SKKN Sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường thpt Nông Cống I

SKKN Sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường thpt Nông Cống I

Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.

 Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử nói chung và ở trường THPT Nông Cống I nói riêng chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.

 

doc 18 trang thuychi01 9052
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường thpt Nông Cống I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
Người thực hiện: Lê Trạc Ninh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
	Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
	Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử nói chung và ở trường THPT Nông Cống I nói riêng chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.
	Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của trường THPT Nông Cống I, trực tiếp giảng dạy cả ba khối lớp, tôi mạnh dạn chọn giải pháp “Sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT Nông Cống I” để giảng dạy môn lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử mà học sinh vẫn cho là khô khan.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm khẳng định quan niệm đúng đắn, khoa học về sự cần thiết của việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Trên cơ sở đó nêu cách thức tổ chức dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức dạy học tích hợp kiến thức liên môn thuộc nội dung Lịch sử 10, 11, 12 THPT(chương trình cơ bản) áp dụng trong giảng dạy môn lịch sử trên lớp. Đề tài tập trung minh họa qua một bài học cụ thể, từ đó làm cơ sở để áp dụng sâu rộng cho toàn bộ quá trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn của cả chương trình môn lịch sử THPT tại trường THPT Nông Cống I.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi 
- Dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP): Trên cơ sở kết quả thu được từ thực nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. 
- Phương pháp thống kê: tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, qua thực nghiệm, qua kết quả học tập.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận.
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau  “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”
	Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 
2.2. Thực trạng vấn đề
Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa họcnên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, trong đó việc giảng dạy của người thầy có tác động trực tiếp và quan trọng nhất. Phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang được sử dụng chiếm ưu thế.
 Đối với giáo viên
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tôi tiến hành khảo sát về tổ chức dạy học trong giờ học môn Lịch sử đối với 20 giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Nông Cống và các đồng nghiệp, bạn bè cùng dạy môn lịch sử ở các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cũng như nhiều tỉnh khác, kết quả thu được thể hiện như sau: Đa phần (80%) giáo viên chủ yếu sử dụng thời gian để dạy hết kiến thức lịch sử trong một bài dạy đã được quy địnhchỉ có (20%) giáo viên sử dụng thường xuyên sử dụng kiến thức liên môn để vận dụng vào quá trình giảng dạy của minh. 
 Qua trao đổi trực tiếp với một số giáo viên tôi nhận được ý kiến: Cô giáo Lương Thị Nhất (Trường THPT Nông Cống 1) cho rằng: “Dạy học tích hợp kiến thức liên môn làm cho giờ học sinh động, không khí thoải mái, tạo hứng khởi cho các em học sinh”. Còn cô Lê Thị Hồng (Trường THPT Nông Cống III) thì khẳng định: “Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn là biến giờ học lịch sử khô khan thành một giờ tham quan thực tế”. Một bạn đồng nghiệp của tôi dạy tại một trường THPT ở Hà Tĩnh thì cho rằng: “ Dạy học tích hợp kiến thức liên môn đối với bộ môn lịch sử là làm cho những những trận đánh, những chiến công trong quá khứ của lịch sử dân tộc giống như một bộ phim quay chậm, đưa ta trở về với quá khứ lúc đấy”.
 Đối với học sinh
 Qua tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với học sinh trường THPT Nông Cống 1 tôi thu nhận kết quả thực tế là: Các em cho rằng, dạy học tích hợp kiến thức liên môn đối với bộ môn lịch sử là rất bổ ích, vì không khí học tập thoải mái, giờ học sinh động, không còn khô khan với những năm-tháng, số liệu, giúp các em hiểu bài và nắm bài ngay tại lớp, có thể liên kết để nhớ được các sự kiện rất lâu. 
Từ kết quả khảo sát trên ta có thể thấy: Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa họcđể vận dụng vào bài giảng lịch 
	2.3. Một số nội dung tích hợp cụ thể:
	2.3.1 Tích hợp với môn Ngữ Văn: 	Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Văn học và Lịch Sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà ta nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418 – 1428) hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
 Cũng bằng phương pháp trên ta áp dụng trong bài “Chiến thắng Chi Lăng Xương Giang” (1427) - lịch sử 10. 
Đối với bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lí (1075 – 1077) - lịch sử 10
Giáo viên có thể sử dụng thơ ca để minh họa nhấn mạnh bài “ Thơ thần” của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận ở sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Giáo viên cần đọc minh họa khổ thơ trên và phân tích cho học sinh thấy bài thơ đã có tác dụng một phần làm cho quân giặc càng thêm hoang mang lo sợ, mặt khác còn động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ .
Khi giảng dạy về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên có thể trích dẫn các câu thơ trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi:
“Ngày 18 trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày 20 trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày 25, Bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày 28, Thưpng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật”
Hay trong bài ngữ văn : “Hoàng Lê Nhất thống chí”
Giáo viên có thể sử dụng nội dung một phần kiến thức ở bài đó để làm nổi bật nên tinh thần chiến đấu quật cường của nghĩa quân Tây Sơn:
Trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789) được thể hiện qua hình ảnh của người anh hùng áo vải Tây Sơn với ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ nền độc lập dân tộc 
“Đánh cho để dài tóc 
 	 Đánh cho để đen răng 
 	 Đánh cho nó chích luân bất phẩn 
 	Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
 	Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê Chiêu Thống.với thắng lợi lẫy lừng đó không thể không nhắc đến công lao to lớn của Quang Trung –Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải mà chính vợ ông là công chúa Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của chồng mình như sau :
 	“Mà nay áo vải cờ đào 
 	Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”
Khi dạy bài : “Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 – 1873” (sử 11), mô tả về hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kì, chúng ta có thể trích dẫn bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Chạy Tây” và bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
“Tan chợ chợt nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy
Mất tổ đàn chim dáo dác bay”
	(Chạy Tây)
Hay : “Ngoài cật một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngoài
Trong tay cầm một ngọn tầm vông chưa mài, sắm dao tu nón gõ.
	Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong dạy đạo kia
	Gươm đep dùng bẵng lưỡi dao phay chém rớt đầu quan hai nọ”
	(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Thì học sinh sẽ hình dung được ngay về hoàn cảnh của phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Khi giáo viên giảng dạy “ Phong trào cách mạng 1930 – 1935, phần Xô viết Nghệ - Tĩnh “ ( Lịch sử 12)
 Để minh họa cho sự nổi dạy mạnh mẽ của nhân dân Nghệ - Tĩnh, giáo viên sử dụng bài thơ:
“ Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen”
Dạy bài 16: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (lịch sử 12), ta có thể nhấn mạnh khí thế bừng bừng như thác đổ của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng khắp các địa phương trong toàn quốc bằng đoạn trích:
 	“ Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy 
  	Nước non ơi hết thảy vùng lên 
 	Bắc, Trung, Nam khắp ba miền 
 	Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay” 
	Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mainhf đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ. Đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử - Là động lực chính đưa cách mạng đến thành công.
 	Chẳng hạn khi dạy bài 20: “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc” (Lịch sử 12) sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện Biên phủ, ta có thể trích dẫn mấy câu thơ của Tố Hữu như sau: 
 	“ 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt 
 	Máu trộn bùn non 
 	Gan không núng, chí không mòn”. 
Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm  hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em. 
 	Khi nói về ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ”  ta trích câu thơ: 
 	“Chín năm làm một Điện Biên 
 	Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” 
Nhìn chung có rất nhiều kiến thức đẻ vận dụng văn học trong giảng dạy bộ môn Lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa một vấn đề hây một sự kiện lịch sử đã được học.
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy lịch sử không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
 2.3.1 Tích hợp với kiến thức hội họa, tranh ảnh.
Không những môn Lịch sử chỉ gần gủi trong nội dung kiến thức với môn Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức hội họa. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết.
	Đối với việc tích hợp môn Lịch sử với hội họa, ta có thể đưa ra hai nội dung:
	* Sử dụng hình ảnh minh họa trong việc giảng dạy các tiết, các phần về “ Văn hóa các thời kỳ lịch sử”.
	Ở mảng này, tập trung vào việc cho học sinh xem các tranh, ảnh về nền văn hóa các triều đại phong kiến của các nước và của Việt nam và đưa ra các câu hỏi cho học sinh thảo luận:
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại – phần 3: “ Phong trào văn hóa Phục hưng” ( Lịch sử 10): 
Giáo viên có thể hỏi học sinh: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?...
Hay trong bài 8: “Sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á ” (Lịch sử 10). Chỉ học sinh xem các hình ảnh: Đền tháp Bô-no-bu-đua (In-đô-nê-xi-a); Chùa tháp Pa-Gan (Mi-an-ma); Đền tháp Ăng-co-vát (Căm pu chia); Thạt Luổng ( Lào) để học sinh thấy được trình độ kiến trúc thế kỷ X – XVIII. Qua đó thấy được lịch sử phát triển của các triều đại phong kiến thời đó.
Chúng ta có thể cho các em xem các bức tranh, ảnh chụp các đền, chùa, tượng phật, đồ gốm cổ, phân tích cho các em thấy những nét kiến trúc, nét hoa văn khác nhau qua các thời kỳ để các em hiểu được quá trình phát triển của lịch sử đất nước và hiểu được giá trị của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
* Sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy các bài về các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa:
Cho các em xem tranh, ảnh minh họa, từ đó các em cảm nhận được về chiến tranh, về quyền lực của các tổ chức, các triều đại
Ví dụ khi dạy Bài 35: “Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa” ( Lịch sử 10 )
Cho học sinh xem bức tranh “ Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ” (Chú ý các chữ viết trên mình mãng sà: Monopoly – Độc quyền ) để thấy rõ chế độ độc quyền đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị của nước Mĩ và khu vực như thế nào. Và giúp học sinh hiểu được đây chính là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, thuộc địa, gây được sự tò mò, sáng tạo của học sinh
Bài 36: “ Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp” ( Lịch sử 10): Cho học sinh xem bức ảnh “ Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh”. Giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Liên hệ với trẻ em ngày nay, công ước về quyền trẻ em Từ đó thấy được tính ưu việt của chế độ ta. Đồng thời liên hệ ngay ở địa phương: Một số trẻ em chưa đến tuổi lao động cũng đã bỏ học đi làm và bị bóc lột sức lao động mà không biết.
Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Ngược lại Văn học, hội họa làm cho các sự kiện, các kiến thức của lịch sử dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Khi thực hiện giảng dạy tích hợp kiến thức môn lịch sử với các bộ môn Ngữ văn, hội họa, tranh ảnh ở trường THPT Nông Cống I, bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
	Để kiểm tra kết quả của việc giảng dạy tích hợp bộ môn Lịch sử, tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy về hứng thú học bộ môn lịch sử. 
 - Kết quả thu được qua các tiết thực nghiệm: Số lượng học sinh tham gia gồm c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_mon_lich_su.doc