SKKN Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập

SKKN Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập

 Văn nghị luận là dạng văn thực hành chiếm tỉ lệ số tiết lớn trong chương trình bậc học Trung học phổ thông. Văn nghị luận có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhu cầu thời đại hiện đại, mà từ xưa cha ông ta đã sử dụng thể văn này để tuyển chọn nhân tài. Đây là bài tổng hợp nhiều tri thức, nhiều kiến thúc, phát huy năng lực tư duy và khả năng lôi cuốn thuyết phục lòng người.

 Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm. Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khá lớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này. Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn mà bộ phận chủ yếu là dạy làm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất. Trong đời sống hiện đại, nhu cầu cá nhân phát triển ngày càng cao, tiếng nói cá nhân được phát huy thì đòi hỏi kĩ năng nói văn nghị luận, viết văn nghị luận càng nên coi trọng.Vì hơn bao giờ hết, bản lĩnh và năng lực cá nhân trong xã hội hiện đại có đầy đủ điều kiện và cơ hội phát huy, phát triển. Trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luận càng có xu hướng được đòi hỏi cao hơn, thể hiện và phát huy được năng lực tư duy và nhận thức toàn diện. Đây là con đường phát triển đúng đắn.

 Để chuẩn bị cho tuổi trẻ một hành trang tri thức, một kĩ năng, một thái độ, một tâm thế là một việc làm cần thiết và chủ động của người thầy. Trong đó, thay đổi tư duy và cách thức cho phần làm văn nghị luận của môn Ngữ văn đóng vai trò không thể thiếu. Trong phạm vi của môn Ngữ văn, thay đổi cách tiếp nhận, thay đổi cách làm văn nghị luận cũng là tạo cho mỗi người đứng lớp dám đối mặt và vượt qua thách thức. Biết điều khiển, hướng dẫn các em để được là mình.

 Thay đổi cách dạy cũ, cách làm bài cũ thâm căn cố đế và dạy kĩ năng làm văn cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, đúng là một vấn đề không dễ thực hiện. Bản thân là giáo viên đứng lớp lâu năm, cũng có trải nghiệm và nhìn thấy sự bất cập, lạc hậu trong phương pháp cũ, nên tôi đã mạnh dạn bắt đầu áp dụng vân dụng phương pháp dạy học mới từ vài năm gần đây. Thực tế trải nghiệm đã cho tôi những kết quả khả quan, tự tin để chia sẻ và trình bày cùng đồng nghiệp đề tài:

 Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập.

 

doc 23 trang thuychi01 8236
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 	Văn nghị luận là dạng văn thực hành chiếm tỉ lệ số tiết lớn trong chương trình bậc học Trung học phổ thông. Văn nghị luận có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhu cầu thời đại hiện đại, mà từ xưa cha ông ta đã sử dụng thể văn này để tuyển chọn nhân tài. Đây là bài tổng hợp nhiều tri thức, nhiều kiến thúc, phát huy năng lực tư duy và khả năng lôi cuốn thuyết phục lòng người.
 Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm. Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khá lớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này. Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn mà bộ phận chủ yếu là dạy làm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất. Trong đời sống hiện đại, nhu cầu cá nhân phát triển ngày càng cao, tiếng nói cá nhân được phát huy thì đòi hỏi kĩ năng nói văn nghị luận, viết văn nghị luận càng nên coi trọng.Vì hơn bao giờ hết, bản lĩnh và năng lực cá nhân trong xã hội hiện đại có đầy đủ điều kiện và cơ hội phát huy, phát triển. Trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luận càng có xu hướng được đòi hỏi cao hơn, thể hiện và phát huy được năng lực tư duy và nhận thức toàn diện. Đây là con đường phát triển đúng đắn.
 Để chuẩn bị cho tuổi trẻ một hành trang tri thức, một kĩ năng, một thái độ, một tâm thế là một việc làm cần thiết và chủ động của người thầy. Trong đó, thay đổi tư duy và cách thức cho phần làm văn nghị luận của môn Ngữ văn đóng vai trò không thể thiếu. Trong phạm vi của môn Ngữ văn, thay đổi cách tiếp nhận, thay đổi cách làm văn nghị luận cũng là tạo cho mỗi người đứng lớp dám đối mặt và vượt qua thách thức. Biết điều khiển, hướng dẫn các em để được là mình.
 Thay đổi cách dạy cũ, cách làm bài cũ thâm căn cố đế và dạy kĩ năng làm văn cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, đúng là một vấn đề không dễ thực hiện. Bản thân là giáo viên đứng lớp lâu năm, cũng có trải nghiệm và nhìn thấy sự bất cập, lạc hậu trong phương pháp cũ, nên tôi đã mạnh dạn bắt đầu áp dụng vân dụng phương pháp dạy học mới từ vài năm gần đây. Thực tế trải nghiệm đã cho tôi những kết quả khả quan, tự tin để chia sẻ và trình bày cùng đồng nghiệp đề tài: 
 	Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	- Đối với giáo viên:
 Có thể vận dụng một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp giảng dạy phần văn nghị luận, chủ động vận dụng các kĩ năng thực hành làm văn nghị luận về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí có kết quả tốt.
	- Đối với học sinh: 
 Tăng cường thêm kiến thức và rèn luyện các rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận đời sống xã hội theo hướng tích cực và sáng tạo, chủ động nhập cuộc trong xu thế hội nhập, mở cửa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề:
 	- Nắm vững kiến thức và rèn luyện các thao tác: Xác định trúng vấn đề nghị luận; Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận; Đi sâu vào nội dung trọng tâm của đề tài nghiên cứu: Làm thế nào để tạo giọng điệu lôi cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân trong bài làm văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông.
 	- Rèn luyện kĩ năng thực hành bằng nhiều hình thức trong giờ chính khóa và ngoại khóa: thuyết trình, thảo luận, tranh luận, luyện viết đoạn văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: 
 	- Các bài nghiên cứu cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ Văn – do Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên. 
 	Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
 	- Dự giờ đồng nghiệp. 
 	- Học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4. 
 	- Chọn lớp 11A5, 11A7 trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4 làm đối chứng; lớp 11A7 có vận dụng triệt để phương pháp và giải pháp mới của đề tài trong giờ dạy, lớp 11A5 chỉ sử dụng chung chung trong hệ thống phương pháp dạy học. Bài làm văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4, đặc biệt lớp 11A5, 11A7 năm học 2016-2017.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Điểm mới của đề tài
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016–2017:
 "Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập."
 	Năm học 2015–2016 tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: 
 "Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường"
 	Điểm kế thừa là một phần cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài và phần rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận nói chung cho học sinh Trung học phổ thông.
Điểm mới của đề tài năm nay:
 	- Đi sâu vào kĩ năng và giải pháp cụ thể để học sinh được rèn luyện những kĩ năng cơ bản nhất về làm văn nghị luận về đời sống xã hội, vừa phù hợp với đối tượng là học sinh vùng sâu ở nông thôn, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được mối quan hệ mật thiết giữa việc làm văn nghị luận trong nhà trường với đòi hỏi của thời đại.
 	- Chú trọng những giải pháp thiết thực và hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng bài văn nghị luận, tạo ra sự hứng thú trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn luyện thực hành, áp dụng cho học sinh khối 11và 12, trang bị cho học sinh một kĩ năng sống, một cẩm nang để chủ động, tự tin vào đời sau khi học xong Trung học phổ thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị cơ luận là một thể loại văn học đặc biệt: dùng lí lẽ, lập luận, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội. Luận nghĩa là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người đọc nhận ra chân lí, đồng thời tán thành quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của nghị luận thể hiện ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ, sắc bén của suy nghĩ và khả năng thuyết phục của lập luận. Bằng việc vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh...Văn nghị luận khắc sâu vào lí trí, nhận thức và tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra. Nói cô đọng và dễ hiểu : "Nghị luận là dùng lời nói đúng, lời lẽ phải để bàn luận và thuyết phục người khác theo những quan điểm, ý kiến của mình về một điều, một vấn đề nào đó".( Phan Trọng Luận - Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12 - NXB Giáo dục, trang 74)
 Ý nghĩa của văn nghị luận thể hiện ở tư tưởng, lí tưởng rõ ràng. Bài văn nghị luận phải mang sắc thái cảm xúc và những cung bậc cuả tình cảm để tăng sự lôi cuốn, thuyết phục cho người đọc. 
 Nghị luận về tư tưởng đạo lí và một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất đạo đức thuần phong mĩ tục, thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình...). Đó có thể là một hiện tượng tốt hay xấu, đáng khen hay đáng chê.
 Học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực, có thể trong phạm vi trường học, có thể rộng lớn ngoài xã hội...
Để viết được một bài nghị luận đúng và hay, giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ vai trò của các tri thức và việc vận dụng tổng hợp tất cả các tri thức ấy trong bài viết. Một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí đều là tổng thành của nhiều tri thức văn hóa. Vì thế, người viết cần phải có một vốn hiểu biết sâu rộng. Bài văn lại phải diễn đạt những điều mình hiểu cho người khác cùng thưởng thức nên rất cần có năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay. Trong thực tế, học sinh làm văn nghị luận thường sử dụng nhiều ngôn ngữ sinh hoạt, thậm chí lạm dụng khẩu ngữ.
 Làm văn nghị luận tức là thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ 
(đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán...) của mình trước một hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí.
 	Chính vì vậy, trong quá trình dạy làm văn cho học sinh, người thầy phải chỉ ra sự gần gũi, chứ không phải sự xa lạ giữa văn và thực tế đời sống. Do đó, về nội dung, người thầy cần xác định rõ ràng hơn và nhấn mạnh hơn vấn đề đời sống thời sự được đặt ra cho người nghị luận. Về phương pháp, nên bắt đầu từ chỗ học sinh cảm nhận, trải nghiệm từ thực tế, cụ thể là từ những ví dụ rút từ hoạt động nghị luận trong đời sống, trong những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đề hình thành và tạo thành những kĩ năng không hề khô khan, cứng nhắc như lâu nay học sinh vẫn ngại, vẫn sợ. 
Ở nhiệm vụ này, người thầy phải xác định đây là công việc liên tục, thường xuyên. Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận và kĩ năng làm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy thực hành hiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất ở mọi kĩ năng làm văn từ kinh nghiệm bản thân và trải nghiệm với đồng nghiệp. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua điều tra, khảo sát về phía học sinh, qua nghiên cứu chương trình giảng dạy hiện hành, qua kết quả bài làm văn của học sinh và qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp ở trường THPT Thọ Xuân 4, tôi rút ra một số nhận xét về thực trạng của vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau: 
 2.2.1. Về phía người thầy
 	Còn tồn tại những hạn chế:
 	Một là: Giáo viên dạy văn thường coi nhẹ kĩ năng làm văn nghị luận về đời sống và tư tưởng đạo lí. Dạy truyền thụ theo phương pháp truyền thống và dạy sơ sài qua loa vì học sinh không thích học nên cũng chẳng cần phải đầu tư. Trong khâu rèn kĩ năng làm văn cho học sinh chỉ cần chú trọng cho học sinh làm văn cảm thụ văn học, tập trung thể hiện năng lực cá nhân ở những điểm mạnh, chủ yếu phân tích, bình giảng và cảm nhận các tác phẩm văn học. Vì đây là lĩnh vực có nhiều đất để khám phá, đào sâu, bừa kĩ. 
 	Hai là: Văn nghị luận trong nhà trường hiện nay chưa thoát khỏi lốt khuôn sáo, công thức lối mòn, cử nghiệp, hầu như bị tách rời với đời sống và nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện đại. Nguyên nhân của quan điểm trên là do người thầy cho rằng dạng văn này là kiểu văn hô khẩu hiệu, chưa coi trọng tiếng nói cá nhân của học sinh.
 	Ba là: Người thầy cho rằng kĩ năng làm văn nghị luận về đời sống là do năng lực tư duy tự có và vốn sống của học sinh. Giáo viên không cần đầu tư, mà nếu có chủ động đầu tư cũng không cải thiện được là bao.
 	Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ kết tinh đầy đủ học với hành, là sự gắn kết lí thuyết và đời sống, là kĩ năng cần và đủ để bộc lộ rõ nhất nhân cách học sinh chủ động nhập cuộc trong thời đại mở cửa nhưng chưa được người thầy quan tâm đầu tư đúng mức.
 2.2.2.Về phía người học 
Một là: Học sinh làm văn nghị luận về đời sống hầu như là bắt chước, 
chưa xác định đúng và trúng đối tượng nghị luận, chưa tự tin để thể hiện quan điểm, lập trường của bản thân.
 	Hai là: Đại đa số học sinh khi lấy phiếu đánh giá và qua điều tra trên lớp, nhìn chung các em không thích thực hành văn nghị luận nói chung và nghị luận về đời sống nói riêng. Thông thường các bài văn nghị luận của học sinh được làm qua loa, đối phó, không có ý thức chủ động tiếp nhận hào hứng khi làm bài. Thường biến những bài văn nghị luận thành những bài GDCD nặng kiến thức giáo huấn răn dạy theo lối mòn.
 	Ba là: Học sinh thiếu kiến thức cơ bản về kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và về đời sống xã hội, đặc biệt học sinh trường vùng sâu vùng xa như trường THPT Thọ Xuân 4. Có bài học sinh chưa phân biệt được đâu là văn nghị luận đời sống với nghị luận văn học.. có bài sử dụng vận dụng lạm dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, tự sự... Nhìn chung, các em mất phương hướng khi làm bài văn nghị luận. Học sinh chưa hiểu bản chất, mục đích và đặc trưng của văn nghị luận, vai trò chủ thể của người làm văn nghị luận. 
 Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm văn nghị luận vừa khó vừa khô là do học sinh chưa được đa dạng hóa các hình thức luyện tập. Từ các bước lên lớp, các nội dung bài tập đến cách ra đề, kiểm tra đánh giá hết sức khuôn mẫu, ít thay đổi, ít sáng tạo.... Lỗi này thuộc về chương trình, nhưng để thực sự chuyển biến đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên đứng lớp Đặc biệt người thầy chưa sáng tạo và linh hoạt trong các tình huống dạy học. 
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Trong chương trình hiện hành của SGK, thời lượng giành cho phần văn nghị luận xã hội về đời sống và tư tưởng đại lí thống kê có 30 tiêt ở cả ba cấp học, cụ thể như sau:
 	Mỗi khối lớp chỉ có 1 bài viết về nghị luận theo phân phối chương trình. Nội dung chương trình chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng: tìm ý, lập dàn ý, các thao tác nghị luận. Coi trọng khâu luyện tập vận dụng thực hành kết hợp các thao tác, diễn đạt.
 	Trọng tâm kiến thức và kĩ năng tập trung ở lớp 11 và lớp 12. Thiết nghĩ chương trình mới nên đưa kiến thức công cụ đẩy lên sớm hơn từ đầu lớp 11. Có như thế học sinh mới có thời gian tiếp nhận và rèn luyện các kĩ năng chủ động và hiệu quả hơn. Đi vào cụ thể của nội dung kiến thức của mỗi bài học là đúng hướng, đúng trọng tâm nhưng còn nặng rập khuôn và tính thực tiễn của hiệu quả thực hành cho học sinh chưa cao,đặc biệt là áp dụng cho học sinh vùng khó.
Theo kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm giảng dạy, đặc biệt là dạy ở một vùng sâu nông thôn của huyện Thọ Xuân, tôi nhận ra một thực tế: Nếu giảng dạy tác phẩm văn chương, muốn có sự cộng hưởng rung cảm của người học, cần phải có năng lực đặc biệt. Nhưng dạy tác phẩm nghị luận lại có khả năng tác động trực tiếp tích cực đến nhiều đối tượng, kể cả học sinh trung bình và dưới trung bình. Như vậy, nếu biết đầu tư, người thầy nâng cao năng lực làm văn nghị luận trong nhà trường sẽ có kết quả tốt hơn làm văn cảm thụ tác phẩm văn chương. Sẽ cải thiện đáng kể chất lượng học văn và làm văn nói chung. Đây cũng là con đường để để phát triển tư duy tổng hợp, tích hợp từ nhiều kiến thức từ đời sống xã hội, cần thiết cho mọi ngành nghề, thích ứng cho việc các em nhập cuộc dễ dàng hơn với xu thế phát triển của thời đại. 
 Tôi rất tâm huyết với đánh giá:" Những ai quan tâm đến môn ngữ văn trong trường trung học phổ thông hẳn đều dễ nhất trí rằng: dạy làm văn nghị luận là một trong số những vấn đề nan giải của hầu hết giáo viên. Cái phân môn kết tinh vốn kết tinh đầy đủ nguyên lí kết họp hoc với hành,bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của học sinh thì lại là phân môn ít được ai quan tâm tìm tòi và nghiên cứu " ( trang 74, Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, Phan Trọng Luận ).
 Từ việc nắm vững yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, kĩ năng làm văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng, bản thân tôi xác định bài làm văn của học sinh không còn đơn thuần là một sự trả bài mang tính chất ép buộc, miễn cưỡng những gì đã được học. Qua công việc làm văn, tôi đã tạo cho học sinh được tập dượt một công việc hết sức cần cho đời sống, là tập nói năng cho người khác, vì người khác, chứ không phải vì mình và chỉ cho mình.
 Trên cơ sở về lí luận và về thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn cải tiến và áp dụng phương pháp như sau:
 2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức
 - Xác định trúng vấn đề nghị luận.
 - Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận.
	- Tạo giọng điệu lôi cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân.	
 	Các kĩ năng cần rèn luyện trên đều rất quan trọng, song do giới hạn của phạm vi đề tài, tôi sẽ tập trung đi sâu vào yêu cầu cuối cùng, cũng là kĩ năng quan trọng nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 
 Văn là người. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, có rất nhiều con đường cho các em lựa chọn tương lai. Trước đây, ở nông thôn vùng sâu vùng xa, khi học xong THPT, sẽ có một bộ phận học sinh đi học đại học và học nghề. Đa số các em ở lại địa phương làm nghề truyền thống và lập gia đình, sinh con đẻ cái. Nhu cầu giao tiếp và kĩ năng giao tiếp cũng không được đề cao. Thực tế hiện nay, hầu hết các em tốt nghiệp xong cấp III, đều có nhu cầu lập thân lập nghiệp bằng nhiều con đường. Dù học tiếp đại học, hay học nghề hoặc đi vào công ti liên doanh, các doanh trong hay ngoài nước cũng đều cần kĩ năng sống, kĩ năng chủ động, một thái độ dám là mình, phải được là mình. Chính tâm tư này làm cho bản thân tôi trăn trở và suy nghĩ: Phải định hướng và lồng ghép trong giờ học, trong bài làm văn của học sinh như thế nào để đạt hiệu quả trên? 
 Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh xác định mục đích nghị luận, tìm ý, xây dựng được hệ thống luận điểm trong bài làm văn nghị luận rất cần được vận dụng các kiến thức đời sống xã hội một cách linh hoạt. Đặc biệt là tính lập luận có hệ thống và vận dụng các thao tác lập luận một cách thuyết phục. Có nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống gần gũi với học sinh, thanh niên; có nhiều hiện tượng xã hội đã và đang cần sự nhận thức đúng đắn và hành động tích cực của mỗi cá nhân. Vì vậy, cần suy nghĩ độc lập và trung thực của người viết. Đây là loại bài viết đòi hỏi rất cao đến sự sáng tạo chủ quan của người viết cũng như nhiều giải pháp đặt ra trong từng trường hợp cụ thể. Rất cần tạo cho các em niềm tin vào bản thân khi xử lí các vấn đề nghị luận. 
 	Khi áp dụng các phương pháp, tôi luôn chú ý đến sự vừa sức của học sinh, hướng tới những gì học sinh có thể đạt tới, có thể làm theo một cách hứng thú, tích cực. Tôi luôn coi trọng hướng học sinh có một cái nhìn nhất quán, mối quan hệ chặt chẽ về học tác phẩm văn nghị luận và rèn kĩ năng tập làm văn nghị luận. Khuyến khích và động viên học sinh thực hành, làm cho những bài văn nghị luận của học sinh là năng lực, là tư duy, là nhận thức, là trách nhiệm đối với cuộc sống muôn màu. Các em được nói và viết những điều các em đang nghĩ, đang quan tâm, được là chính mình.
 * Xác định mục đích nghị luận
Phải hướng dẫn học sinh xác định trúng vấn đề, không trình bày mơ hồ, chung chung. Vì đặc điểm của bài văn nghị luận là ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ. đặc biệt với yêu cầu của một đoạn văn nghị luận theo cấu trúc đề mới (chỉ còn 200 chữ chứ không phải bài văn 400 chữ như trước đây), điều này càng cần thiết.
Trong quá trình lên lớp về phần văn nghị luận, tôi đã chỉ ra cho học sinh một thực tế khi làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống: sức lôi cuốn đầu tiên mà người thầy phải định hướng là làm sao dẫn dắt người nghe, người đọc tìm ra chân lí khi cùng tìm hiểu, cùng suy nghĩ, cân nhắc phải trái, đúng sai, chứ không phải ép đối tượng phải công nhận một cách đơn giản, xuôi chiều. Đây là cơ sở quan trọng để tôi phải định hướng, xác định rõ đối tượng, mục đích cũng như lựa chọn cho mình một giọng điệu nghị luận vừa dân chủ, vừa trách nhiệm, tránh lối viết gò bó, sáo mòn. 
 Vấn đề đặc trưng của văn nghị luận là sáng rõ tư duy, lí trí dẫn đường chứ không mơ hồ, chung chung. Xác định được đích đến của bài viết thì người viết mới định hướng tổ chức và sắp xếp ý đồ thuyết phục người nghe theo hướng nào, phân phối thời lượng và làm cơ sỏ quan trọng cho việc xác định hệ thống luận điểm. Chẳng hạn, từ một số đề cụ thể sau đây: 
 	Đề 1: 
 	Bàn về thực tế hiện nay học sinh lười học môn lịch sử.
 	Đề 2:
 	Trình bày quan điểm của anh ( chị) về phong trào tiếp sức mùa thi của sinh viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.
 	Đề 3:
 	Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tội phạm của trẻ em vị thành niên đang gây bức xúc trong dư luận xã hội những năm gần đây.
 	Từ các đề trên, nếu giáo viên không xác định rõ mục đích nghị luận, bài viết của học sinh sẽ sa vào trình bày về hiện tượng học sinh lười học môn lịch sử ra sao, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi diễn ra như thế nào, rồi những biểu hiện cụ thể của tội phạm trẻ em vị thành niên...Cái đích nghị luận ở đây là từ việc chỉ ra thực trạng trên, học sinh phải đưa ra những giải pháp, những cách thức, nhũng đề xuất cá nhân mà có sức thuyết phục là tiếng nói chung đại diện của thế hệ trẻ về những vấn đề nóng hổi của thời cuộc.
 Thực tế bài

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nang_luc_lam_van_nghi_luan_gop_phan_trang_bi_k.doc