SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point

SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point

Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một trong những điều cốt yếu trong quá trình dạy học, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi đây là bậc học đầu tiên các em được làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, một cách tiếp cận với tri thức mới, bậc học này chính là nền tảng cho những bậc học tiếp theo.

Khi có hứng thú, hoạt động học tập của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hứng thú sẽ giúp  các em cảm thấy hào hứng, mong chờ để được khám phá những kiến thức mới, những điều lí thú và bổ ích mới... Thông qua đó, học sinh sẽ tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập, chủ động thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Từ đó, giúp các em nắm được tri thức một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất... không những thế các em còn biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo, khoa học.

Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. 

docx 9 trang Phúc Hảo 01/04/2024 2961
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point”
II. Mô tả giải pháp đã biết
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một trong những điều cốt yếu trong quá trình dạy học, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi đây là bậc học đầu tiên các em được làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, một cách tiếp cận với tri thức mới, bậc học này chính là nền tảng cho những bậc học tiếp theo.
Khi có hứng thú, hoạt động học tập của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hứng thú sẽ giúp các em cảm thấy hào hứng, mong chờ để được khám phá những kiến thức mới, những điều lí thú và bổ ích mới... Thông qua đó, học sinh sẽ tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập, chủ động thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Từ đó, giúp các em nắm được tri thức một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất... không những thế các em còn biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo, khoa học.
Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. 
Tuy nhiên, hiện nay ở các trường tiểu học nói chung, học sinh chưa thực sự tìm được hứng thú khi học môn Tự nhiên và Xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự tác động của rất nhiều các yếu tố từ phía nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và bản thân các em, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của môn học trong chương trình tiểu học nên trong quá trình dạy và học, môn Tự nhiên và Xã hội bị coi như một môn phụ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Phụ huynh không quan tâm; Giáo viên lơ là, dạy "chay", chưa thực sự đầu tư cho một tiết học Tự nhiên và Xã hội, việc dạy và học môn này chỉ mang tính chất hình thức... Từ đó, làm cho các tiết học Tự nhiên và Xã hội trở nên nhàm chán đối với học sinh, học sinh cảm thấy mệt mỏi, thờ ơ, không mấy hứng thú với kiến thức của môn học dẫn đến việc các em nắm kiến thức một cách thụ động và không biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách khoa học, hợp lí những điều này đã làm cho quá trình dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần giúp các em hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội đó là trò chơi. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp dạy học không phải là mới nữa bởi trong dạy học truyền thống trước đây chúng tôi cũng đã thường xuyên sử dụng để gây hứng thú cho học sinh. 
Trên tinh thần đó năm học 2022-2023 tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua đề tài : “Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point”
III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nghiên cứu, nắm chắc chương trình các môn học lớp 3
Ở mảng kiến thức gia đình, trường học, cộng đồng địa phương học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia đình và các thế hệ trong gia đình. Một số hoạt động ở trường. Đặc biệt học sinh được khám phá các hoạt động Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại. Học về Làng quê và Đô thị..
Riêng ở mảng kiến thức Con người và Sức khỏe học sinh được học các nội dung cơ bản là tìm hiểu về cơ quan: Vận động, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh cách vệ sinh phòng trừ các bệnh liên quan tới các cơ quan đó.
Mảng kiến thức về thực vật và động vật, trái đất và bầu trời học sinh được tìm hiểu về thực vật, động vật học đến chi tiết các bộ phận của cây, rễ, hoa, quả, lá. Học về Mặt trời, mặt trăng và các hảnh tinh trong hệ mặt trời song tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng, ở mảng này có một số bài hát rất gần gũi thực tế với học sinh (Tôm, cua, cá, chim, thú). Bên cạnh đó Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh về năm, tháng, mùa các đới khí hậu và bề mặt của Lục địa
2. Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế trò chơi
a. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện
Để tích hợp một số trò chơi và tiết dạy hiệu quả trước hết tôi lựa chọn và sưu tầm những trò chơi bổ ích đạt được những yêu cầu sau:
- Trò chơi có tính vận dụng kiến thức trong bài học.
- Phát triển được các phẩm chất năng lực học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi áp dụng.
- Đảm tính thời gian (5-7 phút mỗi trò chơi)
Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau. Tôi tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Ví dụ một số trò chơi phù hợp với học sinh lớp 3 và phù hợp với môn học Tự nhiên xã hội: Trò chơi “Gọi tên ai”, “Vòng quay may mắn”, “Tiếng chuông may mắn”; “Ong non tìm mật”, “ ô cửa bí mật”,...
Hình thức lồng ghép thì tôi căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu bài học và khoảng thời gian cho phép để tiến hành một cách bài bản vừa giúp các em thích thú vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu bài học cũng như thời gian tiết học. 
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học tập cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...)
Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội , nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
b. Nguyên tắc khai thác và thực hành
Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...).
Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh.
c. Quy trình tổ chức trò chơi
Trò chơi học tập thông qua 5 bước:
- Giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến luật chơi
- Tiến hành chơi
- Thảo luận rút ra kiến thức
- Đánh giá kết luận
d. Thiết kế một số trò chơi trong phân môn Tự nhiên và Xã hội nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
 	Đối với bài dạy trên máy chiếu có sức hấp dẫn hơn so với cách dạy thông thường. Bởi cách dạy trên máy, giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh qua nhiều phương tiện phác nhau như: hình ảnh, phim tư liệu, mô hình, đồ hoạ 3 chiều, trò chơi,Ở thể loại này tôi cũng sử dụng một số trò chơi lồng ghép trong bài để tăng sức hấp dẫn của nội dung bài học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong môn học. Cụ thể tôi đã thiết kế một số trò chơi trong bài giảng trình chiếu như sau:
Trò chơi 1: Khởi động “ Gọi tên ai” ( Kiểm tra bài cũ )
Đây là loại trò chơi dùng để kiểm tra bài cũ, thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em đồng thời phát triển phẩm chất năng lực các em. Cách làm như sau:
- Cách làm :Tại Slide kiểm tra bài cũ tôi tạo 36 ô vuông và đánh tên 36 học sinh của lớp 3B. Tôi liên kết các câu hỏi kiểm tra bài cũ từ slide khác với các câu hỏi để hỏi học sinh (thông thường tôi sử dụng 2 câu hỏi trong mỗi bài dạy. Tên học sinh có thể tôi chọn trước nhưng giữ bí bật để tạo sự hồi hộp, hấp dẫn và tập trung của học sinh). Tiếp theo tôi tạo hiệu hiệu ứng để khi tôi thông báo trò chơi bắt đầu và gõ phím Enter thì máy tính bắt đầu chạy từ em thứ nhất đến em cuối cùng, sau đó máy tính dừng lại một em, tôi bấm vào ô có tên em đó và mời học sinh có tên lên trả lời câu hỏi và đánh giá kết quả học bài ở nhà của học sinh đó. Tiếp theo tôi lại thông báo và bấm máy lần 2 và máy tính bắt đầu chạy, khi dừng ở em nào nổi màu đỏ thì em đó sẽ là người trả lời câu hỏi tiếp theo.
- Hình thức tổ chức: Bắt đầu nội dung bài học tôi kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách tổ chức trò chơi “Khởi động”. Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và bấm máy để học sinh quan sát và chờ xem máy tính sẽ gọi tên ai trả lời. Khi máy tính dừng lại sẽ xuất hiện tên một học sinh, tôi mời em đó đứng dậy trả lời và nhận xét. Tương tự em thứ hai cũng thực hiện cách chơi như vậy. 
Tuy trò chơi này giáo viên có thể ngấm ngầm sắp xếp tên học sinh trả lời bài cũ nhưng với học sinh thì hoàn toàn bất ngờ. Vì vậy các em sẽ học bài cả lớp vì sợ máy tính chạy đến tên mình,
- Tác dụng: Đối với trò chơi “Khởi động” nhằm thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ bằng hình thức sinh động hơn, hấp dẫn hơn, từ đó thu hút học sinh tham gia bài học một cách sôi nổi tự giác, tránh nhàm chán lặp lại.
Trò chơi 2: Ong non tìm mật ( Luyện tập )
Đây là loại trò chơi dùng để luyện tập các kiến thức đã học thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em. Cách làm như sau:
- Cách làm :Tại Slide tôi tạo slide thiết kế gồm chú ong và các cây hoa Tiếp theo tôi tạo hiệu hiệu ứng câu hỏi và các bông hoa có đáp án đúng sai. Tôi tạo hiệu ứng đáp án đúng thì chú ong sẽ bay và đậu vào bông hoa đó.
- Hình thức tổ chức: Tôi tổ chức trò chơi “Ong non tìm mật” như sau: Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và cho xuất hiện chú ong bay và bông hoa, học sinh thảo luận nhóm bốn để tìm ra bông hoa có đáp án chú ong tìm đến. Tôi bấm vào bông hoa đó để xem kết quả. Nếu đúng thì chú ong sẽ bay về bông hoa đó. Cứ như vậy tôi cho học sinh chơi hết trò chơi và tuyên dương cả lớp.
- Tác dụng: Đối với trò chơi “Ong non tìm mật” giúp học sinh phát huy khả năng tìm từ và xác định nghĩa của các từ qua vị trí đáp án, đồng thời phát huy tinh thần đồng đội trong khi chơi. 
Trò chơi 3: Vòng quay may mắn ( Trò chơi củng cố KT )
Đây là trò chơi dùng để củng cố bài học sau khi hoàn thành nội dung bài. Đồng thời cũng là để thay đổi không khí căng thẳng trong một tiết dạy nên tôi muốn tạo một sự bất ngờ nho nhỏ để lấy lại tinh thần học tập cho các em và mong muốn các em ghi nhớ những nội dung chính của bài. 
- Cách làm: Tôi tạo một vòng quay, tạo các restanger chứa 6 câu hỏi bên trong. Tùy vào cách chơi để mua quà phù hợp. Nếu chơi tập thể, tôi mua 6 gói kẹo để thưởng. Nếu chơi cá nhân tôi mua viết, vở, compa để thưởng, Học sinh sẽ tham gia chơi và nhận quà theo luật chơi được công bố.
- Hình thức tổ chức: Sau khi hoàn thành nội dung bài học, tôi củng cố bài bằng một trò chơi với tên gọi “Vòng quay may mắn”. Đầu tiên tôi giới thiệu luật chơi: Có 2 cách chơi (Tùy vào bài học sẽ phổ biến thay đổi cách chơi cho thú vị). Có tiết tôi cho chơi tập thể, có tiết tôi cho chơi cá nhân. 
+ Chơi tập thể: Lớp sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm tham gia một lần, đại diện nhóm lên bấm vào chữ bắt đầu quay để xác định câu hỏi. Kim dừng lại chỉ vào ô số nào thì cả nhóm thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời ô số đó. 
+ Chơi cá nhân: Cách chơi tương tự như chơi theo nhóm, chỉ khác là học sinh giơ tay xung phong, tôi sẽ chọn những em nào nhanh và ngoan sẽ được chơi trước. Học sinh thực hiện như cách chơi theo tổ, trả lời đúng sẽ được chọn một món quà tùy thích, trúng quà nào lấy quà đó kể cả tràng pháo tay. Nếu trả lời sai thì 1 em khác sẽ trả lời thay và nhận quá thay nếu đúng. Cứ như vậy trò chơi sẽ diễn ra từ đầu đến hết, tùy theo thời gian của bài học.
- Tác dụng: Củng cố kiến thức đã học trong bài, phát triển các phẩm chất năng lực học sinh, tạo không khí thoải mái, thư giãn sau một tiết học căng thẳng
 	Ngoài ra tôi còn thiết kế một số trò trơi sau:
Trò chơi 4: Tiếng chuông may mắn.( Trò chơi củng cố KT )
Trò chơi 5: Ô cửa bí mật. ( Trò chơi củng cố KT )
 	 2. Tính mới tính sáng tạo. 
Sáng kiến ““Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point .” đã đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu giúp các em thích thú với giờ học Tự nhiên và Xã hội, từ đó giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và cảm thấy yêu thích học môn Tự nhiên và Xã hội hơn.
Với những trò chơi tương tác tôi đã áp dụng trong những bài dạy bằng bài giảng trình chiếu, tôi đã nhận thấy kết quả thay đổi rõ rệt. 
Thứ nhất, về thái độ có nhiều học sinh chăm học bài cũ hơn vì các em sợ quê, sợ xấu hổ với bạn mỗi khi nhìn xuống bảng theo dõi thi đua cuối lớp mà mình không có bông hoa nào. Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh sau khi về nghe con kể cách kiểm tra của cô giáo đã gọi điện khen ngợi cô giáo đã làm con em biết lo và chăm học hơn. Họ còn hứa sẽ cùng với cô giáo động viên dạy bảo cho cháu học ở nhà nhiều để kịp với bạn bè.
Về kết quả học tập thì số lượng học sinh hoàn thành tốt cũng cao hơn so với đầu năm. Điều này cho thấy việc thiết kế trò chơi tương tác để lồng ghép vào trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội là một bước đi đúng hướng. Đây là một tín hiệu làm tôi rất vui sau khi sơ kết học kì I. 
Một số trò chơi phù hợp với học sinh lớp 3 và phù hợp với môn Tự nhiên và xã hội: Trò chơi “Gọi tên ai”, “Vòng quay may mắn”, “Tiếng chuông may mắn”; “Ong non tìm mật”, “ ô cửa bí mật”,...
Hình thức lồng ghép thì tôi căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu bài học và 
khoảng thời gian cho phép để tiến hành một cách bài bản vừa giúp các em thích thú vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu bài học cũng như thời gian tiết học. 
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học tập cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...)
Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội , nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
* Qua thời gian quan sát, khảo sát hứng thú của học sinh trong giờ học Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 3B từ tháng 9/2022, kết quả khảo sát như sau:
Câu hỏi
Có
Không
Số lượng
%
Số lượng
%
1. Em thích học phân môn Tự nhiên và xã hội hay không ?
36/36
100
0/36
0
2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và xã hội rất lôi cuốn và hấp dẫn.
34/36
94,4
2/36
5,6
3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm.
36/36
100
0/36
0
4. Lớp em thường xuyên tổ chức trò chơi trong giờ học Tự nhiên và xã hội.
36/36
100
0/36
0
5.Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Tự nhiên và xã hội gây hứng thú học tập.
32/36
88,9
4/36
11,1
* Bảng so sánh kết quả về kiến thức ở môn TNXH:
TS HS
Khi chưa áp dụng đề tài 
Sau khi áp dụng đề tài 
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
36
4
11,1
11
30,6
18
41,7
31
86,1
5
13,9
0
0
Nhìn vào kết quả đạt được trong học kì I mà tôi đã tổng hợp ở trên so với kết quả khảo sát đầu năm thì chỉ số học sinh hoàn thành tốt đã được nâng lên rõ rệt. Điều này cho thấy rằng những biện pháp được khảo nghiệm trong thời gian qua có tính khả thi rất cao.
Điều này thôi thúc tôi tiếp tục nghiên cứu và sẽ có nhiều định hướng tiếp theo trong thời gian tới.
3.Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng sáng kiến:
Áp dụng các trò chơi học tập trong dạy học nói chung và môn Tự nhiên xã hội nói riêng có thể có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: 
Năng lực học tập: Các trò chơi học tập có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng và năng lực học tập của mình, như kỹ năng tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý thông tin, và kỹ năng quản lý thời gian.
Sự hứng thú và động lực học tập: Sự hứng thú và động lực học tập có thể được tăng cường bởi các trò chơi học tập thú vị và có tính thử thách. Các trò chơi này giúp học sinh cảm thấy thú vị và động viên họ tiếp tục học tập.
Tương tác xã hội: Các trò chơi học tập có tính tương tác xã hội cao có thể giúp học sinh học tập qua việc tương tác với nhau. Họ có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau và phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.
 Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Các trò chơi học tập cung cấp một cách đa dạng hóa phương pháp giảng dạy. Họ có thể giúp giáo viên truyền đạt kiến ​​thức một cách thú vị và khác biệt, đồng thời cung cấp cho học sinh nhiều cách tiếp cận và tương tác với nội dung học tập.
Phát triển kỹ năng mềm: Các trò chơi học tập có thể giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết xung đột, và kỹ năng thực hành sự kiên nhẫn và kiên trì.
Tóm lại, áp dụng các trò chơi học tập trong dạy học nói chung và môn Tự nhiên xã hội nói riêng có thể có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển học tập của học sinh, giúp nâng cao sự hứng thú và động lực học tập, phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng mềm, và đa dạng hóa phương pháp học tập
Với các biện pháp tổ chức các trò chơi trong môn môn Tự nhiên và Xã hội nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn môn Tự nhiên và Xã hội , tôi áp dụng và đạt được một số kết quả khả quan, tôi nghĩ khả năng vận dụng không chỉ trong phạm vi lớp 3 mà có thể vận dụng cho các lớp trong toàn trường và có thể áp dụng cho các trường bạn trong thành phố.
 Với những kinh nghiệm của bản thân chưa phải là sâu, quá trình nghiên cứu đề tài có nhiều hạn chế nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng cũng đã có nhiều điều đáng khích lệ về kết quả học tập của học sinh ở cuối học kì I. Điều này đã chứng minh tính khả thi của đề tài. Tuy vậy tôi rất mong sự đóng góp từ quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. 
4.Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh lớp mình có hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
	Việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point trong học tập chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
	Thông qua trò chơi, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách giúp cho việc học môn Tự nhiên và Xã hội thêm nhẹ nhàng và hiệu quả. 
Đại Đồng, ngày 17 tháng 02 năm 2023
 Người viết
 Phạm Thị Mai Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_cho_ho.docx