SKKN Phương pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11 qua khắc họa nhân vật lịch sử

SKKN Phương pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11 qua khắc họa nhân vật lịch sử

Hiện nay hệ thống giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục” [6;1]. Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường THPT, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

doc 27 trang thuychi01 6671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11 qua khắc họa nhân vật lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 QUA KHẮC HỌA NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực: Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 	1
1. MỞ ĐẦU 	2
1.1. Lý do chọn đề tài 	2
1.2. Mục đích nghiên cứu 	 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	4
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 	4
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm 	4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 	5
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện 	7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 	19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 	20
3.1. Kết luận 	20
3.2. Kiến nghị 	21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 	22
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN 	23
PHỤ LỤC ... 24
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- PPDH: Phương pháp dạy học
- THPT: trung học phổ thông
 - [ ; ] : Trang; Tài liệu tham khảo1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay hệ thống giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục” [6;1]. Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường THPT, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
	Ở bài viết này tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc dạy và học. Đó là “Phương pháp gây hứng thú học tập môn lịch sử lớp11, qua khắc hoạ biểu tượng nhân vật Lịch sử ” để nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử hiện nay đặc biệt trong hệ thống các trường THPT hiện nay. 
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khắc sâu nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử. Từ đó xác định những câu chuyện, giai thoại lịch sử phù hợp và phương pháp sử dụng các nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông để có hiệu quả dạy học tốt nhất.
 Cụ thể là:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề về nội dung bài học.
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, tự tin.
- Năng lực hợp tác,...
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
	Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 11 ở trường THPT.
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chưa thể giải quyết hết được những vấn đề về việc dạy học tích hợp một số nhân vật theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để, bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn lịch sử theo định hướng năng lực. Cụ thể như:
- Các phương pháp đặc thù của bộ môn lịch sử:
+ PPDH nhóm. 
+ PPDH qua trải nghiệm và khám phá
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp động não
+ Phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống
+ Phương pháp trò chơi
+ PPDH theo dự án
Qua đó, tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy - học có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người học cho những phần còn lại của bộ môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và vấn đề sử dụng các nhân vật, giai thoại trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội dung nhân vật lịch sử ứng vào việc dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc lồng ghép kể chuyện nhân vật trong dạy học lịch sử.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận . 	
 Lịch sử là môn học rất quan trọng không chỉ cung cấp cho chúng ta biết tường tận quá trình phát triển của con người, đất nước và nhân loại từ khi hình thành cho tới nay với biết bao biến động lớn lao, mà còn giúp chúng ta đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng đặc trưng của khoa học lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều diễn ra trong quá khứ nên nhận thức lịch sử có những nét đặc thù so với nhận thức chung của loài người. Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã qua và không lặp lại cho nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể tri giác trực tiếp mà phải thông qua sự kiện lịch sử để tạo biểu tượng lịch sử từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn.
 	 Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử lớp 11 hiện nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 11 phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, nhà biên soạn đã đưa rất nhiều các kiến thức mới để làm tư liệu cho giáo viên và học sinh, nếu thầy cô giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp thì kết quả đạt được rất cao. 
 Để làm được điều đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp như: hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị tài liệu tham khảo, các câu hỏi mở rộng, có sự liên hệ thực tế với cuộc sốngGiáo viên chuẩn bị được tất cả những điều kiện trên thì khâu lên lớp sẽ là một quá trình hoàn hảo, làm chủ của giáo viên, nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp “Phương pháp gây hứng thú học tập lịch sử lớp 11 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử” là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử hiện nay.
 Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 11 có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cả thế giới và Việt Nam. Vậy nên, khi lên lớp giáo viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử bấy giờ để rút ra được bài học cho bản thân của các em trong cuộc sống cũng như khi vào đời. 
 Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (phần lịch sử thế giới) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật lịch sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những “vĩ nhân” lịch sử như: V.A.Mô-Za; Bét-thô-ven; Sô-panh (các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII) ; Giêm-oát; Niu-tơn; Đác-uyn(các nhà phát minh khoa học). Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á như: Ti-Lắc (Ấn Độ); Áp-đun-ra-man (Mã Lai); A.Xu-các-nô (In-đô-nê-xi-a), Đặc biệt là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Tháng Mười nga, là lý luận cách mạng cho các cuộc cách mạng vô sản Lê Nin và một số nhân vật lịch sử khác. 
 Phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vât lịch sử nổi tiếng gắn với quá trình đấu tranh xâm lược, đặc biệt phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, vua Duy Tân...và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp nhiều đau thương khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đây là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên SGK có phần bài riêng nói về nhân vật này.
 Vì vậy muốn các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì giáo viên phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em bằng cách nêu những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì các em thấy được tư liệu thầy cô cung cấp kiến thức ngoài hấp dẫn, tạo cho các em sự hào hứng học tập. Từ các nhân vật lịch sử đó các em biết rút ra những bài học quý báu cho bản thân vừa để học tập, vừa phấn đấu. Nhưng nếu ngược lại thầy (cô) giáo chỉ giới thiệu qua loa như: cho xem tranh ảnh minh hoạ trong SGK thôi, đọc những phần giới thiệu mà sách cung cấp, rồi thầy cô giáo bắt các em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương của từng nhân vật lịch sử dẫn đến các em nhàm chán trong quá trình học tập. 
 Muốn dạy tốt và học tốt môn lịch sử, ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử ngay trong giờ học. Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử ngay trong giờ học có nhiều cách làm, song bản thân tôi xin nêu vài kinh nghiệm đã thu được trong cả năm học 2017-2018 ở 3 lớp 11A1, 11A2 và đặc biệt là qua nhiều năm dạy lịch sử 11 mà tôi đã trực tiếp giảng dạy. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong hệ thống các trường THPT hiện nay nói chung và các trường học khác trong hệ thống giáo dục nói chung như (THCS, THPT) hầu như học sinh không còn ham thích học bộ môn lịch sử, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy cô giáo cũng bắt buộc. Đặc biệt một số học sinh ý thức học lại không cao, giáo viên vừa dạy kiến thức văn hoá lại vừa dạy cho học sinh cách ứng sử trong giao tiếp. Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể nắm kiến thức môn học này tốt nhất là điều làm tôi phải suy nghĩ. 
 	Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác là giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử.	
 Mặc dù đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến cách dạy khi nêu kiến thức bài học nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không có gì mới, không có gì phải suy nghĩ, phải nghiên cứu. Trong khi đó một số thầy cô giáo khi lên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, nên các em phải ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán học. 
 Bên cạnh đó giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không thông qua chân dung đó để giới thiệu tổng quát về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò... của nhân vật lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc gây hứng thú học tập. Hơn nữa, khi kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học các nhân vật lịch sử đó đóng vai trò trung tâm trong nội dung bài giảng.
 Lý do khác nữa dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, trong sử dụng phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn nên chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như: băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử, tư liệu tranh ảnh về các nhân vật lịch sử...
 Với những lý do trên và qua nhiều năm dạy học Lịch sử 11 tôi xin nêu kết quả học tập bằng thống kê kết quả học sinh ở năm học 2016- 2017 với số lượng học sinh yếu kém còn nhiều, số lượng học sinh khá, giỏi ít:
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu – kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
2016-2017
(khối lớp 11)
12
5,2
40
17,4
320
64,4
32
13
2.3. Các giải pháp thực hiện
 Trong chương trình lịch sử 11, trước khi lên lớp giáo viên cần xác định cho được những đặc điểm, hình dángcủa nhân vật lịch sử, rồi khắc hoạ cho học sinh nắm được, nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Theo tôi được phân ra nhiều biện pháp sau:
2.3.1. Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử
 Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng, tác phong riêng của mình. Nếu thầy cô giáo chỉ giới thiệu sơ lược cho học sinh về hình dáng nhân vật qua hình ảnh trong SGK cung cấp thì các em không có cảm nhận về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục cao, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu một vài đặc điểm về hình dáng nhân vật, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dễ làm quen, dễ hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật đó, để dễ so sánh với các nhân vật lịch sử khác trong quá trình học. Để từ đó chúng ta đánh giá được ngay con người ấy qua từng hình ảnh sinh động riêng mà giáo viên cần phải là người hướng dẫn tìm lối đi cho học sinh.
 Qua quá trình dạy và áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý như:
a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm mục đích giúp học sinh biết kỹ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó.
 	Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Nhật Bản” (SGK), Ở mục 2: “Cuộc Duy Tân Minh Trị” giáo viên sử dụng hình 1 SGK và cho học sinh quan sát về Thiên Hoàng Minh Trị (1852 - 1912). Vì trong SGK chỉ có tranh mà không có một tư liệu nào nói về nhân vật này, trong khi đó vua Minh Trị có vai trò rất lớn đối với nước Nhật đó là tiến hành cải cách trên mọi lĩnh vực những năm 60 của thế kỷ XIX, đưa đất nước Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản rồi tiến lên trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Châu Á và đi xâm lược các nước khác trên thế giới (đặc biệt là tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). SGK không miêu tả hình dáng Minh Trị, nếu giáo viên chỉ đưa ảnh trong SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên cần phải vừa cho các em xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ Vua Minh Trị (Mutsôhitô) là một người trẻ tuổi lên ngôi năm 1867 lúc đó ông mới 15 tuổi, dáng người nhỏ, có đôi mắt sáng, cái nhìn tinh anh, sắc và đôi lông mày rậm, tư thế nghiêm trang dáng con nhà dòng tộc...Chứng tỏ rằng Minh Trị là một con người cương nghị cứng rắn nhưng táo bạo có năng lực, có học thức, có đầu óc cách tân trong chính phủ. Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc hình ảnh của Vua trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng hiểu biết về nhân vật này, qua đó giáo dục cho các em lòng kính trọng yêu quí những người đã có công với đất nước, chúng ta cần phải trân trọng và luôn ghi nhớ, từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời của Minh Trị trong bài học cũng như tài liệu khác ngoài SGK.
Bài 3: “Trung Quốc”- Mục 3: “Tôn Trung Sơn và Cách Mạng Tân Hợi (1911)” hình 7(SGK) giáo viên gợi mở câu hỏi cho học sinh như:
- Nhìn vào bức chân dung em thấy Tôn Trung Sơn như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- Ông có tác động như thế nào đối với Trung Quốc nói chung và thế giới nói riêng?
 Với những câu hỏi gợi mở như vậy bắt buộc học sinh phải suy nghĩ về nhân vật này, điều đó tạo cho học sinh sự khám phá tìm tòi... Sau đó giáo viên gợi mở cho các em những gì cần phải lưu tâm và bằng sự chuẩn bị của mình người giáo viên hướng dẫn chi tiết cụ thể về lịch sử Trung Quốc ở giai đoạn này, sau đó cho học sinh xem bức chân dung của Tôn Trung Sơn:	
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925)
 	Giáo viên hướng dẫn học sinh xem bức chân dung của ông trong SGK và thấy khuôn mặt của ông luôn đăm chiêu suy nghĩ, lông mày rậm mắt sáng, vầng chán cao, là người thông minh, luôn lo lắng cho cuộc sống của nhân dân trước tình cảnh đất nước một lúc có 8 nước đế quốc xâm lược. Ngoài những kiến thức trong SGK cung cấp, giáo viên có thể thêm tư liệu về Tôn Trung Sơn, nhất là về mối tình của ông với Tống Khánh Linh một trong ba chị em gái sinh đẹp tài giỏi được sinh ra trong một gia đình tư sản lớn ở Thượng Hải. Cha của Tống Khánh Linh là Tống Giá Thụ một mục sư đạo cơ đốc đã từng học ở Mĩ, lại cũng là một gia đình cách mạng dân chủ. Tôn Trung Sơn phát động cuộc chiến tranh chống Viên Thế Khải bị thất bại, đầu tháng 8/1913 phải chạy sang Nhật. Lúc này Tống Khánh Linh vừa tốt nghiệp Đại học, trên đường về nước có ghé qua Nhật Bản, bà nghe nói Tôn Trung Sơn đang tìm một người thư ký liền đến xin làm không một chút do dự. Tống Khánh Linh hết sức giúp đỡ Tôn Trung Sơn làm việc. Bà đảm nhiệm mọi công việc chỉnh lý văn kiện, xử lý điện mật... hai người đều có sức cuốn hút lẫn nhau vì đều có chung mục tiêu cách mạng, cùng có lòng yêu nước nồng nàn... đã giúp nhau trong khó khăn gian khổ và bắt đầu lặng lẽ yêu nhau. Và một năm sau hai người đính hôn với nhau, gia đình Tống Khánh Linh không chấp nhận, cho rằng cuộc kết hôn này không thích hợp và đủ lý do khác nhưng Tống Khánh Linh không hề giao động, bà nói rằng bà chỉ sung sướng khi được làm việc với Tôn Trung Sơn... và bà quyết tâm đi Nhật. Ngày 25/10/1915 Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Trung Sơn.
Hoặc với Tổng thống Rurơven bài 13: “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” (1918 – 1939); Gan-đi, Mao Trạch Đông trong bài 15: “Phong trào cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ”; Xucácnô bài 16: “Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh” (1918 - 1939)... giáo viên cũng lần lượt mô tả hình dáng của các ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong sách giáo khoa, gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ đó.
 	b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung 
 	Giáo viên không thể đặc tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó. Nếu dạy các lớp học khoa học tự nhiên thì giáo viên có thể giới thiệu về các nhà toán học, vật lý, sinh học các lớp học khoa học xã hội giáo viên giới thiệu các nhà văn học, âm nhạc, hội họa.
 	Ví dụ 1: Khi dạy bài 7: “Những thành tựu văn hoá thời cận đại” đã giới thiệu vài nét về Betthôven (năm sinh 1770 - 1827, nơi ở Đức) hình 16-SGK 
Betthôven(1770-1827)
là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống lâ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_lich_su_lop_11_qua.doc