SKKN Nâng cao hiệu quả phần làm văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) trong đề thi thptqg cho học sinh lớp 12 ở trường THPT triệu Sơn 5

SKKN Nâng cao hiệu quả phần làm văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) trong đề thi thptqg cho học sinh lớp 12 ở trường THPT triệu Sơn 5

 Thi THPTQG là một trong những kì thi trọng đại nhất của học sinh trung học phổ thông. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc đời các em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn mình đạt một kết quả cao nhất.

 Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng làm được điều này, đặc biệt là với bài thi môn Ngữ văn 120 phút. Bản thân môn Ngữ văn có hình thức thi riêng (tự luận), trong khi tất cả các môn thi còn lại đều theo hình thức thi trắc nghiệm. Điều này cho thấy tính đặc thù của môn học. Áp lực khi rút ngắn thời gian thi từ 180 phút

 (các khóa thi 2016 trở về trước) xuống còn 120 phút (từ khóa thi 2017), mà lượng kiến thức không hề thay đổi đã đòi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức vững, một vốn kĩ năng tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi và mong có điểm số cao.

 Từ khóa thi 2015 học sinh đã được làm quen với kì thi THPTQG hai trong một. Tuy nhiên, các khóa 2015, 2016 đề thi môn Ngữ văn 180 phút có cấu trúc 3/3/4 đến khóa 2017 đã thay đổi, điều chỉnh thành 120 phút với cấu trúc 3/2/5. Phần đọc hiểu 3,0 điểm ngữ liệu ít hơn, dễ có điểm hơn. Nhưng phần làm văn, đặc biệt câu làm văn nghị luận xã hội 200 chữ dù chỉ chiếm 2,0 điểm trong đề nhưng cũng là phần khó đạt điểm cao. Phân chia thời gian đã là cả một vấn đề. Dành thời gian 20 đến 25 phút cho câu 2,0 điểm này có thể viết được một đoạn văn nhưng đạt điểm từ 1,5 điểm trở lên là vô cùng khó. Do vậy, nếu phần đọc - hiểu là cứu cánh cho các em học sinh dễ lấy điểm trọn vẹn, phần nghị luận văn học 5,0 điểm là phần cốt lõi thì phần nghị luận xã hội 2,0 điểm tích hợp này lại là một trong những phần khóa, khó xơi nhất. Học sinh không đủ tỉnh táo, không đủ tư chất sẽ chỉ mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề.

 

docx 20 trang thuychi01 8291
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả phần làm văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) trong đề thi thptqg cho học sinh lớp 12 ở trường THPT triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẦN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 
XÃ HỘI (2,0 ĐIỂM) TRONG ĐỀ THI THPTQG CHO 
HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5.
 Người thực hiện: Trần Thị Thúy Nga
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn.
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung chính trang
MỞ ĐẦU......2
1.1. Lí do chọn đề tài......2
1.2. Mục đích nghiên cứu...3
1.3. Đối tượng nghiên cứu......3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.3
NỘI DUNG..4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến..........5
2.2.1. Về phía giáo viên..5
2.2.2. Về phía học sinh...5
2.3. Những giải pháp bước đầu..6
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đoạn văn..........6
Hướng dẫn học sinh nắm được các kiểu kết cấu của đoạn văn và yêu cầu thực hành viết đoạn văn cụ thể.....7
Hướng dẫn học sinh lựa chọn kiểu kết cấu, chú ý dung lượng đoạn văn cho phù hợp..........10
Yêu cầu học sinh “bám sát” ngữ liệu ở phần đọc - hiểu............11
Cung cấp cho học sinh “công thức” viết đoạn văn nghị luận 200 chữ..14
Hiệu quả của sáng kiến..16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...17
3.1. Kết luận.17
3.2. Kiến nghị..17
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.19
MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài.
 Thi THPTQG là một trong những kì thi trọng đại nhất của học sinh trung học phổ thông. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc đời các em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn mình đạt một kết quả cao nhất.
 Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng làm được điều này, đặc biệt là với bài thi môn Ngữ văn 120 phút. Bản thân môn Ngữ văn có hình thức thi riêng (tự luận), trong khi tất cả các môn thi còn lại đều theo hình thức thi trắc nghiệm. Điều này cho thấy tính đặc thù của môn học. Áp lực khi rút ngắn thời gian thi từ 180 phút
 (các khóa thi 2016 trở về trước) xuống còn 120 phút (từ khóa thi 2017), mà lượng kiến thức không hề thay đổi đã đòi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức vững, một vốn kĩ năng tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi và mong có điểm số cao.
 Từ khóa thi 2015 học sinh đã được làm quen với kì thi THPTQG hai trong một. Tuy nhiên, các khóa 2015, 2016 đề thi môn Ngữ văn 180 phút có cấu trúc 3/3/4 đến khóa 2017 đã thay đổi, điều chỉnh thành 120 phút với cấu trúc 3/2/5. Phần đọc hiểu 3,0 điểm ngữ liệu ít hơn, dễ có điểm hơn. Nhưng phần làm văn, đặc biệt câu làm văn nghị luận xã hội 200 chữ dù chỉ chiếm 2,0 điểm trong đề nhưng cũng là phần khó đạt điểm cao. Phân chia thời gian đã là cả một vấn đề. Dành thời gian 20 đến 25 phút cho câu 2,0 điểm này có thể viết được một đoạn văn nhưng đạt điểm từ 1,5 điểm trở lên là vô cùng khó. Do vậy, nếu phần đọc - hiểu là cứu cánh cho các em học sinh dễ lấy điểm trọn vẹn, phần nghị luận văn học 5,0 điểm là phần cốt lõi thì phần nghị luận xã hội 2,0 điểm tích hợp này lại là một trong những phần khóa, khó xơi nhất. Học sinh không đủ tỉnh táo, không đủ tư chất sẽ chỉ mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề.
 Gọi là đoạn văn nhưng trên thực tế đây giống như một phần thân bài nghị luận xã hội thu nhỏ, tất nhiên không yêu cầu đào sâu. Học sinh cũng vẫn cần triển khai các phần, các khâu từ giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bài học. Thực tế quá trình dạy học và chấm bài thi, khảo sát môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5 cho thấy, với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ nhiều em còn khá lúng túng trong việc triển khai viết đoạn văn, nhiều em còn chưa hình dung được cần phải làm những gì và có những em viết được đoạn văn nhưng còn khá lan man, chưa biết cách để viết đúng và viết hay để có điểm số cao. Công việc tương đối nhiều, giải quyết được cũng không dễ dàng gì. Viết dài có lẽ dễ, viết cô đọng, xúc tích là cả một vấn đề nan giải. Chính điều này khiến tâm lí các em học sinh khối 12 khi đứng trước kì thi lớn cảm thấy e ngại, lo lắng. Thậm chí nhiều giáo viên đứng lớp cũng không khỏi băn khoăn. 
 Kì thi THPTQG 2017 đang đến gần với những đổi mới mà các tài liệu nghiên cứu về vấn đề làm văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) một cách hiệu quả với học sinh còn tương đối hạn hẹp (bởi đây là vấn đề còn rất mới mẻ) đã khiến tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở. 
 Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi trong quá trình dạy học mạnh dạn đi vào nghiên cứu tìm hiểu và triển khai đề tài: “Nâng cao hiệu quả phần làm văn nghị luận xã hội (2.0 điểm) trong đề thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5” nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bản thân, giải quyết khúc mắc cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn luyện, làm tài liệu nghiên cứu thêm cho bạn bè đồng nghiệp và học sinh trước kì thi THPTQG 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực tế dạy học, cung cấp hiểu biết cho bản thân mình.
- Cung cấp thêm cho đồng nghiệp, đặc biệt là các em học sinh cùng những người quan tâm một vài kiến thức và hiểu biết về đoạn văn, phương pháp viết đoạn văn 200 chữ hiệu quả, từ đó có thể ứng dụng một cách linh hoạt vào quá trình dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo quan điểm khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A5 khóa học 2014 – 2017 trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ngữ văn là môn học có tính chất đặc thù, chiếm thời lượng lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách cho học sinh. “Văn học là nhân học” (M. Gorki). “Văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống” [1]. 
 Với ý nghĩa đó, văn học trở thành môn học, môn thi bắt buộc trong nhà trường trong tất cả các kì thi. Không chỉ những học sinh theo học ban xã hội mới cần học mà nó là môn điều kiện thi, xét tốt nghiệp, Đại học, cao đẳng bắt buộc với học sinh THPT. Dù học theo bất kì ngành học nào các em cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc khi cần thiết. Bởi lẽ, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh[4]. “Học và hành phải kết hợp chặt chẽphải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” [3].
 Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới khâu thi cử là khâu có ý nghĩa đột phá, do vậy đề thi cũng liên tục có những đổi mới thích ứng với nhu cầu đào tạo mới: Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình và đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển [6] được coi là mục tiêu cốt lõi của đổi mới giáo dục. 
 Học sinh trong quá trình học tập luôn phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, trở thành đối tượng trung tâm của quá trình dạy học. Đứng trước đề thi môn Ngữ văn các em không chỉ cần tư duy nhanh mà còn phải linh hoạt, sắp xếp thời gian hợp lí, huy động kiến thức thông minh logic mới có thể giải quyết được những yêu cầu của đề. Đặc biệt với phần làm văn nghị luận xã hội 200 chữ, yêu cầu học sinh phải có kĩ năng tốt, kĩ năng làm văn, kĩ năng viết đoạn văn, thiếu kĩ năng sẽ không thể tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc.
 Trong bất kì đề thi nào, nghị luận xã hội cũng là phần làm văn mang tính chất thử thách và phân loại học sinh. Viết nghị luận xã hội hay hay không tùy thuộc vào vốn sống, vốn kiến thức tích lũy riêng của mỗi học sinh. Đây không phải là phần kiến thức có thể học thuộc như phần nghị luận văn học mà là phần của tư chất riêng. Có tư chất, kĩ năng, vốn sống học sinh sẽ giải quyết tốt vấn đề. Thiếu tư chất, yếu kĩ năng học sinh sẽ viết lan man, không có định hướng. Cho nên trong quá trình dạy học, bản thân người dạy cũng cần nắm bắt đúng đối tượng học sinh để bổ sung những phần khuyết thiếu cho các em, hướng tới rèn cho các em kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh và thuyết phục, lấy điểm nơi người chấm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Sau khi sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra, vấn đáp và khảo sát cụ thể qua thống kê số liệu bước đầu cho thấy: 
Về phía giáo viên: 
+ Nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm chú trọng tới phần làm văn nghị luận xã hội (2.0 điểm) này. Nguyên nhân là bởi lượng kiến thức của phần nghị luận văn học (5.0 điểm) quá nhiều, nhiều bài, nhiều dạng đề, nhiều điểm. Do vậy, giáo viên thường ôn luyện kĩ phần này, còn câu nghị luận xã hội chủ yếu cung cấp một vài kiến thức cơ bản còn lại để học sinh tự bơi vì câu này liên quan tới kĩ năng, khả năng thông hiểu, chiếm lĩnh các vấn đề xã hội, đời sống của từng em.
+ Phần làm văn (2.0 điểm) tích hợp với kiến thức của phần đọc hiểu, mà vùng kiến thức đọc hiểu lại rộng vô cùng cho nên ôn luyện chỉ như muối bỏ bể . Các dạng đề thi thử để học sinh làm hầu như cũng chỉ tập trung vào 2 phần là đọc - hiểu và nghị luận văn học. Vì lẽ đó nên học sinh ngày càng e ngại trước vấn đề nghị luận xã hội.
Về phía học sinh: 
Sau khi khảo sát điều tra 215 học sinh lớp 12 khóa học 2014 – 2017 ở trường THPT Triệu Sơn 5, tôi nhận thấy một thực trạng như sau:
+ 23,8% học sinh được khảo sát chưa nắm vững lí thuyết về đoạn văn, chưa có kĩ năng triển khai viết đoạn văn 200 chữ.
Học sinh viết đoạn văn thành bài văn.
Chưa nhận diện đúng hình thức đoạn văn: Không viết hoa, lùi đầu dòng, không chấm xuống dòng.
+ 41,0 % học sinh có nắm được yêu cầu về hình thức đoạn văn nhưng triển khai nội dung không có phương hướng, không đúng mục đích yêu cầu.
Ví dụ: Trong đề thi học kì II - khối 12, với đề bài câu làm văn 2 điểm tích hợp đọc hiểu: Suy nghĩ về quan điểm của tác giả được đưa ra ở phần đọc hiểu “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”?
Học sinh Nhữ Văn Vùng lớp 12A5 viết:
 “Ở cuộc sống này ta gặp phải không ít những chuyện xấu. Theo em những điều đó xảy ra là một phần cuộc sống của ta. Những vấp ngã những cách làm theo cảm tính sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Nhưng mỗi lần như thế ta lại càng phải đứng dậy... ”
+ 25,2% học sinh triển khai được một số nội dung yêu cầu nhưng còn sơ sài.
Ví dụ: Cũng đề bài trên học sinh Lê Thị Thu lớp 12A4 viết:
“ Trong cuộc sống này thì những chuyện xấu xa tàn ác bất công không phải là thứ gì đó hiếm gặp mà có khi chúng ta còn phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ. Xã hội càng hiện đại, càng tân tiến thì sự phân hóa giữa hai thứ hiện thực ngày càng rõ. Cái ác, cái xấu xa vẫn luôn tồn tại. Nó được hiện lên như những cái gai nhỏ li ti trên bề mặt phẳng. Bên cạnh điều xấu xa vẫn có những điều tốt đẹp, những hành động đẹp, việc làm đẹp và ý nghĩa. Bởi vậy, cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa ”
+ 10,0 % học sinh biết cách triển khai theo ý cơ bản, vẫn còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
Ví dụ: Cũng với đề bài trên em Nguyễn Thị Hiền lớp 12A2 viết:
 “ Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng từng chứng kiến những chuyện xấu xa, nhưng tôi chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta chưa từng chứng kiến những nghĩa cử cao đẹp.Như ý kiến của một nhà văn “cuộc đời này có những chuyện xấu xa nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn chuyện xấu xa”. Có thể lúc nào đó ta bắt gặp hình ảnh bạo hành gia đình, ta bắt gặp chuyện cướp bóc, trộm cắpnhững cái xấu xa khiến ta mất niềm tin. Nhưng rồi cũng chính ta lại được chứng kiến những hành động đẹp. Đó là việc một cô gái làm từ thiện, một anh chàng tật nguyền có ý chí vươn lên, những người bạn giúp nhau cùng tiến bộta lại sống lại niềm tin trong cuộc đời. Bởi thế hãy luôn tin tưởng bạn nhé, dù cuộc đời có thể tồn tại cái xấu, cái ác, nhưng cuộc đời không bao giờ chỉ toàn chuyện xấu xa ”.
+ Ngoài những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức đoạn văn chưa đáp ứng yêu cầu, bài làm của các em còn mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, diễn đạt, chính tả và nhiều em còn lúng túng khi triển khai đoạn văn mà không có câu chủ đề, không nêu được vấn đề, không biết chọn hình thức diễn đạt nào cho phù hợp.
Những giải pháp bước đầu.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đoạn văn.
- Khái niệm: Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về nội dung (dựa trên cơ sở logic ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân đoạn về hình thức (dựa trên dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản)[5].
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt 1 ý, các ý có liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: Đoạn mở đầu, các đoạn thân bài và đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra có tính độc lập tương đối của nó.
+ Về mặt hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào đầu dòng so với các dòng chữ khác trong văn bản.
Ví dụ về đoạn văn:
 Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc(1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến sự xung đột nội tâm dữ dội(2). Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù (3). Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân thời kì đánh Pháp(4). Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê(5). Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương: vì thế mà ông xót xa cay đắng (6). [5]
Về nội dung:
- Chủ đề của đoạn văn trên: Tâm trạng mâu thuẫn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Chủ đề này thể hiện khái quát ở câu 1,2.
- Đoạn văn trên có 3 phần:
+ Câu 1,2 là phần mở đoạn. Phần này chứa ý khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề có thể là 1 hoặc hai câu văn.
+ Câu 3,4,5 là phần thân đoạn. Phần này triển khai đoạn văn, mỗi câu văn đề cập đến những biểu hiện cụ thể của chủ đề, liên quan tới chủ đề của đoạn văn.
+ Câu 6 là phần kết đoạn. Phần này khắc sâu chủ đề của đoạn văn.
- Đây là đoạn văn có kết cấu đầy đủ cả 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Khi viết đoạn văn không phải bao giờ cũng nhất thiết có đầy đủ 3 phần như vậy. Ví dụ, đoạn quy nạp câu cuối cùng khái quát nội dung toàn đoạn, đoạn diễn dịch câu đầu tiên khái quát nội dung của đoạn.
Về hình thức.
- Đoạn văn trên được tạo thành bới 6 câu văn được liên kết với nhau bởi các phép liên kết hình thức: phép lặp, phép thế.
- Đoạn văn được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu dòng được viết lùi vào một chữ và viết in hoa.
Hướng dẫn học sinh nắm được các kiểu kết cấu của đoạn văn và yêu cầu thực hành viết đoạn văn cụ thể.
 Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp các kiểu kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợpbên cạnh đó là các đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợpTuy nhiên, do năng lực tiếp thu của học sinh khối 12 trường THPT Triệu Sơn 5 còn hạn chế, đặc biệt với các em ở tốp dưới trung bình; cũng do yêu cầu của đề thi không quá chú trọng vào nhiều kiểu kết cấu đoạn văn, cho nên về mặt lí thuyết tôi hướng dẫn cho các em các kiểu đoạn văn để các em nhận diện, nhưng chỉ tập trung vào thực hành 3 kiểu cơ bản, dễ ứng dụng là: Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp và đoạn tổng phân hợp, thiết thực với các em khi triển khai viết đoạn văn 200 chữ. Cụ thể:
2.3.2.1. Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề , mang ý nghĩa minh họa, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm nhận xét, đánh giá, cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Khi tôi cho học sinh lớp 12A1 đề bài làm văn tích hợp đọc hiểu về tình bạn, sau khi được hướng dẫn cụ thể, sản phẩm của các em làm ra tương đối đáp ứng yêu cầu:
 “ Tình bạn – hai tiếng ấy là thiêng liêng, cao đẹp(1). Ca dao xưa từng đề cao tình bạn, vai trò của người bạn: “Ra đi vừa gặp bạn hiền/ Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời”. Ai cũng muốn có những người bạn tốt của mình. Nhưng kết bạn vốn đã khó, giữ tình bạn gắn bó, thủy chung còn khó hơn nhiều. Lí Thông từng kết nghĩa với Thạch Sanh nhưng sau lại đi lừa bạn vào chỗ chết và cướp công của bạn. Trịnh Hâm âm mưu lại Vân Tiên chỉ vì nhỏ nhen, ghen ghét tầm thường. Những tấm gương phản bạn đó cho thấy, nếu hẹp hòi, ích kỉ, mù quáng thì sẽ mất bạn bè và sẽ trở thành kẻ ác. Giàu bạn bè là không nghèo về mặt nào cả. Cuộc sống thật bao la rực rỡ sắc màu. Nếu mỗi người biết độ lượng, cởi mở, khoan dung thì tình bạn sẽ đơm hoa, kết trái, sẽ chẳng bao giờ lụi tàn.” (Bài làm của học sinh Lê Thị Dung - lớp 12A1.)
Mô hình đoạn văn: Câu 1 mở đoạn là câu chủ đề. Các câu còn lại triển khai làm rõ ý. Đây là đoạn giải thích có kết cấu diễn dịch.
2.3.2.2. Đoạn quy nạp.
Đoạn quy nạp là đoạn văn trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Khi tôi cho đề tích hợp đọc hiểu về vấn đề tự học ở lớp 12A4, đa số các em nhận diện và triển khai được vấn đề, có những sản phẩm đúng hướng: 
 Trong cuộc sống chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu tri thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức, luyện tập kĩ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, tự giác làm bài tập, chủ động tìm kiếm thêm tài liệu tri thức hay có liên quan để mở rộng tri thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng tri thức vững chắc, kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược với lối học tập thụ động, chỉ trông chờ ỉ lại vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có kết quả tốt nhất(2). (Bài làm của học sinh Lê Thị Thu - lớp 12A4)
Mô hình đoạn văn: Bảy câu đầu triển khai phân tích , giải thích về vấn đề tự học, có nêu cả dẫn chứng. Câu cuối (2) kết lại toàn vấn đề. Đây là đoạn văn có kết cấu quy nạp.
2.3.2.3. Đoạn tổng – phân - hợp.
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao mở rộng. Những câu triển khai được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó, đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Khi tôi cho đề khảo sát tại lớp 12A2, viết đoạn văn tích hợp đề đọc hiểu ( đoạn tổng - phân - hợp) nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn, đa số các em nắm được vấn đề, có sản phẩm tích cực:
 Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người(1). Hiện nay trên đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_phan_lam_van_nghi_luan_xa_hoi_20_diem.docx