SKKN Nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên Địa lí

SKKN Nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên Địa lí

Dạy học là một nghề sáng tạo, người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp nhiều vấn đề và những tình huống khác nhau đòi hỏi phải có cách sử lý, giải quyết sáng tạo. Do đó thực hành kĩ năng địa lí là một phần trong chương trình địa lí trung học giữ vị trí hết sức quan trọng, giúp cho học sinh biết cách trình bày một biểu đồ, phân tích một bảng số liệu, vẽ lược đồ và cách đọc một Át lát Địa lí.

Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc giảng dạy và học tập môn Địa lí. Vì vậy, các giáo án, đề kiểm tra, đề thi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm.

Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí các tiết thực hành vẽ biểu đồ và các bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ, nhận xét biểu đồ thường có sau các bài học trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng Địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.

Giáo viên đều rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh, giáo viên vẽ trên giấy và trình bày trên bảng rất tốt. Tuy nhiên, với nhiều giáo viên hiện nay việc đưa các biểu đồ vẽ trên máy tính vào giáo án hoặc trình chiếu cho học sinh xem còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các giáo viên coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc cũng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trên máy tính để giúp các em quan sát dễ dàng và thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.

 Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập sáng kiến trong việc “Nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên Địa lí”

 

doc 17 trang thuychi01 10010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần I: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Các phương pháp nghiên cứu
Phần II: Nội dung sáng kiến
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của nội dung nghiên cứu
3. Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính
4. Các ví dụ minh hoạ
Phần III: Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
2. Đề xuất
2
2
2
3
4
4
5
8
15
15
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một nghề sáng tạo, người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp nhiều vấn đề và những tình huống khác nhau đòi hỏi phải có cách sử lý, giải quyết sáng tạo. Do đó thực hành kĩ năng địa lí là một phần trong chương trình địa lí trung học giữ vị trí hết sức quan trọng, giúp cho học sinh biết cách trình bày một biểu đồ, phân tích một bảng số liệu, vẽ lược đồ và cách đọc một Át lát Địa lí.
Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc giảng dạy và học tập môn Địa lí. Vì vậy, các giáo án, đề kiểm tra, đề thi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm.
Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí các tiết thực hành vẽ biểu đồ và các bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ, nhận xét biểu đồ thường có sau các bài học trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng Địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
Giáo viên đều rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh, giáo viên vẽ trên giấy và trình bày trên bảng rất tốt. Tuy nhiên, với nhiều giáo viên hiện nay việc đưa các biểu đồ vẽ trên máy tính vào giáo án hoặc trình chiếu cho học sinh xem còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các giáo viên coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc cũng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trên máy tính để giúp các em quan sát dễ dàng và thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
 	Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập sáng kiến trong việc “Nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên Địa lí”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hướng dẫn việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung, đồng thời củng cố, nâng cao việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho bản thân từng giáo viên nói riêng.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính và đưa vào bản in trên nền Word.
Đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, đó là cơ sở về về “biểu đồ” và việc “hướng dẫn kỹ năng vẽ biểu đồ tròn trên máy tính” cho giáo viên.
4. Các phương pháp nghiên cứu
 Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí kuận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ của giáo viên trong các giáo án và đề kiểm tra, đề thi, ...
- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu giáo viên vẽ chưa được hoặc vẽ chưa chính xác biểu đồ trên máy tính khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ.
Phần II: Nội dung sáng kiến
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Biểu đồ là một loại đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện tuợng, cấu trúc hiện tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian của các hiện tượng.
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu và sự thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc thời gian hoặc so sánh quy mô cơ cấu của một, hai hoặc ba đối tượng trong cùng một mốc thời gian thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình tròn hoặc hình vuông.
2. Thực trạng của vấn đề vẽ biểu đồ tròn trên máy tính
Vẽ biểu đồ tròn trên máy tính không phải vấn đề quá khó và giáo viên không làm được tuy nhiên thường mất nhiều thời gian đối với những giáo viên không thường xuyên vẽ biểu trên máy tính. Vì vậy trong đáp án các đề kiểm tra hoặc đề thi giáo viên thường không vẽ biểu đồ mẫu thay vào đó giáo viên chỉ ghi như:
* Vẽ 2 biểu đồ:
- Hai biểu đồ hình tròn năm 1990 và 2007
- Đảm bảo chính xác, khoa học
- Có bảng chú giải và tên biểu đồ.
*. Vẽ biểu đồ (vẽ 2 hình tròn có bán kính khác nhau, đẹp, có ghi số liệu, chú thích)
* Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính bằng nhau. Yêu cầu: chia đúng tỷ lệ ( bắt đầu từ tia 12h), có chung chú giải và tên biểu đồ, đảm bảo thẩm mĩ. 
( Nếu thiếu mỗi y/c trừ 0,5 đ, nếu vẽ dạng khác không cho điểm) 
* Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính bằng nhau. Yêu cầu: chia đúng tỷ lệ, có chú giải, có tên biểu đồ, đảm bảo thẩm mĩ. 
Đây là thực trạng rất phổ biến, ngoài ra giáo viên cũng có thể vẽ mẫu cho học sinh nhưng có một số hạn chế sau
- Giáo viên vẽ tay sau đó chụp ảnh hoặc scan ảnh vào giáo án trên máy, đề kiểm tra, đề thi.
- Giáo viên vẽ trên máy tính dựa vào ứng dụng 
+ Trên word: Insert/Picture/Chart
+ Trên Excel: Insert/Chart
Một số lỗi khi vẽ trên công cụ của Word và Excel
Dùng màu sắc trên biểu đồ, nhưng thực tế học sinh không được tô màu khi làm bài thi
Không đưa được số liệu vào biểu đồ
Lỗi font chữ khi đưa biểu đồ vào trang in
Không thể hiện hết được ý tưởng của tác giả, 
Theo một khảo sát nhanh đối với giáo viên hiện đang giảng dạy môn Địa lí tại các trường THCS trên địa bàn toàn huyện Như xuân về khả năng vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính có kết quả như sau:
Khả năng
Tổng số
giáo viên được hỏi
Thành thạo
Biết vẽ nhưng đang mắc lỗi
Chưa vẽ được
24
05
07
12
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và sử dụng công cụ vẽ này đạt hiệu quả cao phải cần một số kĩ năng thêm mới vẽ thành công biểu đồ đảm bảo đúng yêu cầu của một biểu đồ Địa lí.
3. Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính (3)
3.1 Hướng dẫn cách vẽ
Bước 1: Dùng một trong hai công cụ vẽ biểu đồ sẵn có hiện nay
+ Trên word: Insert/Picture/Chart
+ Trên Excel: Insert/Chart
Bước 2: Copy biểu đồ vào word
Sau khi vẽ được biểu đồ tròn trên công cụ vẽ sẵn có trên Word hoặc Excel, tiến hành chỉnh sửa biểu đồ theo yêu cầu
Chọn công cụ copy biểu đồ: Edit/Copy
Chọn công cụ dán biểu đồ: Edit/ Paste Special
Trong hộp thoại: Paste Special chọn Picture (Enhanced Metafile)
Bước 3: Chỉnh sửa biểu đồ
Sau khi copy được biểu đồ vào trang Word tiến hành chỉnh sửa biểu đồ theo yêu cầu
- Nháy chuột phải vào khuôn hình, xuất hiện hộp menu, chọn Edit Picture, sau đó kích vào biểu đồ và chọn Group bằng cách nhắp chuột phải bào biểu đồ để khi chỉnh sửa biểu đồ không bị sai lệch
- Biểu đồ được kích hoạt, nháy chuột phải vào một mảng màu nào đó của biểu đồ, hộp menu sẽ hiện lên chọn Edit Points.
- Các điểm khống chế (Point) hiện lên.
- Nhấp đúp chuột trái vào một mảng màu nào đó của biểu đồ xuất hiện hộp thoại: Format AutoShape
Mục Fill/ color: Đây là mục rất quan trọng trong vẽ biểu đồ tròn vì liên quan đến chọn các loại kí hiệu cho đối tượng thể hiện tên biểu đồ
+ Trong mục này nên chọn Fill Effects/Pattern: do khi làm bài thi học sinh chỉ dùng các loại kí hiệu mà không được tô màu cho đối tượng cần thể hiện
+ Mục Fore ground: nên chọn màu đen để khi in học sinh dễ nhìn 
Mục line: Chọn màu và loại đường viền cho phần đường tròn 
Làm lần lượt như vậy cho đến khi hết các đối tượng cần vẽ
Bước 4: Chỉnh sửa bảng chú giải
Giáo viên ghi rõ: Bảng chú giải
Chỉnh sửa như đối với các phần màu đã sửa ở bước 3.
Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi tên biểu đồ, bao gồm tên cho từng biểu đồ và tên chung biểu đồ nếu có nhiều hơn 1 đường tròn
3.2 Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Biểu đồ không yêu cầu kích thước
Cho bảng số liệu: Tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
 Các ngành
 Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
 1990
 2000
38,7
24,3
22,7
36,6
38,6
39,1
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua 2 năm 1990 và 2000.
Hướng dẫn vẽ:
Bước 1: Vẽ biểu đồ trên Excel
Nhập lại bảng số liệu vào Excel và sử dụng công cụ vẽ trên Excel để vẽ 2 biểu đồ tròn
Chú giải
Bước 2: Copy biểu đồ sang trang word và chỉnh sửa hoàn thiện biểu đồ như hướng dẫn
Nông nghiệp
24.3%
Công nghiệp
38.6%
38.7%
39.1%
Dịch vụ
36.6%
22.7%
 Năm 1990 Năm 2000
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta
qua 2 năm 1990 và 2000.
Ví dụ 2: Biểu đồ yêu cầu kích thước cụ thể
Tương tự với bảng số liệu của bài tập tại ví dụ 1, nhưng có yêu cầu: Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua 2 năm, biểu đồ năm 1990 có bán kính 20 mm và biểu đồ năm 2000 có bán kính 40 mm.
Đây là thực tế hay gặp trong quá trình vẽ biểu đồ tròn do ngoài thể hiện cơ cấu trong biểu đồ có thể hiện quy mô nên thường các biểu đồ có kích thước khác nhau. Để thực hiện được yêu cầu này ta làm như sau:
* Biểu đồ năm 1990
Sau khi đã vẽ biểu đồ hoàn thiện như ví dụ 1, giáo viên làm thêm các bước
Bước 1: Vẽ đường tròn
Trên thanh công cụ Drawing chọn vẽ hình Oval, nhấn giữ Shift để vẽ được một hình tròn bên dưới trong không gian của biểu đồ cơ cấu.
Bước 2: Điều chỉnh kích thước đường tròn
Nháy đúp chuột trái vào đường tròn mới vẽ, xuất hiện hộp thoại Format Autoshape, tại thẻ size chọn:
+ Hight = 40mm
+ Widht = 40mm
Chọn ok ta được đường tròn bán kính 20mm
Bước 3: Điều chỉnh kích thức biểu đồ
Đặt chồng biểu đồ lên đường tròn (hoặc ngược lại đặt chồng đường tròn lên biểu đồ) kích vào biểu đồ, điều chỉnh kích thước sao cho biểu đồ chồng khít với đường tròn bán kính 20mm
Bước 4: Xoá đường tròn chỉ để lại biểu đồ
* Biểu đồ năm 2000: Làm tương tự năm 1990 nhưng khác ở kích thước
+ Hight = 80mm
+ Widht = 80mm
Khi chọn vẽ dường tròn
Với cách làm trên ta sẽ được biểu đồ như hình sau:
24.3%
38.6%
39.1%
38.7%
22.7%
36.6%
	Chú giải
 Công nghiệp
 Nông nghiệp
Dịch vụ
 Năm 1990 Năm 2000
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta
qua 2 năm 1990 và 2000.
Ví dụ 3: Bài tập cụ thể (1)
Bài tập 1 Bài 10 trang 38 sách giáo khoa Địa lí 9: Cho bảng số liệu
Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
6474,6
1199,3
1366,1
8320,3
2337,3
2173,8
	Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm.
Tiến hành vẽ biểu đồ:
Bước 1: 
Xử lí số liệu: Chuyển sang số liệu tương đối 
Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (%)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
100
100
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
71,6
13,3
15,1
64,8
18,2
17,0
Bước 2: Vẽ biểu đồ (các bước vẽ như ví dụ 1 và ví dụ 2)
Biểu đồ năm 2002: Làm tương tự năm 1990 nhưng khác ở kích thước
+ Hight = 48 mm
+ Widht = 48 mm
Kết quả ta được 2 biểu đồ:
71,6%
15,1%
13,3%
64,8%
17%
18,2%
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
 1990 2002
Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
(Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm)
Trên đây là 2 cách vẽ biểu đồ tròn thường gặp trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Sau khi vẽ có thể đưa vào giáo án hoặc đề thi một cách thuận tiện, đẹp và đúng yêu câu bộ môn Địa lí, giáo viên có thể để màu nền hoặc chọn kí hiệu đen trắng để khi in dễ nhìn và học sinh quan sát làm theo thuận tiện cho việc làm bài thi, bài kiểm tra.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	Tuy đề tài chưa được triển khai trên địa bàn toàn huyện nhưng qua các đợt sinh hoạt cụm chuyên môn đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi áp dụng vào thực tế. 100% giáo viên bộ môn Địa lí tại cụm sinh hoạt chuyên môn sau ½ ngày triển khai đã vẽ thành thạo biểu đồ tròn trên máy tính và đưa vào giáo án giảng dạy cho học sinh. Với thực tế trên nếu được triển khai rộng rãi 100% giáo viên được tập huấn sẽ thực hiện thành thạo việc vẽ biểu đồ tròn trong môn Địa lí.
Phần III: Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí, đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ tròn cho học sinh. Việc áp dụng kinh nghiệm vẽ biểu đồ tròn Địa lí cho giáo viên sẽ giúp vẽ nhanh, chính xác và đúng yêu cầu bộ môn. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên trong toàn huyện, việc hướng dẫn giáo viên diễn ra nhanh và có thể áp dụng được ngay.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng sâu, rộng vì vậy việc giáo viên vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính là hết sức cần thiết.
Với sáng kiến nâng cao kĩ năng vẽ biểu đồ tròn Địa lí trên máy tính cho giáo viên Địa lí, tất cả giáo viên đều có thể ứng dụng vào thực tế. Sáng kiến có thể triển khai trong các chuyên đề toàn huyện cho giáo viên Địa lí THCS, hoặc trong các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn.
2. Đề xuất
 Trong quá trình dạy học việc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong nhà trường, đồng nghiệp giữa các trường trong huyện với nhau là rất cần thiết và thiết thực, đặc biệt là trong đặc trưng từng bộ môn như môn Địa lí. Vì vậy bản thân mong muốn ngành giáo dục huyện nhà tạo điều kiện để giáo viên được tham khảo, học hỏi kinh nghiệm những sáng kiến hay vận dụng vào giảng dạy tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo điều kiện cho bản thân hoàn thành bộ kinh nghiệm vẽ tất cả các loại biểu đồ Địa lí trên máy tính một cách chính xác, đúng đặc trưng bộ môn.
Đây chỉ là vài kinh nghiệm vẽ biểu đồ tròn trong môn Địa lí trên máy tính. Mong đồng nghiệp góp ý để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn Địa lí trung học cơ trên địa bàn huyện Như xuân.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Quân, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Cao Văn Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược – Sách giáo khoa Địa lí 9
2. Phạm Thu Phương (chủ biên) - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS
3. Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) - Windows MS Office Internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lí – Nhà xuất bản Đại học sư phạm 
4. Các Website về hướng dẫn vẽ biểu đồ trên Word và Excel
5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí - Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH GHIỆM ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
STT
TÊN ĐỀ TÀI
CẤP ĐÁNH GIÁ
NĂM ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI
1
Một số biện pháp lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong môn địa lí lớp 7 tại trường THCS Thanh Quân
Huyện
2014
C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_ve_bieu_do_tron_tren_may_tinh_cho_giao.doc