SKKN Giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên

SKKN Giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy môn hóa học tôi thấy: Môn hóa học trong trường phổ thông là một môn học khó, đặc biệt là càng khó khăn hơn đối với đối tượng các em là học sinh học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Bởi một thực trạng chúng ta ai cũng biết đối tượng đầu vào của các học sinh là cận dưới của chất lượng, hoặc là những người lớn đã đi làm cần bằng cấp để bổ xung cho hồ sơ của mình. Do vậy dạy như thế nào để các em có thể biết được những kiến thức cơ bản là điều bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên” với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, thiết thực gần gũi và lôi cuốn học sinh.

doc 19 trang thuychi01 11504
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN A: MỞ ĐẦU 2
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
PHẦN B: NỘI DUNG 3
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ 3
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
III/ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI BẢN THÂN ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG 17
PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
I/ KẾT LUẬN
II/ KIẾN NGHỊ
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy môn hóa học tôi thấy: Môn hóa học trong trường phổ thông là một môn học khó, đặc biệt là càng khó khăn hơn đối với đối tượng các em là học sinh học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Bởi một thực trạng chúng ta ai cũng biết đối tượng đầu vào của các học sinh là cận dưới của chất lượng, hoặc là những người lớn đã đi làm cần bằng cấp để bổ xung cho hồ sơ của mình. Do vậy dạy như thế nào để các em có thể biết được những kiến thức cơ bản là điều bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên” với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, thiết thực gần gũi và lôi cuốn học sinh.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Các học sinh đầu vào lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên đều là những học sinh có năng lực yếu, hầu như các em không còn nhớ gì về những kiến thức hóa học mà thầy cô đã dạy các em ở hai năm lớp 8 và lớp 9. Do đó tôi chọn đề tài này nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức đã học, khơi dậy lòng yêu thích môn học để hóa học là môn học thiết thực gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày thông qua những kiến thức rất phổ thông không gây nhàm chán, xa lạ lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học và có tác dụng bổ trợ đối với những môn học khác. Đó chính là mục đích thôi thúc tôi tìm tòi và nghiên cứu sáng kiến này.
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các ký hiệu hóa học hay gặp và cách viết đúng công thức các chất.
- Các công thức thường sử dụng khi giải bài tập hóa học.
- Tình hình thực tiễn của học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Vĩnh Lộc.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu để tài này tôi đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Một là nghiên cứu lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Hai là nghiên cứu tình hình thực tế học sinh để nhận thấy và nắm được vấn đề.
- Ba là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để có những cách trình bày thật dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ
- Dựa trên nội dung của bộ SGK lớp 10, 11, 12 do bộ giáo dục phát hành.
- Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập đang dùng trong nhà trường.
- Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
ðĐó là 3 cơ sở pháp lí cững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Được sự quan tâm sát sao của ban Giám đốc và thấy rõ chất lượng đầu vào của học sinh nên nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho học sinh yếu kém. Bởi hóa học trong trường phổ thông là một môn học khó, mà còn khó khăn hơn đối với các em là học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên. Các em hầu như đã hổng tất cả các kiến thức dù chỉ là ký hiệu hóa học đơn giản. Do vậy để các em có thể nhớ lại kiến thức và tạo tiền đề để các em có thể tiếp thu được kiến thức của chương trình hóa học lớp 11, 12 và những bài tập căn bản của hóa học nên tôi đã chọn và viết sáng kiến “ giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn hóa lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên” với mục đích làm sao cho các em thấy được hóa học không phải là một đặc thù khó hiểu như một “ thuật ngữ khoa học” mà nó thật sự gần gũi và bổ ích và có tác dụng giúp rèn luyện kỹ năng tính toán, bổ trợ cho các môn học khác (sau đây là số liệu khảo sát chất lượng của học sinh lớp 10 đầu năm học 2015 – 2016)
Số học sinh điểm dưới mức trung bình (<5)
Số học sinh đạt điểm trung bình 
(5≤ 7)
Số học sinh đạt điểm khá, giỏi(≥7
Số lượng
25
8
0
Tỉ lệ
75,8%
24,2%
0
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho các giáo viên dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người giáo viên sang phương pháp tập trung vào vai trò của học sinh. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức cao nhất, ở đó các em không bị “áp đặt” phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải thích của giáo viên. Giáo viên có hình thức khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu chiếm lĩnh tri thức, từ đó yêu thích môn hóa học và không còn tình trạng học yếu bộ môn. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán. Do vậy tôi đã chọn những vấn đề mà các em ở trung tâm giáo dục thường xuyên hay mắc phải để dạy cho em những nền tảng căn bản để các em có thể học tập môn hóa học một cách dễ dàng nhất từ đó các em có thể tiếp thu được những kiến thức khó hơn ở chương trình trung học phổ thông. Qua nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy các em tôi thấy hầu hết các em học yếu đều không biết gì về hóa học. Vậy làm thế nào để các em có những kiến thức cần thiết nhất để biết môn hóa, rồi dần dần mới học được nó nên tôi đã chọn củng cố lại những mặt sau để từ đó các em biết được và đỡ phụ thuộc vào giáo viên, sau đó mới có thể tự mình chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
1. Củng cố lại các công thức hóa học đơn giản hay gặp:
a) Ký hiệu hóa học:
Tên
Ký hiệu
Khối lượng mol
Tên
Ký hiệu
Khối lượng mol
Hiđro
H
1
Cacbon
C
12
Ni tơ
N
14
Oxi
O
16
Flo
F
19
Natri
Na
23
Magie
Mg
24
Nhôm
Al
27
Photpho
P
31
Lưu huỳnh
S
32
Clo
Cl
35,5
Kali
K
39
Canxi
Ca
40
Sắt
Fe
56
Mangan
Mn
55
Đồng
Cu
64
Kẽm
Zn
65
Brom
Br
80
Bạc
Ag
108
Iot
I
127
Bari
Ba
137
Chì
Pb
207
Việc nhắc lại ký hiệu hóa học thông dụng hay gặp để giúp các em có thể nắm bắt được. Bởi học hóa mà không nắm được ký hiệu hóa học thì coi như chưa biết gì về hóa học.
b) Hướng dẫn học sinh cách viết đúng công thức của các chất.
- Nhớ được hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố:
+ Hóa trị I: OH- , Cl-, NO3-, H, Ag, Cl, Br, I, F, Na, K, Li
+ Hóa trị II: SO42-, CO32-, SO32-, Ca, Ba, Mg, Zn, Hg, Cu,O.
+ Hóa trị III: PO43-, Al
+ Hóa trị II, III: Fe
+ Hóa trị I,II, III, IV, V: Có N
- Biết cách viết đúng công thức của hợp chất: Viết theo đúng hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố sao cho tỉ lệ chỉ số của nguyên tố hoặc nhóm nguyên là tối giản
Ví dụ: Viết công thức hóa học của các chất có tên gọi sau:
Sắt(II) oxit; sắt(III) oxit; Natrisufat, canxiphotphat; Nhôm hidroxit; đinitopentanoxxit; axitphotphoric
Trả lời:
FeO, Fe2O3; Na2SO4, Ca3(PO4)3, Al(OH)3, P2O5, H3PO4
Bài tập tương tự
Bài 1: Viết công thức hóa học của các chất có tên gọi sau: Sắt (III)hidroxit, Nhôm sunfat, magie nitrat, canxicacbonat, canxihidroxit, đồng (II) sunfat, axitclohidric, natricacbonat, đinitơpentanoxit, kalihidroxit, kaliclorua, sắt (II) sunfua.
c) Tính khối lượng mol của các chất
- Khối lượng mol của mỗi chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử cấu tạo nên chất đó
Ví dụ: Tính khối lượng mol của các chất có công thức hóa học: FeO, Fe2O3; Na2SO4, Ca3(PO4)3, Al(OH)3, P2O5, H3PO4
Trả lời: FeO có M = 56 x 1 + 16 x 1 = 72
Fe2O3 có M = 56 x 2 + 3 x 16 = 160
Na2SO4 có M = 23 x 2 + 32 + 16 x 4 = 142
Ca3(PO4)3 có M = 40 x 3 + ( 31 + 14 x4) x 3 = 405
Al(OH)3 có M = 27 + (16 +1) x 3 = 78
P2O5 có M = 2 x 31 + 5 x 16 = 142
H3PO4 có M = 3 x 1 + 31 + 4 x 16 = 98
Bài tập tương tự
Bài 1: Tính khối lượng mol của các chất có công thức hóa học sau: Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; CuO; CuCl2; Cu(NO3)2; HNO3; Ca(HCO3)2; CaCO3; Fe2(SO4)3; K3PO4
2. Một số công thức sử dụng trong giải bài tập hóa học
	Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tế dời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Kiến thức học sinh tiếp thu được chỉ có ích khi học sinh sử dụng nó. Do đó việc vận dụng các công thức giải bài tập là rất cần thiết, giúp học sinh biến những kiến thức tiếp thu được qua những bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình. Khi vận dụng được một kiến thức nào đó , kiến thức đó sẽ được nhớ rất lâu.
	Ta có thể biểu diễn bản chất của việc giải một bài toán hóa học theo sơ đồ sau: 
Giả thiết không cơ bản
Giả thiết cơ bản
Tính theo các pt hóa học
Kết quả thuộc dạng không cơ bản
Kết quả thuộc dạng cơ bản
Khi giải bài toán cần hướng dẫn cho học sinh quy cách giải một bài toán cơ bản như thế nào để từ đó các em có thể vận dụng vào bài tập một cách dễ dàng nhất:
Bước 1: Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Bước 2: Đổi giả thiết không cơ bản sang giả thiết cơ bản
Bước 3: Đặt ẩn cho lượng các chất tham gia và thu được trong các phản ứng cần phải tìm. Dựa vào mối tương quan giữa các ẩn đó trong phương trình phản ứng để tìm ra phương trình đại số.
Bước 4: Giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả ( nếu cần), rồi chuyển kết quả thuộc dạng cơ bản sang dạng không cơ bản.
	Muốn chuyển đổi giả thiết cơ bản sang giả thiết không cơ bản ta vận dụng 4 công thức chính sau:
Công thức 1: Mối quan hệ giữa khối lượng (m); Khối lượng mol (M); số mol (n).
Công thức 2: Quan hệ giữa thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (V) và số mol chất khí (nk).
Công thức 3: Quan hệ giữa nồng độ mol (CM) với số mol chất tan (nct) và thể tích dung dịch (V).
Công thức 4: Quan hệ giữa nồng độ phần trăm (C%) với khối lượng hay số mol chất tan ( mct, nct) và khối lượng hay thể tích dung dịch ( mdd, V)
Công thức
Số mol chất
1 m = M .n
2. V = 22,4 .n
3. CM = 
4. C% = .100 = .100
n = 
nk = 
nct = V. CM
nct= = 
	Trong quá trình giải bài tập tôi không tham đưa những bài mang tính suy luận cao vào cho các em mà hướng dẫn học sinh từ những bước đơn giản nhất để từ đó các em có nền tảng cơ bản, sau đó tùy theo mức độ của sự tiến bộ mà tăng dần mức độ yêu cầu. Đồng thời thông qua việc giải bài tập để củng cố lại, rèn luyện lại những kiến thức cần thiết làm tiền đề cho các em có thể nắm được những kiến thức khó hơn ở các chương trình lớp trên.
Ví dụ 1: Cho 11,2 gam Fe. Tính số mol Fe
Trả lời
Ta có mFe = 11,2g ðnFe = 11,2 : 56 = 0,2( mol)
Ví dụ 2: Cho 0,15 mol Al. Tính khối lượng của nhôm?
Trả lời:
Ta có nAl = 0,15mol ð mAl = 0,15 . 27 = 4,05g
Bài tập tương tự
Bài 1: Tính số mol của các chất sau:
a) 13 gam Zn	b) 8,4 gam sắt	c) 9,8 gam axitsunfuric
d) 7,2 gam canxi	e) 4,6gam Na	g) 37,12 gam oxit sắt từ
Bài 2: Tính khối lượng của các chất có số mol sau:
a) 0,21 mol Cu	b) 0,25 mol Fe	d) 1,2 mol HCl
d) 0,15 mol Fe2(SO4)3	e) 1,6mol CuO	g) 0,9 mol MgO
- Trong quá trình làm bài tập hóa học không chỉ có những tính toán như trên mà đề bài còn yêu cầu nhiều vấn đề liên quan tôi phân loại và chia bài tập thành các dạng cụ thể hay gặp để có thể vận dụng linh hoạt các công thức tính toán theo mức độ yêu cầu tăng dần. 
1. Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất .
2. Bài tập tính theo PTHH dựa vào một chất phản ứng.
3. Bài tập tính theo PTHH khi biết lượng của 2 chất phản ứng.
Dạng 1: Xác định công thức phân tử của hợp chất.
1. Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố và khối lượng mol chất (PTK):
* Yêu cầu: 
- Học sinh nắm vững nguyên tử khối của nguyên tố, tính được khối lượng mol của hợp chất.
- Nắm vững hoá trị các nguyên tố, qui tắc hoá trị, cách tìm lại hoá trị các nguyên tố đó.
- Biết cách tính thành phần % của nguyên tố trong hợp chất.
* Phương pháp: 
- Đưa công thức về dạng chung AxBy hoặc AxByCz (x, y, z nguyên dương)
- Tìm MA, MB, MC
- Đặt đẳng thức: 
- Tìm x, y, z lập CTHH của hợp chất.
VD cụ thể: 
+ Lập CTHH của hợp chất có thành phần
%H = 3.06%; %P = 31,63%
% 0 = 65,31% biết khối lượng mol hợp chất là 98g.
Giải: 
Gọi CTHH của hợp chất là HxPyO2 (x, y, z nguyên dương)
Biết MH = x; MP = 31y; M0 = 16z; Mchất = 98g
Ta có: 
x = 3,06 . 0,98 3; 31y = 0,98 . 31,63 -> y 1; 16z = 0,98 . 65,31 4
Vậy CTHH của hợp chất: H3PO4.
2. Lập CTHH dựa vào khối lượng mol chất (PTK) và tỉ lệ khối lượng nguyên tố.
* Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxByCz tỷ lệ khối lượng nguyên tố: a, b, c (x, y, z nguyên dương).
- Tìm MA, MB, MC, Mchất.
- Đặt đẳng thức: 
- Tìm x, y, z  lập CTHH
* Ví dụ cụ thể: Hợp chất A có PTK = 84 gồm các nguyên tố Mg, C, O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2: 1: 4. Lập CTHH của A.
Giải:
Gọi CTHH hợp chất A là MgxCyOz (x, y, x nguyên dương)
Ta có: 24x + 12y + 16z = 84
=>	
24x = 12. 2 => x = 1; 	12y = 12 => y = 1; 	16z = 4. 12 => z = 3
Vậy CTHH của A là: MgCO3
3. Lập CTHH dựa vào thành phần % khối lượng nguyên tố.
* Phương pháp: 
- Đưa công thức về dạng chung AxByCz (x, y , z nguyên dương)
- Tìm MA; MB; MC.
- Đặt tỉ lệ: MA : MB : MC = %A : %B : %C
- Tìm x, y, z lập công thức đơn giản của hợp chất.
Ví dụ cụ thể: Tìm công thức đơn giản của hợp chất A gồm 40%Cu, 20%S, 40%O.
 Giải:
Gọi CTHH của A là CuxSyOz (x, y, z nguyên dương).
Biết MCu = 64x; MS = 32y; MO = 16z
Ta có: 64x : 32y : 16z = 40 : 20 : 40
x : y : z = 
x : y : z = 1 : 1 : 4
=> x = 1; y = 1; z = 4. Vậy công thức đơn giản của A là CuSO4.
4. Lập CTHH dựa vào số phần khối lượng nguyên tố.
* Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxByCz (x, y , z nguyên dương)
- Tìm MA; MB; MC.
- Đặt tỉ lệ: MA : MB : MC = mA : mB : mC
- Tìm x, y, z . Tìm công thức đơn giản của hợp chất.
Ví dụ cụ thể: Tìm CTHH của hợp chất A biết rằng trong thành phần gồm 24 phần khối lượng nguyên tố các bon kết hợp với 32 phần khối lượng nguyên tố ôxi.
Giải:
Gọi công thức hoá học của A là: CxOy (x, y nguyên dương)
Ta có: MC = 12x; MO = 16y
	12x : 16y = 24 : 32
x : y = 
Vậy x = 1; y = 1 => CTHH đơn giản của A là CO.
5. Lập CTHH dựa vào PTHH.
* Phương pháp:
- Đọc kỹ đề, xác định CTHH của chất tham gia và sản phẩm.
- Viết PTHH
- Dựa vào lượng của các chất đã cho tính theo PTHH. Tìm M nguyên tố.
Ví dụ cụ thể 1: Cho 2,4 gam kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy giải phóng 2,24lít H2 (ĐKTC). Hãy xác định kim loại M.
Giải:
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1mol
PTHH: R + H2SO4 	 -> RSO4 + H2
	1mol	1mol
	0,1mol	0,1mol
MR = Vậy R là nguyên tố Mg.
	Sau qua mỗi một lần làm bài giáo viên lại nhắc lại các bước cho học sinh nắm chắc như một đường mòn để có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.
Ví dụ cụ thể 2: Hoà tan hoàn toàn một ô xít kim loại R có hoá trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 15,8% thu được muối có nồng độ 18,21%. Xác định kim loại R?
Giải:
Vì R (II) nên ô xít của R có dạng: RO; gọi MR = x (g)
RO	+ 	H2SO4	-> 	RSO4	+ H2
(x + 16)g	98(g)	(x + 96)g
m dung dịch H2SO4 = 
=> m dung dịch sau phản ứng = m dung dịch H2SO4 = x + 16 + 620,25 = x + 636,25.
C% RSO4 = 
(x + 96) . 100 = 18,21 (x + 636,25)
100x + 9600 = 18,21x + 11586
	81,79x = 1986
	 x » 24
MR » 24g => NTK của R = 24 Vậy R là Mg
Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng của một chất tham gia hoặc sản phẩm.
* Yêu cầu:
- Học sinh nắm vững công thức hoá học của chất theo qui tắc hoá trị.
- Viết đúng CTHH của chất tham gia và sản phẩm.
- Nắm vững cách tính theo PTHH theo số mol hoặc khối lượng.
* Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng một chất.
- Chuyển đổi các lượng chất đã cho ra số mol.
- Lập PTHH - Viết tỉ lệ mol các chất.
- Dựa vào số mol chất đã cho tìm số mol chất cần biết.
- Tính các lượng chất theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Để trung hoà 200 gam dung dịch NaOH 10% cần bao nhiêu gam dung dịch HCl 3,65%?
Giải:
m NaOH = -> nNaOH = 
PTHH: NaOH	+	HCl	->	NaCl	+	H2O
	 1mol	1mol	1mol	1mol
	 0,5mol	0,5mol	0,5mol	0,5mol
mHCl = 0,5 . 36,5 = 18,25 (g)
m dung dịch HCl = 
	Đáp số: m dung dịch HCl 3,65% = 500 gam
Ví dụ: Nung hoàn toàn m gam CaCO3, dẫn khí thu được đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 19,7g kết tủa. Tìm m?
Giải:
Các PTHH xảy ra:
t0
CaCO3 	 ->	 CaO + CO2 	(1)
CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O	(2)
Theo PTHH (1) và (2) : nCaCO3 = n CO2 = 
m CaCO3 = m = 0,1 . 100 = 10(g)
	Đáp số: m CaCO3 = 10(g)
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 8g S thu lấy khí SO2, đem ôxi hoá SO2 ở 4000C có mặt của V2O5 thu được khí SO3, cho khí SO3 phản ứng với nước thu được m gam H2SO4. Tính m? biết H phản ứng = 100%.
Giải:
nS = 8 : 32 = 0,25 (mol)
	Các PTHH: 	S + O2 SO2	(1)
	2SO2 + O2 	(2)
	SO3 + H2O 	H2SO4	(3)
Theo PTHH (3), (2), (1) ta có: n H2SO4 = n SO3 = nSO4 = nS = 0,25 (mol)
mH2SO4 = m = n . M = 0,25 . 98 = 24,5 (g)
	Đáp số: m H2SO4 = 24,5 (g)
Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng 2 chất phản ứng.
* Yêu cầu:
- Đọc kỹ đề bài xác định đúng chất phản ứng hết, chất còn dư sau phản ứng.
- Tính theo PTHH dựa vào chất phản ứng hết.
* Phương pháp giải:
- Chuyển đổi các lượng chất ra sốmol
- Lập PTHH - Viết tỉ lệ mol
- So sánh tỉ lệ sốmol chất phản ứng tìm chất phản ứng hết, chất dư.
- Dựa vào số mol chất phản ứng hết tính số mol các chất theo PTHH.
- Tính các lượng chất theo yêu cầu của đề bài.
* Một số dạng bài tập:
Bài tập 1: Gây nổ một hỗn hợp gồm 10g khí H2 và 10l khí O2 (ĐKTC) có bao nhiêu gam H2O được tạo thành?
Giải:
nH2 = 10 : 2 = 5(mol); nO2 = 10 : 22,4 = 0,45 (mol)
PTHH: 2H2 + O2 2H2O
	 2mol	 1mol	2mol
	0,9mol 0,45mol 	0,9mol
Theo PTHH: nH2 : nO2 = 2 : 1
Theo đầu bài: Vậy H2 dư tính theo O2
mH2O = 0,9 . 18 = 16,2 (g)
Bài tập 2: Hoà tan 2,4 g CuO trong 200 gam dung dịch HNO3 15,75%.
a) Tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng?
b) Khối lượng muối đồng được tạo thành là bao nhiêu gam?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Giải:	 nCuO = 2,4 : 80 = 0,03 (mol)
	mHNO3 = -> nHNO3 = 31,5 : 63 = 0,5 (mol)
PTHH:	CuO 	+ 	2HNO3 Cu(NO3)2 	+ 	H2O
Theo PTHH: 1mol	 	2mol	1mol	1mol
Theo phản ứng: 0,03mol	0,06mol	0,03mol	0,03mol
Sau phản ứng: 0mol	0,44mol	0,03mol	0,03mol
a) mHNO3 phản ứng = 0,06 . 63 = 3,78 (g)
b) mCu(NO3)2 = 0,03 . 188 = 5,64(g)
c) Dung dịch sau phản ứng gồm HNO3 dư và Cu(NO3)2
mHNO3 dư = 0,44 . 63 = 27,72(g)
m dung dịch sau phản ứng = mCuO + m dung dịch HNO3 = 2,4 + 200 = 202,4(g)
C% HNO3 dư = 
C% Cu(NO3)2 = 
Bài 3: Cho 114 g dung dịch H2SO4 20% vào 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
a) Viết PTHH. Tính khối lượng của sản phẩm.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi tác bỏ kết tủa?
Giải:
 mBaCl2 = -> nBaCl2 = 20,8 : 208 = 0,1(mol)
mH2SO4 = -> nH2SO4 = 22,8 : 98 = 0,233(mol)
a) PTHH: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
	 1mol	1mol	 1mol	2mol
	 0,1mol	0,1mol 0,1mol	0,2mol
Theo PTHH: nH2SO4 : nBaCl2 = 1 : 1
Theo đầu bài: 	Vậy H2SO4 dư tính theo BaCl2
mBaSO4= 0,1 . 233 = 23,3 (g)
mH2SO4 dư = 22,8 - (0,1 . 98) = 13(g)
mHCl = 0,2 . 36,5 = 7,3 (g)
b) m dung dịch sau phản ứng = mdung dịch H2SO4 + mdung dịch BaCl2 – mBaSO4	= 114 + 400 – 23,3 = 490,7 (g)
	C% H2SO4 dư = 
	C%HCl = 
	Đáp số: 	mBaSO4 = 23,3g
	C%H2SO4 = 2,6%
	C%HCl = 1,49%
IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI BẢN THÂN ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
	Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng để dạy học sinh yếu kém lớp 10 ở trung tâm giáo dục thường xuyên Vĩnh Lộc ngay từ đầu năm học và qua số lượng khảo sát thi kiểm tra chất lượng học kỳ 1 vừa qua thì chất lượng của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Số học sinh điểm dưới mức trung bình (<5)
Số học sinh đạt điểm trung bình 
(5≤ 7)
Số học sinh đạt điểm khá, giỏi(≥7
Số lượng
9
22
2
Tỉ lệ
27,3%
66,7%
6,0%
PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	
Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ mới có thể củng cố một phần nhỏ trong kiến thức hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_boi_duong_hoc_sinh_yeu_kem_mon_hoa_lop_10_he.doc