SKKN Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873)

SKKN Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873)

Môn Lịch sử là bộ môn giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhà văn Pháp nổi tiếng Xixerong đã từng nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” lịch sử là một quá trình diễn biến liên tục. Học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ mà còn để hiểu hiện tại, đấu tranh trong hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Người ta cũng nói về tầm quan trọng của môn lịch sử trong cuộc sống bằng câu nói, nếu anh bắn vào quá khứ bằng viên đạn súng lục, tương lai sẽ nã cho anh một viên đạn đại bác. Vì vậy, từ những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai.

Tuy nhiên thực tế là ở trường phổ thông hiện nay, phần lớn học sinh ít có hứng thú với bộ môn lịch sử, hoặc có hứng thú nhưng không chọn môn lịch sử làm môn thi, thậm chí nhiều em chán ghét môn lịch sử. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do lượng kiến thức nhiều, khô khan và việc giảng dạy thiếu tính sáng tạo, cứng nhắc của giáo viên bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Giáo viên cần khắc phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyển sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh. Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.

Là người giáo viên trực tiếp cầm phấn giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn khoăn về vấn đề học tập của các em, đặc biệt là vấn đề trên. Làm thế nào để nâng cao nhận thức và khả năng nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề lịch sử cho các em, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử là cả một vấn đề. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, trong đó có giải pháp sử dụng ca dao, dân ca, diễn ca, hò vè. trong giảng dạy lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn lịch sử. Theo đúng quan điểm và lời dạy của Bác “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[1]. Vì thế, trong đề tài này tôi đã trình bày giải pháp “Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873) ” nhằm nâng cao hiệu quả bài học.

 

doc 16 trang thuychi01 10401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU	2
1.1.Lý do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích nghiên cứu	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	3
2.1. Cơ sở lý luận	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu	4
2.3. Biện pháp thực hiện	5
2.3.1.Thăm dò ý kiến học sinh	5
2.3.2. Lập và thực hiện kế hoạch bài dạy	5
2.3.3. Thực tế tiến hành sử dụng thơ văn trong giảng dạy lịch sử trên lớp 
thông qua bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm 
lược (từ 1858 đến trước 1873)”	6
2.4. Kết quả thực hiện đề tài	14
2.4.1. Thăm dò ý kiến của học sinh về sở thích học môn Sử	14
2.4.2. Kết quả bài thi trắc nghiệm đối với 3 lớp	14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Lịch sử là bộ môn giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhà văn Pháp nổi tiếng Xixerong đã từng nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” lịch sử là một quá trình diễn biến liên tục. Học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ mà còn để hiểu hiện tại, đấu tranh trong hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Người ta cũng nói về tầm quan trọng của môn lịch sử trong cuộc sống bằng câu nói, nếu anh bắn vào quá khứ bằng viên đạn súng lục, tương lai sẽ nã cho anh một viên đạn đại bác. Vì vậy, từ những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai. 
Tuy nhiên thực tế là ở trường phổ thông hiện nay, phần lớn học sinh ít có hứng thú với bộ môn lịch sử, hoặc có hứng thú nhưng không chọn môn lịch sử làm môn thi, thậm chí nhiều em chán ghét môn lịch sử. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do lượng kiến thức nhiều, khô khan và việc giảng dạy thiếu tính sáng tạo, cứng nhắc của giáo viên bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Giáo viên cần khắc phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyển sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh. Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.   
Là người giáo viên trực tiếp cầm phấn giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn khoăn về vấn đề học tập của các em, đặc biệt là vấn đề trên. Làm thế nào để nâng cao nhận thức và khả năng nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề lịch sử cho các em, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử là cả một vấn đề. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, trong đó có giải pháp sử dụng ca dao, dân ca, diễn ca, hò vè... trong giảng dạy lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn lịch sử. Theo đúng quan điểm và lời dạy của Bác “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[1]. Vì thế, trong đề tài này tôi đã trình bày giải pháp “Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873) ” nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
Trên tinh thần Đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học liên môn trong giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp và có giá trị lý luận cũng như thực tiễn. 
Đó chính là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp Tích hợp liên môn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873)” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Chúng ta biết rằng, các tài liệu văn học thành văn cũng như truyền miệng về lịch sử nước nhà không thiếu. Có những bộ sử hay, đồ sộ tới mấy nghìn trang, hàng chục vạn chữ nhưng đã có mấy ai đọc hết. Cũng có những bài thơ, hò, vè, diễn nôm lịch sử mang đậm tính nhân dân sâu sắc nhưng chưa được truyền bá rộng rãi. Phần lớn các tài liệu trên đều xa lạ trong việc dạy và học ở chương trình phổ thông bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu do thời lượng giành cho chương trình học còn ít, cách tiếp cận các tài liệu đồ sộ trên còn hạn chế. Nhất là tư tưởng ngại khó, ngại tìm tòi của giáo viên và học sinh. Thiết nghĩ nếu tóm tắt gọn lại và diễn đạt dưới dạng văn vần có lẽ sẽ có nhiều người thích đọc và nhớ được nhiều. Đặc biệt là các tiết học lịch sử trong trường phổ thông áp dụng những bài thơ, văn vào nội dung bài học thì sẽ thu hút được học sinh yêu thích môn sử và lịch sử nước nhà nhiều hơn nữa.
Từ suy nghĩ trên, tôi thấy các tác phẩm trên đã cố gắng thể hiện những vấn đề cốt lõi lịch sử Việt Nam dưới hình thức thơ dễ đọc dễ nhớ dễ hiểu. Hình thức diễn ca thể hiện vấn đề lịch sử bằng hình thức thơ lục bát hoặc song thất lục bát thường dễ đi vào lòng người, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn văn xuôi. Vì thế, tôi tin chắc rằng, với sự thể hiện những sự kiện tiêu biểu bằng hình thức kết hợp giữa Lịch sử và thơ ca, học sinh sẽ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ nắm được khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung, những sự kiện lịch sử và những anh hùng dân tộc tiêu biểu nói riêng. Những nhân vật kiệt xuất, những anh hùng dân tộc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884 được các tác giả miêu tả thật hào hùng bằng đôi nét chấm phá, lời giản dị, dân dã mà gây ấn tượng khó quên cho học sinh khi được tiếp cận và được lồng ghép trong bài giảng.
Đây cũng là phương pháp phù hợp với Phương pháp dạy học tích hợp liên môn của Bộ Giáo dục trong đổi mới GD hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trong năm học 2017 – 2018 ở môn Lịch sử lớp 11, ở các lớp 11A5, 11A6 .
Do hạn chế về thời gian và dung lượng của một sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài của tôi chỉ áp dụng phương pháp trên cho bài 19 trong SGK lớp 11 ban cơ bản. Trên thực tế đề tài SKKN, tôi áp dụng vào quá trình giảng dạy ở toàn bộ chương trình lịch sử lớp 11 mà bản thân được phân công phụ trách.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tiến hành nghiên cứu sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng đồ dùng trực quan, máy chiếu.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Trước yêu cầu của Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục-Đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW nói chung và đổi mới môn Lịch sử nói riêng; cũng như Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đều yêu cầu cần tinh giản tránh chồng chéo, trùng lặp về kiến thức giữa các lĩnh vực, môn học; tích hợp ở các bậc học dưới và phân hóa dần ở bậc THPT.Trên cơ sở đó Bộ GD-ĐT đưa ra Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” có đề cập đến việc tích hợp nội dung môn Lịch sử với môn Đạo đức-Công dân và An ninh-Quốc phòng thành môn học mới có tên “Công dân với Tổ quốc”. Tuy nhiên, khi Dự thảo được đưa ra, nhiều học giả, nhà khoa học, sử học và thậm chí là giáo viên phản đối cách thức tích hợp này và bày tỏ sự lo ngại vị thế môn Lịch sử có thể bị “lãng quên”.
Sau khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào chiều 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới. Như vậy, môn Lịch sử tiếp tục là môn học độc lập, không bị tích hợp vào các môn học khác. Ngay sau Quốc hội thông qua Nghị quyết như trên, nhiều nhà khoa học, sử học và người dân cho rằng, việc làm Quốc hội là kịp thời, sáng suốt và hợp lòng dân.Vấn đề cốt yếu là bây giờ chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới môn Lịch sử, làm sao để môn học này thực sự thu hút học sinh. Giáo dục lịch sử phải bằng nhiều hình thức, nhiều con đường; phải đặt trong mối quan hệ với nhiều môn học khác, phát huy sức mạnh tổng hợp của các môn học. 
	Muốn tăng cường sự hiểu biết hãy kết hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau. Nội dung và yêu cầu giáo dục Lịch sử không chỉ mình môn Lịch sử gánh vác mà còn có các môn như Ngữ văn, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân cùng chia sẻ.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết của từng môn học vào với nhau. Thông qua đó những kiến thức, kỹ năng ở môn này có thể được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác.
Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn nhằm:
Làm cho quá trình học tập hứng thú và ý nghĩa hơn, hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng hơn.
Giúp học sinh hòa nhập thực tiễn với cuộc sống, sử dụng các kiến thức liên môn trong các trường hợp cụ thể.
Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn nhằm.
Lấy người học làm trung tâm
Định hướng, phân hóa năng lực người học
Tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin các môn học.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT, tôi nhận thấy việc dạy học theo tích hợp liên môn là cần thiết, nhất là trong những môn học có tính chất “gần gũi” như Văn, Sử, Địa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Qua quá trình thực tế khi giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đã số học sinh nhận thức và nhớ được những vấn đề mà các em được thấy hơn là các vấn đề các em được nghe hay được đọc. Ví dụ cơ bản là các em có thể nhớ rất nhiều các nhân vật cổ trang trong các bộ phim của Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhớ tên các vị vua, vị tướng của nước ngoài, nhưng lại không hề biết đến, nhớ đến những nhân vật trong lịch sử dân tộc. Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ như thế nào? Chắc chúng ta đều đã nghe câu trả lời của học sinh, thật đáng báo động.
Trong thực tế giảng dạy môn Lịch sử ở chương trình lịch sử lớp 11, nhất là trong phần nội dung Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, các nội dung kiến thức lịch sử là hết sức phong phú, đa dạng. Thậm chí có nhiều nội dung khó nhớ, khó tiếp thu, dễ khiến học sinh nhàm chán. Đặc biệt trong giai đoạn này, việc ghi nhớ và đánh giá về vai trò, trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp, đánh giá về khả năng, vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên đôi khi gây khó khăn cho việc tiếp cận của học sinh.
	2.3. Biện pháp thực hiện
	2.3.1. Thăm dò ý kiến học sinh
Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 11A5, 11A6 theo nội dung sau: Có 6 môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa.
Phiếu trả lời - Lớp:
STT
Môn
Đánh dấu X vào môn em thích học
1
Toán
2
Lý
3
Hóa
4
Văn
5
Sử
6
Địa
- Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau:
Lớp
Sĩ số
Sở thích môn học
Văn
Sử
Địa
Toán
Lý
Hóa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A5
41
10
24%
5
12%
5
12%
14
34%
3
7%
4
11%
11A6
38
8
21%
6
16%
6
16%
10
26%
4
10,5%
4
10,5%
11A7
41
7
17%
8
18%
9
22%
13
31%
3
7%
2
5%
Tổng
120
25
21%
19
16%
20
16%
37
31%
10
8%
10
8%
Qua khảo sát trên tôi nhận thấy: Học sinh thích học các môn khoa học tự nhiên hơn rất nhiều. Các môn xã hội có tỷ lệ học sinh thích học thấp hơn. Riêng môn Lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 16% tổng số 120 học sinh được hỏi
	2.3.2. Lập và thực hiện kế hoạch bài dạy
- Giáo viên chọn bài và nội dung thích hợp để có thể sử dụng thơ văn kết hợp trong bài giảng và cho học sinh thảo luận.
- Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận, sưu tầm các câu thơ, văn hay về nội dung bài học
- Học sinh sẽ chuẩn bị các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện
- Giáo viên chia nhóm và số lượng nhóm: 4 nhóm tương ứng với 4 tổ để học sinh có sự chuẩn bị tài liệu kỹ hơn và tập trung hơn
- Giáo viên chuẩn bị các câu thơ văn và cách dẫn nhập, các câu hỏi mở nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và thiết bị dạy học như giấy khổ to, bút dạ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo khác.
- Tạo môi trường cho phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, khuyến khích, gợi mở việc học của học sinh bằng kinh nghiệm của mình
- Đồng thời giáo viên luôn sử dụng các câu thơ văn cho việc chốt ý kèm theo hình ảnh để tạo dấu ấn đối với học sinh trong việc tiếp nhận thông tin
2.3.3. Thực tế tiến hành sử dụng thơ văn trong giảng dạy lịch sử trên lớp thông qua bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ 1858 đến trước 1873)”
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa, bản đồ các trận đánh có liên quan, và các bài diễn ca về các nhân vật, các trận đánh giai đoạn này.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị nội dung thảo luận trước ở nhà
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, đọc bài trước ở nhà
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) 
	A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
	1. Mục tiêu: 	
Sử dụng hình ảnh, hình ảnh đặc trưng (vũ khí binh lính thời Nguyễn, súng thần công, lược đồ về khởi nghĩa nông dân..) để huy động kiến thức HS đã biết về kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự của triều Nguyễn. Bản đồ Việt Nam thế kỉ XIX, bản đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1885), lược đồ Pháp tấn công Nam Kì, hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu, Đại đồn Chí Hòa...nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, đối với học sinh về diễn biến quá trình xâm lược và diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
	2. Phương thức: 
- Yêu cầu HS quan sát một số bức ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX như thế nào? Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên? Triều đình và nhân dân ta chống Pháp ở Đà Nẵng như thế nào? Ý nghĩa? Vì sao thực dân Pháp đưa quân vào Gia Định? Quân đội triều đình chống trả như thế nào? Phong trào chống Pháp của nhân dân ta chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kỳ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa? Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ chủ quyền, biển đảo ngày nay?...
GV sử dụng biện pháp kết hợp thơ văn trong giải thích các vấn đề lịch sử, nhân vật, trận đánh để tạo hứng thú nghe giảng cho học sinh, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn các sự kiện, nhân vật.
	3. Gợi ý sản phẩm: Qua quan sát ảnh HS nhận diện, phân tích về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta. Liên hệ về vấn đề bảo vệ chủ quyền, biển đảo ngày nay .
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Tiết 1)
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
1. Hoạt động 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược (cá nhân, nhóm).
* Mục tiêu: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng phương pháp làm việc với SGK, phương pháp trực quan và sử dụng câu hỏi: đọc SGK trang 106, 107, quan sát hình ảnh, Lược đồ , trả lời câu hỏi: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
Lược đồ khởi nghĩa nông dân Việt Nam nữa đầu thế kỉ XIX
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, quan sát lược đồ, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng lược đồ.
- GV nhận xét, bổ sung.
GV sử dụng một số câu thơ, văn để nói về tình cảnh đất nước trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Về tình cảnh của người nông dân. “Xác đầy nghiã địa/ Thây thối bên cầu/ Trời ảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói rét”[2].
Về quan lại, cường hào áp bức nhân dân.
“Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan/ Bộ binh, bộ Hộ, bộ Hình/ Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.” [2]
Hay câu thơ viết về việc vua Tự Đức cho xây Vạn Niên lăng. “Vạn niên là vạn niên nào/ Thành xây xương lính, hào đào máu dân.” [2]
Về các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Dẫn dắt để HS thấy được các cuộc kn Nông dân nổ ra triền miên, “Trên trời có ông sao Tua/ Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành.” [2]
GV khẳng định cho HS thấy những câu thơ trên chứng tỏ sự khủng hoảng xã hội sâu sắc, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của nhà Nguyễn.
2. Hoạt động 2. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. (cá nhân, cả lớp).
Tìm hiểu lí do Pháp chọn Đà Nẵng. Qúa trình chống Pháp của triều đình và nhân dân ta ở Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng 
* Mục tiêu: Giải thích được lí do Pháp chọn Đà Nẵng. Qúa trình chống Pháp của triều đình và nhân dân ta ở Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng.
* Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 108-109 SGK, quan sát hình ảnh dưới đây để trao đổi các vấn đề sau: 
+ Nguyên nhân vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên?
+ Qúa trình chống Pháp của triều đình và nhân dân ta ở Đà Nẵng ra như thế nào. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng?
- Tiếp nhận và thực hiên nhiệm vụ:HS trao đổi, đàm thoại theo cặp đôi rồi trao đổi toàn lớp.Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các cặp đôi để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn.
- Báo cáo sản phẩm: các cặp đôi cử đại diện báo cáo và trao đổi thống nhất toàn lớp vấn đề GV đặt ra.
- Nhận xét, đánh giá: đánh giá chéo của các cặp đôi khác, GV bổ sung. 
GV sử dụng kết hợp các câu thơ, văn trong quá trình giảng dạy.
Về sự kiện Pháp đánh Đà Nẵng, trích câu thơ của Miên Thẩm: “Nẵng tuế Tây di phạm Quảng Nam/ Quan quân chiến bại huyết thành đàm.”
Dịch nghĩa:
“Năm kia giặc tây đánh Quảng Nam.
Quân ta thua chạy máu chảy thành đầm.”[3]
Về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng. “Một vùng Đà Nẵng, rợ Tây dương/ Giữ nước, quân dân mệt lạ thường”[3]
Hay “Ầm ầm pháo nổ ran muôn dặm/ Mù mịt khói bay tỏa vạn trùng.”[3]
3. Hoạt động 3. Kháng chiến ở Gia Định (cá nhân, toàn lớp)
* * Phương thức: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 109 – 110, và trả lời câu hỏi: 
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK trang 109 - 110, suy nghĩ, trao đổi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
Tìm hiểu được vì sao thực dân Pháp đưa quân vào Gia Định? 
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân vì sao thực dân Pháp đưa quân vào Gia Định? Quân đội triều đình chống trả như thế nào? Phong trào chống Pháp của nhân dân ta chống Pháp ở Gia Định diễn ra như thế nào? Ý nghĩa? Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nói lên điều gì?
Quân đội triều đình chống trả như thế nào? 
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta chống Pháp ở Gia Định diễn ra như thế nào? Ý nghĩa? 
GV sử dụng kết hợp.
Về thái độ của nhà Nguyễn bắt đầu có sự phân hóa với tư tưởng thủ hòa: 
GV sử dụng kết hợp câu thơ: “Ăn lộc ,ta càng lo việc nước/ Tính sao? Hòa chiến, giữ hay nhường?” [3]
* Gợi ý sản phẩm:
- HS trình bày Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
- Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
- Kinh tế
 + Nông nghiệp sa sút, đất đai tập trung trong tay địa chủ phú hào, đê điều không được chăm sóc, mất mùa đói kém diễn ra thường xuyên. 
 + Công - thương nghiệp bị đình đốn. Nhà nước độc quyền ngoại thương nên sản xuất và thương mại không phát triển được. Chính sách “bế quan toả cảng” làm cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
- Quân sự: lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm, nhất là việc cấm đạo và đuổi các giáo sĩ phương Tây.
- Xã hội: Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình.
=> Việt Nam tất yếu trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.
* Gợi ý sản phẩm:
- Đại diện báo cáo 
+ Nguyên nhân: 
Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu chiến của Pháp có thể đi lại dễ dàng. 
Đà Nẵng gần kinh thành Huế có thể làm bàn đạp tấn công Huế để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
Ở Đà Nẵng có nhiều giáo dân là cơ sở nội ứng cho Pháp.
+ Diễn biến:
31/8/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha. dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà - mở đầu cuộc xâm lược VN. Quân dân ta đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện “vườn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_tich_hop_lien_mon_van_su_trong_giang_day_lich.doc