cặp tính trạng cơ thể dị hợp cho 4 loại giao tử nhưng ở liên kết gen hoàn toàn thì chỉ cho 2 loại giao tử hay lai phân tích đều là cơ thể dị hợp lai phân tích nhưng phân li độc lập cho tỉ lệ 1: 1 : 1 : 1. Nhưng ở di truyền liên kết gen trên NST thường thì chỉ cho tỉ lệ 1 : 1 hay P dị hợp hai cặp gen lai với nhau lại cho tỉ lệ kiểu hình 3: 1 hoặc 1:2 1...
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Cở sở lí thuyết để giải bài tập:
a. Nghiên cứu thí nghiệm của Moocgan:
 Nội dung thí nghiệm: GV yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu kĩ thí nghiệm của Moocgan: ở ruồi giấm, gọi gen B quy định thân xám, b quy đinh thân đen; gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt.
 Moocgan lai hai dòng ruồi rấm thuần chủng thân xám, cánh dái dài và thân đen cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
b. Giải thích cơ sở tế bào học của di truyền liên kết:
 GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ cơ sở tế bào học của di truyền liên kết.
 GV giới thiệu cho HS biết đây là hiện tượng di truyền liên kết gen nằm trên NST thường để sau này các em phân biệt được với hiện tượng di truyền liên kết gen nằm trên NST giới tính và hiện tượng hoán vị gen các em sẽ được học ở trung học phổ thông.
 GV ? cơ thể thuần chủng là cơ thể như thế nào ( yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức trong chương I và trình bày được cơ thể thuần chủng bao giờ cũng có kiểu gen đồng hợp )
 ? Vậy ruồi giấm thân xám, cánh dài, và thân đen, cánh cụt có kiểu gen như thế nào ( GV chốt lại kiểu gen của thân xám, cánh dài là: BV/ GV . Thân đen, cánh cụt có kiểu gen: bv/bv
 GV ? viết giao tử của P và kiểu gen F1 ( giao tử là: BV và bv , kiểu gen F1 là BV/bv)
 ? Phép lai phân tích là phép lai như thế nào. Hãy viết sơ đồ lai phân tích trong thí nghiệm của Moocgan.
Ta có sơ đồ lai cơ sở tế bào học của di truyền liên kết gen nằm trên NST thường.
 P. Thân xám, cánh dài x Thân đen cánh cụt
 BV/BV bv/bv
 Gp: BV bv
 F1. Kiểu gen: BV/bv
 Kiểu hình: ( Thân xám, cánh dài )
 Lai phân tích:
 Pb. ♂ BV/bv x bv/bv
 ( Thân xám cánh dài ) ( Thân đen, cánh cụt )
 Gp. BV; bv bv
Fb.
 ♂
♀
BV
Bv
bv
BV/bv
( Xám, dài)
bv/bv
( Đen, cụt)
Kiểu gen: 1 BV/bv : 1 bv/bv
Kiểu hình: 1 Xám, dài : 1 Đen, cụt
* Giải thích: Như vậy thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt luôn di truyền đồng thời với nhau được giải thích bằng sự di truyên liên kết gen. Các gen quy định nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
c. Quy luật di truyền liên kết gen nằm trên NST thường:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen nằm trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
2.3.2. Phương pháp giải bài tập: Có 3 dạng bài toán cơ bản
Dạng 1: Xác định giao tử và tỉ lệ giao tử
a. Phương pháp giải:
- Gọi x là số cặp NST tương đồng mang gen ( số nhóm gen liên kết ), mỗi cặp NST tương đồng mang ít nhất một cặp gen dị hợp ( hai NST có cấu trúc khác nhau ), số giao tử của loài tuân theo công thức tổng quát 2x kiểu.
- Gọi a ( a nhỏ hơn hoặc bằng x ) là số cặp NST tương đồng, mỗi cặp đều chứa các cặp gen đồng hợp ( hai NST có cấu trúc giống nhau ), số kiểu giao tử của mỗi loài tuân theo công thức tổng quát 2x-a kiểu.
- Trong trường hợp có nhiều nhóm gen liên kết gen mang các cặp dị hợp, ta dùng sơ đồ phân nhánh để xác định tỉ lệ giao tử.
Ví dụ: Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen sau
a. AB/ab b. Aa
c. Dd d. 
Bài giải:
a. Kiểu gen AB/ab : 2 kiểu giao tử: AB = ab = 1/2
b. Kiểu gen Aa : 4 kiểu giao tử: ABd = Abd = aBd = abd = 1/4
c. Kiểu gen Dd : 4 kiểu giao tử: ABD = abD = ABD = abD = 1/4
d. Kiểu gen : 2 kiểu giao tử: ABD = abd = 1/2
b. Bài tập vận dụng- tự giải:
Bài 1. Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen sau:
a. Aa b. 
Bài 2. Một cơ thể nếu xét 3 cặp gen dị hợp Aa; Bb; Dd nằm trên NST thường thì kiểu gen của nó có thể được viết như thế nào? Khi phát sinh giao tử sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử.
Dạng 2: Bài toán thuận đã biết kiểu hình của bố, mẹ biện luận tìm kiểu gen bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
a. Phương pháp giải:
- Qui ước gen.
- Xác kiểu gen và xác định giao tử của P.
- Lập bảng suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau.
( Lưu ý trường hợp có nhiều nhóm gen liên kết, ta dùng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh để tính tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình )
Ví dụ:
Cho biết ở lúa , gen A thân cao và gen B hạt tròn nằm trên một nhiễm sắc thể, gen a thân thấp và gen b hạt dài cùng nằm trên NST tương đồng. Các gen trên một NST liên kết hoàn toàn.
Viết sơ đồ lai cho các trường hợp sau:
Cho lúa thân cao, hạt dài lai với lúa thân thấp, hạt tròn.
Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân cao, hạt tròn.
Cho lúa thân cao, hạt tròn với lúa thân thấp, hạt dài
Bài giải:
a. GV theo bài ra cây đậu thân cao, hạt dài có phải là cây đậu thuần chủng không ( cây đậu thân cao, hạt dài không phải cây đậu thuần chủng )
Vậy cây đậu thân cao, hạt dài có kiểu gen: Có các kiểu gen sau: Ab/Ab ; Ab/ab.
Cây đậu thân thấp, hạt tròn có kiểu gen: aB/aB ; aB/ab.
? Cả bố và mẹ đều có 2 kiểu gen vậy có mấy sơ đồ lai xảy ra (có 4 sơ đồ lai )
Có 4 sơ đồ lai sau:
Trường hợp 1: P1. Ab/Ab x aB/aB
Trường hợp 2: P2. Ab/ ab x aB/aB
Trường hợp 3: P3. Ab/Ab x aB/ab
Trường hợp 4: P4. Ab/ab x aB/ab
Ta có các sơ đồ lai:
Trường hợp 1:
P1. Ab/Ab x aB/aB
 ( Thân cao, hạt dài ) ( Thân thấp hạt, tròn )
G. Ab aB
F1. Kiểu gen: Ab/aB
Kiểu hình: 100% thân cao, hạt tròn
Trường hợp 2:
P2. Ab/ ab x aB/aB
 ( Thân cao, hạt dài ) ( Thân thấp, hạt tròn )
G. Ab; ab aB
F1. Kiểu gen: 1 Ab/aB : 1 ab/aB 
 Kiểu hình: 1 Thân cao, hạt tròn : 1 thân thấp, hạt tròn.
Trường hợp 3:
P3. Ab/Ab x aB/ab
 G. Ab aB; ab
 F1. Kiểu gen: 1 Ab/aB : 1 Ab/ab
Kiểu hình: 1 Thân cao, hạt tròn : 1 Thân thấp, hạt tròn.
Trường hợp 4:
P4. Ab/ab x aB/ab
( Thân cao, hạt dài ) ( Thân thấp, hạt tròn )
G. Ab; ab aB; ab
 F1. Kiểu gen: 1 Ab/aB : 1Ab/ab : 1 ab/aB :1 ab/ab
 Kiểu hình: 1 thân cao, hạt tròn : 1 thân cao, hạt dài : 1 thân thấp hạt tròn :1 thân thấp, hạt dài.
b. Tiến trình giải tương tự câu a ta có các trường hợp lai như sau:
Trường hợp 1: P1. AB/AB x AB/AB
Trường hợp 2: P2. AB/AB x Ab/aB
Trường hợp 3: P3. AB/AB x AB/Ab
Trường hợp 4: P4. AB/AB x AB/aB
Trường hợp 5: P1. AB/AB x AB/ab
Trường hợp 6: P6. Ab/ aB x Ab/aB
Trường hợp 7: P7. Ab/ aB x AB/Ab
Trường hợp 8: P8. Ab/ aB x AB/aB
Trường hợp 9: P9. Ab/ aB x AB/ab
Trường hợp 10: P10. AB/Ab x AB/Ab
Trường hợp 11: P11. AB/Ab x AB/Ab
Trường hợp 12: P12. AB/Ab x AB/ab
Trường hợp 13: P13. AB/aB x AB/aB
Trường hợp 14: P14. AB/aB x AB/ab
Trường hợp 15: P15. AB/ab x AB/ab
( Giáo viên yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai cho các trường hợp trên )
c. Tiến trình giải tương tự câu a ta có các trường hợp lai như sau:
Trường hợp 1: P1. AB/AB x ab/ab
Trường hợp 2: P2. Ab/aB x ab/ab
Trường hợp 3: P3. AB/Ab x ab/ab
Trường hợp 4: P4. AB/aB x ab/ab
Trường hợp 5: P5. AB/ab x ab/ab
( Giáo viên yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai cho các trường hợp trên )
* Lưu ý: ý nghĩa của bài tập này là rèn luyện kĩ năng từ kiểu hình của p suy ra kiểu gen, viết sơ lai và đặc biệt quan trọng là biết được các tỉ lệ có thể có trong di truyền liên kết gen để vận dụng vào giải dạng bài toán nghịch.
b. Bài tập vận dụng - tự giải:
Bài 1. Ở cà chua, A quy định cây cao, a quy định cây thấp; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu; D quy định chín sớm, d quy định chín muộn. Trong quá trình di truyền, các gen nằm cùng trên một cặp NST, liên kết gen hoàn toàn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình các phép lai sau:
a. P1. AB/ab x Ab/aB b. P2. AB/ab x AB/ab
c. P3. Dd x Dd d. P4. x 
Bài 2. Một cơ thể nếu xét 3 cặp gen dị hợp Aa; Bb; Dd nằm trên NST thì kiểu gen của nó được viết như thế nào ? Khi phát sinh giao tử tối đa tạo bao nhiêu giao tử.
Dạng 3: Bài toán nghịch biết kết quả đời lai biện luận tìm kiểu gen bố mẹ và lập sơ đồ lai ( Các phương pháp xác định qui luật di truyền liên kết gen )
a. Phương pháp giải:
Trong điều kiện mỗi gen qui định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền hai cặp tính trạng đó tuân theo qui luật liên kết gen của Moocgan.
- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối gần giữa các cá thể dị hợp hai cặp gen. Nếu kết quả thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ kiểu hình 3: 1( lưu ý phép lai AB/ab x AB/ab) hoặc 1 :2 :1( lưu ý 2 phép lai AB/ab x Ab/aB; Ab/aB x Ab/aB ) ta kết luận hai cặp tính trạng đó, được di truyền theo qui luật liên kết gen của Moocgan.
P. ( Aa, Bb ) x ( Aa, Bb ) thu được F1 phân li theo kiểu hình 3: 1 hoặc 1:2:1
- Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu Fb xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1: 1, ta suy ra hai cặp tính trạng đó di truyền theo qui luật liên kết gen của MoocGan.
P. ( Aa, Bb ) x ( aa, bb ) thu được Fb phân li theo kiểu hình 1: 1
- Khi lai 2 cặp tính trạng do 2 gen chi phối các gen di truyền liên kết mà tỉ lệ kiểu hình ở F là 1 : 1 : 1 : 1 thì P có kiểu gen Ab/ab x aB/ab
- Tổng quát: Nếu tỉ lệ chung của cả hai tính trạng, không bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, mặt khác giảm xuất hiện biến dị tổ hợp, ta suy ra hai tính trạng đó, được di truyền theo quy luật liên kết gen
- Xác định kiều gen P dựa vào tỉ lệ và dựa vào kiểu hình đời lai. Nếu đời lai xuất hiện ab/ab thì cả bố và mẹ đều tạo loại giao tử mang ab
- Cách giải cụ thể như sau:
Bước 1. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
Bước 2. Xác định quy luật di truyền.
Bước 3. Xác định kiểu gen của P là lập sơ đồ lai
Ví dụ 1: Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn có tua cuốn.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Bài giải:
Bước 1. Đậu hạt trơn, không tua cuốn lai với đậu hạt nhăn, có tua cuốn thu được toàn hạt trơn, có tua cuốn. Vậy tính trạng nào là trội, lặn ( tính trạng được biểu hiện ở F1: hạt trơn, có tua cuốn là tính trạng trội)
GV yêu cầu học sinh quy ước gen:
Gen B quy định tính trạng hạt trơn
Gen b quy định tính trạng hạt nhăn
Gen V quy định tính trạng có tua cuốn
Gen v quy định tính trạng không có tua cuốn.
Bước 2.
Cách 1.
Theo bài ra Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Từ đó ta thấy F1 dị hợp về 2 cặp gen đem lai cho tỉ lệ ở F2 1: 2 : 1= 4 tổ hợp vậy tỉ lệ này tuân theo quy luật nào ( tuân theo quy luật di truyền liên kết nằm trên NST thường trong lai 2 cặp tính trạng)
Kiểu gen của đậu hạt trơn không có tua cuốn thuần chủng : Bv/Bv
Kiểu gen của đậu hạt nhăn, có tua cuốn thuần chủng: bV/bV
Cách 2.
Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng:
Hạt trơn/ hạt nhăn = 3/1Þ F1 x F1: Bb x Bb
Có tua cuốn/ không tua cuốn = 3/1 Þ F1 x F1: Vv x Vv
Tổ hợp 2 cặp tính trạng nếu tuân theo quy luật phân li độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình ( 3: 1 ) ( 3: 1 ) = 9:3:3:1 mà tỉ lệ F2 đề bài cho là 1:2:1 nên các cặp gen không phân li độc lập mà tuân theo quy luật di truyền liên kết.
Kiểu gen của đậu hạt trơn không có tua cuốn thuần chủng : Bv/Bv
Kiểu gen của đậu hạt nhăn, có tua cuốn thuần chủng: bV/bV
Bước 3. Ta có sơ đồ lai:
P. Hạt trơn, không có tua cuốn x Hạt nhăn, có tua cuốn
 Bv/Bv bV/bV
Gp. Bv bV
F1. Kiểu gen: Bv/bV
Kiểu hình: Hạt trơn, có tua cốn
GF. Bv ; bV
F2.
 ♂
♀
Bv
bV
Bv
Bv/Bv
Hạt trơn, không tua cuốn
Bv/bV
Hạt trơn, có tua cuốn
bV
Bv/bV
Hạt trơn, có tua cuốn
bV/bV
Hạt nhăn, có tua cuốn
Kiểu gen: 1 Bv/Bv : 2 Bv/bV : 1 bV/bV
Kiểu hình: 1 Hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn có tua cuốn.
Ví dụ 2. Ở lúa gen A quy định tính trạng thân cao, a thân thấp. Gen B quy định tính trạng chín sớm, b chín muộn.
 a. Cho cây lúa thân cao, chín sớm, lai với cây thấp chín muộn, F1 thu được: 1801cây cao, chín sớm; 1799 cây thấp, chín muộn. Xác định kiểu gen của P.
 b. Giao phấn lúa cây cao, chín sớm với nhau, F1 thu được 1204 cây lúa thân cao, chín sớm; 601cây thấp, muộn. Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai từ P đến F1
Bài giải:
a.
Bước 2. Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1
Thân cao/ thân thấp = 1: 1 Þ P: Aa x aa
Chín sớm/ chín muộn = 1:1 Þ P: Bb x bb
Tổ hợp 2 cặp tính trạng nếu tuân theo quy luật phân li độc lập thì F1 có tỉ lệ kiểu hình ( 1: 1 ) ( 1: 1 ) = 1:1:1:1 mà tỉ lệ F2 đề bài cho là 1:1 nên các cặp gen không phân li độc lập mà tuân theo quy luật di truyền liên kết.
Vậy cây lúa thân cao, chín sớm có kiểu gen: AB/ab
Cây lúa thân thấp, chín muộn có kiểu gen ab/ab
Bước 3. Ta có sơ đồ lai:
P. Cây lúa thân cao, chín sớm x Cây lúa thân thấp, chín muộn
 AB/ab ab/ab
Gp. AB; ab ab
F1. Kiểu gen: 1 AB/ab : 1 ab/ab
Kiểu hình: 1 Cây lúa thân cao, chín sớm : 1 Cây lúa thân thấp, chín muộn
b . Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1:
Cây cao/ cây thấp = 3/1Þ P: Aa x Aa
Chín sớm/ chín muộn = 3/1 Þ P: Bb x Bb
Tổ hợp 2 cặp tính trạng nếu tuân theo quy luật phân li độc lập thì F1 có tỉ lệ kiểu hình ( 3: 1 ) ( 3: 1 ) = 9:3:3:1 mà tỉ lệ F1 đề bài cho là 3:1 nên các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_dang_va_phuong_phap_giai_cac_dang_toan_co_ban_ve_l.doc