SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn

 Hoá học là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Nó chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới, đồng thời giúp ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hoá học lại là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác, đồng thời hóa học là một môn học mà có mối liên hệ kiến thức ligic không thể tách rời giữa các cấp,các lớp học. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn này. Đặc biệt là đối tượng học sinh của trường đầu vào rất thấp, đa số các em học sinh vào trường đều có học lực yếu, kém, mất căn bản, ham chơi hơn ham học, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đa số phụ huynh học sinh của trường là ngư dân, nông dân, lao đông tự do nên trình độ dân trí thấp, coi nhẹ việc học của con em.

 Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với đặc thù đối tượng học sinh của trường dẫn đến kết quả là các em không hứng thú về môn hoá học, dẫn đến tình trạng chay lười suy nghĩ, thụ động trong việc học. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm của một người giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học khiến tôi phải trăn trỡ, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của các em? Để môn học không còn mang tính đặc thù khó hiểu tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy –học môn hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn” với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.

 

doc 21 trang thuychi01 24195
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC BẰNG CÁCH VẬN DỤNG KIẾN THỨC BÀI HỌC ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN
Người thực hiện: Hoàng Thị Uyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học
 THANH HÓA,NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
Mở đầu
2-3
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1: Cơ sở lí luận
4-5
2.1.1. Cơ sở pháp lý
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.2: Thực trạng của nội dung nghiên cứu
5
2.2.1. Địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng nghiên cứu
2.3: Các giải pháp và phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu
6-19
2.3.1. Các giải pháp thực hiện 
2.3.2. Các biện pháp để tổi chức thực hiện 
2.3.3. Tổ chức triển khai thực hiện
2.4: Hiệu quả
19-20
3
Kết luận và kiến nghị
21
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC BẰNG CÁCH VÂN DỤNG KIẾN THỨC BÀI HỌC ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN
Người thực hiện: Hoàng Thị Uyên
Chức vụ: Giáo viên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hoá học là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Nó chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới, đồng thời giúp ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hoá học lại là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác, đồng thời hóa học là một môn học mà có mối liên hệ kiến thức ligic không thể tách rời giữa các cấp,các lớp học. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn này. Đặc biệt là đối tượng học sinh của trường đầu vào rất thấp, đa số các em học sinh vào trường đều có học lực yếu, kém, mất căn bản, ham chơi hơn ham học, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đa số phụ huynh học sinh của trường là ngư dân, nông dân, lao đông tự do nên trình độ dân trí thấp, coi nhẹ việc học của con em.
 	Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với đặc thù đối tượng học sinh của trường dẫn đến kết quả là các em không hứng thú về môn hoá học, dẫn đến tình trạng chay lười suy nghĩ, thụ động trong việc học. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm của một người giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học khiến tôi phải trăn trỡ, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của các em? Để môn học không còn mang tính đặc thù khó hiểu tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy –học môn hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn” với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	Hiện nay đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt với các giá trị thực tiễn của hóa học. Do đó tôi chọn đề tài trên là nhằm giúp học sinh của mình hiểu được các hiện tượng tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong các câu ca dao-tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống hàng ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán , xa lạ lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Đó là mục đích thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu sáng kiến trên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các phương pháp dạy học tích cực.
Các bài dạy trong chương trình THPT.
Học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Một là nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Hai là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Ba là vận dụng phương pháp giải bài tập vào thực tiễn giảng dạy của mình, học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện hơn.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn , thân thiện ,hiệu quả, phù hợp với điều kiện của học sinh.
Phát huy tính chủ động ,sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả .
Tìm tòi các câu hỏi thực tiễn, các câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, các câu ca dao mang hàm ý khoa học hóa học, các bài tập thực tiễn, các phương pháp dạy học tích cựcHệ thống lại và trình bày từng vấn đề cụ thể, cách áp dụng vào từng bài học cụ thể
 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. CƠ SỞ PHÁP LÍ
Dựa trên nội dung của bộ SGK 10, 11, 12 do bộ giáo dục phát hành.
Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học đang dùng trong trường.
Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
 Đó là 3 cơ sở pháp lí vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này.
2.1.2. CƠ SƠ LÍ LUẬN
Hoá học là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Cho nên sau khi học xong chương trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của môn học này. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn hoá học ở các trường còn thấp. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp vì đây là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Nó chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới. Nhiều sản phẩm mới và quý không thể thiếu được trong cuộc sống để từng bước nâng cao mức sống của con người và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội. 
2.1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Phân môn Hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những trí thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của hóa học. Học hóa để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa các chất bằng các phương trình phản ứng hóa học.Đồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người.Để đạt mục đích trong học hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi có đề cập một khía cạnh “Nâng cao hiệu quả dạy –học môn hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn”. với mục đích góp phần sao cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.Để hóa học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “ thuật ngữ khoa học”.
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1.ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này là dựa vào sách giáo khoa, một vài sách tham khảo và tình hình học tập và nghiên cứu của học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng nơi tôi đang công tác. 
2.2.2.THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 	 Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở cấp THPT các em thực sự không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này (sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2015-2016 tại lớp 11B1 sĩ số 36 em khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy).
Số em không yêu thích môn học
Số em xem đó như một môn phụ
Số em yêu thích môn học
Số lượng
20
10
6
Tỷ lệ
55,6%
27,8%
16,6%
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT.
2.2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó có một số nguyên nhân cơ bản là:
-Môn hóa học là môn học có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các bài học.
- Các em thấy khó, chán nản và có ý thức ỷ lại.
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn.
- Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.
Để khắc phục thực trạng đó thì giáo viên phải có biện pháp gây hứng thú cho học sinh để lôi cuốn các em chú ý vào tiết học, cũng như cho các em thấy tầm quan trọng của bộ môn hóa học trong thực tiễn.
 2.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
“Nâng cao hiệu quả dạy –học trong bộ môn hóa học bằng cách vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tiễn”
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
- Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình  sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. 
2.3.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.2.1. Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như : 
Bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim,  có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu  Điều này cần phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa. Vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho giáo viên này nhưng không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì mỗi người có phong cách dạy khác nhau “ nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình.
2.3.2.2.Sau đây là một số ví dụ ta có thể áp dụng 
Ví dụ 1: “Tại sao hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh ung thư lại rất cao? Chúng ta phải làm thế nào để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nan y này?” 
Do lạm dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, phân bón hóa học làm cho môi trường và thưc phẩm bị nhiễm độc. Khi con người sống trong môi trường hay ăn phải thực phẩm nhiểm độc này sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một trong những hóa chất gây bệnh ung thư cho con người đó là đạm nitrat (NO3-) theo cơ chế sau:
 to
2NO3- 2 NO2- + O2
 + axit amin
 Chất gây ung thư 
 Áp dụng: Áp dụng vào bài 9 muối nitrat ở lớp 11 và bài 12 phân bón hóa học ở lớp 11 để giáo dục các em có ý thức giữ dìn sức khỏe của bản than gia đình cũng như cộng đồng.
Ví dụ 2: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân ở điều kiện thường tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. 
Hg + S → HgS↓
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài 30 lưu huỳnh ở lớp 10, bài 18 tính chất hóa học của kim loại ở lớp 12
Ví dụ 3: Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,7 g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài 18 Tính chất vật lý của kim loại ở lớp 12 
Ví dụ 4: Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điện hóa.
Kẽm là cực âm, thép (thành phần chính là Fe) là cực dương và nước biển là dung dịch điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển được bảo vệ. Đây là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong bài 20 về sự ăn mòn kim loại ở lớp 12. 
Ví dụ 5: Vì sao dụng cụ phân tích rượu (máy đo nồng độ cồn) phát hiện các tài xế đã uống rượu?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là Crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài 40 Ancol ở lớp 11 . 
Ví dụ 6: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào, có liên quan gì đến hóa học hay không?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3.Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng:
CaCO3 + CO2 + H2O D Ca(HCO3)2
Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
Áp dụng:Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá ở những dòng chảy đi qua. Nếu không để ý, trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít. Góp phần hiểu được dụng ý khoa học của câu tục ngữ, làm cho hóa học trở nên gần gủi, có hồn văn hơn. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về muối CaCO3 lớp 11 hay lớp 12.
Ví dụ 7: Cao dao Việt Nam có câu: 
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào, có liên quan đến hóa học hay không?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. 
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: 
xt, t0 , P
 N2 + O2 D 2NO
Sau đó: 	 2NO + O2 à 2NO2 	
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa: 
4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3
 Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng. 
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân đạm ở lớp lớp 11. Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
Ví dụ 8: Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây  bầu trời xanh, mát mẻ, trong lành hơn? 
 Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện: 
3O2 → 2O3
Tạo ra một lượng nhỏ O3, O3 có khả năng sát trùng. Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O3 là tác nhân làm môi trường sạch sẽ và cảm giác tươi, mát.
Áp dụng: Vấn đề này giáo viên nên đề cập trong bài 29 Ozon ở lớp 10, giúp học sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống mà đôi khi có nhiều học sinh không chú ý đến. Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh.
Ví dụ 9: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P2H4 (Diphotphin), khí PH3 không tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường mà do P2H4 tự bốc cháy trong không khí vàtỏa nhiều nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy tạo thành khối cầu khí bay trong không khí.
2PH3  +  4O2  →  P2O5  + 3H2O
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính.
Áp dụng: Vấn đề này phải được đề cập trong bài 10 Photpho để giải thích hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”. Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. Hiện tượng này giáo viên có thể đề cập trong bài về Photpho ở lớp 11. 
Ví dụ 10: Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì.Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở
 NH4HCO3(r)    NH3↑ + CO2↑  +  H2O↑
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
Áp dụng: Hiện nay thông thường bánh bao 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_hoa_hoc_bang_cach_van_dun.doc