SKKN Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh THPT

SKKN Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh THPT

Nếu chúng tôi không đề xuất và thực hiện được các giải pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình của người khác thì bản thân học sinh sẽ không biết cách để chấp nhận, cảm thông, chia sẻ hoàn với của người khác, dẫn đến việc khinh thường, chia bè phái, cô lập và tẩy chay những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gây mất đoàn kết trong lớp học.

Nếu không đề xuất và thực hiện được các giải pháp giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình, tính cách, giới tính, sở thích, sở trường, sở đoản của người khác thì học sinh sẽ khó nhận ra được vì sao cần phải tôn trọng sự khác biệt đó, ý nghĩa và vai trò của việc tôn trọng sự khác biệt đó. Từ việc không nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, học sinh sẽ có nhiều hành động không phù hợp như chê bai, miệt thị, xúc phạm tinh thần và thể chất của người khác. Chỉ khi được giáo dục và rèn luyện kỹ năng này, học sinh sẽ biết cách chấp nhận, tôn trọng và chung sống hoà bình, hợp tác với nhau trong nhiều vấn đề, lớp học trở nên vui vẻ, đoàn kết.

Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, ước mơ, lý tưởng sống thì sẽ xảy ra nhiều hiện tượng xúc phạm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của nhau, gây chia rẽ khối đoàn kết trong lớp học và trong cộng đồng.

Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt ước mơ, lý tưởng sống của người khác thì học sinh sẽ không biết chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện ước mơ, thậm chí xem thường và gây tổn thương cho bạn bè.

docx 72 trang Thu Kiều 15/09/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NHỮNG GIẢI PHÁP TỐI ƯU CỦA GIÁO VIÊN 
CHỦ NHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN 
 KỸ NĂNG BIẾT TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT 
 CỦA NGƯỜI KHÁC CHO HỌC SINH THPT
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Năm học: 2022 - 2023 MỤC LỤC
 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3
 4. Giả thuyết khoa học 3
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
 6. Phương pháp nghiên cứu 4
 7. Những luận điểm cần được bảo vệ 4
 8. Đóng góp mới của đề tài 5
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
 1.1. Khái niệm sự khác biệt 5
 1.2. Nguyên nhân vì sao phải biết tôn trọng sự khác biệt của người 6
 khác
 1.3. Vai trò của sự khác biệt trong cuộc sống 6
 1.4. Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người 7
 khác
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
 2.1. Thực trạng của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác hiện 8
 nay
 2.1.1. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử của học sinh đối với 9
 sự khác biệt của người khác
 2.1.2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng sự khác biệt của bản thân, nhu 
 cầu được giáo dục và rèn kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác 10
 của học sinh
 2. 2. Tính cần thiết của tôn trọng sự khác biệt trong nhà trường hiện 11
nay
 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 13
 3.1. Những giải pháp tối ưu của giáo viên chủ nhiệm nhằm gáo dục và
 rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh 13
 3.1.1. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt
 của người khác về hoàn cảnh gia đình 13
 3.1.1.1. Mục tiêu 13
 3.1.1.2. Giải pháp thực hiện 14 3.1.7. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác 37
biệt của người khác về phong tục, tập quán của các dân tộc
3.1.7.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm phong tục, tập quán, 37
dân tộc, ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt về phong tục, tập quán của 
các dân tộc
3.1.7.2. Tạo tình huống có vấn đề cho học sinh thảo luận, tổ chức cho 38
học sinh mở cuộc triển lãm, tranh ảnh theo chủ đề “ Sắc màu Việt 
Nam”
3.1.8. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác 40
biệt của người khác về ước mơ và lý tưởng sống
3.1.8.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ước mơ, lý tưởng 40
sống, ý nghĩa của sự tôn trọng ước mơ, lý tưởng sống của người khác
3.1.8.2. Tổ chức một diễn đàn, giao lưu với chủ đề “Cánh én mùa 41
xuân”
3.2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 44
3.2.1. Mục đích khảo sát. 44
3.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 44
3.2.2.1. Nội dung khảo sát 44
3.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 45
3.2.3.3. Đối tượng khảo sát 45
3.2.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 45
đã đề xuất
3.2.3.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các 45
giáo viên không làm công tác chủ nhiệm
3.2.3.2. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các 46
giáo viên làm công tác chủ nhiệm
3.2.3.3. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ 46
học sinh
3.2.5 Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 46
3.2.5 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 47
 PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận 48
2. Kiến nghị 49
Tài liệu tham khảo
Phụ lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Chúng ta đều biết rằng, ngay cả khi tạo ra con người, tạo hóa cũng đã làm ra 
con người có nam có nữ. Đó là sự khác biệt đầu tiên khởi đầu cho muôn vàn sự 
khác biệt khác của loài người. Xã hội càng phát triển và văn minh thì sự khác biệt 
đó càng đa dạng và rõ nét. Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự phong phú, 
nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không lẫn lộn, không 
lặp lại. Kể cả những cặp anh chị em song sinh, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ 
một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng không hoàn toàn giống 
nhau, thậm chí còn sự khác biệt rất nhiều.
 Ở những người trưởng thành, bằng vốn sống và kinh nghiệm của bản thân, họ 
có thể chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác. Nhưng đối với những 
người trẻ tuổi, nhất là các em học sinh THPT, lứa tuổi vừa trẻ con vừa người lớn 
nên nhận thức, hành động cũng không giống nhau về một vấn đề. Có em chấp nhận 
được cái khác biệt của người khác nên sống hòa nhập, thân thiện, vui vẻ, cũng có 
em không chấp nhận được nên tỏ ra kỳ thị, xa lánh, thậm chí còn thấy khó chịu, 
gây gỗ đánh nhau vì cảm thấy thấy “ngứa mắt” bởi sự khác biệt đó. Đơn giản như 
khi ta quan sát đám trẻ con đang chơi, thường những đứa trẻ xấu xí, yếu ớt hơn 
hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể hay cách ăn mặc, hành xử, rất hay bị xa 
lánh, trêu chọc thậm chí còn bị lôi ra làm trò đùa cho cả nhóm. Trong lịch sử loài 
người, những kì thị về sự khác biệt cũng đã diễn ra mạnh mẽ, điển hình là chế độ 
phân biệt chủng tộc (Apácthai), hay còn gọi là kỳ thị chủng tộc, đó là niềm tin rằng 
các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại 
hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng 
tộc khác. Sự tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc trở thành một trong những 
nguyên nhân đến các cuộc chiến tranh tàn khốc nổ ra trên thế giới, tiêu biểu nhất là 
ở Nam Phi, nơi những người da đen bị coi là những con người hạ đẳng, thậm chí 
không được coi là con người. Cho tới năm 1993 cuộc đấu tranh giành độc lập ở 
Nam Phi giành thắng lợi thì chế độ phân biệt chủng tộc mới chính thức được xoá 
bỏ.
 Vấn nạn bạo lực học đường đã vọng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã 
hội, trong đó có vai trò của những người làm giáo dục. Ở trường học, sự khác biệt 
luôn là nguyên nhân của những thái độ, những đối xử khác biệt, thậm chí có phần 
tiêu cực gây ảnh hưởng cho người khác, không thể chấp nhận và chung sống với sự 
khác biệt của người khác là nguyên nhân cơ bản dẫn nhất đến hiện tượng bạo lực 
học đường, Trường học là nơi hội tụ đông đảo học sinh từ các vùng miền khác 
nhau, ở đó mỗi cá nhân các em đều có nhiều sự khác biệt, bên cạnh những học sinh 
ưu tú, có ngoại hình đẹp, gia đình có nhiều thế mạnh, nhiều sở trường, năng khiếu, 
học hành giỏi giang, . còn có rất nhiều học sinh không may mắn khác như bị 
khuyết tật, những khiểm khuyết trên khuôn mặt, ngoại hình, trí tuệ, điều kiện gia 
đình khó khăn làm sao để xây dựng môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, biết
 1 hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh biết chấp nhận, tôn trọng sự khác 
biệt và chung sống hoà bình.
 - Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp giáo dục và rèn luyện học sinh biết 
tôn trọng sự khác biệt của người khác một cách rõ ràng và tiến hành thực hiện ở thực 
tế.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
 - Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp tối ưu 
của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự 
khác biệt người khác cho học sinh THPT.
 - Đề tài được áp dụng thực hiện ở học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT 
Nguyễn Duy Trinh.
 - Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9 năm học 2021 - 
2022 đến tháng 3 năm học 2022 - 2023, thực nghiệm ở nhiều lớp thuộc khối THPT.
4. Giả thuyết khoa học
 Nếu chúng tôi không đề xuất và thực hiện được các giải pháp để giáo dục và 
rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình 
của người khác thì bản thân học sinh sẽ không biết cách để chấp nhận, cảm thông, 
chia sẻ hoàn với của người khác, dẫn đến việc khinh thường, chia bè phái, cô lập 
và tẩy chay những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gây mất đoàn kết trong lớp 
học.
 Nếu không đề xuất và thực hiện được các giải pháp giáo dục và rèn luyện 
cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình, tính cách, giới tính, 
sở thích, sở trường, sở đoản của người khác thì học sinh sẽ khó nhận ra được vì sao 
cần phải tôn trọng sự khác biệt đó, ý nghĩa và vai trò của việc tôn trọng sự khác 
biệt đó. Từ việc không nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, học sinh sẽ có 
nhiều hành động không phù hợp như chê bai, miệt thị, xúc phạm tinh thần và thể 
chất của người khác. Chỉ khi được giáo dục và rèn luyện kỹ năng này, học sinh sẽ 
biết cách chấp nhận, tôn trọng và chung sống hoà bình, hợp tác với nhau trong 
nhiều vấn đề, lớp học trở nên vui vẻ, đoàn kết.
 Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn 
luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, tôn giáo, phong 
tục, tập quán, ước mơ, lý tưởng sống thì sẽ xảy ra nhiều hiện tượng xúc phạm về 
mặt tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của nhau, gây chia rẽ khối đoàn kết 
trong lớp học và trong cộng đồng.
 Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn 
luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt ước mơ, lý tưởng sống của 
người khác thì học sinh sẽ không biết chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện ước mơ, 
thậm chí xem thường và gây tổn thương cho bạn bè.
 3 nhằm giáo dục và rèn luyện cho học sinh THPT biết tôn trọng sự khác biệt của người 
khác.
 - Khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục 
đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh THPT.
 - Thông qua đề tài, góp phần hình thành nhiều kỹ năng và năng lực cho học 
sinh bằng những vấn đề thực tiễn trong đời sống hàng ngày.
 - Góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm nhận thức được tầm quan trọng của việc 
giáo dục học sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người khác và rèn luyện các kỹ năng 
biết chấp nhận sự khác biệt của người khác để chung sống hòa đồng.
 - Giúp học sinh biết chấp nhận sự khác biệt, tức là đang hướng đến một 
cách sống bao dung, độ lượng, vị tha. Một khi nhận ra sự khác biệt và chấp nhận, 
tôn trọng sự khác biệt đó, các em đều có thể sống hòa bình được ở bất kì môi 
trường nào, đây cũng là điều kiện cần để giúp các em thành công hơn trong công 
việc, khẳng định được giá trị sống của bản thân. Góp phần ngăn chặn hiện tượng 
bạo lực học đường đang xảy ra trong trường học, xây dựng môi trường học tập 
thân thiện, đoàn kết, hạnh phúc, tạo cơ sở hình thành một xã hội văn minh, bình 
đẳng, tạo dựng được môi trường sống hòa bình, tốt đẹp và nhân ái.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nhung_giai_phap_toi_uu_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_gia.docx
  • pdfHoàng Thị Hạnh - Vũ Thị Tuệ - THPT Nguyễn Duy Trinh - Chủ nhiệm.pdf