SKKN Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10B trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Bắc Hà bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong phần Văn học dân g

SKKN Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10B trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Bắc Hà bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong phần Văn học dân g

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.

 Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,.). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.

Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.

Như vậy có thể thấy, đối với bộ môn Ngữ Văn, phần văn học dân gian là mảng kiến thức rộng, có nhiều giá trị đối với việc dạy và học. Vấn đề đặt ra là: Đổi mới phương pháp ra sao đề truyền tải hết ý nghĩa, thông điệp mà tác phẩm văn học dân gian gửi gắm.

 Việc sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học một cách hợp lý là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy – học. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn. Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy là phải làm thế nào để giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học, ý nghĩa sau mỗi bài học, từ đó thu hút, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn.

Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp dạy học đặc biệt quan trọng đối với yêu cầu dạy học hiện nay của bộ môn Ngữ Văn. Trong những phương tiện, đồ dùng trực quan: Hình ảnh, sơ đồ bài học là một phương tiện trực quan thường hay sử dụng và rất tiện ích. Đồng thời, trong bài học, giáo viên lồng ghép nội dung dạy học tích hợp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Giải pháp của tôi là vận dụng hình ảnh, hệ thống sơ đồ để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhớ được các chi tiết tiêu biểu, nội dung quan trọng để tạo hứng thú học tập bộ môn, từ đó khắc sâu kiến thức đồng thời nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh.

 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 10 ở Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà. Lớp 10B là lớp thực nghiệm, lớp 10A là lớp đối chứng.

 

doc 28 trang cuonglanz2a 7965
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10B trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Bắc Hà bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong phần Văn học dân g", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài...........................................................................................2.
Giới thiệu đề tài.........................................................................................3
Phương pháp............................................................................................ 5
a. Khách thể nghiên cứu....................................................6
b.Thiết kế nghiên cứu........................................................6
 c. Quy trình nghiên cứu....................................................7
d. Đo lường và thu thập dữ liệu.........................................7
 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.........................................................8
 Bàn luận...........................................................................................................9
 Kết luận, khuyến nghị..................................................................................10
 Tài liệu tham khảo..........................................................................................11
 Phụ lục...........................................................................................................12
I. TÓM TẮT
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng. 
 Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.
Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
Như vậy có thể thấy, đối với bộ môn Ngữ Văn, phần văn học dân gian là mảng kiến thức rộng, có nhiều giá trị đối với việc dạy và học. Vấn đề đặt ra là: Đổi mới phương pháp ra sao đề truyền tải hết ý nghĩa, thông điệp mà tác phẩm văn học dân gian gửi gắm.
 Việc sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học một cách hợp lý là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy – học. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn. Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy là phải làm thế nào để giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học, ý nghĩa sau mỗi bài học, từ đó thu hút, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn.
Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp dạy học đặc biệt quan trọng đối với yêu cầu dạy học hiện nay của bộ môn Ngữ Văn. Trong những phương tiện, đồ dùng trực quan: Hình ảnh, sơ đồ bài học là một phương tiện trực quan thường hay sử dụng và rất tiện ích. Đồng thời, trong bài học, giáo viên lồng ghép nội dung dạy học tích hợp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giải pháp của tôi là vận dụng hình ảnh, hệ thống sơ đồ để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhớ được các chi tiết tiêu biểu, nội dung quan trọng để tạo hứng thú học tập bộ môn, từ đó khắc sâu kiến thức đồng thời nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh.
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 10 ở Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà. Lớp 10B là lớp thực nghiệm, lớp 10A là lớp đối chứng.
 	Tác động cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm (10B) cao hơn kết quả học tập lớp đối chứng (10A). Điều đó chứng minh rằng việc dạy học phần văn học dân gian bằng đồ dùng trực quan sẽ góp phần giúp học sinh khắc sâu kiến thức và nâng cao chất lượng học tập.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Luật giáo dục sửa đổi đã khẳng định sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp giáo dục là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.” 
Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Chính vì lẽ đó nên môn văn là môn học ít có vẻ khô khan so với một số môn khoa học tự nhiên trong chương trình phổ thông. Tuổi trẻ là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trước cái đẹp nên nếu được thầy cô dẫn dắt, hướng dẫn thì sự yêu thích cái CHÂN-THIỆN-MỸ(Những gía trị mà văn học đang hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn.
Có một thực tế là nhiều học sinh còn ít mặn mà với môn văn. Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thường theo một kiểu của các bài văn mẫu mà các sách tham khảo bày bán tràn lan. Đặc biệt là phần Văn học dân gian, trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp, Đại học không có kiến thức phần này. Cho nên, thái độ học tập, sự quan tâm của học sinh chưa nhiều. Chính vì lẽ đó nên việc hình thành, trau dồi và duy trì niềm yêu thích môn văn, đặc biệt là phần văn học dân gian là rất cần thiết. 
Đặc biệt, từ năm 2012-2013 Bộ Giáo dục và đào tạo đưa vào nhà trường phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy; dạy học tích hợp, liên môn càng cho thấy được việc khái quát, hệ thống hóa kiến thức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một ý nghĩa rất lớn trong dạy và học ở trường phổ thông.
Đặc biệt với đối tượng học sinh của trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà, là con em các dân tộc thiểu số có nhiều hạn chế về ngôn ngữ phổ thông,kĩ năng sống còn có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không ít đến việc hiểu và tiếp nhận kiến thức.
Chính vì vậy, bản thân là giáo viên dạy Ngữ văn đã cố gắng sử dụng và tích cực đổi mới phương pháp dạy học để các em nắm được nội dung bài hơn bằng cách sưu tầm tài liệu, các hình ảnh minh hoạ, tổ chức các trò chơi  khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. 
2. Giải pháp thay thế
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học bộ môn, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày vấn đề: “Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 B trường PTDT NT THCS- THPT Bắc Hà bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong phần Văn học dân gian”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, với mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh không cảm thấy giờ văn là giờ học với lượng kiến thức khổng lồ toàn chữ là chữ, tăng cường sự tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm. Từ đó làm tăng hứng thú, nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn cho các em học sinh lớp 10 - Trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Hà - Lào Cai.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã được đề cập trên nhiều tạp chí, thư viện điện tử, trang wed như Phương pháp dạy học Văn của Phan Trọng Luận (Chủ biên), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương (2002) của Nguyễn Trọng Hoàn, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt (2003) của Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn - Đinh Thái Hương.
Việc đổi mới phương dạy học môn Ngữ văn phần Văn học dân gian có nhiều giáo viên nghiên cứu như: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường phổ thông- Vũ Anh Minh của trường THPT Quảng Xương 4; Đặt câu hỏi trong dạy học tác phẩm tự sự văn học dân gian Ngữ văn 10 - Sinh viên Phạm Thúy Hằng- Lớp: QH – 2007- Sư phạm Ngữ Văn- trường ĐHSP Hà Nội. Trong đó, đổi mới phương pháp trong giảng dạy bằng đồ dùng trực quan: Hình ảnh, biểu hệ thống kiến thức, sơ đồ tư duy nhằm phát huy tinh thần chủ động học tập trong tiết học, và hứng thú với bộ môn cũng là phương pháp quan trọng 
 3. Vấn đề nghiên cứu: Việc dạy học phần văn học dân gian bằng đồ dùng trực quan có giúp học sinh nắm bắt được kiến thức, làm tăng hứng thú và chất lượng học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10B Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà không ?
4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc dạy học phần văn học dân gian bằng đồ dùng trực quan giúp học sinh nắm bắt được kiến thức, làm tăng hứng thú và chất lượng học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10B Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà.
III. PHƯƠNG PHÁP
	1. Khách thể nghiên cứu
	Về học sinh: Tôi chọn hai lớp 10A, 10B Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà vì hai lớp có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hai lớp được lựa chọn nghiên cứu có những điểm tương đồng về giới tính, dân tộc, học sinh phần lớn còn thụ động trong học tập, ban cán sự lớp có năng lực. Đặc biệt trong các giờ từ trước đó giáo viên ít sử dụng các sơ đồ, bảng biểu.
	Tôi phân mỗi lớp thành một nhóm, cụ thể:
	* Nhóm thực nghiệm: Lớp 10B, Có 35 HS (34 em % là học sinh dân tộc ít người, 01 em HS dân tộc Kinh)
	* Nhóm đối chứng: Lớp 10A, Có 35 HS ( 100% HS là dân tộc ít người)
	 * Về thái độ học tập: Cả hai nhóm (lớp) đều có thái độ tương đối chăm chỉ học tập.
	Về giáo viên:
	-Cô Nguyễn Thị Huân- Giảng dạy lớp 10A.
	-Cô Phạm Thị Thắm- Giảng dạy lớp 10B.
2. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương
Lớp
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
10B
O1
Dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan.
O3
10A
O2
Dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan.
O4
	Để kiểm chứng độ tin cậy của vấn đề tôi đã thiết kế kế hoạch kiểm tra trước và sau tác động như sau:
- Dùng bài kiểm tra khảo sát đầu năm và bài kiểm tra học kì (tiết 49,50 ) – Năm học 2013 - 2014 với mức độ nội dung, độ khó tương đương.
	- So sánh kết quả điểm kiểm tra của học sinh trước và sau tác động, theo dõi ghi chép biểu hiện của học sinh trong khi tác động.
- Rút ra kết luận.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động để xác định sự tương đương giữa các nhóm và sử dụng phép T-test độc lập để khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
	3. Quy trình nghiên cứu
- Xác định và lựa chọn đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở trên (Lớp 10A là nhóm đối chứng, lớp 10B là nhóm thực nghiệm).
	- Thiết kế bài dạy với hai nhóm:
	Cụ thể:
 + Lớp đối chứng (lớp 10A): Giảng dạy không sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tích hợp, quy trình chuẩn bị bài và lên lớp giống như các tiết bình thường.
	+ Lớp thực nghiệm (lớp 10B): Tôi tiến hành thiết kế giáo án có sử dụng đồ dùng trực quan đối với các tiết 5,6, 21,22, 31,32 (Lồng ghép vào quá trình giảng dạy nội dung bài học) – Phụ lục 3: Kế hoạch sử dụng đồ dùng trực quan vào bài giảng phần văn học dân gian lớp 10.
	- Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm đối với các tiết 5,6, 21,22, 31,32 và theo kế hoạch dạy học, theo thời khóa biểu chung của nhà trường để đảm bảo tính khách quan – Phụ lục 3: Một số hình ảnh, sơ đồ sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
	- Tiến hành kiểm chứng độ tin cậy của vấn đề thông qua phân tích các dữ liệu kiểm tra trước và sau khi áp dụng phương pháp.
	4. Đo lường
Với mục tiêu: Đánh giá hứng thú và chất lượng học tập của học sinh nhóm thực nghiệm (lớp 10B) thông qua kết quả bài khảo sát chất lượng đầu năm học. Từ đó khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành đo lường:
- Công cụ và nội dung đo: Sử dụng kết quả bài kiểm tra trước và sau tác động:
	+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra viết khảo sát chất lượng đầu năm đề chung của nhà trường.
	+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I - Năm học 2013 – 2014 (Phụ lục 1)
	- Quy trình đo: Chấm bài kiểm tra theo cách thông thường, biểu điểm xây dựng theo quy định.
	Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu: sử dụng phương pháp t-test, dựa vào bảng tiêu chí của Cohen để phân tích dữ liệu khi nghiên cứu (Phụ lục 2). 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
	Tiến hành theo quy trình và sử dụng công cụ đo như đã trình bày ở trên, sau khi so sánh mức độ hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau khi tác động, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng so sánh mức độ chất lượng học tập trước và sau khi tác động
Nhóm thực nghiệm (Lớp 10B)
Nhóm đối chứng 
(Lớp 10A)
Trước tác động
Sau tác động
Trước tác động
Sau tác động
Giá trị TB
6.114286
7.1
6.2
6.54286
Độ lệch chuẩn
0.767786
0.57905
0.67737
1.08038
Giá trị p của T-test
0.622032
0.00961
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0.51569
Độ tương quan (r)
0.6351
Phân tích cụ thể:
	- Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả p = 0,00961 < 0,05 sự chênh lệch điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm (10B) và nhóm đối chứng (10A) có ý nghĩa, kết quả học tập của học sinh lớp 10B có tiến bộ là do tác động, không phải ngẫu nhiên.
	- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,51569. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đối với lớp thực nghiệm 10B là rất lớn.
	Mới tiến hành dạy thực nghiệm mà kết quả cho thấy được sự khả quan của vấn đề nghiên cứu. Nếu ở các tuần tiếp theo, khi giảng dạy phần văn học theo phân phối chương trình, tôi tiếp tục sử dụng các sơ đồ, bảng biểu ở nhóm thực nghiệm (lớp 10B) mà mang lại kết quả ổn định theo chiều hướng tiến bộ thì giải pháp đề tài nghiên cứu đặt ra hoàn toàn có hiệu quả. 
 	Như vậy, giả thuyết của đề tài“Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 B trường PTDT NT THCS- THPT Bắc Hà bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong phần Văn học dân gian” đã được kiểm chứng và có tính khả thi cao. Cần tiếp tục duy trì trong dạy học Ngữ Văn với những bài giảng có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu để giúp học sinh hệ thống, khái quát bài học, từ đó lĩnh hội kiến thức hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập; niềm yêu thích hứng thú trong môn học.
V. BÀN LUẬN
	Qua quá trình phân tích các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy phần Văn học dân gian lớp 10, Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà đã làm tăng chất lượng học tập của học sinh.
	Việc phân tích kết quả bài kiểm tra sau tác động đã khẳng định một số học sinh có hứng thú và kết quả học tập trong bộ môn tăng rõ rệt. Sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ hơn ở nhóm học sinh trung bình, yếu.
	Chính vì vậy, tôi có thể nói rằng, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài có khả năng thực hiện mở rộng trong PPCT, những bài, phần có thể vận dụng.
	Tuy nhiên việc áp dụng cách thức sử dụng các đồ dùng trực quan: hình ảnh, biểu hệ thống kiến thức giảng dạy Ngữ Văn nó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy: 
+ Phải có trình độ chuyên môn, nắm chắc về đơn vị kiến thức về thể loại, đặc trưng thể loại.
+ Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn, chắt lọc kiến thức, thiết kế hình ảnh, sơ đồ, tư duy, bảng hệ thống kiến thức phù hợp với nội dung bài học. 
+ Không nên lạm dụng quá nhiều vào hình ảnh, vào các sơ đồ, biểu hệ thống kiến thức. Bởi đặc trưng của bộ môn không chỉ cung cấp cho HS về kiến thức và chú trọng vào rèn kĩ năng.
+ Giáo viên phải am hiểu và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để vận dụng vẽ sơ đồ tư duy, bảng biểu phối hợp.
+ Cần hướng dẫn học sinh cách thức lập bảng hệ thống tương ứng, phù hợp với từng bài, phần sao cho hợp ý, có hiệu quả. 
 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Kết luận
	Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định, việc sử dụng các đồ dùng trực quan, sơ đồ tư duy, bảng hệ thống kiến thức, trong giảng dạy môn Ngữ văn làm tăng chất lượng học tập cho các em học sinh lớp 10B Trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Hà - Tỉnh Lào Cai.
	2. Khuyến nghị
 2.1. Đối với lãnh đạo nhà trường: 
	- Khuyến khích động viên giáo viên áp dụng nhiều phương pháp, cách thức sáng tạo cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.
	- Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để giáo viên có thể thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ cho bài dạy như máy tính, máy chiếu  Nhân rộng những sáng kiến, cách thức hay trong toàn khối, cấp, môn học trong nhà trường.
2.2. Đối với giáo viên:
 Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn thì cần phải có một trình độ kiến thức, nhất là kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn, đặc biệt là những kiến thức về Văn học dân gian. Chất lượng, hiệu quả giờ dạy phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị thiết kế bài học của người giáo viên. Đó là quá trình suy nghĩ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc vận dụng và sáng tạo ra nhiều phương pháp mới, sử dụng những trang thiết bị hiện đại và sáng tạo làm cho học sinh ham thích đối với môn học của mình.
 Trước hết, giáo viên phải nắm chắc nội dung bài dạy, nắm vững phương pháp, đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học liên môn, tích hợp, thường xuyên đổi mới và sáng tạo ra nhiều phương tiện dạy học mới nhằm tích cực hoá hoạt động của người học. Có như vậy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao và từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.3. Đối với học sinh
 Luôn trau dồi, học hỏi thêm những điều mà mình chưa biết, chú ý tập trung và thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy cô một cách tích cực, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và đề xuất ý kiến của mình.
 Tích cực sưu tầm thêm nhiều tranh ảnh và những tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc học tập.
 Ngoài việc học trên lớp, các em cần rèn luyện tính tự giác tự học thêm ở nhà, tìm thêm nhiều tài liệu để tham khảo. Bên cạnh đó, các em cần phải tích cực giao lưu, học hỏi thêm ở bên ngoài xã hội, đem kiến thức có được áp dụng vào cuộc sống, tập tính năng động, sáng tạo, tự rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án phát triển GD Trung hoc phổ thông, 2010.
	3. Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang(2006), Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh, tr 2 + 3.	
	4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Minmap để vẽ bản đồ tư duy (tài liệu tập huấn hè 2012 – Sở GD&ĐT Lào Cai)
	5. Mạng giáo viên sáng tạo - Diễn đàn GV, HS, SV Việt Nam (Google)
	6. Trang mạng Thư viện Giáo án – Bài giảng điện tử Violet (Google)
 VIII. PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Đề kiểm trước và sau tác động.
SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 10
 THCS- THPT BẮC HÀ NĂM HỌC 2013-2014
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình khi được học tập tại mái trường PTDT Nội trú THCS- THPT huyện Bắc Hà./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 10
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bao gồm (01 trang)
C©u
Néi dung cÇn ®¹t
§iÓm
Câu 3
Anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình khi được học tập tại mái trường PTDT Nội trú THCS- THPT huyện Bắc Hà.
10,0 điểm
A.MỞ BÀI:
- Giới thiệu ấn tượng ban đầu về ngôi trường mới mà em vừa được trúng tuyển vào qua kỳ thi Tuyển sinh THPT.
- Khái quát cảm xúc khi được học tập dưới mái trường.
1,0 ®iÓm
B.THÂN BÀI: Bµi viÕt cã c¸c ý c¬ b¶n sau:
- Cảm nhận chung về cảnh quang ngôi trường (Kiến trúc, cá

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_mon_ngu_van_lop_10b_truong_pho_thong_dan.doc
  • docBẢN TÓM TẮT HIỆU QUẢ SKKN- Thăm.doc