SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử

SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử

Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Lịch sử là quá khứ chứa đựng nhiều giá trị văn hoá và nguồn dữ liệu quý giá để đánh giá sự phát triển ở hiện tại. Bất kì quốc gia nào cũng đều học môn lịch sử bởi lịch sử có giá trị vô cùng quan trọng , sử học nuôi dưỡng đạo đức con người, giáo dục con người tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết gia đình, yêu quê hương đất nước. Việc học lịch sử lại càng vô cùng quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

 Với tư cách là một môn khoa học, bộ môn lịch sử trong trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc đào tạo giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện, giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học cho học sinh như giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn.Lịch sử không chỉ dạy cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì lịch sử chính là “cô giáo của cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao. Vị trí, vai trò của lịch sử bị một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ nặng về cung cấp kiến thức sự kiện, con số trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo. Một biện pháp quan trọng trong đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng những mẫu chuyện lịch sử kết hợp hình ảnh nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.

 

docx 21 trang thuychi01 7502
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lý luận của SKKN
2
Thực trạng các vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
4
2.3.1. Nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử
5
2.3.2. Một số phương pháp kể chuyện lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 ở Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh
5
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
Kết luận.
16
Kiến nghị.
17
 Tài liệu tham khảo.
18
 Phụ lục.
19
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
	Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Lịch sử là quá khứ chứa đựng nhiều giá trị văn hoá và nguồn dữ liệu quý giá để đánh giá sự phát triển ở hiện tại. Bất kì quốc gia nào cũng đều học môn lịch sử bởi lịch sử có giá trị vô cùng quan trọng , sử học nuôi dưỡng đạo đức con người, giáo dục con người tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết gia đình, yêu quê hương đất nước. Việc học lịch sử lại càng vô cùng quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
	Với tư cách là một môn khoa học, bộ môn lịch sử trong trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc đào tạo giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện, giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học cho học sinh như giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn...Lịch sử không chỉ dạy cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì lịch sử chính là “cô giáo của cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao. Vị trí, vai trò của lịch sử bị một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ nặng về cung cấp kiến thức sự kiện, con số trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo. Một biện pháp quan trọng trong đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng những mẫu chuyện lịch sử kết hợp hình ảnh nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 - 1918 có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Nội dung chính của giai đoạn này là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân ta; trong đó, nội dung đấu tranh chống xâm lược được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Trong giai đoạn này gắn với mỗi bước phát triển của lịch sử là những sự kiện, nhân vật - những mẩu chuyện lịch sử. Những câu chuyện lịch sử kết hợp đồ dùng trực quan sẽ có tác dụng cụ thể hoá kiến thức, giúp các em tái hiện quá khứ một cách chân thực nhất . Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quê hương đất nước.
	Xuất phát từ thực tế trên, với hơn 10 năm giảng dạy lịch sử ở Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh tôi phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, để tìm ra phương pháp hay, cách dạy mới giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh, để các em được sống lại với quá khứ thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới.
Để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh tôi xin trình bày đề tài: “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm đổi mới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh khối 11 ở Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới, học sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử hiệu quả, góp phần phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài là học sinh khối 11 ở ba lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy là 11B1, 11B2, 11B3 Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh năm học 2018 - 2019.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các bước cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận và vấn đề sử dụng các câu chuyện, giai thoại trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 
- Nghiên cứu tìm hiểu SGK, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo kiến thức lịch sử lớp 11.
- Thông qua việc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh nghiệm, đặc biệt là những tiết dạy học có sử dụng kể chuyện lịch sử.
- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quan sau những tiết có sử dụng kể chuyện lịch sử để tổng kết kinh nghiệm sư phạm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy - học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
	- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Lịch sử là khoa học nghiên cứu xã hội và con người trong sự phát triển của nó, nghiên cứu quá khứ cuộc sống của nhân loại một cách toàn diện với những quy luật chung và tính cụ thể. Khoa học lịch sử vì thế có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất: tri thức lịch sử mang tính khái quát. Đó là những sự kiện lịch sử đã xảy ra, người ta không thể quan sát trực tiếp được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu.
Thứ hai: Tính không lặp lại. Mỗi sự kiện, hiện tượng chỉ xảy ra trong một thời gian không gian nhất định.
Thứ ba: Tính cụ thể. Mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian nhất định. Đặc điểm này đòi hỏi khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động, có hình ảnh bao nhiêu thì càng hấp dẫn hứng thú bấy nhiêu.
Thứ tư: Tính hệ thống. Sự vận động từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới tương lai trong hiện thực lịch sử luôn là quá trình phát triển hợp quy luật.
Từ đặc trưng trên của bộ môn cho ta thấy trong giảng dạy lịch sử ngoài sách giáo khoa là tài liệu cơ bản thì việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó các mẩu chuyện lịch sử cũng là một nguồn kiến thức quan trọng giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử, mà lịch sử là một câu chuyện dài, rất hay và ý nghĩa. Người thầy có nhiệm vụ khơi gợi cho học sinh cảm nhận cái hay của câu chuyện.
Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giai đoạn lịch sử Việt nam từ 1858 -1918 gắn với biết bao sự kiện, nhân vật sẽ giúp các em hiểu rõ quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Nhờ đó, từng sự kiện, biến cố lịch sử quan trọng sẽ hiện lên với đầy đủ tính cụ thể, gợi cảm và đầy kịch tính của nó, đem đến cho học sinh những cảm xúc mạnh mẽ không thể nào quên.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung của Trung tâm
	Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và con người nhưng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, đặc biệt là tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh thi đậu tốt nghiệp, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Một thực tế vẫn tồn tại là qua nhiều năm Trung tâm vẫn chưa khắc phục được là chất lượng “đại trà” còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều, trong đó môn lịch sử chiếm một số lượng tương đối . 
2.2.2. Về phía giáo viên
* Ưu điểm:
	Tổ văn hoá của Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh hiện nay có 13 giáo viên trẻ, tuổi đời, tuổi nghề đang bước vào độ chín, được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo.
* Hạn chế: 
Trong qúa trình giảng dạy, phần lớn giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa mà chưa chú trọng vào việc mở rộng nguồn nhận thức, hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là chưa có phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo khi dạy học, nếu có thì cũng rất hình thức như giới thiệu vắn tắt nội dung của tài liệu, trích đọc một đoạn tài liệu để minh hoạ, nhắc đến một nhân vật nào đó thì học sinh sẽ quên ngay sau tiết học. Ít giáo viên sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong bài giảng của mình. Bên cạnh đó mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
2.2.3. Về phía học sinh
* Ưu điểm:
	Trung tâm GDNN - GDTX Như Thanh là một trường miền núi, học sinh người dân tộc thiểu số chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Hầu hết các em đều xuất thân từ gia đình thuần nông nên ngoan ngoãn, chịu khó. Trong giờ học lịch sử các em lắng nghe giáo viên giảng bài, tập trung theo dõi SGK, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên, có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
* Hạn chế: 
Về phía học sinh: Là học sinh một huyện miền núi, nhiều em ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn, gia đình hoàn cảnh, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Đa số các em vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. 
Điều tra cụ thể chất lượng bộ môn Lịch Sử học kì I của một số lớp học sinh khối 11 năm học 2018 - 2019
	Bản thân tôi trong học kì I vừa qua đã đảm nhận việc giảng dạy ba lớp khối: 11B1, 11B2, 11B3. Kết quả đạt được trong học kì I như sau:
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B1
35
0
7
20
18
51.45
9
25.7
1
2.85
11B2
29
0
3
10.3
20
69
5
17.3
1
3.4
11B3
30
0
3
10
22
73.3
3
10
2
6.7
	Trong quá trình giảng dạy, với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi thiết nghĩ phải từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh khối 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Tôi đã thực hiện “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử”. Với việc thực hiện phương pháp này, tôi từng bước điều chỉnh cách học của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác cho người học trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao hơn, gây hứng thú cho các em trong mỗi giờ lịch sử.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy - học lịch sử
 	Để sử dụng các câu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: 
- Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng. Tính tư tưởng trong dạy học lịch sử thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên khi lựa chọn những câu chuyện lịch sử phải xem xét để đảm bảo tính tư tưởng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính chính xác. Đây là yêu cầu quan trọng trong nội dung dạy học để đảm bảo học sinh có cái nhìn đúng về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử. 
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức. Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, biểu cảm.... 
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình. Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. 
2.3.2. Một số phương pháp kể chuyện lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 ở Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh
Trong bài giảng, phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử kết hợp đồ dùng trực quan - quan sát tranh ảnh là đặc biệt nhất, để nâng cao tính tích cực của học sinh, làm bài giảng sinh động có hiệu quả. phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ. Việc lồng ghép kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong bài dạy sẽ được học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, ghi nhớ sự kiện, có ấn tượng mạnh và ngưỡng mộ về nhân vật. Qua đó, thực hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử.
2.3.2.1. Sử dụng các câu chuyện lịch sử kết hợp đồ dùng trực quan để trình bày diễn biến một cuộc chiến tranh, một cuộc khởi nghĩa, một chiến dịch... từ đó rút ra bài học lịch sử. 
Khi các bài học có nội dung liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến, một chiến dịch giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ hay sa bàn trong quá trình tường thuật sự kiện, có thể cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu lịch sử, giáo viên kết hợp kể những câu chuyện có liên quan đến sự kiện đang trình bày, cho học sinh quan sát tranh ảnh. Điều này có tác dụng giúp học sinh nhớ tốt hơn diễn biến, sau đó giáo viên có thể đặt một vài câu hỏi để các em nêu lên những suy nghĩ của bản thân và rút ra được nội dung bài học hoặc cho học sinh kể trên cơ sở đã chuẩn bị câu chuyện.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 20: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1984”. Có rất nhiều sự kiện nhưng giáo viên chọn sự kiện tiêu biểu nhất đó là chiến thắng Cầu Giấy lần 1 năm 1873 . Giáo viên sử dụng lược đồ trận Cầu Giấy kết hợp hình ảnh để tường thuật trận phục kích làm nên chiến thắng Cầu Giấy vang dội của nhân dân ta (21/12/1873).
Trận Cầu Giấy diễn ra vào ngày 21/12/1873 khi Gác-ni-ê đang bàn luận với các sứ bộ An Nam thì viên thông dịch vào báo rằng quân Cờ Đen (tức quân Lưu Vĩnh Phúc) đang đánh thành ở cửa Tây, lính Pháp đang nã súng ra, buộc quân Cờ Đen phải rút lui sau lùm tre. Gác-ni-ê liền gọi một toán lính hơn một chục người rồi giao cho ba người kéo một cỗ súng đại bác ra ngoài cổng thành đuổi theo quân địch. Vì súng thì nặng nên không đi nhanh được, Gác-ni-ê ra lệnh bỏ lại với vài tên lính. Chín tên lính còn lại thì Gác-ni-ê chia thành ba nhóm. Hai nhóm truy kích vòng ra hai phía tả hữu còn Gác-ni-ê thì dẫn nhóm trực chỉ lối giữa. Đuổi khoảng 1 km rưỡi thì Gác-ni-ê trượt chân ngã xuống ở chân dốc đê. Một toán quân Cờ Đen ẩn đằng sau đê ùa ra, súng bắn tràn. Lúc đó Gác-ni-ê đã bỏ xa hai người lính hộ vệ 100 mét. Một người trúng đạn chết; người kia cũng bị thương. Gác-ni-ê gào to: "Hỡi những binh sĩ dũng cảm, hãy lại đây với tôi, tôi sẽ đánh cho chúng một trận chí tử!" Sau đó Gác-ni-ê cố tự vệ dùng súng côn bắn sáu phát. Quân Cờ Đen xông ra bao vây giết chết Gác-ni-ê và một binh sĩ khác Bốn người đồng đội khác của Gác-ni-ê cũng bị giết trong cuộc truy kích này.
	Lược đồ chiến trường Hà Nội	
Gác-ni-ê tử trận tại Cầu Giấy (21/12/1873)
	Qua đó học sinh nắm được chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa lớn khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khích, ngược lại làm cho thực dân Pháp vô cùng hoang mang lo sợ. Tình hình đó mở ra một cơ hội để quân ta tấn công Pháp buộc chúng rút khỏi bắc Kì. Song triều đình một lần nữa lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 chịu nhiều thiệt thòi . Từ đây, phong trào kháng chiến của nhân dân vừa chống thực dân Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”, phần II mục 4: “ Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)” giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh ảnh và kể : 
Từ năm 1884 đến năm 1892. Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay). Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ. Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.
Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng YênThế, Ðề Thám lập căn cứ ở Chợ Gò. Dân chúng gọi ông là con “Hùm thiêng YênThế”. Nhưng hai năm sau thì Ðề Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa. Năm 1908, Ðề Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành. Ðầu năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề Thám trong tận sào huyệt, Ðề Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quý-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ.
Lược đồ khởi nghĩa  Yên Thế
Qua đó cho học sinh thấy đây là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nói lên ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.	
2.3.2.2. Sử dụng câu chuyện lịch sử để giải thích tên gọi một địa danh, một vùng đất, bản chất của sự kiện lịch sử
Phần lịch sử Việt Nam lớp 11 có rất nhiều sự kiện, địa danh thường rất khô khan và khó nhớ. Để học sinh dễ nhớ và hứng thú hơn trong giờ học, giáo viên cần có những mẫu chuyện sinh động, kết hợp xem tranh ảnh để tạo nên sự hấp dẫn cho bài học hoặc qua phần học sinh tìm hiểu các em tự kể, sau đó giáo viên đặt câu hỏi để các em nhận xét. Còn để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, tức là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện lịch sử rồi từ đó  nêu tình huống có vấn đề. 
	Ví dụ 1: Khi dạy bài 20, lịch sử Việt Nam lớp 11 phần I mục 3: “Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1973-1974”. Để học sinh hiểu được tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất qua việc giải thíc

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cua_hoc_sinh_trong_chuong_tri.docx