SKKN Một số phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX (SGK Lịch sử 11 - Chương trình cơ bản)

SKKN Một số phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX (SGK Lịch sử 11 - Chương trình cơ bản)

 Trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm và rèn luyện các kĩ năng cho HS qua dạy học các nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng. Dạy học nhân vật lịch sử không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân vật liên quan đến sự kiện và mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh lịch sử. Đây là phương pháp cần thiết giúp cho HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và tích cực.

Trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn Lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiến xã hội, nhiều học sinh còn rất mơ hồ về các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc dẫn đến chưa nhận thức đúng những cống hiến của các nhân vật lịch sử đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thực tiễn giảng dạy một số GV khi giảng dạy các nhân vật lịch sử thường hay mắc phải những thiếu sót như “thần thánh hóa” hoặc sa đà vào các chi tiết vụn vặt, ly kì về đời tư của nhân vật, không coi trọng việc hiểu đúng và đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử là một yêu cầu quan trọng của việc nắm kiến thức lịch sử của HS. Do vậy, sự nhận thức lịch sử của HS không sâu sắc, sai lệch và dĩ nhiên ảnh hưởng đến thái độ, tư tưởng, tình cảm và hành động của các em trong cuộc sống.

 Bên cạnh đó, trong sách giáo khoa, sách giáo viên và cả sách tham khảo hiện nay vẫn chưa thực sự gắn liền sự kiện, hiện tượng lịch sử với các nhân vật lịch sử. Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do giới hạn số câu, số chữ trong một cuốn sách, trong khi đó để khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thì cần số câu, số chữ dài kết hợp với hình ảnh và lời nói sinh động, hấp dẫn. Từ đó dẫn đến Lịch sử trở nên khó hiểu, khó nhớ, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh hiện nay. Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử để tạo nên hứng thú học tập, khơi dậy những xúc cảm đúng đắn, hình thành nên nhân cách cho học sinh, đồng thời phát huy năng lực độc lập nhận thức học sinh đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng quan sát, so sánh và đánh giá nhân vật, sự kiện , hiện tượng lịch sử là việc làm rất cần thiết trong giảng dạy Lịch sử.

 

doc 15 trang thuychi01 14344
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX (SGK Lịch sử 11 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài " Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX"
3.1. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 
3.2. Các kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử tiêu biểu cần tạo biểu tượng cho học sinh trong bài "Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX"
3.3.Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài " Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thể kỉ XIX"
 3.3.1. Hình thành mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với không gian và thời gian.
3.3.2. Sử dụng nguồn tài liệu có liên quan về nhân vật trong tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
3.3.3. Kết hợp sử dụng tranh ảnh, chân dung nhân vật lịch sử kết hợp với lời nói sinh động nhằm tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
4. Hiệu quả
III. KẾT LUẬN
1
1
1
2
2
2
2
3
4
 4
 5
 10
 10
 11
 11
 13
 14
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm và rèn luyện các kĩ năng cho HS qua dạy học các nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng. Dạy học nhân vật lịch sử không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân vật liên quan đến sự kiện và mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh lịch sử. Đây là phương pháp cần thiết giúp cho HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và tích cực.	
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn Lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiến xã hội, nhiều học sinh còn rất mơ hồ về các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc dẫn đến chưa nhận thức đúng những cống hiến của các nhân vật lịch sử đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thực tiễn giảng dạy một số GV khi giảng dạy các nhân vật lịch sử thường hay mắc phải những thiếu sót như “thần thánh hóa” hoặc sa đà vào các chi tiết vụn vặt, ly kì về đời tư của nhân vật, không coi trọng việc hiểu đúng và đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử là một yêu cầu quan trọng của việc nắm kiến thức lịch sử của HS. Do vậy, sự nhận thức lịch sử của HS không sâu sắc, sai lệch và dĩ nhiên ảnh hưởng đến thái độ, tư tưởng, tình cảm và hành động của các em trong cuộc sống.
 Bên cạnh đó, trong sách giáo khoa, sách giáo viên và cả sách tham khảo hiện nay vẫn chưa thực sự gắn liền sự kiện, hiện tượng lịch sử với các nhân vật lịch sử. Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do giới hạn số câu, số chữ trong một cuốn sách, trong khi đó để khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thì cần số câu, số chữ dài kết hợp với hình ảnh và lời nói sinh động, hấp dẫn. Từ đó dẫn đến Lịch sử trở nên khó hiểu, khó nhớ, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh hiện nay. Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử để tạo nên hứng thú học tập, khơi dậy những xúc cảm đúng đắn, hình thành nên nhân cách cho học sinh, đồng thời phát huy năng lực độc lập nhận thức học sinh đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng quan sát, so sánh và đánh giá nhân vật, sự kiện , hiện tượng lịch sử là việc làm rất cần thiết trong giảng dạy Lịch sử.
 Xuất phát từ những lí do trên, với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân trong những năm qua tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng "Một số phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX (SGK Lịch sử 11- Chương trình cơ bản)"
2. Mục đích nghiên cứu:
- Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Đề xuất các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, những phương pháp để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp toán học thống kê.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
	Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng nhân dân, song vai trò của cá nhân cũng có ý nghĩa to lớn. Vì vậy, trong nghiên cứu, dạy học lịch sử không thể không tìm hiểu về các nhân vật lịch sử. Sự hiểu biết về nhân vật lịch sử là một thành phần quan trọng của kiến thức lịch sử. Do đặc điểm của bộ môn, tạo biểu tượng về nhân vật là một nội dung quan trọng của dạy học lịch sử ở trường THPT. 
 Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã qua và không lặp lại cho nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể tri giác trực tiếp mà phải thông qua sự kiện lịch sử để tạo biểu tượng lịch sử từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn. Muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động chúng ta phải dựa trên cơ sở tài liệu tham khảo trong đó có những câu chuyện, những giai thoại gắn liền với các nhân vật lịch sử. 
Về việc đánh giá nhân vật lịch sử, V.I.Lênin đã nêu một nguyên tắc phương pháp chỉ đạo cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử, cũng như đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn. Đó là: Khi xem xét công lao lịch sử của một vĩ nhân, của các vĩ nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì với nhu cầu của thời đại chúng ta mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ. Lời chỉ dẫn của Lênin giúp cho chúng ta khi xem xét, đánh giá một nhân vật lịch sử, thì phải đặt nhân vật đó vào hoàn cảnh sinh sống, hoạt động của họ, phải xem xét những cống hiến của họ đối với xã hội lúc bấy giờ.
	Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, khi đánh giá một nhân vật lịch sử, chúng ta phải xem xét hoàn cảnh lịch sử mà họ sinh sống, hoạt động cụ thể, phải tìm hiểu họ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nào. Lịch sử xã hội đã chỉ ra rằng, trong một thời điểm nhất định, cần phải có một cá nhân, một nhân vật lỗi lạc xuất hiện để lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện một nhiệm vụ cấp bách mà thời đại đặt ra. Sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử kiệt xuất trong từng thời điểm lịch sử nhất định là tất yếu, hợp quy luật. Tuy nhiên, nhân vật mà lịch sử yêu cầu đó là ai thì lại ngẫu nhiên, ngẫu nhiên nhưng lại phù hợp với quy luật và thời đại nên nó phải là tất yếu.
Tóm lại, nhân vật lịch sử là những cá nhân có vai trò quan trọng đối với một sự kiện, một thời kì lịch sử nhất định, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong bối cảnh lịch sử đó, hoạt động của họ có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự kiện, hiện tượng, hay quá trình lịch sử. Hoạt động của nhân vật lịch sử để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Có những nhân vật lịch sử chỉ giới hạn sự hoạt động và ảnh hưởng ở một lĩnh vực nhất định. Nhưng có những nhân vật lịch sử lại phát huy tác động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc tạo biểu tượng các nhân vật cho học sinh trong dạy học lịch sử chính là việc khắc hoạ những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nhất, điển hình nhất về các nhân vật đó. 
Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng to lớn đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm đạo đức cho thế hệ trẻ. Tạo biểu tượng lịch sử, giúp các em hình dung quá khứ lịch sử phong phú, đa dạng, chính xác, nhận thức đặc điểm nổi bật của nhân vật, đặc trưng giai cấp mà nhân vật đó đại diện. Từ đó, sẽ làm nảy sinh cho HS những tình cảm, thái độ trân trọng, yêu ghét rõ ràng. Nó không chỉ tái tạo lịch sử mà còn có chức năng điều chỉnh mọi hành động. Trên cơ sở những tuyến nhân vật khác nhau (nhân vật chính diện hay phản diện...) GV hình thành cho HS lòng tự hào, kính phục các vĩ nhân, lãnh tụ, anh hùng cách mạng đối với những nhân vật chính diện. Ngược lại, HS sẽ có thái độ căm ghét những gì tàn bạo, độc ác của các nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị, đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân. 
Tóm lại, tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng về nhân vật nói riêng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT là một việc làm có ý nghĩa lớn về cả ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho HS. Vì vậy, người GV trong quá trình dạy học của mình, cần có những biện pháp tăng cường tạo biểu tượng và tạo biểu tượng có hiệu quả, như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả dạy học trên tất cả các lĩnh vực.
2. Thực trạng vấn đề:
Thực tế, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ở trường phổ thông nói chung và tại trường THPT Lang Chánh hiện nay đang diễn ra theo ba hướng: 
Thứ nhất, với thời lượng 45 phút, hầu hết các giáo viên chỉ chăm chú truyền đạt những sự kiện, những con số lịch sử với nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là sách giáo khoa và sách giáo viên, thiếu các tài liệu tham khảo khác. Vì vậy, việc dạy học rơi vào tình trạng lặp lại sách giáo khoa, chưa đáp ứng được yêu cầu theo đặc trưng bộ môn. Thêm vào đó, một thực trạng khách quan là trong giảng dạy, học tập, thi cử ở nhà trường phổ thông môn lịch sử chưa được coi trọng, thậm chí nhiều lúc còn được coi là môn phụ. Tình trạng này, dẫn tới học sinh chán học, ngại học môn Lịch sử hoặc các em chỉ học thụ động, đối phó.
Thứ hai, một số giáo viên đã chú ý hơn tới việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, có thể do phương pháp không hợp lý, chưa phù hợp với nội dung bài học hoặc chưa cân đối với thời lượng tiết học nên hiệu quả chưa cao. Ở một số trường hợp thực tế, thay vì tạo biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh, người thầy lại quá sa đà vào việc kể các câu chuyện về nhân vật lịch sử nên đã dẫn đến việc “cháy giáo án”, không cung cấp đủ nội dung kiến thức mà bài học yêu cầu. 
 Thứ ba, về thái độ của giáo viên đối với vai trò của việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong đổi mới dạy học lịch sử thì phần nhiều giáo viên đều nhận thức được vai trò của việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử và cũng rất tâm huyết với việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất, do thời lượng chương trình, do những khó khăn khác nên chưa thể tạo biểu tượng nhân vật lịch sử đạt hiệu quả cao. 
Đối với việc tìm hiểu về biểu tượng nhân vật lịch sử, nhiều học sinh rất thích với việc tìm hiểu về các nhân vật trong học tập bộ môn lịch sử. Nhưng số đông học sinh chỉ nhớ được một số sự kiện lịch sử cụ thể (những sự kiện phổ biến và cơ bản nhất), một số còn rất mơ hồ hay nhầm lẫn về các nhân vật lịch sử (tên của nhân vật này nhưng lại kể về nhân vật khác). Mặt khác, tài liệu học tập ít, các em không có điều kiện tiếp cận với các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu học tập chủ đạo của các em chỉ là sách giáo khoa.
Thực tế trên cho thấy, việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung, tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử nói riêng còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, cụ thể là để việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao hơn cần tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế.
3. Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài "Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX":
 3.1. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử:
- Tính khách quan: Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Khi nhận định, đánh giá về nhân vật lịch sử không nên áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân cho học sinh. Để đánh giá một nhân vật, phải xem xét hoàn cảnh lịch sử mà họ sinh sống, hoạt động cụ thể, phải tìm hiểu họ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nào. Khi xét công lao lịch sử của một cá nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với thời đại mà chúng ta đang sống mà căn cứ vào những đóng góp của họ cho thời đại mà chính họ đang sống. 
- Tính chính xác khoa học của các tài liệu về nhân vật lịch sử: Một trong những yêu cầu quan trọng cần phải đạt được khi tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là đảm bảo tính cụ thể, chính xác của những kiến thức về sự kiện, nhân vật, nhằm giúp các em biết và hiểu lịch sử, phù hợp với quy luật chung của sự nhận thức, theo yêu cầu và trình độ học tập của mình. 
- Những nhân vật cơ bản gắn với sự kiện cơ bản của bài học: lựa chọn nhân vật để tạo biểu tượng phải được xét trong mối tương quan với nội dung bài học. Cần lựa chọn những nhân vật điển hình, tiêu biểu về hoạt động và tính cách để mang lại hiệu quả cao cho một tiết học.
- Tính trực quan, sinh động: Muốn bài học lịch sử nói chung và việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng đáp ứng được tính trực quan, lại sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm và khả năng của người giáo viên. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp như trình bày miệng sinh động, hấp dẫn kết hợp với sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo,... Lời nói giàu hình ảnh của giáo viên có thể tạo hình ảnh trực quan trong óc học sinh song tính trực quan sẽ tăng lên rất nhiều nếu như giáo viên biết kết hợp với các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
 - Phù hợp yêu cầu của chương trình và nội dung bộ môn: nhân vật và kiến thức lịch sử cung cấp cho học sinh trước hết phải giúp các em khôi phục quá khứ khách quan rồi hiểu sâu sắc, và tìm ra cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài "phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX" ở trường phổ thông không phải chỉ có ý nghĩa giáo dưỡng mà còn có ý nghĩa giáo dục và phát triển sâu sắc. Do đó, từ việc giúp học sinh nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc giai đoạn này, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử phải giáo dục các em lòng kính trọng, noi gương các anh hùng và hành động phù hợp với cuộc sống hiện tại; đồng thời rút ra phương pháp nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, nhân vật một cách đúng đắn, chính xác.
3.2. Các kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử tiêu biểu cần tạo biểu tượng cho học sinh trong bài "Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX":
Để giúp học sinh nhận thức được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX, giáo viên cần làm rõ được hoàn cảnh lịch sử bùng nổ các phong trào đấu tranh, nắm được diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế; khắc họa được biểu tượng các nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn liền với các cuộc khởi nghĩa thời kì này, đó là:
* Tôn Thất Thuyết (1835-1913): 
- Tôn Thất Thuyết sinh ra ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long (Huế), là người trong hoàng tộc, nhưng thuộc một chi xa dòng chính. 
- Người cầm đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế.
- Ngày 21/12/1873, Tôn Thất Thuyết tham gia trận đánh quan Pháp ở Cầu Giấy cửa ngõ phía tây Hà Nội, lần thứ nhất cùng một đọi quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc giết Gác-ni-ê tại trận làm cho nhân dân ta phấn khởi, khiến quân Pháp ở Hà Nội hoảng sợ, tiếng tăm Tôn Thất Thuyết tăng lên. 
- Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời vua Tự Đức, vua Dục Đức, vua Hiệp Hoà. Dưới thời vua Hàm Nghi, trở thành cái gai mà người Pháp muốn nhổ.
- Tháng 6/1883 Tôn Thất Thuyết được sung vào Viện Cơ mật. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong ba Phụ chính đại thần, đồng thời giữ chức Thượng thư bộ binh nắm trong tay binh quyền. Lúc bấy giờ, triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp, kí các hiệp ước 1883, 1884 thừa nhận quyền đô hộ của chúng. Nhưng trước sau ông vẫn là người chủ chiến, cầm đầu phái kháng chiến trong triều, kiên quyết chống lại những hoạt động phản bội của bọn đầu hàng và ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền. Phái chủ chiến trong triều đình, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, đã chuẩn bị lực lượng chống Pháp (xây dựng hệ thống sơn phòng dọc theo sườn Đông Trường Sơn, chuyển súng lớn (Thần công) kho tàng, lương thực ra Tân Sở). Ngay ở kinh thành ông vẫn tuyển mộ binh lính, cương quyết phế truất, trừ khử các vua nối ngôi Tự Đức tỏ ý thân Pháp, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và chọn Hàm Nghi lên ngôi. Ông cũng trừng trị các đại thần muốn đầu hàng Pháp để giành thế chủ động và làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp,
- Tổ chức lực lượng, phản công đánh chiếm các đồn bốt của Pháp tai kinh thành Huế (đêm ngày 5/7/1885) nhưng không thành công. Đêm ngày 5/7/1885, ông tấn công các căn cứ đồn trú của Pháp ở Huế. Bị đánh bất ngờ, lúc đầu quân Pháp hoảng loạn, nhưng sau đó chấn chỉnh lực lượng phản công chiếm lại kinh thành, tàn sát nhân dân dã man.
- Thay mặt vua Hàm Nghi, ông xuống chiếu Cần Vương làm bùng nổ phong trào Cần Vương chống Pháp(1885-1896).Tôn Thất Thuyết phải đưa Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ở đây thay mặt Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Phong trào gặp nhiều khó khăn Tôn Thất Thuyết đã giao trách nhiệm lãnh đạo cho các thủ hạ và con trai là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, rồi sang Trung Quốc mưu cầu viện trợ. Về sau triều đình nhà Thanh cấu kết với thực dân Pháp đã đày Tôn Thất Thuyết đi Thiều Châu. Ông mất tháng 3/1913, thọ 79 tuổi. Tôn Thất Thuyết là nhân vật tiêu biểu của phái chủ chiến, thể hiện quyết tâm chống Pháp.
* Hàm Nghi (1870-1943): 
- Ông vua yêu nước
- Có thái độ chống Pháp
- Sau vụ biến kinh thành ngày 5/7/1885, chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) tổ chức lực lượng chống Pháp.
- Ra chiếu Cần Vương, kêu gọi quan lại và nhân dân giúp vua chống Pháp bảo vệ triều đình.
- Không chịu khuất phục khi bị bắt.
* Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926): 
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
- Tháng 8-1883, khi Pháp chiếm Hải Dương, mộ quân mưu đánh chiếm lại tỉnh lỵ, song thất bại.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, tháng 7-1885, chiêu mộ quân khởi nghĩa, hoạt động ở vùng Bãi Sậy, và mở rộng cả vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đánh địch nhiều trận thắng lợi.
* Phạm Bành (1827-1887) và Đinh Công Tráng (1842-1887): 
- Lãnh tụ nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
- Phạm Bành là viên quan chủ chiến, treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Đinh Công Tráng, một cựu chánh tổng, từng chiến đấu trong quân đội Hoàng Tá Viêm chống Pháp. Người trực tiếp chỉ huy quân sự trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
* Phan Đình Phùng ( 1847-1895):
 - Quê làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học.
- Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức lập vua Hiệp Hoà nên bị cách chức đuổi về quê.
- Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức rồi bổ làm Tham biện sơn phòng Hà Tĩnh. Năm 1885, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở lẩn tránh, Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, nhanh chóng sát cánh cùng Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương của vua, dù đang có tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp. Ông được vua phong làm Tán lí quân vụ lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại huyện Hương Sơn, Hương Khê. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). Suốt 10 năm (1885 – 1895), cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang (1894). Ở trận này, ông cho nghĩa quân lên tận nguồn sông chặt gỗ to làm kè chặn nước và đẵn nhiều khúc gỗ thả sẵn trên nguồn. Giặc đến, nghĩa quân để cho chúng yên ổn đi qua một khúc sông cạn nước, chờ lúc giặc đến giữa dòng, ông ra lệnh phá kè trên nguồn. Nước bị dồn ứ từ lâu, đến lúc được tháo, ào ào chảy xuống, kéo theo những khúc gỗ chặt để sẵn, vun vút lao xuống. Quân địch phần bị nước cuốn bất ngờ, phần bị gỗ to lao vào người, phần bị nghĩa quân mai phục hai bên bờ bắn ra nên bị chết rất nhiều.
- Xây dựng một hệ thống căn cứ chống Pháp lớn. Chế tạo được vũ khí hiện đại chống Pháp.
- Được sự giúp đỡ của nhân dân các tỉnh Bắc Trung Kỳ.
- Giành được nhiều chiến thắng điển hình là trận Vụ Quang.
- Cuối tháng 12/1895, Phan Đình Phùng bị thương và tạ thế tại núi Quạt (Hương Khê). Thực dân Pháp đã cho người quật mộ ông và đốt xác lấy tro nhồi thuốc súng bắn xuống sông La. Chỉ điều này thôi cũng đủ minh chứng cho tầm vóc lớn của cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_khac_hoa_bieu_tuong_nhan_vat_lich_su.doc