SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy- Học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 ở trường THCS Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa

SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy- Học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 ở trường THCS Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa

Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2 năm 1997) đã khẳng định rõvai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục. Việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh.

 Bởi lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hương.

 

doc 22 trang thuychi01 7200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy- Học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 ở trường THCS Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2 năm 1997) đã khẳng định rõvai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục. Việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh.
 Bởi lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hương.
1.1. Lí do chọn đề tài
 Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người.
 Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa. Nơi đây đã từng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, nơi hội tụ của những chiến công lẫy lừng ngày 3,4/4/1965. Đây cũng là nơi phản ánh sự kiện lớn của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử với những tên người tên đất đã ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc. 
 Nam Ngạn là một phường rộng lớn có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn liền với những trang sử hào hùng của Thanh Hóa, của dân tộc. Có biết bao thế hệ đã ngã xuống, có biết bao máu và nước mắt đã đổ. Mỗi tấc đất của quê hương Nam Ngạn đều là sự hòa trộn tinh khí của tổ tiên, của những khát vọng. Tất cả đã tạo thành truyền thống lịch sử riêng của địa phương Nam Ngạn và đó còn là tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương. Chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết về Nam Ngạn. Với truyền thống lịch sử chung của Thanh Hoá, Nam Ngạn còn là một tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương.Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta -những người dạy lịch sử lại bỏ trống mảng này. 
 Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa, cách cầu Hàm Rồng khoảng 800m, Nam Ngạn là một trong những làng Việt cổ ở Xứ Thanh, mang đầy đủ nét đặc trưng tiêu biểu làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, của nền văn minh sông nước với cây đa, bến nước, sân đình...
 Chùa và đình làng Nam Ngạn có từ thời Trần, đình làng Nam Ngạn thờ quan đốc học liệt hầu đồng bình chương sự Chu Văn Lương- Người đã có công dạy chữ, bốc thuốc chữa bệnh, khai phá đất đai và lập ra làng và tổ chức nhân dân nơi đây đánh giặc giữ làng. Ông còn là một vị tướng có công trong công cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông thời Trần. Chùa Mật Đa được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, đây là một ngôi chùa đẹp và linh thiêng mang đậm dấu ấn của Tam giáo đồng nguyên
 Làng Nam Ngạn không chỉ có cảnh đẹp non nước “trên bến dưới thuyền”, xóm làng cổ kính trù phú, cây lá xanh tươi mà còn là nơi chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử đã diễn ra trên mảnh đất này. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, người dân Nam Ngạn đã phát huy truyền thống yêu nước của cha ông hăng hái tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Vùng đất lửa Nam Ngạn - Hàm Rồng đã viết thêm thiên anh hùng ca, trở thành huyền thoại đánh Mỹ và thắng Mỹ.
 Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, những giáo viên dạy lịch sử sẽ góp phần giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương xứ sở của mình, hiếu mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. 
 Xuất phát từ tầm quan trọng của lịch sử địa phương mà đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và phải có phương pháp đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học. Việc giảng dạy lịch sử ở địa phương, mảnh đất Nam Ngạn sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em về nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức quý giá và phong phú, chính những kiến thức đó có xung quanh các em. Là người con của mảnh đất Nam Ngạn và là người trực tiếp giảng dạy môn lịch sử, tôi thiết nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy- học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 trường THCS Nam ngạn- ngay trên mảnh đất quê hương và trường học của các em mang tên “ Nam Ngạn”- anh hùng- chính là “ trận địa pháo năm xưa bắn trăm tàu bay Mỹ, trận địa pháo bây giờ là ngôi trường Nam Ngạn mến yêu” đó là việc làm hết sức cần thiết để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương; giáo dục các em lòng tự hào, tình yêu quê hương Nam Ngạn.
 Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả trong dạy- học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 ở trường THCS Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
- Những người con Nam Ngạn làm nên chiến thắng Nam Ngạn- Hàm Rồng.
- Anh hùng trên mảnh đất Nam Ngạn.
- Thực trạng dạy học môn lịch sử địa phương. Qua đó giáo dục các em lòng tự hào, tình yêu quê hương xứ sở của mình, hiếu mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 8A trường THCS Nam Ngạn Thành phố Thanh Hóa.
- Đơn vị nghiên cứu: Địa bàn phường Nam Ngạn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
1.5. Những điểm mới của SKKN:Trò chơi đố kiến thức, trò chơi hướng dẫn viên du lịch, thi vẽ tranh, đặt lời bình qua những hình ảnh phác hoạ về Nam Ngạn; đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, về nhân vật lịch sử ở địa phương.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
 Theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
 Các nhà sử học xưa đã nói: “ Sử để ghi chép việc mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa, nước nào cũng có sử
 Với quan điểm lịch sử Việt Nam là lịch sử của cuộc đấu tranh nhân dân, mỗi một chiến thắng là có sự đóng góp một phần to lớn công sức và quá trình đấu tranh của lực lượng địa phương; do đó lịch sử Nam Ngạn là lịch sử của cả dân tộc Việt Nam, mỗi một chiến thắng ở địa phương lại là tiền đề, là nhân tố quyết định đưa tới sự thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. 
Khái niệm “Địa phương” trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay và đối với học sinh trong đó có không ít em sinh trưởng trong các gia đình đã xa quê từ lâu, đang sinh sống ở thành phố, thị xã, có thể hiểu “Quê hương” là “Quê cũ” (cố hương),“Nguyên quán”... Cũng có thể hiểu là nơi đang sống, là “Trú quán”, “Quê mới”... Có thể hiểu là xã, phường, huyện, khu phố, tỉnh, thành phố, thậm chí trong trường hợp sưu tầm tài liệu khó khăn, có thể quan niệm là cả vùng, miền...
 Như vậy, quan niệm về “chương trình địa phương” không chỉ thu hẹp trong một xã, phường, một huyện mà hiểu rộng cả một vùng, miền. Nhưng tinh thần cơ bản là làm cho học sinh biết hoà nhập với xã hội, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức và biết cách học hỏi trong thực tế cuộc sống. 
 Xuất phát từ thực tế trên, để khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc giảng dạy  lịch sử địa phương ở trường THCS, trong suốt quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử để nâng cao hiệu quả trong dạy – học lịch sử địa phương ở lớp 8 trường THCS Nam Ngạn- Thành phố Thanh Hóa.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1.Khảo sát đối tượng học sinh trước khi áp dụng đề tài 
 Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi khảo sát đối với học sinh lớp 8A trường THCS Nam Ngạn, thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
Học sinh hiểu biết đầy đủ về LSĐP
Học sinh hiểu
Biết tương đối đầy đủ về LSĐP
Học sinh hiểu biết ít về LSĐP
SL
%
SL
%
SL
%
8A
28
03
10,7%
 10
35,7%
15
53,6%
 Với số liệu này cho thấy rằng số học sinh hiểu biết ít về Lịch sử địa phương vẫn còn nhiều.
 2.2.2. Nguyên nhân đưa đến thực tiễn
 * Nguyên nhân khách quan:
 Trong xu thế hội nhập, sự hòa trộn giữa các nền văn hóa tất yếu dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau và cả những hậu quả khó tránh. Có một thực tế đáng buồn là một bộ phận nhỏ học sinh đã quay lưng lại với quá khứ, với lịch sử thậm chí còn sẵn sàng phủ nhận quá khứ, phủ nhận truyền thống bằng một lối sống hời hợt, a dua, lệch lạc, sự hiểu biết về lịch sử địa phương còn rất hạn chế.Thậm chí ngôi trường các em đang học mang tên Nam Ngạn nhưng các em lại hiểu rất ít hoặc không hiểu gì về lịch sử Nam Ngạn. 
 Đa số các em học sinh lớp 8A đều sinh sống trên địa bàn phường Nam Ngạn và phần lớn bố mẹ các em đều là lao động tự do nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình. Hiện tại ở địa phương Nam Ngạn hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử được xây dựng, trùng tu rất nhiều nhưng tại sao chúng ta không khai thác những di tích lịch sử đó để tiến hành một số tiết học lịch sử địa phương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy thuyết trình trên lớp?
 Như vậy việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong những năm qua mới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, chưa đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục về lòng yêu quê hương, yêu đất nước của thế hệ trẻ. Thậm chí có những giáo viên khi hỏi tới lịch sử địa phương thường lắc đầu trả lời “không rõ lắm, mình có sinh ra ở đây đâu mà biết”. Có nhiều giáo viên nắm chưa chắc kiến thức lịch sử địa phương, kể cả địa phương nơi mình sinh ra và lớn lên.
 Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử địa phương.
* Nguyên nhân chủ quan
Hiện nay, việc cung cấp những sự kiện, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử gắn liền với làng Nam Ngạn, phường Nam Ngạn - nơi mà học sinh đang sinh sống sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của học sinh. Nhưng đối với một số học sinh lớp 8A trường THCS Nam Ngạn có tình trạng lơ là đối với môn lịch sử. Trong các giờ kiểm tra, có nhiều em chất lượng bài làm quá kém.
Một số em lại quan niệm tiết học lịch sử địa phương chỉ là tham khảo và không quan trọng vì nó ít được kiểm tra cho nên biết cũng được, không biết cũng không sao.
 Hàng ngày các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên (nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển, các em đi bộ trên cầu Hàm Rồng, các em đi chùa Mật Đa với mẹ với bà hoặc nhà các em ở ngay sát đền thờ ông Chu Văn Lương) nhưng các em chưa hiểu tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử trên quê hương Nam Ngạn. Ai cũng có nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng tự hào về nơi ấy. Đây là một thiệt thòi cho học sinh khi các em thiếu kiến thức về lịch sử quê hương mình.
Những thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương ở lớp 8 trường THCS Nam Ngạn hiện nay chưa cao, việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Chuẩn bị tài liệu:
Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương pháp thuyết trình, giáo viên cần tổ chức cho học sinh một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng say, chủ động của các em. Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà ( Có thể khoảng một tuần, nửa tháng). Các khoá học trước đây, HS ở các lớp khối lớp 6, 7, 8, 9 có tài liệu về lịch sử địa phương, nhưng chỉ ở con số một lớp khoảng 15 đến 20 em là có sách để nghiên cứu. Như vậy, việc chuẩn bị trước tư liệu rất quan trọng.
a. Giáo viên cho học sinh câu hỏi trước, hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
 1. Trên địa bàn phường Nam Ngạn có những khu Di tích lịch sử- Văn hóa nào?
 2. Nhân dân Thanh Hóa đã góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên của dân tộc như thế nào? Di tích lịch sử nào ở Nam Ngạn được Bộ Văn hóa xếp hạng Quốc gia?
 3. Sưu tầm tư liệu lịch sử về ông Chu Văn Lương?
 4. Sưu tầm các tư liệu lịch sử về thành tích của quân và dân Nam Ngạn trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?
 5. Người anh hùng của Nam Ngạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Thuyết minh về người anh hùng này.
 6. Thuyết minh về chùa Mật Đa.
 7. Thuyết minh về cây cầu Hàm Rồng lịch sử.
 8. Sưu tầm những bài hát ca ngợi những chiến công hiển hách của quân dân Nam Ngạn.
b. Chuẩn bị màu, giấy để học sinh thể hiện năng khiếu hội họa.
c. Giáo vên phân công người dẫn chương trình: em Phạm Khánh Loan- Lớp phó học tập.
2.3.2. Kết hợp các phương pháp và biện pháp dạy học
Giáo viên chia buổi học làm 3 phần
Phần 1: Đố kiến thức:
 NDCT cho học sinh bắt thăm trả lời các câu hỏi về kiến thức liên quan đến bài học lịch sử địa phương.
Người dẫn chương trình: Nêu hiểu biết về Di tích lịch sử này?(Các HS trong lớp xung phong lên bảng và các bạn khác nhận xét)
Đáp án: Chùa Mật Đa - ngôi chùa cổ kính xứ Thanh nằm ngay làng Nam Ngạn thuộc phường Nam Ngạn Thành phố Thanh Hóa. Nằm khép mình trầm mặc giữa làng Nam Ngạn, cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m về phía hữu ngạn sông Mã, chùa Nam Ngạn – Mật Đa Tự mang hàm nghĩa là rừng cây thơm ngọt của đất Phật, nhiều quả phúc, nhân kiệt địa linh. Chùa Nam Ngạn (Mật Đa tự) thuộc phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa số 1821 ngày 16 tháng 11 năm 1989.Ngôi chùa ban đầu tọa lạc ở ngoại đê sông Mã thuộc ấp Hòa Bình, lúc đầu chùa lợp tranh, vách đất, tượng Phật tạo bằng đất sét rất đẹp, cung kính, trang nghiên. 
Chùa Mật Đa trong không gian cổ kính
 Với kiến trúc hình chữ Đinh gồm nhà Tiền đường 5 gian và Hậu Cung chùa 2 gian. Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói. Bên trong chính diện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ ‘‘Mật Đa Tự ’’ và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ ‘‘Pháp giới mông huân”. Hậu cung chùa là nơi đặt tượng Phật. Ngoài hệ thống tượng pháp khá đầy đủ, chùa Nam Ngạn còn có tượng Tổ và tượng Mẫu. Hai pho tượng Hộ pháp khuyến thiện và trừ ác cao hơn 3m. Ở gian phía tả nơi chính diện còn lưu giữ được một pho thổ tượng với đường nét uyển chuyển.
 Chính điện chùa Nam Ngạn hôm nay với những bức cửa võng được chạm trổ hoa văn: ‘‘Lưỡng long chầu nhật” với hai giải rũ mà mỗi giải tạo hình chim phượng chầu vào. Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Trong hậu cung chùa các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, toát lên tinh thần ‘‘Hòa quang đồng trần” phụng sự cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh.
 Trong những năm chiến tranh ác liệt, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chùa Nam Ngạn là chỉ huy Sở, là nơi tập kết lương thực, thực phẩm, đạn dược, nơi cấp cứu và nuôi dưỡng ban đầu cho bồ đội, dân quân bị thương. Ni sư Thích nữ Đàm Xuân đã không quản ngại gian khổ, dành trọn tình thương và lòng nhiệt tình chăm sóc anh em bồ đội, dân quân. Cụ đã dỡ nhà làm hầm cho anh em bồ đội, dân quân trú ẩn; lấy cánh cửa chùa để làm cáng cứu thương. Thương bồ đội, trực chiến tại trận địa nắng khát cụ đã chặt dừa ở vườn chùa mang cho bồ đội uống, chặt lá dứa làm ngụy trang. Việc làm của Ni sư Thích nữ Đàm Xuân đã để lại tiếng thơm cho đời và các thế hệ mai sau.
NDCT: Tên của Di tích lịch sử này trên đất Nam Ngạn? Nêu hiểu biết của bạn về đền thờ ấy? ( Chiếu lên màn hình)
Đền thờ Chu Văn Lương
Đáp án: Một di tích trong cụm di tích được Bộ Văn Hoá xếp hạng của khối phố Nam Ngạn 2, thuộc phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá. Cụm di tích chùa Mật Đa - Đền thờ Chu Văn Lương chỉ cách cầu Hàm Rồng 3 km. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng là một trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ; Các khu vực xung quanh cầu đều bị bọn Mỹ triệt phá, nhưng rất may cụm di tích này vẫn còn nguyên và tấm bia khoán lệ của xã Nam Ngạn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hoá trước đây vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy dân địa phương cho rằng đền, chùa ở đây rất linh thiêng.
NDCT: Nêu hiểu biết về ngài Chu Văn Lương?
Đáp án: Ngài Chu Văn Lương sinh ngày 18/02/ 1233 trong một gia đình danh thế phiệt ở đất Long Biên, Hà Nội. Với chính sách quân điền của triều Trần, từ năm 1258 – 1278, ngài cùng các vương hầu, quan tước của triều đình đi mở nước – khai hoang, chiêu dân lập ấp. Ngài Chu Văn Lương được nhà vua cử về Thanh Hóa. Ngài đến huyện Đông Sơn thấy phong cảnh ở trại Nam Ngạn thật kỳ vĩ – sơn thủy hữu tình, thuận tiện cho giao lưu thủy bộ; Người dân ở đây thì chất phác, cần cù chịu khó, hăng hái với công việc nên ngài đã dừng lại ở đây để mở trường dạy học cho dân ấp Nam Sơn, trại Nam Ngạn nhằm mở mang dân trí, biết cách gia tăng sản xuất cải thiện đời sống. Đúng ngày sinh của mình 18/2 ngài thống lĩnh binh mã tiến ra đạo Hải Dương đánh giặc. Qua 3 năm trận mạc với nhiều trận giao chiến ác liệt với lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và tài thao lược, đạo quân của ngài đã đại thắng và bắt sống được tướng giặc. Đất nước an bình, ngài được vua Trần ban thưởng và giữ lại làm quan trong triều. Nhưng vì quá gắn bó với nhân dân trại Nam Ngạn nên ngài đã xin triều đình để được  trở về Nam Ngạn tiếp tục dạy học cho dân. Năm 1293 Ngài mất, hưởng thọ 61 tuổi, Vua Trần sai người về tổ chức an lễ và sắc phong “ Thượng đẳng phúc thần” rồi y chuẩn cho trại Nam Ngạn giữ gìn cúng tế. Y lệnh vua nhà Trần, nhân dân trại Nam Ngạn đã xây dựng ngôi đình làng làm nơi cúng tế ngài và cũng là để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.     
NDCT: Nêu nội dung bia khoán lệ ở đền thờ ông Chu VănLương?
Đáp án: Tấm bia được dựng ở bức tường bên trái của đền thờ. Đây là tấm bia chữ Hán 1 mặt, có chiều cao là 0,89m và chiều rộng là 0,58m. Trên trán bia khắc hình hổ phù, diềm bia khắc hình hoa lá cách điệu. Bia có tên là; “Thạch bi ký” (Bài ký trên bia đá) được dựng vào ngày lành tháng 2 năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Tự Đức 35 (1883). Bia có 20 dòng, gồm 520 chữ Hán; kiểu chữ chân Phương, dễ đọc. Bia do Lý trưởng Nguyễn Hữu Phác cùng tất cả trên dưới bản binh dựng và do Lê Ngọc Lâm viết.
Bia ghi rằng: “Theo lệ của nhà nước, xã Nam Ngạn phải có 6 suất lính thường xuyên tại ngũ; Nhưng vì có người đi lính chưa được 10 năm đã trốn về, bản xã phải bổ sung nên gây phí tổn cho xã. Vì vậy bản xã họp lại lập 1 khoán thư”. Và để tăng cường hiệu lực bản khoán thư đó được bản xã cho khắc vào bia đá để mọi người cùng biết mà thi hành.
Để động viên những người đi lính đã từng có nhiều năm tham gia trong quân ngũ, bản khoán thư ghi:
- “Nếu người nào đi lính được 15 năm trở về, theo lệ được miễn thuế thân một nửa, theo lão hạng; Anh em ruột thịt của người đó được miễn đi lính một lần. Người đi lính được 20 năm thì thuế thân, sưu sai đều được xét miễn theo hạng Lão Nhiêu. Người đi lính được 30 năm thì thuế thân và các việc sai trái đều được xét miễn theo hạng quan viên; Anh em ruột thịt của người đó vẫn được chuẩn cho miễn như trên; Lại cho một người làm chức Nhiêu Nam suốt đời”.
Không chỉ động viên người lính an tâm làm tròn trách nhiệm, bảo đảm đủ niên hạn bản khoán thư còn đặt ra những điều khoản nhằm động viên người lính trong quân ngũ luôn cố gắng học hành, trau dồi kiến thức như:
- “Người đang tại ngũ may mắn thi đỗ khoa trường và người giữ chức Suất đội thì ứng cho một suất đinh như lệ của người lính Kỵ mã đã đi lính 15, 20 năm”.
Khi những người lính đến lệ xin trở về quê thì khoán lệ quy định như sau:
- “Hễ người nào đến lệ xin về thì đem 100 miếng trầu, 1 vò rượu đến đình trình với bản xã đễ điền [tên] cấp [thưởng] Và bản xã chia làm 2 hạng.
1- Người ứng lính lần thứ nhất bản xã thưởng tiền 2 quan.
2- Người ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_trong_day_hoc_tim_hieu_di_tich_lich_s.doc