SKKN Nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 12 thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc

SKKN Nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 12 thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc

Dạy học môn văn trong nhà trường phổ thông luôn trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội. Cứ sau mỗi kì thi lớn dư luận lại xôn xao với hàng loạt những bài báo, những ý kiến với cùng chung một mục đích tìm hiểu căn cốt, ngọn ngành của vấn đề dạy – học Văn. Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Văn? Môn Văn trong nhà trường cần được giảng dạy theo phương pháp nào để đạt hiệu quả? Văn và đời đã thực sự gắn kết?. Theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, trong những năm gần đây chất lượng học văn của học sinh trung học phổ thông (THPT) đang ngày càng giảm sút, học sinh phần lớn không hứng thú, học theo kiểu “đối phó”, “lấy lệ”, thậm chí một bộ phận học sinh lệch lạc trong nhận thức về giá trị, chức năng của bộ môn, cho rằng môn Văn chẳng giúp ích gì. Môn Văn đang mất dần vị thế, bạn đọc trong nhà trường thì lạnh nhạt, hờ hững, học theo kiểu bắt buộc, bạn đọc ngoài nhà trường thì không mặn mà, đôi khi vô cảm. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với bộ môn đang ngày càng phổ biến. Trước thực trạng này, đã có không ít những cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy – học Văn được tổ chức dưới nhiều cấp trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương pháp được đề xuất. Nhưng căn bệnh chán học Văn của học sinh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

 Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, trong đó có lý do là hiện tượng đa số học sinh không đọc tác phẩm khi soạn bài. Trong giờ học môn văn thường bỏ qua khâu rèn luyện đọc diễn cảm và hiếm khi học sinh có những giấy phút thăng hoa trong những lời bình ngắn gọn mà gợi nhiều chiêm nghiệm liên tưởng. Khả năng cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em chưa có phương pháp hoặc có phương pháp nhưng còn nhạt và hời hợt trong cảm thụ, thẩm bình, chưa nêu được những cảm nhận riêng, độc đáo của cá nhân trước một chi tiết, một hình ảnh hay từ ngữ hay.

 

doc 18 trang thuychi01 6314
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 12 thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Dạy học môn văn trong nhà trường phổ thông luôn trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội. Cứ sau mỗi kì thi lớn dư luận lại xôn xao với hàng loạt những bài báo, những ý kiến với cùng chung một mục đích tìm hiểu căn cốt, ngọn ngành của vấn đề dạy – học Văn. Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Văn? Môn Văn trong nhà trường cần được giảng dạy theo phương pháp nào để đạt hiệu quả? Văn và đời đã thực sự gắn kết?... Theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, trong những năm gần đây chất lượng học văn của học sinh trung học phổ thông (THPT) đang ngày càng giảm sút, học sinh phần lớn không hứng thú, học theo kiểu “đối phó”, “lấy lệ”, thậm chí một bộ phận học sinh lệch lạc trong nhận thức về giá trị, chức năng của bộ môn, cho rằng môn Văn chẳng giúp ích gì. Môn Văn đang mất dần vị thế, bạn đọc trong nhà trường thì lạnh nhạt, hờ hững, học theo kiểu bắt buộc, bạn đọc ngoài nhà trường thì không mặn mà, đôi khi vô cảm. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với bộ môn đang ngày càng phổ biến. Trước thực trạng này, đã có không ít những cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy – học Văn được tổ chức dưới nhiều cấp trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương pháp được đề xuất. Nhưng căn bệnh chán học Văn của học sinh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
	Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, trong đó có lý do là hiện tượng đa số học sinh không đọc tác phẩm khi soạn bài. Trong giờ học môn văn thường bỏ qua khâu rèn luyện đọc diễn cảm và hiếm khi học sinh có những giấy phút thăng hoa trong những lời bình ngắn gọn mà gợi nhiều chiêm nghiệm liên tưởng. Khả năng cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em chưa có phương pháp hoặc có phương pháp nhưng còn nhạt và hời hợt trong cảm thụ, thẩm bình, chưa nêu được những cảm nhận riêng, độc đáo của cá nhân trước một chi tiết, một hình ảnh hay từ ngữ hay.
Trong tạo lập văn bản thường khô khan, thiếu chất văn và chiều sâu trong cảm nhận cũng như thể hiện cảm xúc. Phần lớn các em nắm khá vững nội dung kiến thức trọng tâm, tuy nhiên khi hành văn thường chỉ diễn xuôi lại, thiếu khả năng cảm thụ nên bài viết thường mờ nhạt, thiếu cảm xúc. Bài viết thường không sai nhưng không hay cũng không đặc sắc, ít để lại ấn tượng cho người đọc. Đặc biệt, ít có bài học sinh mạnh dạn thể hiện cách cảm nhận của bản thân, không thật sự đột phá trong cách nêu vấn đề.
Bộ môn đang có xu hướng bị biến thành môn công cụ bởi các kĩ năng hơn là nâng cao khả năng cảm thụ, năng lực thẩm bình. Để đáp ứng nhu cầu của thi cử, kiểm tra đánh giá không ít giáo viên thường đưa ra những “kĩ thuật”, cách thức hơn là đi sâu vào cung cấp cho học sinh những khả năng để tự cảm thụ, thẩm bình một tác phẩm. Cũng bởi điều này nên hệ lụy là đa phần học sinh chỉ biết phân tích, cảm nhận tác phẩm đã được học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, còn khi đối mặt với một tác phẩm mới ngoài chương trình lại lúng túng.
Cần đưa bộ môn về đúng với bản chất và đặc trưng của nó là nâng cao khả năng cảm thụ, khả năng rung động, thẩm bình trước một tác phẩm, học sinh biết cách thể hiện cách cảm, cách nghĩ của mình trước một vấn đề đặt ra. Và không chỉ tác phẩm trong nhà trường mà bất kì tác phẩm nào các em được tiếp xúc.
Đọc hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học vốn không phải là một công việc mang tính khuôn mẫu, bởi mỗi văn bản có một chìa khóa riêng để giải mã chiều sâu cảm xúc và nội hàm giá trị nhân văn, nhân sinh của nó. Để làm được công việc mang tính thẩm mĩ này, cần căn cứ vào đặc trưng thể loại, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả, giai đoạn văn học và quan trọng hơn hết là bản thân ngôn từ của tác phẩm văn chương. Với tác phẩm tự sự, ngôn từ tạo nên chi tiết, từ chi tiết mà cấu thành sự kiện, cảnh huống; kết nối sự kiện, cảnh huống thì tạo nên cốt truyện; từ chi tiết mà xây dựng chân dung nhân vật; từ chi tiết mà sắc thái thẩm mỹ độc đáo của mỗi thiên truyện được bộc lộ. Mỗi chi tiết như một tế bào cấu thành sự sống của tác phẩm văn chương. Theo các tác giả cuốn Lí luận văn học (NXB Giáo dục 1997): yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý. Nhiều khi, truyện ngắn sống được là nhờ vào những chi tiết hay, chi tiết phát sáng, chi tiết đắt giá. “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. [10]. Một thói quen của nhiều người viết khi tiếp cận văn bản tự sự là chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và những đề kiểm tra của học sinh cũng thường xoay quanh các vấn đề trên, đó đã là nguyên nhân làm cho bài viết của học sinh trở nên ít mới mẻ và sâu sắc. Trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của từng thiên truyện. Những bài viết biết khai thác chi tiết thường tạo nên những nét riêng, nét mới mẻ và cá tính vì trong mỗi chi tiết luôn chứa đựng những lớp trầm tích càng khai thác càng thấy giá trị. 
Với những lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài Nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 12 thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn học cho học sinh lớp 12 THPT.
- Nâng cao kĩ năng đọc, viết, trình bày, cảm thụ, bình giảng một tác phẩm văn chương thông qua chi tiết đặc sắc.
- Trang bị một số phương pháp để giảng bình, cảm thụ một tác phẩm văn chương để học sinh có thể tự tin nêu cách cảm nhận riêng của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự thông qua chi tiết nghệ thuật trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Đối tượng khảo sát: HS lớp 12 trường THPT Chu Văn An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: nhằm đi tới một giải pháp phù hợp và hiệu quả cho việc nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 12.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh với các hình thức khác để thấy tác dụng của việc sử dụng hoạt động được đề xuất đối với việc nâng cao năng lực và hiệu quả cảm thụ, thẩm bình cho học sinh.
- Phương pháp nêu số liệu: trên cơ sở những thực nghiệm, khảo sát chúng tôi đưa ra những kết luận cần thiết qua bảng tổng hợp số liệu để thấy được hiệu quả của việc sử dụng giải pháp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan tới vấn đề vấn đề cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT; khảo sát đánh giá thực trạng của vấn đề; tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của chi tiết , vai trò các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong một tác phẩm tự sự chúng tôi đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm cho học sinh lớp 12 cấp THPT.
- Đưa ra cơ sở quan trọng để giúp học sinh lớp 12 làm tốt được dạng đề nghị luận về chi tiết trong tác phẩm tự sự lớp 12, đặc biệt là dạng đề thi THPTQG minh họa của Bộ năm 2019.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong công trình nghiên cứu Phương pháp dạy học văn, GS Phan Trọng Luận đã phân định năng lực văn thành 3 loại năng lực: năng lực sáng tác, năng nghiên cứu phê bình và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Nhà nghiên cứu đồng thời khẳng định “giữa người sáng tác, nghiên cứu văn học và người đọc (bạn đọc) cũng có những chỗ khác nhau nhất định về năng lực chuyên biệt” [6]. Ở đây, chúng tôi đi nghiên cứu bạn đọc trong nhà trường phổ thông và năng lực văn của học sinh trong nhà trường phổ thông. Năng lực văn của học sinh trong nhà trường phổ thông cũng có một sự phân chia khá rõ dựa trên phương diện hoạt động. Theo đó, chúng ta có: năng lực văn cần cho việc làm văn; cho việc sản sinh ra văn bản (nghị luận); năng lực văn trong việc sáng tác thơ, văn; năng lực văn trong việc chiếm lĩnh một văn bản văn học, lí luận văn học hoặc văn học sử trong chương trình sách giáo khoa
	Để tiếp nhận và lĩnh hội văn học, người thầy cần hình thành cho học sinh khá nhiều năng lực như: năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học; năng lực tái hiện hình tượng; năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học; năng lực lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận; năng lực cảm xúc thẩm mĩ; năng lực tự nhận thức; năng lực tự đánh giá Trong số các năng lực đó không thể không nói đến năng lực thụ cảm, thẩm bình cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong tính chỉnh thể của nó.
	Như chúng ta đều biết, tác phẩm văn học là một chỉnh thể. Tác phẩm có chất lượng cao thì tính chỉnh thể cũng cao. Mỗi từ, mỗi chi tiết, hình ảnh, nhân vật đều là những yếu tố hợp thành của một chỉnh thể do nhà văn sáng tạo nên. Hơn nữa, trong một tác phẩm văn học tính cảm tính cụ thể bao giờ cũng kết hợp hữu cơ với tính khái quát. Đó là đặc trưng của phương thức phản ánh của văn học. Cho nên muốn hiểu biết một tác phẩm không thể làm công việc nắm bắt một cách vụn vặt, ngẫu nhiên, rời rạc, phi chỉnh thể, đồng thời cũng không thể tiếp nhận mỗi yếu tố trong cấu trúc của tác phẩm văn học như một chi tiết cụ thể, cảm tính, rời rạc, vụn vặt không mang một ý nghĩa khái quát gì theo ý đồ sáng tạo của tác giả. Tóm lại, muốn nắm bắt được tác phẩm văn học không thể không bám vào các chi tiết trong quan hệ chỉnh thể tác phẩm. Tư tưởng chủ đề là linh hồn của tác phẩm, là sợi chỉ đỏ đan kết mọi yếu tố hình thành tác phẩm. Năng lực tiếp nhận tác phẩm chính là năng lực phát hiện, nắm bắt được các chi tiết trong hệ thống và cắt nghĩa được ý nghĩa khái quát của các yếu tố đó.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Do áp lực về thời lượng, số tiết, đặc biệt là chương trình còn quá nặng, các tiết giảng thường chỉ đủ đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ năng, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Giáo viên nhiều khi rất tâm đắc, muốn dừng lại ở những chi tiết đặc sắc để hướng dẫn học sinh cảm thụ, bình giá hoặc cho học sinh phát hiện ra điểm sáng thẩm mĩ để từ đó trình bày cách cảm, cách hiểu của bản thân, tuy nhiên do áp lực về thời gian nên thường phải trượt qua rất nhanh. Thực tế, có không ít những người thầy giỏi chỉ cần qua một vài chi tiết có thể vừa truyền tải tư tưởng, chủ đề tác phẩm cho học sinh, vừa truyền được cảm hứng, chất văn của mình cho học sinh. Nhưng số này không nhiều, đó phải là người thầy tài năng và từng trải trong nghề.
	Một số giáo viên lại xa vào ôm đồm, dàn trải vì muốn truyền tải nên đã xé vụn các chi tiết, đánh mất tính chỉnh thể trong quá trình phân tích khiến nội dung rời rạc, không thống nhất. Hoặc một số người thầy không xác định được chi tiết chính, đặc sắc của tác phẩm nên chưa nổi bật được vấn đề.
	Giáo viên thường làm thay việc cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Cách dạy này vô tình không thể tránh khỏi áp đặt đồng thời gây ra hệ lụy học sinh cũng không dám phát biểu, tranh luận với giáo viên. Từ đó dẫn đến việc tiếp thu một chiều, sự tương tác, đối thoại trong không gian lớp học mất đi. Vai trò của người học không còn là trung tâm. Học sinh dần rơi vào thụ động, mất khả năng tranh luận cũng như cảm thụ, thẩm bình.
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ, thẩm bình tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 12 thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
2.3.1. Chi tiết nghệ thuật và việc khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
2.3.1.1. Chi tiết trong tác phẩm văn học 
Theo Từ điển thuật ngữ văn học chi tiết nghệ thuật là Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng [1]. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định. Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết. Tất nhiên không phải mọi chi tiết trong tác phẩm đều có vai trò, vị trí và giá trị như nhau. Có chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lý, nhưng cũng có không ít chi tiết thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Chi tiết nghệ thuật trước hết mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn hóa của một cộng đồng. Như vậy trong làm văn, sự dụng công hướng vào việc tìm ra chi tiết. Chi tiết càng có sức biểu hiện càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Không bao giờ có một tác phẩm hay mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. 
2.3.1.2. Khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự 
Bởi chi tiết phong phú và đa dạng nên khi phân tích tác phẩm văn học, tác phẩm tự sự, đặc biệt là truyện ngắn chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận trong việc lựa chọn chi tiết phù hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến truyện ngắn vì trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm tự sự chủ yếu thuộc thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, diễn tả một cái khoảnh khắc, chốc lát của cuộc sống vì vậy chi tiết phải cô đúc, ngôn ngữ mang nhiều ẩn ý, tạo ra cho tác phẩm những chiều sâu về nội dung và nghệ thuật cần phải tìm hiểu. Nhà văn Vũ Thị Thường khẳng định: “Ở truyện dài có thể có những chương “độn” nhưng ở truyện ngắn chỉ cần viết một nửa trang lỏng lẻo là truyện đổ liền. Những chi tiết hay đến mấy đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề, thì cũng trở nên vô ích” [7]. Hoặc như ý kiến của nhà văn  Nguyễn Công Hoan: “Muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy. Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man. Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi. Ý ấy là ý chính của truyện nhưng thật ra đó là ý định của tác giả ... làm nổi được ý ấy cho độc giả hiểu thì truyện sẽ hay” [7]. Truyện ngắn là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ từ nội dung, tư tưởng chủ đề đến hình thức diễn đạt, ở truyện ngắn không có một cái gì là thừa. Vì vậy, viết truyện ngắn là một điều vô cùng khó khăn. Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn nhiều về số lượng trang, chữ, về đối tượng phản ánh (cái chốc lát, cái khoảnh khắc của cuộc sống, một ý tưởng v.v...) nhưng lại đòi hỏi, yêu cầu rất cao về nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn dĩ nhiên là truyện ngắn hay không có những yếu tố thừa. Cho nên khi phân tích truyện ngắn, chúng ta cần phải lựa chọn các chi tiết biểu hiện, là những chi tiết tiêu biểu quan trọng để thể hiện đúng và đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Bỏ qua hoặc quên đi một số chi tiết dù chỉ nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và sẽ làm hạn chế giá trị biểu hiện của tác phẩm. 
2.3.1.3. Đặc điểm và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự
2.3.1.3.1. Tính tạo hình của chi tiết nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm, sống động nhờ các chi tiết về môi trường, phong cảnh, chân dung, nội thất, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói. Trong tác phẩm tự sự chi tiết có khả năng gợi ra hình ảnh về sự vật, cảnh vật, con người đặc biệt là vai trò khắc hoạ tính cách nhân vật. Nhà văn sử dụng rất nhiều chi tiết - những nét cụ thể để miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động của nhân vật, cũng như cảnh vật, sự kiện có liên quan đến nhân vật đó. Đan dệt hàng loạt các chi tiết với nhau mới có được một bức tranh bằng ngôn ngữ có thể tạo nên một ấn tượng tương đối xác định về nhân vật. 
2.3.1.3.2. Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm về con người trong văn học của mỗi một thời kì là khác nhau nên việc xây dựng chi tiết cũng khác nhau. Truyện cổ tích, văn học trung đại, văn học hiện đại những năm 1930-1945, 1945 - 1975... mỗi một giai đoạn đều có những quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau dẫn đến việc xây dựng chi tiết trong tác phẩm cũng khác nhau. Văn học giai đoạn 1945-1954: với quan niệm con người riêng - chung, con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội cũ được đổi đời trong xã hội mới. Hạnh phúc của họ tìm thấy trong hạnh phúc chung của dân tộc. Xuất phát từ quan niệm này nên số phận của nhân vật có khác so với nhân vật trong văn xuôi hiện thực phê phán 1930-1945 là do cách lựa chọn chi tiết kết thúc khác nhau. Kết thúc của Chí Phèo là bi kịch với chi tiết cái lò gạch cũ, còn Tràng trong “Vợ nhặt” chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng được kết chi tiết lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió. Văn học kháng chiến 1945-1975: với quan niệm con người mang tính sử thi, tạc dáng đứng hào hùng vào lịch sử do vậy việc lựa chọn chi tiết để xây dựng nhân vật cũng khác, nhà văn chọn những chi tiết để lí tưởng hoá nhân vật, nhân vật toả ánh hào quang, họ đẹp ở mọi phương diện trong chiến đấu và trong cả đời thường. Trong truyện “Rừng xà nu”, Tnú là một nhân vật anh hùng toàn diện. Tnú anh hùng từ nhỏ, lớn lên trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên trung và còn là người chồng người cha giàu yêu thương. Việt, Chiến ở “Những đứa con trong gia đình” cũng đẹp ở mọi phương diện và nhà văn cũng đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để khắc hoạ vẻ đẹp lí tưởng ấy. Văn xuôi sau 1975 vận động đổi mới theo hướng dân chủ hoá và trên tinh thần nhân bản sâu sắc, văn học hướng tới hiện thực đa chiều, con người đa diện. Mọi mặt của đời sống con người được văn học quan tâm phản ánh: con người cá nhân, đời thường, con người với cả hạnh phúc và bi kịch, con người phi lí tưởng, nhân loại, tự nhiên bản năng Do vậy việc lựa chọn chi tiết để khắc hoạ nhân vật cũng khác với văn học giai đoạn trước. Số phận của Mị trong “Vợ chồng A Phủ” có khác với người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền thuyền ngoài xa” bởi do xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người có khác nhau nên cách chọn chi tiết kết thúc truyện cũng khác nhau. Mị được đổi đời trong xã hội mới với chi tiết Mị giải thoát cho APhủ và chạy theo APhủ tới Phiềng Sa và hai người được tham gia vào đội quân giải phóng quê hương. Người đàn bà hàng chài cuối cùng vẫn phải cam chịu chấp nhận số phận không dám rời bỏ người chồng vũ phu, chấp nhận cảnh đòn roi như cơm bữa “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và con thuyền gia đình chị vẫn đang chao đảo trong cơn bão. 
Gắn với quan niệm nghệ thuật về con người do vậy chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng làm nên diện mạo nhân vật văn học của từng thời . Khi phân tích nhân vật cần phải đặt nó trong típ người của từng thời kì văn học và cần phải lựa chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để thẩm bình, làm nổi bật đặc điểm của nhân vật. 
2.3.1.3.3. Chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm
Chi tiết nghệ thuật trong văn xuôi không chỉ có giá trị tạo hình mà nó còn có một đặc điểm vô cùng quan trọng là bản chất sáng tạo, khái quát, biểu hiện, khả năng nói nhiều bản thân nó. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật trở thành tiêu điểm, hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm. Tuy ngắn gọn cô đúc, nhưng chi tiết nghệ thuật lại chứa đựng một chiều sâu ý nghĩa khôn cùng mà dường như ta khơi mãi cũng không thấy đáy “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy được cả đại dương”. Chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên nhà văn lớn. Với bản chất sáng tạo chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng làm nên tiếng nói nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Chi tiết được tạo thành phải qua quá trình thai nghén của nhà văn. Để làm nên một chi tiết nhỏ đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm xúc và tài năng nghệ thuật chân chính. Chi tiết là điểm sáng nhất trong tác phẩm tự sự, nó giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật mà mình muốn biểu đạt, giúp bạn đọc thoả mãn sự khám phá mong muốn khám phá tận cùng ý nghĩa tác phẩm và nó cũng biểu hiện được phần hồn của tác phẩm, tạo nên những tầng sâu khai phá. Nhưng muốn tạo được chiều sâu khôn cùng của tác phẩm tự sự, tức là “phần chìm”, ý nghĩa biểu trưng, nhà văn không chỉ biết tạo ra những chi tiết đắc địa mà còn phải có biệt tài trong lựa chọn giữa dòng đời xuôi ngược một khoảnh khắc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nang_luc_cam_thu_tham_binh_tac_pham_tu_su_cho.doc